Trang 3 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 63

Chủ đề: Sườn Tàu, đồ lô, học phí đầu đời cho những ai chót đam mê xế độp

  1. #21
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Cám ơn bác đã chia sẽ kiến thức

    Bác cho em hỏi thêm:
    1. Khi ngồi lên miếng bìa: Mặc quần bỉm (cái quần mà mình đang sử dụng nhiều nhất) hay mặc quần mỏng hay không ...?
    2. Ở hình minh họa, bác dùng phấn màu đen?
    3. B17 có loại 3 lổ, xẽ rãnh và loại liền, nên mua loaị nào?
    Chúc Bình An
    FaceBook

  2. #22
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Lúc ngồi lên miếng bìa thì mặc quần mỏng hoặc không mặc gì cũng được bác nhé, miễn là 2 cái xương mông đè lên tạo thành 2 vết lõm trên miếng bìa. Phép đo này chỉ dùng để mua các loại yên mỏng dùng cho xe road hoặc Mtb chứ không áp dụng cho B17 vì B17 là touring nên yên rất lớn.

    Phấn trắng hay đen không quan trọng bác nhé

    B17 chỉ có 2 size thông dụng là 155mm và 170mm, bác ra tiệm ngồi thử xem loại nào vừa thì mua, còn có rãnh, 3 lỗ hay liền theo em không quan trọng.

  3. #23
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Lúc ngồi lên miếng bìa thì mặc quần mỏng hoặc không mặc gì cũng được bác nhé, miễn là 2 cái xương mông đè lên tạo thành 2 vết lõm trên miếng bìa. Phép đo này chỉ dùng để mua các loại yên mỏng dùng cho xe road hoặc Mtb chứ không áp dụng cho B17 vì B17 là touring nên yên rất lớn.

    Phấn trắng hay đen không quan trọng bác nhé

    B17 chỉ có 2 size thông dụng là 155mm và 170mm, bác ra tiệm ngồi thử xem loại nào vừa thì mua, còn có rãnh, 3 lỗ hay liền theo em không quan trọng.
    Cám ơn bác rất nhiều ạ.
    Chúc Bình An
    FaceBook

  4. #24
    Tham gia
    09-03-2005
    Location
    Ho Chi Minh City
    Bài viết
    1,126
    Cảm ơn bác chủ thới đi trước rút kinh nghiệm giúp anh em, mình đi sau sẽ hiểu và có lựa chon phù hợp hơn

    tuy nhiên góp ý nhẹ về cách dùng từ Mẫu quốc.
    wiki :
    Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác[1]. Mẫu quốc là nước tuyên bố chủ quyền đối với những thuộc địa này. Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thực dân áp đặt thay đổi.

    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Chào Mod và các Mem yêu xe, chộp ảnh.

    ........Những sườn có biểu tượng bàn tay hay chữ hand made thì đều là sườn rất cao cấp đều được sản xuất tại mẫu quốc, vì dụ như các hãng Look hay Time của Pháp, perlee của ý, moots của Mỹ, đa phần là hàng carbon hoặc titanium.

    ............
    Quay về thời P&S với NEX

  5. #25
    Tham gia
    28-01-2014
    Bài viết
    10

    Talking Giao lưu chém gió đê!

    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Chào Mod và các Mem yêu xe, chộp ảnh.

    Mình là thành viên mới, cũng đã hóng diễn đàn từ lâu nhưng hôm nay mới bốt một bài hy vọng chia sẻ chút kinh nghiệm cùng mọi người mới bắt đầu chơi xe.

    Hiện nay phần lớn các hãng xe đạp danh tiếng trên thế giới đều phát triển nhà máy sản xuất sườn xe tại Trung Quốc, Đài Loan và một vài hàng thì giữ lại nhà máy tại quốc gia của mình. Khi ta cầm một chiếc sườn lên kể cả dân trong nghề lâu năm cũng khó phân biệt được đâu là sườn sản xuất tại Tàu (chính hãng), đâu là sưỡn sản xuất tại mẫu quốc.
    Thường thì mỗi hãng họ sản xuất ra 3 phân khúc sườn xe khác nhau: Thấp cấp tại trung quốc, trung- cao cấp tại Đài Loan và siêu cao cấp tại mẫu quốc, tuy nhiên các hãng sản xuất họ rất khôn, ngay cả khi sườn thấp cấp họ sản xuất tại Trung Quốc nhưng không bao giờ đề chữ Made in China lồ lộ ra để cho người mua nhìn thấy, vì như vậy sẽ chẵng ai mua nữa.

    Phần lớn xe Giant, Puegeot nguyên chiếc (giá dao động 20 -25 triệu) bán tại Việt Nam sườn đều sản xuất tại Trung Quốc và đồ đạc lắp theo xe đều là đồ OEM (mời gúc) hay còn gọi là đồ lô, chất lượng rất kém, sau hơn 1 năm sử dụng nhìn xuống mã trông thấy và bắt đầu rỉ sét, dão. Specialized cũng đặt nhà máy tại Trung quốc, không cẩn thận người mua vẫn dính phải specialized tàu như thường (Tất nhiên vẫn là hàng chính hãng), tuy nhiên như mình đã nói ở phần trên, hàng chính hãng nhưng sản xuất tại Tàu là hàng thấp cấp.

    Vì vậy để tránh mua phải sườn Tàu hay xe tàu, cách đơn giản nhất, khi mua xe ta nên chú ý nếu một sườn xe loại tốt, ví dụ như của hãng Giant, thì họ sẽ đề chữ Made in Taiwan hoặc Made in USA ở phía ngoài khung xe, nơi mọi người dễ dàng đọc được. Còn chỉ thấy mấy chữ tượng hình trên khung xe, yên tâm là Tào.

    Những sườn có biểu tượng bàn tay hay chữ hand made thì đều là sườn rất cao cấp đều được sản xuất tại mẫu quốc, vì dụ như các hãng Look hay Time của Pháp, perlee của ý, moots của Mỹ, đa phần là hàng carbon hoặc titanium.

    Những sườn mà không đề chữ gì, kể cả tra mã vạch cũng chẳng biết quốc gia nào sản xuất, thì Tàu chắc luôn. Mình đã cố gắng tìm xuất xứ chiếc sườn Peugeot loại touring đời mới (hiện nay hãng peugeot đã bán lại cho Eurocycle) trên mạng nhưng không thể tìm ra, cho đến một hôm mình tháo cổ phuộc xe để tra mỡ vào vòng bi chén cổ, khi rút càng trước ra khỏi cổ phuộc thì mới thấy lòi ra chữ Made in china được dấu rất tinh vi phía trong, đúng là bọn Tây khôn thật.

    Bianchi, conodale ..., tất cả những hãng xe đang phổ biến tại thị trường VN hiện nay mà mình chưa đề cập ở đây đều không ngoại lệ, không cẩn thận vẫn Tàu như thường.

    Đồ đạc theo xe nguyên chiếc đa phần OEM sản xuất theo lô tại các nhà máy TQ rồi đem lắp theo xe, shimano hàng sản xuất tại Malay hay Singapore chất lượng cũng rất kém, điển hình phanh dầu shimano made in Malay dùng một thời gian đã thấy vênh đĩa. Vì vậy ngay cả Shimano các bạn hãy chọn Made in Japan. Những sườn xe cao cấp mới được nhà sản xuất lắp các phụ kiện cao cấp và ngược lại.

    Nhưng tiêu chí trên quá khó cho các bạn mới chơi xe khi chọn 1 chiếc xe nguyên chiếc đúng không? Không sao, miễn là có niềm đam mê xe đạp và bỏ ra chút học phí một thời gian, các bạn sẽ nhanh chóng trở thành những người tiêu dùng thông thái.
    Tàu hiện nay là công xưởng của thế giới, rất nhiều quốc gia có công ty & nhà máy ở Tàu, do đó hàng made in Tàu thì có gì là xấu, nếu được sản xuất và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chính hãng (tất nhiên mình không lựa chọn hàng Tàu nếu có thể có lựa chọn khác).
    Ai bảo bạn Thấp cấp tại trung quốc, trung- cao cấp tại Đài Loan và siêu cao cấp tại mẫu quốc, việc đặt nhà máy sản xuất hàng gì & ở đâu có lợi nhất là do chính sách của công ty. Bạn có thể tìm mua iPhone made in USA được không? Nếu bạn mua hàng chính hãng, dù made in ở đâu cũng đều được ghi rõ ràng, chỉ có người mua có chú ý và quan tâm đến điều đó hay không mà thôi!
    đồ đạc lắp theo xe đều là đồ OEM (mời gúc) hay còn gọi là đồ lô, chất lượng rất kém, đối với xe nguyên chiếc hàng chính hãng, thông thường giá xe hơi cao do thương hiệu, và hàng chính hãng có mỗi cái frame, do đó đồ đạc theo xe thường level không được cao lắm để đảm bảo giá không quá cao. Ở đây mình nói LEVEL chứ không phải CHẤT LƯỢNG của đồ nhé. Vì tiền nào của đấy, hàng chính hãng thì chất lượng luôn đảm bảo, tuy nhiên level thấp thì chất lượng không thể bằng level cao được.
    Những sườn mà không đề chữ gì, kể cả tra mã vạch cũng chẳng biết quốc gia nào sản xuất, thì Tàu chắc luôn điều này ai chả biết, hàng noname anh em nào ít thóc thích chơi thì phải chấp nhận thôi.
    Đồ đạc theo xe nguyên chiếc đa phần OEM sản xuất theo lô tại các nhà máy TQ rồi đem lắp theo xe, shimano hàng sản xuất tại Malay hay Singapore chất lượng cũng rất kém, điển hình phanh dầu shimano made in Malay dùng một thời gian đã thấy vênh đĩa. Vì vậy ngay cả Shimano các bạn hãy chọn Made in Japan. Những sườn xe cao cấp mới được nhà sản xuất lắp các phụ kiện cao cấp và ngược lại. Tiền nào của đấy, kêu ca làm gì!
    Bình an, mạnh khoẻ

  6. #26
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Sườn Tàu hi-end chính hãng, fake bình thường.

    Như đã nói ở phần đầu, một số thương hiệu nổi tiếng vẫn giữ lại những nhà máy sản xuất khung sườn tại mẫu quốc và những nhà máy này chỉ sản xuất một số lượng hạn chế các siêu phẩm.

    Không như Aple, một thùng hàng có thể đóng gói được hàng trăm chiếc điện thoại, còn xe đạp, một thùng catông chỉ được duy nhất 1 chiếc, vậy nên phí vận chuyển xe đạp bị độn lên rất nhiều. Để giảm chi phí thì những thập niên trước, các hãng đã bắt đầu dịch chuyển nhà máy của mình sang Đài Loan, tuy nhiên những năm gần đây họ lại chuyển tiếp nhà máy sang Trung quốc để tinh giảm hơn nữa phí nhân công, và tất cả những sản phẩm này gọi là hàng OEM. Tuy nhiên tại Trung Quốc, một nhà máy xe đạp có thể gia công cho nhiều hãng xe khác nhau rồi sau đó dán tem của từng hãng ở khâu hoàn thiện. Xe của mình là Giant, xe bạn là Scott, tất cả chỉ là khác nhau cái tên, còn nguyên liệu sợi composite hoặc cabon đều do một công ty cung cấp và đều sản xuất chung tại một nhà máy mà thủ phủ xe đạp đặt tại tỉnh Quảng Đông.

    Công xưởng xe đạp thế giới:


    Vừa sản xuất Giant:


    Nhưng vẫn đóng hàng cho Scott:


    Từ khi các hãng chuyển nhà máy gia công sang Trung Quốc thì số lượng sườn chất lượng kém trên thị trường gia tăng nhanh chóng đến độ Liên đoàn xe đạp quốc tế gần đây đã phải nghi ngờ những chiếc sườn xe đạp hi-end nhưng lại có nguy cơ mất an toàn cao và được sản xuất giá chỉ từ 30$ – 40$, trong khi giá bán lên tới 5k-6k $. Ngay sau đó, hiệp hội bản quyền cho các nhà sản xuất đồ dùng thể thao đã lên tiếng bác bỏ nghi ngờ trên, và họ cho rằng các nhà sản xuất xe đạp vẫn tuân thủ quy trình ngặt nghèo tại các nhà máy ở Trung Quốc.

    Và họ giải thích nguyên nhân của các sản phẩm kém chất lượng có thể là một số lượng không đạt quy chuẩn QAQC đã bị loại bỏ, nhưng sau đó chính công nhân nhà máy lấy lại rồi đem bán ra thị trường, Nguy hiểm hơn, không loại trừ nguyên nhân những sản phẩm kém chất lượng được lén lút sản xuất tại chính các nhà máy đó bằng nguyên liệu rẻ tiền vào các thời điểm ông chủ mất cảnh giác như ngày nghỉ, ngày tăng ca, v…v hoặc có thể sản xuất lén lút trên các dây chuyền cũ bị loại bỏ.

    Một chiếc sườn Dogma:


    Nhìn gần tuyệt đẹp thế này:


    Nhưng lại là hàng fake và rất có thể được fake tại chính nhà máy của Pinarello, vậy nên đừng hỏi tại sao dân buôn xe vẫn bị dính bình thường.

    Và các hãng xe đạp cũng đưa ra khuyến cao chỉ nên mua xe tại các đại lý chính hãng, nhưng đó là ở nước ngoài.

    Còn Việt Nam quá gần Trung Quốc, và người tiêu dùng lại một lần nữa đành ngậm ngùi mất một khoản học phí trước khi trở thành người tiêu dùng thông thái

    (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

  7. #27
    Tham gia
    06-09-2005
    Location
    Ho chi minh
    Bài viết
    204
    Quote Được gửi bởi sịp View Post

    Chú ý: Đường kính clamp của pô tăng có 2 loại tương ứng to và nhỏ là 31.8mm và 25.4mm
    kích thước này là tính cho ghi-đông (tay lái) phải không bác?

  8. #28
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Đúng rồi bác, đối với dòng xe đời mới một đầu pô tăng bắt vào cổ phuộc có size chuẩn là 1" 1/8, còn đầu bắt vào ghi đông có 2 loại to, nhỏ là 31.8mm (thường là ghi đông xe road) và 25.4mm (thường là ghi đông xe MTB).

  9. #29
    Tham gia
    28-01-2014
    Bài viết
    10

    Red face Giao lưu chém gió đê!

    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Sau khi đã phân biệt được đâu là một chiếc sườn tốt (sản xuất tại Đài Loan) và đâu là một chiếc sườn tàu, thì việc chọn size sườn cho phù hợp với chiều cao cơ thể lại là cả một vấn đề. Mỗi hãng xe đạp cho ra một loại size khác nhau và không có một quy chuẩn thống nhất, hơn nữa vì độ tuổi trưởng thành của người nước ngoài có chiều cao trung bình 1m72, trong khi người VN ta chỉ khỏang 1m65, vì vậy chọn size cho phần lớn các cua-rơ người Việt quả là một thảm họa vì dù là sườn size nhỏ nhất (XS) thì vẫn quá khổ với đa phần người Việt chúng ta.

    Một số hãng lấy chiều dài dóng đứng (seat tube) của sườn xe là tiêu chuẩn thước đo, ví dụ như 47cm, 49cm, 50cm..., một số hãng dùng chữ Latin thông thường như XL, L, M, S, XS, tương ứng từ size to đến nhỏ để làm tiêu chuẩn, vì vậy những người mới chơi xe như bị rơi vào một mê cung không biết đằng nào mà lần, ngay cả khi trên mạng đã có rất nhiều bảng chart hướng dẫn chọn size xe phù hợp với cỡ người, nhưng khi mua xe đúng cỡ về đi rồi vẫn thấy vẫn tê tay, mỏi lưng như thường.

    Sau một thời gian chơi xe và lấy ý kiến thực tế của rất nhiều tay chơi xe chuyên nghiệp, mình rút ra kinh nghiệm rằng để xác định size phù hợp thì chiều dài dóng ngang (top tube) quan trọng hơn rất nhiều chiều cao dóng dọc (seat tube) và một cách tương đối đơn giản để cho mọi người có thể chọn một chiếc sườn phù hợp như sau:

    Khi đi mua xe, nhất thiết phải mang một chiếc thước dây và ta sẽ dùng thước dây đó để đo chiều dài hiệu dụng của dóng ngang (ETT) mà cụ thể như trên hình vẽ chính là đoạn thẳng B.



    Với những người có chiều cao 1m65 trở xuống thì khi chọn sườn chiều dài B này nằm trong khoảng phù hợp là từ 48cm-50cm, nhất quyết không quá 50cm các bạn nhé vì đó là giới hạn lớn nhất rồi. Còn những người cao trên 1m7 thì có thể chọn tới 52cm, 1m75 trở lên chọn 54cm. Sau này khi mua sườn rồi ta sẽ điều chỉnh độ dài của pô tăng hoặc xê dịch yên xe cho phù hợp tư thế ngồi của mình để không bị tê tay mỏi lưng.

    Sườn size loại nhỏ với chiều dài hiệu dụng dóng dọc (Effective top tube) từ 48cm-50cm rất hiếm trên thị trường vì đây là loại sườn sản xuất cho nữ, cho nên việc lùng mua không phải điều dễ dàng. Đối với những tay chơi đam mê khi đã kiếm được chiếc sườn đúng size thì dù là sườn cũ mà vẫn còn tốt thì đó là điều hạnh phúc nhất đời cua-rơ.
    Đối với dân chơi xe (không phải người đi xe), chọn được size phù hợp là việc cực kỳ quan trọng, nếu chọn sai, cái xe coi như đồ bỏ, càng cố đạp càng hỏng người.
    Việc đánh size cũng khác nhau, có thể theo số (theo chiều dài gióng đứng) hoặc chữ Latin (như XS, S, M, L,…). Tuy nhiên, đánh size theo kiểu nào thì kích thước xe cùng size của các hãng khác nhau cũng khác nhau, do đó quan niệm mỗi người có một size khi chọn xe là không chuẩn (ví dụ, mình cao 1,62m đi road Dogma size 48 nhưng Salsa lại là size 53).
    Người mới đi xe thường quan tâm đến chiều dài gióng đứng (size theo số) vì không để chim hạ cánh khẩn cấp vào khung, nhưng theo mình tất cả các kích thước đều quan trọng như nhau (không có cái nào là nhất cả), kích thước khung phải phù hợp với body-size của người đạp (mà body-size thì thường chả ai giống ai). Nếu kích thước khung không phù hợp sẽ dẫn đến mỏi chân, mỏi lưng, mỏi vai, mỏi tay,…
    Việc lựa khung nào phù hợp phải làm từ trước, không phải đến lúc mua mới mang thước dây ra đo. Theo kinh nghiệm, tốt nhất là nên đạp thử, nếu thấy vừa mới quyết định mua, thực tế bằng vạn lần lý thuyết :D
    Bình an, mạnh khoẻ

  10. #30
    Tham gia
    28-01-2014
    Bài viết
    10

    Wink Giao lưu chém gió đê!

    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Đúng rồi bác, đối với dòng xe đời mới một đầu pô tăng bắt vào cổ phuộc có size chuẩn là 1" 1/8, còn đầu bắt vào ghi đông có 2 loại to, nhỏ là 31.8mm (thường là ghi đông xe road) và 25.4mm (thường là ghi đông xe MTB).
    Handle-bar MTB thường là 31,8mm nhé, loại 25,4mm không phổ biến đâu.
    Bình an, mạnh khoẻ

Trang 3 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •