Trang 2 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 63

Chủ đề: Sườn Tàu, đồ lô, học phí đầu đời cho những ai chót đam mê xế độp

  1. #11
    Tham gia
    05-12-2011
    Location
    Seattle, WA
    Bài viết
    5,184
    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Bác apham, cái đó em hiểu, nhưng ý của em ở đây muốn nói tại sao cãc hãng sản xuất xe đạp không đề rõ "made in china"như hãng Aple sẵn sàng in dòng chữ đó lên sản phẩm của mình, rõ ràng là các hãng xe đạp muốn dấu diếm xuất xứ bác ạ, bác cứ lên mạng gúc cả ngày cũng khó tìm được thông tin họ công bố nhà máy đặt ở đâu.
    Cái này chắc giống như xe hơi thôi. Vì nếu không phải làm ở China hoàn toàn, họ không để ở nơi dễ thấy nhất. Nhưng mà luật ở Mỹ thì phải đề nơi sản xuất trên thùng (mà mình có bao giờ được thấy thùng). Xe rẻ tiền mua ở tiệm đều ghi là Made In China ràng đấy.

    Trở lại Apple, họ để nơi sản xuất vì bắt buộc và không dấu được. Nếu họ sản xuất mà có cái nắp lưng mở ra được thì mình dám cá với bạn là họ sẽ ghi nơi sản xuất ở bên trong.
    Gear còn đang thiếu vài món.

  2. #12
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Cảm ơn ý kiến bác kevin

    Như mình đã đề cập ở trên, việc chọn một chiếc sườn size nhỏ là tương đối khó đối với người có chiều cao dưới 1m65. Trong trường hợp không thể kiếm được chiếc sườn nào size nhỏ ưng ý (dưới 50cm), buộc lòng ta phải chọn sườn lớn hơn một size (52cm) thì có thể áp dụng một trong hai hoặc cả hai cách sau cùng lúc để hiệu chỉnh cho phù hợp, giảm thiểu tối đa độ rướn của lưng cũng như lực tác dụng vào cổ tay:

    1 - Rút pô tăng xuống loại ngắn nhất:

    60mm đối với dòng road hoặc touring



    và 40mm đối với xe địa hình MTB


    2 - Thay cốt yên nghiêng về phía sau như loại này


    ...thành loại cốt yên thẳng (zero setback) như loại này:


    Chú ý: Đường kính clamp của pô tăng có 2 loại tương ứng to và nhỏ là 31.8mm và 25.4mm
    Đường kính cốt yên cũng có 2 loại to và nhỏ tương ứng 30.9mm và 27.2mm

    Trước khi thay, bạn nhìn vào đường kính ghi trên pô tăng và cốt yên để biết đường kính mà xe mình đang dùng nhé.

    Nếu thay xong các bạn thấy hết tê tay sau một quãng đường dài nghĩa là bạn đã phần nào hiệu chỉnh đúng với size của mình.

  3. #13
    Tham gia
    24-12-2014
    Bài viết
    6
    Vậy cái sườn WS của em, nó có cái dấu bàn tay trên sườn, vậy nó được làm bằng handmade và làm ở đâu vậy các bác

  4. #14
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Vụ chia sẻ về cách chỉnh potăng và cốt yên của bác sịp hay quá, rất cụ thể.
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  5. #15
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Vâng, thanks bác apham

    Nhiều người chơi xe vẫn lầm tưởng sườn sắt là rẻ tiền vì nặng và hay bị hoen gỉ nhưng với công nghệ mới cùng với sơn tĩnh điện nhiều lớp thì những chiếc sườn sắt hiện nay có chất lượng cực tốt, thậm chí những chiếc sườn handmade giá lên tới 5k US, một con số không tưởng. Sườn sắt được đặc biệt yêu chuộng để sản suất ra các dòng xe touring bởi tính ưu việt là độ đầm và sườn sắt xứng đáng là những con trâu thực thụ trên mọi nẻo đường thiên lý. Vì vậy những hãng sản xuất dòng touring nổi tiếng như Surly, Salsa, Soma đều lấy sắt làm vật liệu chủ đạo và giá bán cho mỗi chiếc sườn của họ giao động từ 500 USD tới 800 USD.

    Salsa Vaya 49cm đời 2016 là mẫu touring nhỏ nhất cực hợp với size người Việt, phải đặt hàng ở bển với giá bán 2,000 $.




    Titanium nhẹ hơn sắt nhưng nặng hơn nhôm nên nó thường được dung để sản xuất sườn touring và road, đôi khi cả MTB. Ưu điểm của titan là cứng và không gỉ, nhưng giá thành lại đắt nên titan thường chỉ dùng để sản xuất ra các dòng xe cao cấp. Những hãng xe đạp nổi tiếng về sườn titan phải kể đến Moots, Lynskey, Seven…Tuy nhiên dân phượt, kể cả Tây cũng không mặn mà hay nói đúng hơn chẳng dại gì đầu tư một số tiền quá lớn cho một chiếc touring bằng titan để rồi đi đến đâu cũng phải nơm nớp canh chừng. Mỗi chiếc sườn titan giá dao động từ 2k-3k US tùy hãng, và khoảng 5k – 8k US cho một chiếc xe hoàn chỉnh có cấu hình ngon. Tuy nhiên theo suy nghĩ chủ quan của mình, xe titan có ý nghĩa làm cảnh hơn là phát huy công năng sử dụng.

    Chiếc xe Titan của Moots giá 8,000$, hãng sản xuất sườn Titan No 1


    Nhôm và hợp kim nhôm quá phổ biến không cần bàn vì ưu điểm nhẹ và giá thành rẻ. Một chiếc sườn nhôm cao cấp thì điều kiện cốt lõi là phải cứng nhưng lại nhẹ, không lộ các vết hàn. Các hãng xe nổi tiếng đều có phân khúc hi end cho sản phẩm của mình. Còn về linh kiện độ cho bộ cockpit thì hãng Thomson, Race Face, Eston dường như đứng đầu bảng cho các sản phẩm bằng nhôm và giá thành của mỗi mặt hàng cao cấp của họ đắt chẳng kém gì carbon tầm trung.

    Sườn Specialized Sworks Allez, Hi-end aluminum, tuyệt đẹp


    Carbon đặc biệt yêu chuộng trong dòng road bởi đặc tính cứng và nhẹ, tuy nhiên câu hỏi hãng nào sản xuất khung sườn carbon cứng và nhẹ nhất thế giới thì chẳng dễ trả lời. Một số phòng thí nghiệm tại Mỹ đã test rất nhiều sườn của các hãng khác nhau bằng cách cho lên máy ép thủy lực đến khi chiếc sườn gãy hoàn toàn để thi xem sườn của hãng nào cứng nhất, tuy nhiên đối với đa phần các cua rơ Việt Nam, điều quan trọng là chọn được chiếc sườn carbon đúng size và hợp túi tiền, còn cứng hơn hay kém một vài đơn vị thì cũng chẳng ảnh hưởng đến nhiều nền hòa bình thế giới.

    Máy bẻ sườn carbon trông thế này...


    Và đôi khi chú Tây lông cố bẻ cho gãy sườn carbon kiểu nài...

  6. #16
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Một chiếc vành (niềng) carbon cho xe đua loại tốt phải đảm bảo có độ trớn tốt và nhẹ, tuy nhiên không mấy hãng sản xuất được vành 100% hoàn toàn bằng sợi carbon, cái khó là carbon không chịu được nhiệt, khi rà phanh liên tục trong điều kiện đổ những con dốc dài cả chục cây số thì nhiệt sinh ra giữa phần tiếp xúc với má phanh rất dễ dẫn đến cháy hay vênh vành, đôi khi nổ lốp. Vì vậy ở phần vành nơi tiếp xúc với má phanh nhà sản xuất thường hay pha thêm bột nhôm vào để tăng tính chịu nhiệt, nhưng như vậy sẽ không còn được gọi vành full carbon nữa mà gọi là vành carbon pha nhôm.

    Có một vài loại vành full carbon được các tay đua chuyên nghiệp yêu chuộng sau đây:
    1. Shimano C50
    2. Mavic CC40C
    3. Zipp 202 Firecrest
    4. Reynolds 72 Aero
    5. Enve SES 3.4 clincher
    6. Hed Stringer 4FR

    Trong số 6 loại trên thì Enve được xem là thú dữ nhất vì Enve chuyên sản xuất handmade phần vành (rim) chịu nhiệt, còn lại nan hoa (tăm nan) và đùm (may-ơ) sẽ được độ từ các nhà sản xuất hàng đầu là Chris king, DT swiss hoặc Cycle OPS để cho ra một cặp vành tuyệt hảo. Mỗi cặp Enve 3.4 SES có giá từ 2.2k-3.2k $ tùy option.

    Một cặp vành Carbon cao cấp đã qua sử dụng mà còn tốt thông thường bán lại vẫn được giá hơn một chiếc sườn carbon cũ, bởi vành xe đua có size quy chuẩn chung là 700 nên lắp vào xe nào cũng được, còn sườn khó bán hơn vì người mua phải kén chọn được size cho mình.

    Khi sử dụng vành carbon các cua-rơ phải đặc biệt chú ý nếu đang đổ dốc dài mà gặp trời mưa thì tốt nhất dừng lại chờ tạnh hoặc xuống xe dắt bộ, bởi ngoài lý do an toàn, khi đường ướt cát sẽ bắn vào vành và trong lúc rà phanh liên tục, cát sẽ cào xước hết vành đấy nhé. Chịu khó chờ 3 tiếng tới khi đường khô hoặc cố đổ dốc sớm nhưng hỏng mất cặp vành trị giá 2K? sự lựa chọn là tùy vào bạn.

    Bề mặt tiếp xúc với má phanh có thể bị xước thế này khi đổ dốc trời mưa


    Vành carbon có tiêu chuẩn bơm căng giới hạn của nhà sản xuất khoảng 9 bar hay ta quen gọi là 9 ký, nhưng khi bơm khoảng 7.5 – 8 ký là đủ rồi, đừng bơm quá bởi đã có trường hợp căng quá dẫn đến xé toác vành.

    Nổ vành do bơm quá căng


    Và một điều chú ý nữa là vành của hãng nào thì dùng má phanh của hãng đấy.

    Dùng không đúng má phanh sẽ bị cào thế này


    và thế này





    Vành cao

    Ưu điểm của vành cao là có độ trớn tốt hay ta quen gọi là khí động học, nên rất phát huy tốc độ trên các đường đua với địa hình đồng bằng, tuy nhiên khi gặp gió tạt ngang các cua rơ rất dễ bị ngã do không ghìm được tay lái.

    Một chiếc vành cao nhìn thế này


    Vành thấp

    Ưu điểm của vành thấp là khả năng leo núi cực hiệu quả. Các tay chơi xe chuyên nghiệp ngoài một bộ vành cao bằng carbon thường sắm thêm một bộ vành thấp (thường là bằng nhôm) chuyên để dùng leo núi, và khi đổ dốc có thể rà phanh thoải mái mà không lo bị hỏng vành.

    Và một chiếc vành thấp nhìn thế này (Dura-Ace WH-9000 C35 CL là cặp vành thấp carbon pha nhôm chuyên dùng để leo núi cho xe road).



    Vành thấp chất liệu hợp kim nhôm cũng được sản xuất cho dòng Touring và MTB, chỉ khác với dòng vành thấp của road là có nhiều nan hoa (thường là 36) và rộng hơn để tăng tính chịu lực trên các cung đường ghập gềnh sỏi đá.
    Không có sự khác biệt nhiều giữa vành 26, 650 và 700 cho xe touring, chỉ là sườn nào thì lắp với vành size đó, tuy nhiên về mặt lý thuyết, vành lớn sẽ đi nhanh hơn và nhỏ sẽ thồ được nặng hơn.
    Được sửa bởi sịp lúc 05:20 PM ngày 28-08-2015

  7. #17
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Đề tài về lốp (vỏ) lâu nay được bàn tán khá nhiều trên các diễn đàn, nhất là lốp cho dòng xe cuộc bởi các cua rơ Việt Nam từ xưa tới nay chủ yếu sử dụng lốp theo kinh nghiệm của các đàn anh đi trước truyền lại, ví dụ các anh nói dùng lốp của hãng A size B là tốt nhất v…v…thì các em mới vào nghề cứ thế mà theo.

    Kinh nghiệm sử dụng là một điều đáng quý, nhưng để chứng minh loại nào là tốt nhất thì cần phải dựa trên các tiêu chí hết sức khoa học sau đây.

    1 Lốp phải nhẹ
    2 Lực kháng lăn thấp
    3 Khả năng chống đinh tốt
    4 Độ bền

    Trong bốn tiêu chí trên thì tiêu số 1 khá dễ xác định bằng cách cho lên bàn cân ta sẽ thấy ngay lốp nào nặng nhẹ. Tiêu chí số 3 và số 4 thường là do kinh nghiệm các cua-rơ trong quá trình sử dụng, ví dụ lốp này đi 3 năm mới thủng một lần hoặc lốp kia xài 10 năm mới phải thay. Tuy nhiên, tiêu chí thứ 2 mới là tiêu chí quan trọng nhất mà các hãng sản xuất lốp lấy đó là mục đích cải tiến các dòng sản phẩm mới của mình trong một thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.

    Vậy lực kháng lăn là gì?

    Khác với dòng MTB hay Touring, để giảm thiểu ma sát với mặt đường, lốp cho Road không có ta-lông hay dân dã hơn gọi là lốp không gai hoặc lốp trơn. Khi ta ngồi lên một chiếc xe, phần lốp nơi tiếp xúc với mặt đường luôn có xu hướng bẹp ra do bị trọng lượng cơ thể đè lên như hình bên dưới:


    Rõ ràng khi đoạn thẳng L này càng dài nghĩa là lốp càng bẹp thì người đạp sẽ tốn lực hơn và đạp nặng hơn.

    Hai chiếc lốp của hai hãng khác nhau cùng bơm căng như nhau nhưng khi cùng một người ngồi lên, chiếc sẽ bị bẹp nhiều và chiếc sẽ bị bẹp ít. Độ bẹp của lốp chính là đơn vị quan trọng để tính lực kháng lăn cho mỗi chiếc lốp mà đơn giản ở đây ta có thể hiểu chiếc nào bẹp ít tương ứng với lực kháng lăn nhỏ thì là lốp tốt, còn lốp nào bẹp nhiều coi như tay đua đó thua cuộc.

    Ngoài ra lực kháng lăn còn phụ thuộc vào chất liệu cao su sản xuất lốp của từng hãng.

    Và để đo lực kháng lăn hay nôm na gọi là độ bẹp của lốp, trong các phòng thí nghiệm người ta sử dụng một thiết bị như thế này:

  8. #18
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Theo truyền thống các cua-rơ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay vẫn nghĩ lốp có bề ngang nhỏ thì đạp sẽ nhẹ, vì vậy lốp tiêu chuẩn hiện nay là 23mm là loại lốp nhỏ mà chúng ta vẫn thường thấy trên các dòng xe cuộc. Tuy nhiên giờ đây, các hãng sản xuất lốp đang muốn chứng minh một điều ngược lại, không phải lốp nào nhỏ đạp cũng nhẹ và không phải lốp nào to đạp cũng đều bị nặng.

    Xem hình dưới đây:


    Bên trái là chiếc lốp nhỏ và bên phải là chiếc lớn. Trong thí nghiệm này cả hai đều được bơm ở cùng một áp suất và đều chịu cùng một tải trọng đè lên như nhau. Kết quả khiến các kỹ sư thiết kế hết sức bất ngờ, lốp nhỏ bị bẹp nhiều hơn như hình vẽ, đồng nghĩa lốp nhỏ đạp sẽ nặng hơn.

    Tuy nhiên lốp lớn sẽ bị thua điểm vì nặng ký hơn, vậy là câu hỏi dùng lốp 25mm hay dùng lốp truyền thống 23mm cho xe road hiện giờ vẫn chưa ngã ngũ. Ngoài ra để phù hợp với thiết kế khí động học, kích cỡ lốp còn phải phụ thuộc độ rộng hẹp của từng chiếc vành, ví dụ như vành của Enve độ rộng trước/sau là 26mm/24mm, nếu gắn lốp 25mm thì sẽ rất tuyệt hảo cho kiểu dáng khí động học, tuy nhiên một số hãng sản xuất vành (nhôm) có chiều ngang chỉ 19mm thì rõ ràng lốp 25mm là không thích hợp.

    Vậy là cuộc chiến giữa lốp 23mm hay 25mm cho xe road vẫn còn là câu chuyện dài, nhưng các cua-rơ đều thừa nhận một điều lốp 25mm chạy êm hơn và không cần phải bơm quá căng như lốp 23mm, và giải pháp dung hòa đã được rất nhiều đội đua áp dụng: Lốp trước 23mm và lốp sau 25mm.

  9. #19
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Thời những năm 9x khi còn đi học, có lần đang đạp xe nghe đánh đoàng một phát tưởng ai ném pháo, giật mình quay sang nhìn xung quanh không thấy gì rồi bỗng thấy xe mình chao đảo, à thâu rầu, nổ cmn lốp. Dắt bộ lòi mắt mới đến đợc tiệm vá xe bác thợ tháo ra thì ôi thôi săm nát bét còn lốp lòi cả tanh ra ngoài, thời đấy còn khó khăn nên bác thợ thay cho một chiếc lốp cũ tuy đã mòn nhưng tanh còn tốt.
    Ngày nay với công nghệ mới dùng sợi tổng hợp Kevlar hay còn gọi là lốp gấp thì lốp tanh đã trở nên lạc hậu. Điểm cơ bản của lốp gấp là không dùng tanh thép nên rất mềm có thể xoắn hoặc gấp lại rất gọn trong balo làm lốp sơ cua trong mỗi chuyến hành trình xa tít. Mỗi khi phải thay săm(ruột) thậm chí không cần dùng 2 cái mở lốp như thời xưa mà đôi khi chỉ cần dùng tay cũng kéo lốp ra khỏi vành được, còn lốp tanh mỗi lần tháo ra lắp vào là một cực hình. Tuy nhiên lốp tanh đến ngày nay vẫn được các hãng duy trì sản xuất và thường là cho phân cấp thấp. Vì vậy khi mua xe, các cua-rơ cũng cần chú ý đến vấn đề này, lốp gấp ngoài sự tiện lợi cho sửa chữa, bảo quản còn có chất lượng tốt và nhẹ hơn lốp tanh đấy nhé.

    Đối với dòng touring, tiêu chí duy nhất cho một chiếc siêu lốp là đạn bắn còn không thủng, chứ đừng nói đến dính đinh

    Và cuối cuối cùng, đây là câu trả lời lốp nào là số 1

    Đối với dòng road:


    Đối với dòng Touring:


    Và đây mới là MTB đích thực

  10. #20
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Yên là một bộ phận quan trọng vì nó trực tiếp gánh gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình đạp xe, một chiếc yên tốt sẽ giúp bạn giảm bớt ê mông trên quãng đường dài. Nhưng chọn được một chiếc yên đúng với size của mình thì là cả vấn đề vì mỗi người có cấu tạo xương mông khác nhau. Để tự xác định size yên của mình, các hãng sản xuất yên hướng dẫn làm theo cách đơn giản sau:

    - Cắt một miếng bìa catông rồi để lên trên ghế gỗ cứng, sau đó ngồi lên trên miếng bìa khoảng 5 phút, tư thế ngồi người hơi chúi ra phía trước chân để song song, mục đích làm sao để 2 cái xương mông của mình đè lên tấm bìa
    - Lấy miếng bìa ra, dùng một viên phấn dài rồi đặt ngang viên phấn, cứ thế xoa lên tấm bìa
    - Sau khi xoa phấn thì sẽ hiện lên vết lõm của 2 cái xương mông như thế này

    - Lấy bút đánh dấu vào 2 điểm chính giữa, trong hình là 2 dấu x – x.
    - Dùng thước đo chiều khoang cách 2 điểm x-x đó.

    - Từ khoảng cách đó cộng thêm 25mm – 30mm là ra size yên của mình

    - Ví dụ khoảng cách xương mông trong hình là 102mm, thì độ rộng size yên của bạn sẽ là 127mm-132mm.

    Sau khi xác định được size của mình thì các bạn sẽ ra tiệm và chọn loại yên nằm trong giới hạn số đo như ở trên, size yên sẽ được nhà sản xuất in cụ thể trên yên hoặc trong catalog đi kèm.
    Một chiếc yên tốt phải đảm bảo mỏng và cứng, trên thị trường có rất nhiều loại nhưng phần lớn là hàng Tàu. Yên xịn tương đối đắt tiền nhưng vì sức khỏe thì đừng tiếc tiền các bạn nhé.

    Để giảm tải cho thằng cu em, khi đạp xe nhất thiết phải mặc quần bỉm và cũng có thể chơi loại yên có rãnh ở giữa thế này cho máu lưu thông.


    Yên cho touring dày hơn và Books B17 vẫn là số 1.


    Yên dành cho nữ luôn to và bè hơn yên nam giới.

Trang 2 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •