Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3

Chủ đề: [Dịch] - Pentax K-1 - Huyền thoại 35mm trở lại...

  1. #1
    Tham gia
    14-11-2011
    Bài viết
    58

    [Dịch] - Pentax K-1 - Huyền thoại 35mm trở lại...

    Bài Review của Jonathan Gorse, xin chia sẻ cùng mọi người

    Xem bản gốc tại đây

    Pentax K-1 – Huyền thoại 35mm trở lại…

    18 tháng 05 năm 2016

    Rất công bằng khi nói Pentax K-1 thực sự là chiếc máy ảnh được trông đợi nhất mọi thời đại. Pentax từng là khởi nghiệp nhiếp ảnh của rất nhiều người như K-1000 & ME super và nó ghi dấu trong trái tim và tâm trí của rất nhiều nhiếp ảnh gia – ngay cả với những người đã chuyển sang dùng nhiều thương hiệu khác nhau. Pentax là một công ty khác thường và luôn tạo ra sự khác biệt. Họ đặt chế độ ổn định hình ảnh (chống rung) trong thân máy chứ không phải trên ống kính. Họ thiết kế các ống kính với những tiêu cự lạ lẫm như 31mm, 77mm và 43mm – những tiêu cự chưa từng xuất hiện với những nhà sản xuất khác. Họ dùng ống kính có lẫy khẩu – với tên gọi Ngàm K được xuất hiện từ năm 1975 thời điểm mà T Red và ELO thống lĩnh trên các bảng xếp hạng, kính râm phản chiếu đang là mốt và đâu đâu cũng nghe “dancing queen” – ắt hẳn lúc ấy bạn chỉ là một đứa trẻ. Pentax K-1 có được sau nhiều năm nhào nặn từ xuất phát điểm chẳng có gì, không có bất kì cam kết hay mục tiêu nào, dưới sự khao khát của các Pentaxian những người gần như phát cuồng và dõi theo nó trong suốt hơn mười năm qua.

    Điểm qua các tên tuổi lớn trong lịch sử nhiếp ảnh, một số vẫn tồn tại và thành công như Canon, Nikon, Fuji, số khác đã ra đi vĩnh viễn như Kodak, Contax, Minolta. Giữa hai thái cực đó lại có một số ít thương hiệu khác như Olympus, Pentax làm cho hàng triệu “fan” trải qua cảm giác thót tim rất nhiều lần mà có lẽ chỉ có những người làm bóng đá Anh mới hiểu rõ cảm giác đó. Thực tế, thời đại hoàng kim của Pentax cũng là lúc bóng đá Anh thể hiện quyền lực trên bản đồ thế giới vào năm 1966. Những năm thập niên 60 Pentax hoàn toàn thống trị máy ảnh phim định dạng 35mm – họ là những người cá nhân hóa máy ảnh SLR mà khách hàng điển hình có thể kể đến như tất cả thành viên của nhóm the Beatles, David Bailey – huyền thoại nhiếp ảnh trong lịch sử thời trang ( Jean Shrimpton ở New York ) dùng Pentax và ông đã hoặc là sử dụng nó hoặc là chiếc Rolleiflex để chụp cho tất cả những biểu tượng thời trang của ông ấy trong suốt những năm 60 ấy. Don McCuillin – nhiếp ảnh gia chiến tranh vĩ đại nhất của thế kỉ 20 sử dụng máy ảnh Pentax trong suốt thời kì chiến tranh tại Việt Nam , đã cho ra đời không biết bao nhiêu tác phẩm kinh điển, ghi nhận những sóng gió thời đại và là tư liệu cho các bộ phim. Từ đường phố New York đến những chiếc váy ngắn trên phố London hay lặn lội trong những khu rừng nhiệt đới của vùng Viễn Đông, Pentax đã có thời đại thống trị rực rỡ nhất mà cho đến nay chưa có nhà sản xuất nào có thể tiệm cận được điều đó.

    Ringo luôn là một nhiếp ảnh gia trung thành giữ Pentax bên mình



    Và Paul MacCartney cũng thế



    Hành trình đi đến sự thống trị của Pentax SLR bí quyết chính – luôn là kẻ dẫn đầu trong lĩnh vực máy ảnh ống kính đơn có gương phản xạ. Họ tiếp nhận những mẫu thiết kế máy SLR của Đức từ rất sớm như Ihagee Kine Exakta năm 1936, máy ảnh Contax S năm 1949, những nghiên cứu tiền đề của Praktica và thiết kế của máy ảnh ống kính có gương phản xạ đầu tiên của người Nhật – Asahiflex 1 năm 1951. Máy Asahiflex sử dụng ngàm xoắn ốc Zess/Contax, sau này được biết là ngàm xoắn ốc Pentax. Không phải đợi đến 1954, Pentax thực sự đã gây chấn động trong giới nhiếp ảnh khi Asahifles IIb đã khắc phục được hạn chế của SLR thời bấy giờ ( không thể nhìn qua kính ngắm quang học khi bấm chụp ) bằng cách thiết kế cho gương “lật” lại ngay lập tức. Phát minh này chính thức chấm dứt thời kì thống trị của máy ảnh “Rangefinder” và mở ra kỉ nguyên của máy ảnh SLR. Pentax luôn là hãng bán máy ảnh SLR chạy nhất trên thế giới những năm 1980, điều đó được khẳng định qua bài đánh giá hệ thống ống kính của hãng cuối năm đó .

    Hàng loạt ống kính Pentax thời đó cho thấy phạm vi ảnh hưởng và sự toàn diện mà đến nay vẫn chưa có nhà sản xuất nào làm được trong lịch sử. Danh mục liệt kê có thể kể đến không dưới 04 ống kính 50mm với các khẩu độ F1.2, F1.4, F1.7 và F2.0 và 04 ống kính 135mm với các khẩu độ F1.8, F2.5, F2.8 và F3.5. Những tiêu sự siêu rộng cũng được lấp đầy từ ống kính mắt cá 15mm F3.5 cho đến ống kính 20mm F2.8, hai phiên bản khẩu F2.0 và F2.8 của tiêu cự 24mm và 28mm. Với những ống kính telephoto, bạn có thể đầu tư như 200mm F2.8 và F4.0, 300mm tại F2.8 và F4.0, 400mm tại F2.8 và F5.6, 500mm F4.5, 600mm tại F5.6, 1000mm và 1200mm đều tại F8.0 và hàng loạt dãy tiêu cự độc nhất vô nhị tại 1000mm và 2000mm. Thật tệ khi không còn ai trên thế giới thiết kế những ống kính như vậy nữa. Không chỉ vậy, Pentax còn tạo ra một giáo phái thực sự với 03 ống kính Limited 31mm, 43mm, và 77mm – hình thể tuyệt vời cùng chất lượng quang học xuất sắc – được xem như là những ống kính tốt nhất được thiết kế cho định dạng 35mm.

    Tuyệt tác Pentax 77mm F1.8 Limited, được đón nhận rộng rãi như là ống kính chân dung tốt nhất từng được thiết kế.




    Song song đó thì Pentax cũng là kẻ tiên phong trong việc thiết kế các ống kính được tráng đa lớp để giảm thiểu khúc xạ và phản xạ ánh sáng qua thấu kính vào năm 1971 với 07 lớp SMC ( Super Multi Coating). Thành tựu này lần đầu tiên được công bố bởi Nikon nhưng thất bại hoàn toàn bởi lúc đó những ống kính của họ chỉ tráng được 04 lớp coating và bị hạn chế về thời gian tồn tại. Sau khi lớp tráng phủ SMC được công bố, Nikon, Canon và Zeiss chọn phương thức trả tiền bản quyền “phương pháp tráng phủ đa lớp” và đây là lần đầu tiên nó được thương mại hóa. Cùng với sự phổ biến của ngàm Pentax K có lẫy khẩu, nó cũng được xem là một tiêu chuẩn công nghiệp và được đăng kí sản xuất bởi một số hãng khác, Pentax cũng cho ra đời định dạng 645 và 6x7 cùng loạt ống kính đủ dãy của định dạng này. Phụ kiện rất phong phú như “motordrives, databacks, bellows units, ringflashes” có thể xem như phục vụ những mục đích nhiếp ảnh viễn tưởng nhất thời bấy giờ. Những gì xa hoa lộng lẫy, những hãng thời trang cao cấp nhất đều chụp bởi máy ảnh Pentax. Những năm 70 Pentax được dùng bởi nhiếp ảnh gia vĩ đại Sam Haskyns, tác nghiệp mọi nơi trên thế giới cũng như ghi dấu ấn trong bộ phim Bond. Sự say mê này giống như thời nay một tổ chức thuê Steven Spielberg làm đạo diễn chương trình truyền hình thương mại vậy.

    Thật đáng buồn khi sự thịnh vượng đó ngự trị trên đỉnh không lâu khi cuối những năm 1970 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Canon – người ứng dụng chiến lược của Nikon là lấy hình tượng những thiết bị mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dùng để tạo ra ánh hào quang cho dòng sản phẩm mình sản xuất và họ đã định vị thương hiệu rất thành công. Bạn có thể mua một máy ảnh Canon với một vài ống kính rẻ tiền nhưng lại có cảm giác chuyên nghiệp như chiếc Canon F1 – máy được dùng bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp tại sân trung tâm Wimbledon, vấn đề là người dùng cũng muốn dùng những máy mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp tại các chương trình lớn, bấy nhiêu đó cũng đủ khiến thị trường chỉ xoay quanh hai trục chính là Canon và Nikon. Pentax tạo sự khác biệt khá chậm với định hướng máy ảnh chuyên nghiệp LX năm 1980. Đó là một chiếc SLR tuyệt vời và được đánh giá là chiếc máy ảnh 35mm xuất sắc nhất, nhưng có lẽ quá muộn và nó chỉ có 1, không đủ để Pentax níu kéo phân khúc chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt.

    Chúa tể "hắc ám" Pentax LX



    Năm 1975 Steven Sasson – Một kĩ sư của Eastman Kodak bắt đầu thiết kế máy ảnh kĩ thuật số nhưng cũng chẳng đi đến đâu cho đến giữa những năm 1990 công nghệ này mới bắt đầu hiện diện chính thức trên những máy “compact” của Sony, Konica và Fuji cùng với một hãng máy ảnh khác. Cảm biến kĩ thuật số ban đầu nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của phim 35mm vì công nghệ để làm ra một cảm biến to thời bấy giờ là điều bất khả thi. Pentax đã nhìn thấy cơ hội phát triển một máy ảnh Full Frame kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới và đã bắt tay với Phillips để phát triển cái mà sau này được gọi là MZ-D. Thành quả đầu tiên được giới thiệu tại Photokina 2000 – đó được xem như là chiếc máy ảnh kĩ thuật số Full Frame đầu tiên trên thế giới – năm trước khi Canon, Nikon cố gắng chạy đua theo. Tuy nhiên dự án này đã phải hủy bỏ trước khi được thương mại hóa vì Pentax không hài lòng với hiệu suất của cảm biến Phillips. Contax cũng đã giới thiệu cảm biến tương tự trên Contax N1 – đó cũng là chiếc máy ảnh Full Frame kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới nhưng nó thực sự không đặc biệt và là nguyên nhân chính dẫn đến việc đóng cửa bộ phận quang học Kyocera Contax và chấm dứt biểu tượng ngành ảnh một thời. Pentax bắt đầu rút dần khỏi miếng bánh kĩ thuật số định hướng chuyên nghiệp vì “tổn thương không thể thỏa lấp này”, nhường lại thị phần cho Canon, Kodak, Nikon tiếp tục lấn chiếm.

    Pentax MZ-D – Máy ảnh DSLR Full Frame đầu tiên trên thế giới



    Mãi đến năm 2002 – Một năm sau sự kiện MZ-D, Canon và Kodak mới trình làng bản mẫu máy ảnh Full Frame đầu tiên của họ. Canon giới thiệu EOS 1Ds và Kodak tiếp nối với Kodak DCS Pro 14N vào năm 2003. Thị trường ngày nay có lẽ sẽ khác đi rất nhiều nếu Pentax giới thiệu siêu bão MZ-D trong năm 2002. Canon và Nikon gần như thống trị thị trường máy ảnh chuyên nghiệp thế kỉ 21 và thực tế Pentax đã rút hoàn toàn khỏi thời kì bình minh của kỉ nguyên số. Nikon đã giới thiệu máy ảnh Full Frame D3 năm 2007 trong khi Pentax đưa ra mẫu DSLR định dạng Crop đầu tiên của họ là “Ist D” năm 2003 và tiếp tục đưa ra thị trường mỗi một dòng máy ảnh thuộc phân khúc crop/ APS-C trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21. Việc miễn cưỡng bỏ qua sự phát triển một máy ảnh Full Frame đã làm nản lòng rất nhiều “fan” trung thành nhất của Pentax. Những người muốn nâng cấp lên máy ảnh Full Frame vì tiềm năng nhận sáng tốt hơn và khả năng dùng được tất cả các ống kính đầy đủ dãy của họ buộc phải đào tẩu từ Pentax sang Canon hoặc Nikon – đây là quyết định rất tốn kém và đau lòng khi họ phải bán đi những ống kính được đánh giá rất cao để bắt đầu với một hệ thống mới.

    Thật đáng buồn khi phải chứng kiến một thương hiệu máy ảnh vĩ đại ( ít nhất là theo quan điểm cá nhân), phải đối mặt với việc suy giảm doanh số liên tục và biến mất dần trên những đường phố lớn. Cuối cùng Pentax được mua lại bởi HOYA – Kẻ chỉ muốn khai thác công nghệ quang học trong lĩnh vực y tế. Dưới bàn tay HOYA – Mảng máy ảnh, đặc biệt là nhà máy sản xuất tại Tokyo phải đóng cửa, nhiều kĩ sư bị sa thải. Tuy nhiên, việc sáp nhập cũng ghi nhận nhiều nỗ lực hiệu quả như máy ảnh Pentax K-7 và K-5 được phát triển và tung ra thị trường với sự chào đón rất nồng nhiệt và được xem như những máy APS-C tốt nhất. Pentax cũng giới thiệu chiếc máy ảnh kĩ thuật số medium format 645D tạo được danh tiếng vang dội và được đánh giá là chiếc máy ảnh medium format rất tuyệt vời ông mặt trời ( ông mặt trời là thêm thắt á nha ). Sau khi thất bại trong việc cố gắng thâm nhập sâu vào thị trường nhằm đánh đổ sự thống trị của Canon và Nikon, HOYA quyết định bán mảng máy ảnh cho tập đoàn RICOH trong năm 2011 – và kể từ đây, một chương mới trong lịch sử Pentax lại bắt đầu.


    Ricoh là một người khổng lồ thực sự trong ngành ảnh trên thế giới với hơn 110 000 nhân viên chủ yếu đáp ứng lĩnh vực công nghệ trong văn phòng và ngành ảnh. Xét nhiều khía cạnh khác nhau thì Canon có thể xem là đối thủ cạnh tranh gần nhất. Ricoh gần như bao phủ toàn bộ hệ thống thiết bị văn phòng trên toàn thế giới trong khi Canon thiên về số lượng máy ảnh bán ra so với Pentax. Nhìn chung thì tập đoàn Canon có vẻ lớn hơn một chút so với Ricoh nhưng họ lại khá giống với gã lùn Nikon – không đa dạng hóa ngành nghề hoạt động và chỉ tập trung mảng sản xuất máy ảnh & ống kính là chính. Trong ngắn hạn có thể nói Pentax hiện đang thuộc sở hữu của một tập đoàn toàn cầu rất mạnh và có những kế hoạch đầy tham vọng, quan trọng hơn cả là họ đã giữ lại rất nhiều kĩ sư Pentax chủ chốt và nhân viên. Điều này đảm bảo cho sự tồn tại của một thế lực nhiếp ảnh có tầm trên thế giới.

    Tản mạn một chút để hiểu hơn về lịch sử nhiếp ảnh và có cơ sở để đánh giá cao về sự ra đời của Pentax K-1. Pentax là một công ty – người thường xuyên dẫn đầu trong công nghệ thiết kế với những phương pháp triệt để nhất nhằm tạo ra một cái nhìn độc đáo và những yếu tố cần thiết tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Thân máy của họ là bền nhất, khả năng kháng thời tiết cao nhất và kết cấu chắc chắn nhất so với bất kì hãng sản xuất máy ảnh nào khác. Chúng ta đang sống trên một hành tinh mà mưa là chuyện thường xuyên ( Tôi biết điều đó – vì tôi là một người Anh) nhưng có rất ít máy Nikon, Canon, Sony hay những ống kính có khả năng kháng thời tiết – và có lẽ họ cũng không thể đạt được những tiêu chuẩn như Pentax trong trường hợp này. Pentax cùng với Nikon sử dụng những cảm biến do Sony sản xuất – vì họ là những người giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực này – sau đó tinh chỉnh và kiểm soát chất lượng hình ảnh để có hiệu suất tốt trên máy ảnh của họ, hơn bất kì máy ảnh DSLR nào sử dụng cảm biến tương tự. Hệ thống thân máy và ống kính của Pentax nhỏ hơn nhiều nên tiện cho việc sắp xếp và vận chuyển đi nhiều nơi so với bất kì hệ thống nào của các đối thủ cạnh tranh khác, bạn cũng không cần phải bận tâm về việc tìm hiểu phạm vi bao phủ của hệ sinh thái ống kính vì chẳng thấy nó ở bất cứ đâu. Với Pentax, hệ thống chống rung được tích hợp ngay trên thân máy chứ không phải ống kính, điều đó có nghĩa là bạn sẽ tận dụng được lợi thế chống rung cho bất kì ống kính nào gắn trên thân máy – thậm chí đối với những ống kính cổ điển hay là những ống kính vừa rẻ vừa nhẹ. Một ví dụ đơn giản tại sao tôi thích chống rung trong thân máy: Canon không thể làm chống rung cho một ống kính khẩu độ F2.8 với dãy tiêu cự 24-70mm. Đây là một ống kính rất cần thiết cho một thợ chuyên nghiệp chụp đám cưới trong nhà thờ với ánh sáng lờ mờ hoặc một nhiếp ảnh gia chuyên chụp thời trang có thể tác nghiệp trong môi trường ánh sáng yếu. K-1 còn có nhiều công nghệ hữu ích khác nữa – thân máy SLR đầu tiên trên thế giới có hệ thống đèn hỗ trợ để giúp những nhiếp ảnh gia tác nghiệp hàng giờ liền trong đêm tối – việc chụp ảnh trong môi trường tối là thường xuyên trong nhiếp ảnh. Nhìn từ ngoài việc sắp xếp những ánh đèn trông giống tàu thám hiểm không gian USS, rất là “cool”, đó là một tính năng hữu ích rất lớn trong các sự kiện chụp sân khấu, trình diễn khi mà ánh sáng thay đổi liên tục, nhiều lúc mờ ảo. Nói cách khác thì tất cả các xe hơi Volkswagen trên thị trường không chiếc nào là không có đèn chiếu, thế thì tại sao phải bắt buộc các nhiếp ảnh gia phải nhìn thấy đường từ trong bóng tối? Trong trường hợp này các nhà sản xuất máy ảnh khác làm gì ? Chẳng lẽ khuyên khác hàng ăn thêm nhiều cà rốt ? )

    Đập ngay vào mắt có thể thấy Pentax K-1 tích hợp rất nhiều công nghệ hơn bất kì máy ảnh DSLR nào khác có trên thị trường. Trong số những công nghệ được tích hợp, không có cái nào là không mang lại lợi ích thực tế - màn hình LCD mới với các khớp nối điều khiển là một giải pháp rất độc đáo để giải quyết hàng loạt các vấn đề mà các nhiếp ảnh gia gặp phải khi chụp macro hay phong cảnh, không ai phải nằm xuống bùn hoặc lăn lê bò trườn trên phố xá, vỉa hè cốt chỉ để bố cục khung hình và chụp ảnh. Nó cũng cho phép bạn đặt máy ngang eo để chụp trong studio để chụp những bức ảnh chân dung trực diện ( giống như cách chụp của máy ảnh medium format). Bạn luôn muốn ghi lại vị trí những nơi bạn đã đi qua, vì vậy bạn có thể quay về những vùng đất mình đã từng đến cách đây 3 năm ??? Tôi cũng vậy – và tôi cược rằng rất nhiều nhiếp ảnh gia rất muốn làm điều đó nếu có thể. Nếu bạn chụp lại toàn cảnh khung hình tại những nơi bạn đến, sẽ giống như là bạn đang dùng bút lông để vẽ ra một cái bản đồ ( y như cái cách mà Christopher Columbus làm ngay khi tìm ra vùng đất mới). Nếu bạn đủ may mắn để sở hữu một chiếc K-1 chĩ đơn giản là bật tính năng GPS lên K-1 sẽ tự động thêm thông tin vĩ độ và kinh độ vào dữ liệu (exif) của ảnh. Nếu bạn kiếm sống bằng cách chụp các poster quảng cáo mà chất lượng rất quan trọng thì chỉ việc bật chức năng pixle shift resolution K-1 sẽ chụp như là 04 bức ảnh liên tiếp nhau bằng cách dịch chuyển cảm biến để các pixel nhận dữ liệu tốt hơn sau đó nó nhanh chóng tổng hợp lại thành một ảnh duy nhất mà thậm chí chất lượng còn tốt hơn những thiết kế của máy medium format hiện tại. Nghĩ đúng hướng thì bạn cứ tưởng tượng nó là một cảm biến (4x36) 144 megapixel.

    Chụp MimiG với Pentax K1 và HD D-FA 24-70mm f2.8 SDM



    Đã bao giờ bạn thử chụp bầu trời đêm đầy sao nhưng thu được những vệt sáng mờ khi thực hiện phơi sáng trong thời gian dài? Vâng, bây giờ đã có một giải pháp mà không phải tốn 2000 bảng để mua kính thiên văn ngắm – K-1 đã tích hợp được GPS kết hợp với khả năng có thể dịch chuyển cảm biến, từ đó có thể khắc phục được khả năng di chuyển những ngôi sao. Điểm thú vị là Pentax đã xem xét một cách cẩn trọng những thói quen của nhiếp ảnh gia và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để giúp họ hoàn thành công việc dễ dàng hơn. Không ngoa khi nói rằng K-1 là một kiểu mẫu hoàn hảo của một hệ thống máy ảnh chuyên nghiệp. K-1 là một sáng tạo mang tính bước ngoặt, không hơn không kém.

    Hãy chuyển sang chất lượng hình ảnh. Pentax có cả tập hồ sơ dày dùng để theo dõi trong dài hạn việc sử dụng các cảm biến tốt nhất của Sony để đạt được kết quả cao nhất. Tôi đã chụp Pentax K-1trong suốt 03 tuần qua với đủ các thể loại nhưng đặc biệt là mẫu trong studio và xung quanh nơi tôi sống. Tôi đã cảm nhận được chất lượng ảnh và thú thật là chẳng có gì phải ngạc nhiên. Khi bạn phóng to ánh mắt trong Lightroom, bạn sẽ thấy tất cả các lông mi đều thể hiện được chi tiết rõ ràng và không tìm thấy bất kì hạt “noise” nào. Là một thiết bị chụp chân dung chuyên nghiệp, máy ảnh này rõ ràng khó có đối thủ nào sánh kịp trong phân khúc Full Frame giống như những gì mà DPreview đưa ra những cảm nhận đối với các thử nghiệm ban đầu. Một trong những điều quan trọng tôi nhận thấy từ khi chụp K-1 có là độ chuyển vùng và chất lượng ánh sáng được thể hiện theo cách mà tôi chỉ thường thấy nó trên định dạng Medium Format như là 645Z. Đây là một ví dụ:

    Chụp với Jade Armitage với chủ đề hoang dã – Ánh sáng đáng kinh ngạc giữa vùng sáng, tối của dải tương phản



    Đối với chụp ảnh chân dung, tôi thường dùng K-1 kèm Grip với ống kính mới HD DFA 24-70mm F2.8 SDM WR hay FA 77mm F1.8 Limited hay Tamron 70-200mm F2.8 và đạt được kết quả như ý với cả ba. Ống kính 24-70mm có tốc độ lấy nét nhanh nhất, chính xác nhất trong 03 ống kính, cảm giác như nó lấy nét y hệt mắt người lấy nét – ngay cả trong trường hợp tức thời. Ống kính 77mm hơi ồn nhưng khoá nét rất tốt và 70-200mm có thể nói là một sự hồi sinh. Tôi nghĩ là nó làm rất tốt trên K-3 nhưng thật ngạc nhiên là nó còn làm tốt hơn trên K-1, tôi giả định rằng hoặc là do cải tiến phần mềm trên K-1 hoặc là motor mạnh hơn hẳn. Tôi chưa có cơ hội để “tracking” đối tượng di chuyển mặc dù nghĩ rằng nó sẽ thích hợp hơn với K-3, tôi rất vui khi máy ảnh có khả năng chụp các chuyển động nhanh như những cún đang chạy, trẻ em hay chim bay.

    Nhìn kĩ hơn có thể thấy Pentax K-1 tập trung vào các “fan” trung thành và những người đam mê chụp ảnh, ống kính zoom to phản ánh điều đó. Bộ ba zoom cơ bản là 15-30mm, 24-70mm, 70-200mm đều có khẩu độ tối đa F2.8 và các ống kính có sẵn khác như 31mm, 43mm, 50mm, 77mm, 100mm, 200mm, 300mm và 560mm là những lựa chọn tốt hơn. Có thêm 01 ống kính zoom siêu xa là 150-450mm và nhiều tuỳ chọn sẵn có khác từ Sigma, Tamron hay Samyang là hãng thứ ba hỗ trợ. Dải tiêu cự còn thiếu rõ ràng đó là một ống “fish eye” 14mm, và các ống có tiêu cự cổ truyền như 24mm, 28mm, 85mm và 135mm. Lộ trình cho các ống kính này đã có và sẽ được lấp đầy trong tương lai 2017 và trong bất kì trường hợp nào, bạn có thể mua của bên thứ ba nếu bạn cần chúng bây giờ. Ngoài ra Pentax còn là hãng sản xuất máy ảnh duy nhất hỗ trợ tất cả các loại ống kính tương thích trên K-1 như hệ thống lấy nét bằng vít Takuma, ngàm K, dòng M, F, FA, DA hay thậm chí bạn có bất kì ống kính Pentax cũ nào.


    Ống kính đáng kinh ngạc Pentax FA 77mm f1.8 Limited khi chụp nghệ thuật với ánh sáng ma mị



    “Tận dụng di sản” chính là việc tôi có thể dùng ống kính smc M 50mm f1.7 – ống đi kèm với chiếc máy phim ME super năm 1981 và cho thấy sự xuất sắc về kĩ thuật trong cam kết của Pentax – minh chứng cho cái được gọi là “triết lý Pentax”. Trong khi các công ty sản xuất máy ảnh khác đã cải tiến hệ thống ống kính của họ nhiều lần trong nhiều năm qua, những người dùng ống kính như giấy, Pentax vẫn tiếp tục tinh chỉnh ngàm K để hỗ trợ người dùng của họ và tôi tôn trọng cảm giác trung thành với khách hàng này. Pentax K-1 sử dụng 01 loại pin mà 03 thế hệ máy DSLR trước đã sử dụng vì vậy với mỗi thân máy mới, tôi có thêm 01 pin sử dụng cho cả ba – đó là một hỗ trợ tuyệt vời. Một sự đối nghịch hoàn toàn khi các công ty điện tử khác thay đổi bộ sạc và kết nối với mỗi mô hình khiến cho khách hàng có đầy một hộp phụ kiện không dùng ở nhà.

    Có thể thấy, Pentax đã tạo ra chiếc máy ảnh DSLR full frame tốt nhất sau 14 năm khi là người đầu tiên giới thiệu chiếc DSLR full frame đầu tiên trên thế giới. Những thần dân Pentax cuối cùng cũng đã được khen thưởng cho sự kiên trì chờ đợi của mình. Giá của nó là rất ấn tượng – 1599 bảng Anh tại Anh, giảm so với Nikon D810 và EOS Canon hàng trăm bảng và so với 5DS cả 1000 bảng. Đó không phải là lời tuyên chiến rằng họ sẽ lấy lại những gì đã mất trong suốt hơn 20 năm qua và mang thương hiệu trở lại thời kì vinh quang trước đó. Rõ ràng với mức giá và thông số khủng này, K-1 sẽ thành công ầm ầm với những người sử dụng Pentax hiện tại nhưng câu hỏi thực sự là liệu Pentax có thể đánh bại thị phần của đối thủ cạnh tranh theo cách của họ hay không. Thực tế sẽ rất khó để chuyển đổi người dùng Canon và Nikon hiện đang có bộ sưu tập ống kính đồ sộ nhưng tôi thấy cơ hội từ những người dùng APS-C từ những thương hiệu khác đang tìm kiếm để nâng cấp lên full frame. Đó là vì họ phải đối mặt với việc xử lý những ống kính mà họ đang có – thậm chí họ không thể lắp các ống kính crop lên máy full frame Canon. Chi phí chuyển đổi sang Pentax không hơn kém nhiều so với Canon và Nikon bởi vì thân máy và ống kính thường rẻ hơn.

    Vài ví dụ:

    Thân máy

    K1 £1599 EOS 5D Mk3 £2175 Canon EOS 5D SR £2888 D810 £2137

    Ống kính

    Pentax 24-70mm f2.8 £1149 Canon 24-70mm f2.8 £1369 Nikon 24-70mm f2.8 (VR) £1733
    Pentax 70-200mm f2.8 £1799 Canon 70-200mm f2.8 £1499 Nikon 70-200mm f2.8 £1579
    Pentax 15-30mm f2.8 £1499 Canon 15-35mm f2.8 £999 Nikon 17-35mm f2.8 £1299

    Nếu bạn mua K-1 so với Nikon D810 và bộ ba ống kính, bạn sẽ tiết kiệm được hơn 1000 bảng Anh

    Nếu bạn mua K-1 so với EOS 5D SR và những ống kính đi kèm, bạn sẽ tiết kiệm được 700 bảng Anh

    Cũng nên nhớ rằng một số sản phẩm Pentax hiện tại vẫn là hàng vừa bán tại thị trường nên sự chênh lệch này sẽ tiếp tục gia tăng khi hãng tiến hành các chương trình giảm giá. Tôi có những người bạn chụp ảnh tuyệt vời trên hệ thống của các đối thủ cạnh tranh như là EOS 5D Mark III trước khi K-1 tồn tại, giá bán lẻ của nó rơi vào tầm 2300 bảng cho máy ảnh Full Frame Canon 22 Megapixels. Canon có một thị phần đáng nể và một số ống kính đáng yêu nhưng thế giới đang thay đổi và K-1 & 645Z đã tiến một bước dài đến hạm đội Canon và nguy hiểm như chiếc tàu ngầm bắn hạ các thợ săn: ẩn dật, chết người, công nghệ tối tân. Tóm lại, Pentax K-1 có thể trở thành điều tốt nhất từng xảy ra cho các chủ sở hữu Canon nếu đó đánh giá lại được chính sách giá khiến họ cảm thấy kích thích cần một sự đổi mới.

    Xét về mặt tổng thể thị trường, thật khó hiểu khi một ông lớn như Nikon bị ảnh hưởng như thế nào khi tung sản phẩm mới, người ta bắt đầu đặt câu hỏi liệu có phải Nikon tung sản phẩm ra thị trường để cạnh tranh với những thị phần khổng lồ của Canon? Bằng nhiều cách, với sự nổi trội của hai hãng lớn ( Canon và Nikon) trong những năm gần đây không tốt cho nhiếp ảnh, nếu không muốn nói là ảnh hưởng xấu. Canon với thị phần hơn 50% khiến họ trở thành những kẻ lười biếng – cảm biến của họ trong nhiều năm qua không phù hợp với sản phẩm Nikon, Pentax và Sony và các sản phẩm của họ thường đắt hơn các đối thủ và ít khi đặc biệt sáng tạo. Nikon trong một nỗ lực khác cố gắng loại bỏ sự dẫn đầu của Canon nhưng dường như họ đã quá vội vã với nhiều phiên bản gần đây và phải chịu hệ luỵ là hầu hết các máy đều bị lỗi. Sony đã xây dựng được một loạt máy ảnh “mirrorless” khá thú vị với chất lượng nghệ thuật khá cao nhưng do không có nền tảng truyền thống nên giao diện người dùng và thiết kế của họ khó mà được thị trường chấp nhận. Sự xuất hiện của chiếc máy ảnh Pentax và Olympus hồi sinh chỉ có thể tốt hơn cho thị trường và phá thế độc tôn, không chỉ là phải Canon hay Nikon nữa.

    Có lẽ điều quan trọng nhất (nếu như) bạn mua một chiếc máy ảnh K-1 và tham gia vào hệ thống của Pentax, bạn sẽ sở hữu một chiếc máy ảnh mà truyền cảm hứng cho bạn để có những bức ảnh tốt hơn theo cái cách mà chỉ có những máy ảnh tốt nhất mới có thể làm được. K-1 rất tốt vì từ khi sở hữu nó, kĩ năng nhiếp ảnh của tôi đã được cải thiện. Nó không khác gì chơi quần vợt, khi bạn chơi với một đối thủ tốt hơn bạn buộc phải nâng cao trình độ của mình. Tôi tự làm chủ cuộc chơi của mình khi chụp với K-1. Hai tấm ảnh cuối đều có liên quan đến việc tôi đẩy kĩ thuật của mình lên mức giới hạn và đặc biệt là tấm ảnh cuối khi chụp phong cảnh đòi hỏi nhiều kĩ năng phức tạp mà tôi từng thử và tôi hài lòng với kết quả đạt được.

    Với nhiều đèn flash không dây (gelled), khói thuốc, mẫu xinh xắn và K-1 thì sẽ không có giới hạn cho sự sáng tạo của bạn



    Cuối cùng, chào mừng sự trở lại của Pentax, K-1 chính là chiếc máy ảnh đánh dấu một bước tiến mới trong nền công nghiệp máy ảnh Full Frame. K-1 chỉ đơn thuần là nghệ thuật thiết kế, chắc chắn, tính năng mới, chống thời tiết, chống rung thân máy, chất lượng hình ảnh, hiệu suất với ánh sáng thấp và giá trị đồng tiền đầu tư. Có vẻ như bằng cách nào đó thì nó trùng hợp với việc công ty bắt đầu bùng nổ SLR vào những năm 1950 và đóng góp rất nhiều vào nửa cuối thế kỉ của nhiếp ảnh, tạo ra những chiếc máy ảnh đánh dấu kỉ nguyên rực rỡ của nó. Nói theo cách của Bond năm 1977, thời kì Pentax ngự trị trên đỉnh cao thời đại – “ Không ai làm tốt hơn”.

    Kính thưa các Quý Ông và Quý Bà, tôi xin giới thiệu với Quý vị chiếc Pentax K-1 hùng mạnh.

    Jonathan Gorse



  2. #2
    Tham gia
    26-11-2010
    Bài viết
    320
    Bài viết hay và cầu kỳ, đọc xong muốn sở hữu luôn K1 )

  3. #3
    Tham gia
    11-02-2011
    Location
    Bình Phước
    Bài viết
    714
    Good job :D
    Bài dịch khá đầu tư
    xin hãy góp ý chân thành

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •