Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 98

Chủ đề: Tản mạn kinh tế Việt

  1. #21
    Tham gia
    18-08-2014
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    90
    Em rất thích mấy cái bài viết anh Accord đưa ra ở trên , rất hay và rất hữu ích . Và em đồng tình với ý kiến của anh apham , ở VN mình không thể áp dụng bất kì lý thuyết kinh tế đơn thuần vào được . Vì sao , sau đây là những gì em cộng tác , thực tập tại VCCI VN em thấy được .
    - Ở các quốc gia em từng đi qua để học hỏi cùng VCCI , từ mọi cái từ kinh doanh nhỏ lẻ (tạp hóa , cafe ... ) đến các kinh doanh lớn hơn (khách sạn , nhà hàng , quán ăn ... ) họ đều nhờ các trung tâm thương mại hướng dẫn các đường đi nước bước để chuẩn bị kinh doanh một cách hiệu quả nhất . Ở VN mình không như thế , chủ yếu nhờ mối quan hệ và khả năng tư duy mỗi người nên các hàng quán , cách phục vụ ở các khu du lịch hầu như rất tệ vì không đc thực tập , chuẩn bị kỉ càng .
    - Định hướng của nhà nước bên nước họ củng khác mình . Ví dụ , họ sẻ giảm thuế một số ngành kém phát triển để thúc đẩy và hồi sinh các nơi đang bị xã hội mài mòn . Tất nhiên kém phát triển ở đây là họ không lợi nhuận cao nhưng nó mang nét truyền thống văn hóa của họ . Còn ở VN , không có sự thúc đẩy kinh tế mà thay vào đó theo kiểu cá lớn nuốt cá bé hoặc tệ hơn là bỏ đói .
    - Về ngân hàng ở các nước khác . Các ngân hàng rất tạo điều kiện vay dể dàng , thủ tục và các vấn đề liên quan củng nhanh chóng . Còn ở VN , các NH phát triển theo định hướng nhà nước , thích thì cho vay ồ ạt , lúc thì bóp lại không cho vay . Điển hình như em đang cần vay , dù thu nhập rất khá và có tài sản cố định nhưng ngân hàng quyết không cho vay :D.

    Tạm thời theo em kinh tế chỉ xoay quanh 3 yếu tố trên bao gồm : vốn liếng (ngân hàng ) , điều kiện chính phủ và khả năng học tập . Ở 3 yếu tố trên VN đều không có thì khó mà nói được phát triển hơn . Chưa kể đến nhà nước dạo này khoái bóp doanh nghiệp , điển hình công ty du lịch Đại Nam vừa rồi lên báo rầm rộ về việc đóng cửa để thể hiện không đồng tình với cách quản lý của tỉnh Bình Dương . Trong khi đó hướng ngoại đầu tư , miễn thuế các kiểu để rồi những kẻ hở luật pháp mà các cty né tránh thuế đến tận 10 năm . Dù sao vẫn hi vọng một tương lai tốt đẹp hơn nhưng em nghỉ phải 2020 lận .

  2. #22
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đóng góp chia sẽ.
    Mình thiết nghĩ không biết ở các nước Hàn, Nhật, Đài...thời 1960 họ có quan tâm về kinh tế nước nhà hay ko? Có 1 điều chắc chắn là tuổi trẻ thời nay, họ ko quan tâm về vận mệnh kinh tế VN mấy Họ thích trào lưu phim, nhạc hơn.
    Và báo chí cũng ít đề cập tới lĩnh vực kinh tế, có chuyện gì thì họ đăng vài dòng rồi chìm. Quả thật mình thấy sốt ruột lắm. Kinh tế mà kém, thì mọi thứ kém hết, từ giáo dục tới y tế, văn hóa...

    Nhân tiện bạn legendary nói về ngân hàng. Mình cũng biết chút ít vì lúc trước có làm việc với họ. Đúng là nếu ko quen biết, tiếp cận nguồn vốn khó lắm. Nếu bạn quen, chuyện rất nhỏ.
    Mình có người bà con làm tổng giám đốc 1 cty nhà nước có tiếng. Ông quen rất rộng, và ông mở cty con nhiều lắm.
    Cái hay là họ mở cty ko cần vốn. Họ đi vay NH, thế chấp bằng máy móc nhà máy. Mình ko rành ở VN, vay 40 tỷ mở nhà máy có là chuyện to hay chuyện nhỏ? Nhưng mà góp 5 tỷ, vay 40 tỷ rồi tiền đẻ ra tiền, mình thấy chóng mặt luôn.
    Nhờ quen rộng, hệ thống tổng cty bao tiêu sp nên cty con dễ làm ăn lắm.

    Nói thật lòng khó ai mà ko dính vào những vụ làm ăn này. Vì nó dễ quá, chỉ cần mối quan hệ là làm giàu chính đáng.
    Theo mình biết việc này khá phổ biến. Mặt tốt của nó là nhà máy cũng tạo việc làm như bao nhà máy khác. Cũng đóng thuế đàng hoàng.
    Mặt trái là mình thấy rủi ro hệ thống, nếu tổng cty yếu, cty con ăn mày theo. Thứ 2 là người giàu càng giàu thêm, nguồn vốn đáng lý cho mọi người, nay nó chỉ phục vụ 1 nhóm. Cuối cùng là mầm mống ko minh bạch ngay từ đầu khi tiếp cận nguồn vốn, bên vay phải chi cho NH 1 số cổ phần. Sự ko minh bạch này làm nền kinh tế yếu đi. Vì nó phản ánh tình hình chung.
    Được sửa bởi Accord 2000 lúc 08:28 AM ngày 07-11-2014

  3. #23
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Chia sẽ 1 bài viết copy từ blog quechoa.
    Chúng ta phải học nhiều từ họ. Ngày xưa mình tự hào khi nghe dân tộc VN chăm chỉ, giỏi giang, thông minh...Nhưng nay mình thấy rằng, ko có dân tộc nào là ngu dốt, lười biếng cả. Sự khác nhau chỉ ở chỗ: trung thực, có đạo đức và có trách nhiệm. Mọi nghề nghiệp, chỉ cần tôn trọng 3 điều đó, sẽ thành công.

    Hàn Quốc: Sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

    Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

    Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

    Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

    Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

    Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

    Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

    Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

    Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

    Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

  4. #24
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-p.../199106283/91/

    VN phát hành 1 tỷ usd trái phiếu thành công. Các bác thấy vấn đề nào ở khoản vay này ko?
    CP chỉ nói mặt tốt là vay đảo nợ. Vay lãi xuất thấp để trả cho lãi xuất cao 2 kỳ trước. Nhưng em thấy có nhiều vấn đề tiềm ẩn phía sau.
    Mai rảnh em phân tích theo góc nhìn của em.

  5. #25
    Tham gia
    18-08-2014
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    90
    Theo em thì vấn đề phát trái phiếu quốc tế thì vẫn bình thường , rất nhiều đợt phát trái phiếu mỗi 5 năm 1 lần . Em thấy anh Accord sử dụng từ cổ phiếu (CP ) nên em nghỉ anh đang nghỉ sai về vấn đề. Vì cổ phiếu (CP) khác trái phiếu rất nhiều mặt (TP) . Đây củng chỉ là cách kiếm nguồn vốn từ nước ngoài về VN hoặc trong nước mà VN và các nước vẫn thường dùng .

    Nói về ngân hàng thì đúng như anh Accord nói , mối quan hệ đi trên đồng tiền . Giống như người giàu rất dể để vay vốn NH còn người dân thường rất khó dù có cả tài sản thế chấp . Đây là phần gây ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển thương nghiệp ở VN và khó tránh khỏi sự chi phối bởi các nhà phân phối , cạnh tranh ít lành mạnh .

    Ở VN ngoài ngân hàng , nhiều yếu tố pháp luật , thủ tục giấy tờ đều gây khó cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Nếu phán xét thì không biết kể bao nhiêu , ví dụ bao nhiêu . Cái mà em rất không thích ở VN đó là chính sách sử dụng ngoại tệ , cấm nhập - xuất ngoại tệ ở trong nước . Em từng mua nhiều sản phẩm , ngoài thuế Mỷ thì còn phải chịu một khoảng phí 4% từ các ngân hàng , trong khi đó em nộp USD thì không thanh toán số đó . Nếu đứng ở góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu mình sẻ thấy rất khó khăn hơn rất nhiều , củng nhờ vậy những đợt 2009 phá sản rất nhiều do không chạy được ngoại tệ .

    Thêm một điểm nhỏ nữa là các nhà tính toán kinh tế VN chuyên gia đưa nhận định sai , đưa ra lập luận toàn sai . Truyền thông củng đăng sai thông tin , bộ khuyến nông thì chạy đua theo thương lái từ TQ ...

    Bây giờ việc em nghỉ có thể giúp nước nhà đầu tiên là việc mở cửa lại dịch vụ thanh toán và thanh toán dể dàng bằng ngoại tệ . Chứ kiểu này dân kinh doanh chăc "tèo" theo kinh tế tăng đà lạm phát .

  6. #26
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    @bác legendary: Chữ CP mình viết tắt cho chính phủ, ko phải cổ phiếu. Ý mình là CP đã đưa tin lạc quan để trấn an dư luận với cụm từ đảo nợ. Ko phát sinh nợ mới, mà còn giảm nợ cũ.

    Giờ mình sẽ phân tích vì sao lại nói CP lất lập lờ ở đây. Như các bạn xem tin đã biết, CP phát hành 1 tỷ usd trái phiếu để đáo nợ cho 2 khoản vay gồm 750tr usd cho Vinashin (2005) và 1 tỷ usd (2010) vay cho các tập đoàn nhà nước như điện lực (EVN)
    Giờ sắp đến hạn phải trả lãi lẫn vốn. VN đã ko thể có tiền để trả nợ. Vì Vinashin đã phá sản, tách ra nhiều cty con, tài sản đã thất thoát. Vì vậy khoản vay mới này để trả nợ, họ gọi đảo nợ. Ngày xưa đi vay lãi xuất 6.8%, nay đi vay chỉ 4.8%. Như vậy xem ra vay hôm nay có lời, theo như CP nói là vậy.

    Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, nếu lãi xuất trái phiếu hiện tại giảm thì giá trị của trái phiếu sẽ tăng lên. Ví dụ ngày xưa họ bỏ ra 100tr, sau ngày đáo hạn họ có 120tr. Hôm nay lãi xuất giảm, muốn họ trao số trái phiếu cũ kia ra, thì mình phải giao cho họ 1 khoản lợi tương ứng, nếu ko họ sẽ ko chịu hoán đổi. Họ sẽ ko quan tâm lãi xuất, họ chỉ quan tâm lợi nhuận sau cùng họ đạt được. Cho nên muốn đảo nợ, cũng ko đơn giản là chỉ đi vay khi lãi xuất rẻ thì mình đảo nợ thành công. Người mua trái phiếu họ cũng lường rủi ro lãi xuất cho nên các điều khoản trao đổi, mua bán, họ sẽ nhắm có ăn mới chịu mua.
    Cho nên hiếm khi nào con nợ lại đi ăn tiền của thằng chủ nợ cả. Muốn trả nợ 1 tỷ cũ, thì phải đi vay thêm 1,2 tỷ mới. nếu chỉ vay 1 tỷ, thì sẽ còn 200tr nợ bên ngoài.

    Còn nói về mặt thực tế, tiền đi vay mà ko thể có tiền trả, thì dấu hỏi đặt ra là anh đã làm gì với số vốn đi vay? Câu trả lời là Vinashin đã toi rồi. Lấy tiền đâu mà trả?
    Nó tương tự như hộ cá nhân thôi. Giờ bạn đi vay 50tr mua 10 con heo. Chẳng may nó chết dịch cả 10 con. Giờ bạn làm sao trả nợ? Bạn đi vay thêm 60tr nửa để trả. 10tr tiền lãi, chi phí. 50tr còn lại, bạn chỉ mua 9 con heo, vì vật giá thay đổi. bạn có thể lấy tiền đó nuôi bò hay gà vịt gì tùy. Nhưng chắc chắn bạn đã mất 1 khoản tiền chi phí và lãi xuất vì heo chết dịch.
    Còn khoản nợ mới này, phải làm sao cho nó tạo ra lợi nhuận mới, thì cơ may mới trả được lãi.

    Về khoản tạo lợi nhuận của cty nhà nươc thì ai cũng biết nó kém hơn tư nhân, vì của chung mạnh ai nấy hốt. Vì vậy tương lai có thể dự đoán ko khó.
    Cho nên các bạn để ý thì thấy cty có quyền đi vay vốn của nước ngoài, nhưng ở đây CP VN phải đi vay giùm. Vì sao phải đưa đầu vào thòng lọng chi cho mệt vậy?
    Đơn giản là uy tín của cty nhà nước VN ko tốt. Muốn vay tiền lãi xuất phải cao chót vót họ mới cho vay. Thứ 2 là có muốn vay, chưa chắc đã vay được. Vì cty phá sản, ai đảm bảo cho nhà đầu tư?
    Cho nên CPVN đi vay giùm, có gì họ túm cổ 90tr dân VN. Đằng nào cũng phải đóng thuế và phí. Chạy đâu cho thoát? Giả sử ko thể có tiền trả, thì các nhượng bộ trong thương mại cũng là 1 đk để dãn nợ. Tụi tư bản nó khoái mấy vụ này, tiềm năng thống trị nó sẽ tăng.

    Tóm lại đằng sau câu chuyện đảo nợ nó gợi lên nhiều vấn đề về việc sử dụng vốn.
    1. Anh đã ko thể làm ra tiền để trả nợ. Dấu hỏi lớn cho đa số tập đoàn nhà nước. Sẽ khó có ngoại lệ vì tiền lệ nó quá cao. Phải đi vay giùm là 1 ví dụ về khả năng tự vay của anh thế nào rồi. Phải dùng tới cụm từ đảo nợ vì bị phá sản thì còn tệ hơn.
    2. Anh đi vay usd, nhưng anh ko thể có đủ usd để thu về. Sau này trả nợ, tỷ giá chênh lệch cũng là gánh nặng. Vì mặt xuất khẩu của cty VN rất kém.

  7. #27
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Hôm nay đi mua bưởi, nên chợt nhớ phải viết về chuyện này.
    Trước đây bưởi VN ko thấy bán trong siêu thị VN, TQ hay của Tây. Chủ lực là bưởi Thái, trái to, nhưng ăn như bị úng, rất mọng nước, hơi lạt. Sau này bưởi TQ qua, trái to đẹp hơn, nhưng cũng úng nhiều hơn, ko ngọt. Nói chung là ít khi nào mua, trừ khi nào rằm mua chưng cho đẹp.

    Hiện nay có bưởi năm roi VN. Giá phải chăng và đã thấy bán trong walmart cùng vài siêu thị khác. Chất lượng thì hơi thất thường, nhưng so sánh là ngon hơn Thái, Tàu.
    nếu VN có thể chú trọng sx những thế mạnh của mình. Làm cái nào thì tốt cái nấy, đừng ham chạy theo số lựng, thì sẽ có vị thế sp riêng. Lúc đó nhà nông sẽ ko lo bị TQ ép giá. Họ sẽ qua Mỹ, EU, Nhật. Lúc đó người ta sẽ quỵ lụy tìm mình để mua.
    Đấy là cảm nghĩ của 1 người tiêu dùng. Chứ mình biết muốn tạo thương hiệu ở vn chông gai lắm. nội hàng nhái là đủ chết. Chưa nói tới tâm lý cái gì có giá thì bu vô làm.

  8. #28
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/2071...anh-trang.html

    Có nói đâu đó trong bài viết, Cam và Lào sẽ có cơ hội vượt VN. lào đang sắp bằng về thu nhập. Kam còn 1 khoảng cách. Nhưng việc họ làm thế này chứng tỏ họ rất muốn thay đổi, cải tiến để đi lên. Chúc mừng cho hàng xóm.

  9. #29
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Nhân chuyện bác nông dân được phong hàm tướng quân ở Kam. Lại nghĩ về nhà khoa học VN mình.
    Có số liệu thế này, hơi rầu rầu. Đó là thống kê bằng phát minh đăng ký bên Mỹ thì VN từ 1963 tới nay được 25 cái bằng phát minh. Tính từ năm 2000 trở đi thì được 14 cái.
    So với Philippin với dân số tương đồng, họ có 509 bằng. Tính từ 2000 trở đi họ có 314 cái.
    Thái lan nhiều hơn Phi 1 chút, 538 total
    http://www.uspto.gov/web/offices/ac/...af/cst_utl.htm

    Tính trung bình ra thì mỗi năm VN có 1 phát minh đăng ký bên Mỹ. Chúng ta thua cả những nước vừa bị chiến tranh đi qua như Srilanka hay các nước châu Phi như Nigeria, Jamaica...Chúng ta nằm trong nhóm các nước vùng trũng ở châu Phi.

    Đọc đến đây thì mọi người sẽ hiểu vì sao nền kinh tế, công nghiệp của chúng ta què quặt. Dù thực tình không mấy ai dũng cảm thừa nhận điều này. Có lẽ vì chúng ta lớn lên với những lời giảng nào là VN giàu tài nguyên, người VN thông minh cần cù...Để rồi trẻ con lớn lên với 1 ảo tưởng rằng dân tộc VN ghê gớm lắm, kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vượt qua. Chỉ đến khi họ nhìn ra thế giới thì mới giật mình thàng thốt và cực shock.

    KHông shock sao được khi 1 anh khổng lồ trong nhà, vừa ra ngoài ngõ thì thấy mình nhỏ bé quá, chả là gì cả. Cùng đi qua chiến tranh như nhau, mà người Hàn chỉ cần 30 năm để trở thành 1 nước thu nhập cao. Vn cần bao lâu để bằng Hàn năm 1980? Mình sẽ đề cập trong 1 bài khác, vì nó shock nặng hơn.

    Vì vậy mình thấy điều VN cần làm, ko riêng chính phủ, mà mọi cá nhân cần phải hiểu và giáo dục con em rằng chúng ta đang rất lạc hậu, đang tiến rất chậm. Mọi thứ phải nỗ lực hơn nhiều lần. Hãy hiểu rằng chúng ta không thông minh hơn ai, không giỏi hơn ai, không mạnh hơn ai. Chúng ta phải cần nhiều sức lực hơn để đi cùng 1 đoạn đường người khác đã từng đi.

    Còn về mặt nhà nước thì thôi ko thay đổi gì được. Chỉ hy vọng từng cá nhân tự nhìn thấy mình đang ở đâu để ko ảo tưởng, để biết thay đổi.
    Mình nói cái này không phải vô căn cứ, nó rất dễ làm. Mình ví dụ đơn giản, ở SG có rất nhiều công nhân làm việc lương chỉ 4-5tr/tháng. Vậy mà họ tốn bao nhiêu thứ tiền vào cafe, thuốc lá, và bia rượu. Họ chẳng bao giờ suy nghĩ làm sao để tăng thu nhập, tiết kiệm hơn để dành tiền làm thứ gì đó? Rất nhiều ba mẹ bảo bọc đứa con 30 tuổi trong nhà, cố bám nhau trong căn hẻm nhỏ sống hắt hiu qua ngày.

    Nếu những bậc cha mẹ đó hiểu được rằng cách sống, cách suy nghĩ như vậy là ko tốt cho con, thì họ sẽ giáo dục cho con từ nhỏ tính tiết kiệm, tự lập. Từ đó đứa trẻ sẽ mạnh mẽ hơn. Bỏ được 1 gói thuốc, bớt 1 chai bia, là đã có sự đóng góp cho sk và kinh tế bản thân rồi.

  10. #30
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Hôm trước có xem báo nội dung đại khái tăng độ khó để lãnh tiền thất nghiệp. Phải đóng nhiều thời gian hơn.
    Hôm nay có bài báo khác, lý giải vì sao?
    http://cafef.vn/thoi-su/quy-bao-hiem...99319ca112.chn

    “Đến giờ chúng tôi cơ bản đánh giá khả năng thu hồi nợ là “nợ ở cấp độ 5”, là coi như mất” - đại diện Kiểm toán Nhà nước nói.

    Giờ tiền đã mất vào bđs thì coi như xóa chứ đòi ai. Với đà quản lý tiền kiểu này, không biết bao giờ người lao động bị đem ra chợ bán?

Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •