Trang 1 / 7 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 66

Chủ đề: [Bike Accessories] Lựa chọn phụ kiện xe đạp

  1. #1
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985

    [Bike Accessories] Lựa chọn phụ kiện xe đạp

    Topic này apham mở ra nhằm ghi chép các tham khảo của mình trên internet, đồng thời cũng tìm hiểu thêm các phụ kiện thông dụng gắn trên xe đạp mà mình đã có dịp sử dụng.

    Sẽ có khá nhiều thông tin liên quan đến dòng xe touring mà apham đang sử dụng cũng như đọc tài liệu về dòng xe này.

    Nếu các bạn có thông tin hữu ích thì xin chia sẻ nha. Cám ơn

    Được sửa bởi apham lúc 02:36 PM ngày 20-08-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  2. #2
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Lựa chọn baga xe đạp phù hợp

    Chỉ là baga (rack) thôi mà có rất nhiều thương hiệu trên thị trường, bình dân thì có thể sắm baga tầm 200,000 đồng ở các shop xe đạp, tốt hơn 1 tí có Winspeed, còn dòng thương hiệu thì apham tìm kiếm thử trên google thì ra các nhãn hiệu được cho là hàng đầu như Axiom, Blackburn, Salsa, Surly, Tubus, Topeak.

    Tại Việt Nam thì apham quan sát thấy anh em chuộng baga Surly nhiều nhất cho dòng touring, có lẽ là người chạy Surly chọn phụ kiện Surly cho tone sur tone.

    Theo bài blog sau đây trên adventurecycling.org (http://www.adventurecycling.org/reso...a-rack-primer/) thì họ cho rằng 1 cái rack tốt thì phải vững chãi, nhẹ, thao tác dễ dàng với các túi đồ ràng buộc vào, bền bỉ để không trục trặc trên đường.

    Ảnh minh họa: Tubus Duo Front Rack, giá tầm 115usd trên amazon


    Ảnh minh họa: Rack sau Tubus Logo Evo


    Ảnh minh họa: Rack sau Surly


    Ảnh minh họa: Rack trước Tubus Duo, rack sau Tubus Evo


    Ảnh minh họa: Baga no-name, giá 250,000 đồng


    Ảnh minh họa: rack sau được hàn liền với khung của xe Tout Terrain
    Được sửa bởi apham lúc 06:12 AM ngày 12-10-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  3. #3
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Chọn giày đạp xe phù hợp
    (kết hợp thông tin từ Độp Workshop của bác Victor Phùng và Tips For Picking The Best SPD Shoes For Bike Touring - CyclingAbout.com)

    Điều 1: Giày nào đạp xe cũng được nếu bạn không quá cầu kỳ (đua đòi, hehe)
    Điều 2: Chọn giày có đế cao su càng cứng càng tốt, đế cứng sẽ giúp truyền hầu hết các lực từ chân xuống pedal so với đế mềm sẽ tạo ra lực nhún phản lực lại lực đạp. Không cần mua giày đạp xe chuyên dụng, có thể tân dụng giày leo núi có sẵn với đế cứng
    Điều 3: Chọn giày thoáng mát, thường đi touring bà con có khuynh hướng dùng sandal, đi MTB hay road thì dùng giày kín
    Điều 4: Cố gắng đi can (clip) nếu có thể vì đi can sẽ giúp chúng ta không bận tâm về tư thế mỗi lần đặt chân lên bàn đạp , kiểm soát tốt hơn lực đạp, giúp nhiều cho chúng ta tập đạp quay (đến đây bạn phải bỏ tiền ra mua giày chuyên dụng)

    Ảnh: Do apham tự chụp và thử giày "chùa" tại The Bike Shop và Saigon Cycles.













    Các bạn để ý là các đôi giày và sandals ở trên xài can 2 lỗ theo hệ thống "SPD" (viết tắt của từ Shimano Pedaling Dynamics). Shimano là công ty đầu tiên phát triển hệ thống can kiểu này và rất thông dụng với người đi xe road, mountain biking, hay touring.

    Để đi can thì chúng ta phải luyện tập, tốt nhất là ban đầu tập với xe giữ ở vị trí cố định, cân bằng. Có thể nhờ bạn bè giữ ghi đông để chúng ta tập đeo (đặt mũi giày vào pedal) và tháo can (bằng cách đánh nhẹ gót ra phía ngoài để tháo can). Thường thì trong khi tập té vài lần là chuyện thường (nghe sợ quá hen).
    Được sửa bởi apham lúc 06:18 AM ngày 26-08-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  4. #4
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Lựa chọn yên xe

    Cái yên là thứ phát sinh ra nhiều vấn đề nhất, thay đổi nâng cấp cũng đều xuất phát từ đây ra đầu tiên. Ban đầu đạp xe ai cũng than đau mông, ê người và đều tính chuyện đổi yên... vì ban đầu ngồi không quen hầu như ai cũng bị như vậy cả. Các món trong chiếc xe thì yên là thứ khó chọn nhất, cái mình thích lại ngồi không chịu được... còn cái không thích thậm chí nó xấu quắc lại ngồi dể chịu...hic!
    Nên nhớ không phải yên mắc tiền là ngồi êm đâu, cái yên còn phải tùy theo form của mông người sử dụng như thế nào.

    Kinh nghiệm của người đi trước cho thấy trước khi tính chuyện đổi yên, cứ ngồi khoảng vài tuần nữa xem sao, chỉnh thư thế ngồi, vị trí yên cho phù hợp nhất, nếu vẫn chưa vừa lòng thì lúc đó tính tới chuyện nâng cấp cũng chưa muộn.

    Minh họa một vài loại yên xe của anh em nhóm Đạp Chụp:




    Yên gì đó apham quên hiệu rồi, mua ở shop xe đạp, giá 250,000 đồng


    Yên Selle Royal, giá tầm 500,000 đồng


    Yên Brooks Standard Champion B17 có giá chừng 2,500,000 đồng bán tại các shop xe đạp như Phương Nguyễn ở SG


    Yên Selle Anatomica Titanico X Vintage Leather Touring Bike Saddle, thiết kế khá giống Brooks nhưng chất liệu da rất mềm


    Yên theo xe, vật liệu foam


    Yên San Marco, vật liệu sợi carbon


    Yên Schwinn, vật liệu gel


    Apham không dùng bỉm ngay từ ban đầu, cũng chẳng biết vì sao nhưng mình quen với mặc quần short khaki cho mát. Khi chạy một thời gian thì mình thấy thích ngồi lên chiếc yên da cứng cứng như loại Brooks nói trên, cảm thấy rất mát khi chạy đường dài, không bị dính đít quần vào yên. Đạp xe không bị đau bẹn nữa, có lẽ do ít ma sát và mông chúng ta di chuyển trên yên xe nên các mạch máu nó không bị cấn vào 1 chỗ.

    Theo REI.com thì họ có vài lời khuyên khi lựa chọn yên xe như sau:
    http://www.rei.com/learn/expert-advi...e-saddles.html

    - Đầu tiên phải xác định xe của mình là loại nào? Xe touring, MTB, road, v.v... thì đều có các loại yên phục vụ riêng cho nó. Ví dụ yên xe road rất nhỏ, thon dài, cứng, có nhiều loại làm bằng sợi carbon nhằm phục vụ cho nhu cầu đạp nhanh. Yên xe Touring có bản to bè hơn, đảm bảo cho người ngồi lên trên nó trong thời gian lâu để đạp đường xa.

    - Chọn vật liệu đệm, kiểu dáng cho yên: cái này thì trăm hoa đua nở, đủ các loại cho bạn chọn tùy theo nhu cầu và sở thích hay xì tai của mỗi người. Tuy nhiên có vài loại vật liệu phổ biến để đệm yên bao gồm: gel, foam (bọt xốp), da hay cao su (không kể vài loại yên quá đặc thù như sợi carbon, nhựa).

    - Sau đó thì chọn nơi để mua yên để check giá cả, dịch vụ, v.v... (có vài shop ở Sài Gòn hỗ trợ việc đo mông rồi tư vấn yên như Saigon Cycle, The Bike Shop) rất hữu ích cho các bạn nào mới chơi bộ môn này và đang đi sắm đồ.
    Được sửa bởi apham lúc 10:58 AM ngày 17-09-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  5. #5
    Tham gia
    21-03-2010
    Bài viết
    281
    Mấy chú Khoai Tây qua VN tham gia các event xe đạp trong balo ngoài các vật dụng cá nhân có thêm cái Saddle...

  6. #6
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Đồ chơi hỗ trợ kỹ thuật đạp quay (Spinning)

    Để duy trì sức bền thì chúng ta nên tập kỹ thuật đạp quay. Với kỹ thuật này chúng ta đạp tốc độ với cadence cao (thường là đạp ở số thấp - đĩa nhỏ, líp lớn - lực tác động lên pedal ít hơn). Cadence là nhịp đạp/guồng đạp - là tốc đọ vòng quay của đôi chân, được tính theo số vòng/phút (rpm). Cách xác định dễ nhất là khi nhịp chân kéo lên 1, 2, 1... chứ không đếm khi nhịp chân đạp xuống pedal.

    Kỹ thuật đạp quay đúng là để guồng chân quay tự nhiên và tăng dần theo thời gian luyện tập. Đạp kiểu này lấy vòng chân là chính, tốc độ là phụ. Cứ mỗi chuyến đạp chụp thì nên đạp quay trong 30 phút đầu như vận động cơ thể, cho cơ thư giãn. Đạp chụp giúp cơ thể vận động chuyển từ trạng thái đốt đường trong cơ sang đốt mỡ lâu năm trong cơ thể. Đạp quay mục đích duy trì thời gian đạp dài nhất.

    Cadence trung bình của người đạp bình thường vào khoảng 60-70rpm, còn đối với VĐV thì lên đến 110-120rpm. Cadence lý tưởng nhất khi đi tour đường dài là từ 80-100rpm.

    Để hỗ trợ cho chúng ta đo đếm chính xác thì các hãng thiết bị có các sản phẩm sau (apham chưa dùng cái này nên xin ghi lại để sau này tham khảo):

    Cateye CC-RD200 Strada Cadence
    http://www.cateye.com/en/products/de...D200/moreinfo/

    GARMIN Edge 800 -BUNDLE PACK SPECIAL- GPS Cycle Bike Computer & Mapping SAT NAV: 129usd

    CycleOps PowerTap Joule Computer w/Heart Rate Monitor - 7285: 99usd

    Garmin Fenix2 + Garmin GSC 10 Speed/Cadence Bike Sensor
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  7. #7
    Tham gia
    14-09-2012
    Bài viết
    33
    Quote Được gửi bởi apham View Post
    Đồ chơi hỗ trợ kỹ thuật đạp quay (Spinning)

    Để duy trì sức bền thì chúng ta nên tập kỹ thuật đạp quay. Với kỹ thuật này chúng ta đạp tốc độ với cadence cao (thường là đạp ở số thấp - đĩa nhỏ, líp lớn - lực tác động lên pedal ít hơn). Cadence là nhịp đạp/guồng đạp - là tốc đọ vòng quay của đôi chân, được tính theo số vòng/phút (rpm). Cách xác định dễ nhất là khi nhịp chân kéo lên 1, 2, 1... chứ không đếm khi nhịp chân đạp xuống pedal.

    Kỹ thuật đạp quay đúng là để guồng chân quay tự nhiên và tăng dần theo thời gian luyện tập. Đạp kiểu này lấy vòng chân là chính, tốc độ là phụ. Cứ mỗi chuyến đạp chụp thì nên đạp quay trong 30 phút đầu như vận động cơ thể, cho cơ thư giãn. Đạp chụp giúp cơ thể vận động chuyển từ trạng thái đốt đường trong cơ sang đốt mỡ lâu năm trong cơ thể. Đạp quay mục đích duy trì thời gian đạp dài nhất.

    Cadence trung bình của người đạp bình thường vào khoảng 60-70rpm, còn đối với VĐV thì lên đến 110-120rpm. Cadence lý tưởng nhất khi đi tour đường dài là từ 80-100rpm.

    Để hỗ trợ cho chúng ta đo đếm chính xác thì các hãng thiết bị có các sản phẩm sau (apham chưa dùng cái này nên xin ghi lại để sau này tham khảo):

    Cateye CC-RD200 Strada Cadence
    http://www.cateye.com/en/products/de...D200/moreinfo/

    GARMIN Edge 800 -BUNDLE PACK SPECIAL- GPS Cycle Bike Computer & Mapping SAT NAV: 129usd

    CycleOps PowerTap Joule Computer w/Heart Rate Monitor - 7285: 99usd

    Garmin Fenix2 + Garmin GSC 10 Speed/Cadence Bike Sensor
    Cần chi đếm cho mệt. ra Phuong Nguyen có bán đồng hồ đo vòng quay mua về gắn vô là ok. Chứ chạy trên đường còn lo nhiều việc khác như xe tải nè,ngắm cảnh nè,ngắm gái nè.....

  8. #8
    Tham gia
    14-09-2012
    Bài viết
    33
    Mà lở mua đồng hồ đo vòng quay rùi thì mua luôn đồng hồ đo nhip tim luôn nhé vì khi tập nhịp tim mình đập nhanh hơn bình thường, nếu tim đập quá ngưỡng cho phép là đức bòng luôn nhé. Mình thấy một bác vì tập quá sức bị đột quỵ song giờ đi bán muối luôn rùi.

  9. #9
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Chuông xe

    Apham thấy các anh em gắn chuông đủ loại, món này đúng là trăm hoa đua nở, thích cỡ nào cũng có. Có cái gạt tay, bấm kêu leng keng, có cái dùng điện như kèn hơi xe gắn máy, v.v...

    Thông thường anh em hay dùng hiệu Cateye nhiều nhất, có lẽ thương hiệu này phổ biến, chất lượng tốt, giá tầm 150,000 đồng đến 200,000 đồng là ngon. Ảnh dưới đây là chuông Cateye


    Chuông hàng Tàu, có cả la bàn mà giá chỉ 20,000 đồng, dùng cũng tốt chán


    Chuông Crane Suzu, hình dáng cổ điển. Trên Amazon mấy món này rẻ ghê, giá rẻ như mua Cateye.


    Đúng chuẩn chuông luôn


    Còn đây có đủ kèn hơn và kèn điện
    Được sửa bởi apham lúc 09:32 PM ngày 10-11-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  10. #10
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Tìm hiểu về vỏ xe đạp

    Ban đầu khi biết về xe đạp apham không quan tâm đến vỏ xe, sau này càng đạp nhiều thì mình để ý thấy anh em dùng đủ loại vỏ xe, mỗi loại có đặc tính và công năng không giống nhau. Ngoài ra kích cỡ của vỏ xe cũng phải tương đồng với bộ khung sườn xe, còn độ rộng, gai thì tùy theo loại đường cũng như tải trọng bạn tính chở. Nói chung là có rất nhiều loại vỏ trên thị trường, tram hoa đua nở và giá cũng thượng vàng hạ cám.

    Do đó việc chọn cho mình 1 không hề đơn giản. Chưa kể là khi chơi theo nhóm thì xu hướng anh em hay chọn size vỏ giống nhau để có thể san sẻ khi gặp sự cố.

    * Vỏ dầy, nặng, có gai đạp sẽ nặng và tốn nhiều sức. Loại vỏ này bám đường tốt.
    * Vỏ mỏng, ít gai cho đến bánh trọc thì sẽ chạy nhẹ. Loại vỏ này chạy nhanh, ít ma sát nên sẽ không bám đường tốt. Loại vỏ này thường đắt.

    Apham để ý thấy anh em đạp xe ở nhà mình thường dùng các loại vỏ hiệu Kenda, Continental, Schwalbe, Inoue, Michelin, Maxxis. Trong các hiệu này thì Schwalbe được ưu thích nhất.

    Vậy tại sao lại là Schwalbe:
    Nói đến vỏ xe thì giới chơi xe thường tin dùng sản phẩm của hãng Schwalbe. Schwalbe là công ty rất lâu đời (thành lập năm 1901) và đây cũng là thương hiệu hàng đầu thế giới về vỏ ruột xe đạp có xuất xứ từ Đức. Hãng này chuyên nghiên cứu và sản xuất vỏ ruột xe, đặc biệt là xe đạp từ loại trung bình đến loại cao cấp nhất. Người ta thường ví sản phẩm của Schwalbe là sản phẩm high-end trong lĩnh vực xe cộ. Bạn đang chạy xe road, mountain, tour bike, bạn cần lốp dạng gai hoặc phẳng, ruột chịu được áp suất cao… Schwalbe đều có những sản phẩm phù hợp cho bạn với giá từ rẻ (chỉ tầm 400K đồng) đến đắt (vài triệu).


    Tham khảo:
    http://www.rei.com/learn/expert-advice/bike-tires.html
    http://www.performancebike.com/bikes...RoadTiresGuide
    http://guides.wiggle.co.uk/bike-tyres-guide/
    http://www.bikeradar.com/gear/articl...e-myths-29245/


    Minh họa các loại vỏ xe của anh em nhóm Đạp Chụp.














    Để chọn cho mình 1 cặp vỏ phù hợp, các bạn tham khảo các bước sau:

    Bước 1: Chọn đúng size theo xe
    - Xác định xe của bạn dùng vỏ kích thước nào, 20”, 26”, 700mm, 29”, v.v…. Nếu bạn chọn sai thì sẽ không dùng được. Lấy ví dụng bánh 700mm không gắn vừa khung 26” vì lúc đó bộ thắng sẽ lệch với vành xe.
    - Xe của bạn là loại touring, road, MTB hay loại nào đó. Với mỗi loại khác nhau bạn sẽ chọn đường kính vỏ xe, gai xe khác nhau. Ví dụ xe road cần bánh trơn, ít gai, tiết diện nhỏ, và nhẹ. Trong khi đó touring cần tải nặng thì bánh phải đủ lớn, có gai để bám đường, có chất liệu tốt để ít mòn khi đạp rong ruổi. MTB thì lại cần vỏ hầm hố, có gai nhiều, v.v…

    Bước 2: Bạn chạy loại đường nào?
    Tùy theo loại đường mà chọn vỏ xe có độ bám cho phù hợp. Cùng 1 loại vỏ nhưng NSX thiết kế gai và rãnh trên vỏ rất đa dạng để làm tang hay giảm độ bám, xe chạy nhanh hay chậm hơn là 1 phần cũng do yếu tố này. Ví dụ xe đi phố, lâu lâu đạp đi tỉnh thì apham dùng Schwalbe Big Ballon, nếu thích vỏ xe bền muôn năm thì Schwalbe Marathon Mondial (cái này được các bạn tây oánh giá cực cao về độ bền), thích chạy nhanh thì Schwalbe Kojak là loại bánh trơn nhẵn thín (mấy bác chạy road thích dòng này), v.v…

    Các bác thứ lỗi là apham lấy Schwalbe làm ví dụ nhé.

    Bước 3: Chọn ruột và valve xe
    Để chọn ruột thì các bác cứ theo thông số đường kính của vỏ xe mà mua ruột tương ứng. Ví dụ bánh 26" x 2.0" thì mua ruột 1.8"-2.2" là dùng được.

    Khi chọn mua ruột thì lại phát sinh ra 1 vấn đề đó là phải chọn valve phù hợp. Việc lựa chọn loại valve thì "PHẢI" phụ thuộc vào lỗ chân valve trên vành xe đang dùng, hơn nữa chiều dài valve cũng phải dựa trên chiều cao của vành (niềng) mà chọn cho phù hợp (niềng bản thấp gắn valve quá dài sẽ làm yếu khu vực chân valve và ruột, niềng bản cao gắn valve ngắn quá thì chẳng kiếm thấy cái chỗ nào mà bơm xe.

    Người ta thường phân biệt là valve to - valve nhỏ (theo ngôn ngữ bình dân, ý nói là đường kính của 2 loại valve này to nhỏ khác nhau, valve to là 8mm - valve nhỏ khoảng 6mm), một kiểu khác là valve Mỹ - valve Pháp (cái này nghe có vẻ pro hơn dc tí, cũng nên nhớ là valve Mỹ có đường kính to hơn valve Pháp), Pro nữa thì gọi đúng tên của từng loại luôn Schrader valves - Presta valves.

    Vành có lỗ chân valve nhỏ thì dùng valve Pháp, lỗ chân valve to thì dùng van Mỹ. Tới đây sẽ có bác hỏi là gắn đảo 2 loại valve khác được không. Được nhưng không nên làm thế. Gắn valve to vào vành có lỗ chân valve nhỏ thì "phải khoan vành". Ngược lại gắn valve nhỏ vào vành có lỗ chân valve to thì phải dùng adapter chêm vào (không chêm cũng dc, nhưng chạy hay bỉ thủng ruột sảng thì hiểu vì sao luôn ^^)

    Cám ơn bác Chuong Nguyen đã góp ý để hoàn thiện phần này.

    Bước 4: Bơm bánh xe
    Phần này các bạn chú ý thông số trên vỏ xe và bơm bánh cho đúng. Áp suất được tính bằng psi (pounds per square inch) và trên các bơm có con số này để mình nhìn vào khi bơm cho chính xác. Một cách tổng quát:
    • Xe road thường bơm 100 đến 140 psi.
    • Xe Mountain bike thường bơm 30 đến 50 psi.

    Bơm ở con số psi thấp thì bánh đi mềm, ít đau tay và áp dụng cho đường gồ ghề nhưng ngược lại đạp sẽ nặng. Bơm căng ở psi cao thì chạy sẽ bon hơn, nhưng bánh hơi nẩy, các này áp dụng khi đi đường tốt. Lưu ý là không bơm dưới số psi thấp và cao hơn số psi cao.
    Được sửa bởi apham lúc 02:20 PM ngày 15-09-2014
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

Trang 1 / 7 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •