Câu hỏi Danny “bị” nghe nhiều nhất trong tháng: “Nên mua máy chụp hình nào bây giờ?” Vậy nên trong bài viết này, Danny tư vấn mua máy cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cầm máy.

Trước khi đọc bài viết dài dằng dặc này, bạn vui lòng tự trả lời 3 câu hỏi dưới đây:

Kinh phí bạn bỏ ra để mua máy là bao nhiêu?
Bạn định dùng máy trong bao lâu (ngắn hạn/lâu dài/lướt…)? Tần suất sử dụng máy?
Bạn định sẽ chụp gì?
Danny sẽ lý giải từng câu hỏi và hy vọng bạn sẽ tìm được đáp án hợp lý nhất sau khi đọc.

Thứ nhất, vấn đề KINH PHÍ. Hãy coi số tiền bỏ ra mua máy là một khoản đầu tư, vậy bạn phải chọn được kênh đầu tư hiệu quả nhất có thể. Nhiều người vẫn nghĩ rằng “máy càng đắt tiền thì chụp hình lên càng đẹp”, thực ra điều đó là sai lầm! Một chiếc máy ở entry level (dòng máy dành cho những người mới cầm máy) có giá thấp hơn nhiều so với một máy ở cấp semi-pro (dòng máy bán chuyên) bởi những lý do sau:

Entry level sản xuất hàng loạt với số lượng lớn hơn semi-pro nên giá thành thấp hơn
Tuổi thọ của Entry level ngắn hơn (tính theo số shot chụp). Nhưng thường thì bạn đã kịp thay đời máy Entry level mới trước khi hết tuổi thọ của máy
Các máy semi-pro và pro càng đắt tiền thực sự chỉ giúp bạn thao tác nhanh nhất, trong những trường hợp khắc nghiệt nhất. Còn những yếu tố như số chấm, số màu…đều không còn quá quan trọng với thời buổi công nghệ này. Khi máy vượt ngưỡng 16MP thì hình ảnh gần như không có sự khác biệt lớn.
Ngoài giá thành rẻ hơn, Entry Level còn có lợi điểm:

Những công nghệ mới nhất thường được ứng dụng “chuột bạch” lên dòng này đầu tiên.
Thường tích hợp một số phần mềm khá thú vị như Pan-panorama, Miniature… Ít thấy các máy semi-pro và pro có những phần mềm này.
Nhỏ gọn hơn
Thời trang hơn
Tất cả chúng ta đều đang đứng trước ngưỡng cửa thay đổi ồ ạt về công nghệ, có khi chỉ sau một đêm thức dậy thì hôm qua đã trở thành lỗi thời. Công nghệ thay đổi rất nhanh và đang bước qua một giai đoạn công nghệ hoàn toàn mới, những xu hướng mới. Bởi vậy, với khoản tiền đầu tư mua máy của mình, bạn nên mua một chiếc máy mới – cho dù nó là Entry Level cũng được – hơn là mua một máy pro second-hand. Thêm vào đó, mua máy second-hand nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro: không rành rẽ về máy, không tìm được người bán uy tín, dễ xảy ra hỏng hóc mà không biết kêu ai…

Thứ hai, vấn đề MÁY BỀN HAY KHÔNG BỀN. Thực ra, nếu bạn mua máy vì yêu thích nhiếp ảnh, đang học nhiếp ảnh, làm quen với nhiếp ảnh thì có nghĩa tần suất bạn sử dụng máy không phải liên tục nhiều tiếng mỗi ngày (như Danny chụp mỗi lần khoảng 500 shots, với tần suất 5 ngày/tuần gần như là giã máy). Nếu với tần suất thấp và không phải chụp trong các điều khiện khắc nghiệt, bạn không cần đến độ “siêu bền” của máy pro. Một máy thuộc Entry level đủ đáp ứng nhu cầu chụp dã ngoại cuối tuần, chụp mẫu, chụp phong cảnh theo sở thích của bạn.
[COLOR="#FF0000"]
Thứ ba, BẠN SẼ CHỤP GÌ?. Bạn chụp gia đình, chụp bạn gái, chụp phong cảnh khi đi du lịch? Hay chụp ảnh chiến trường? Hay chụp ảnh tận Bắc Cực?.... Với nhóm mục tiêu đầu tiên, một máy Entry level là quá đủ. Không phải lo đến nhiệt độ quá lạnh làm máy mở không được, không lo cát bụi lọt nhiều vào máy, và cũng chẳng cần lo có quả bom nào rơi vào máy bạn hết!

Tóm lại, lời khuyên của Danny dành cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cầm máy, bỏ ra một khoản tiền vừa phải, hưởng những công nghệ mới nhất và thỏa mãn mọi nhu cầu chụp hình…đó là máy thuộc dòng Entry Level. Bạn có thể tham khảo một số máy Entry level dưới đây:

NIKON

- D3300 (~12,5 triệu) đã kèm kit lens

Độ phân giải 24.2MP, cảm biến CMOS APS-C, không bộ lọc low-pass.
Bộ xử lý hình ảnh Expeed 4.
Dải ISO 100 – 12800 (mở rộng 25600). 39 điểm lấy nét.
Màn hình LCD 3″2.
Chụp liên tiếp 5 hình/giây.
Tích hợp kết nối WiFi, GPS. Microphone Stereo. Quay phim Full-HD 60p
- D5300 (~16,5 triệu) đã kèm kit le


CANON

- 1200D


Cảm biến CMOS 18 megapixel kích thước APS-C. Bộ xử lí hình ảnh: DIGIC 4. ISO: 100 đến 6.400. Tốc độ màn trập: 1/4000 giây. Màn hình: LCD 3″ độ phân giải 460,000 điểm ảnh. Viewfinder: quang học, phủ 95%, phóng đại 0,8x. Hệ thống lấy nét: 9 điểm, 1 điểm cross-type. Có khả năng lấy nét theo pha và theo độ tương phản. Đèn flash pop-up. Quay phim Full-HD, tốc độ 24/25/30 fps, micro stereo

- 700D (~13,3 triệu) – tốc độ chụp lên tới 5 khung/giây



Cảm quang: 18 megapixel APS-C Hybrid CMOS.
Bộ xử lí hình ảnh: DIGIC 5.
Chụp ảnh liên tục: 5 khung hình/giây. Màn hình: LCD cảm ứng điện dung 3″ độ phân giải 1.040.000 pixel, lật xoay.
Hệ thống lấy nét: 9 điểm, toàn bộ là điểm cross type.
Có khả năng lấy nét theo pha và theo độ tương phản.
Quay phim Full-HD, tốc độ 24/25/30 fps, micro stereo, lấy nét liên tục khi quay phim
7 bộ lọc hiệu ứng (Creative Filters) xem liền trước khi chụp. Kèm ống kính EF-S 18-55mm f/3.5- 5.6 IS STM

SONY

- SONY A5000 (9,5 triệu)

Cảm biến APS-C 20.1Mpx.
Hỗ trợ lấy nét 25 điểm.
Đo sáng 1200 vùng. ISO 100-16000.
Màn hình 3 inch 460.8000 điểm ảnh, có thể lật.
Đèn flash popup tích hợp.
Hỗ trợ quay phim Full HD AVCHD.
Có Wifi và NFC

- SONY A6000 (16,5 triệu) – có thể gắn flash lên máy hoặc chụp trong studio


Cảm biến 24.3Mpx Exmor , APS-C.
Bộ xử lý Bionz X.
Hệ thống lấy nét lai (pha/tương phản).
Màn hình 3 inch có thể lật, 921K điểm ảnh. Hỗ trợ dải ISO từ 100 đến 25.60
Tăng tốc khả năng lấy nét với tất cả ống kính E-Mount.
Màng lọc RGB tốt hơn.

FUJI

Fujifilm X-A1 (~11,5 triệu)

Mở rộng độ nhạy ISO 25600
Tốc độ chụp liên tục 5,6 fps
Nâng cao SR Auto và Q Menu Button
16.3MP APS-C CMOS
Wi-Fi kết nối

PANASONIC:

- DMC-GF6 (~11,5 triệu)

Cảm biến: định dạng Micro Four-Thirds (m4/3) độ phân giải 16 megapixel
Bộ xử lí hình ảnh Venus Engine
Dải ISO từ 100 – 25.600
Màn hình LCD 3″ độ phân giải 1.040.000 pixel, có cảm ứng, lật 180 độ lên trên
Video: Full-HD 1080p 50i (định dạng AVCHD) hoặc 1440 x 1080 (định dạng MP4)
Tích hợp 19 bộ lọc hiệu ứng

- DMC-GM1 (~16,5 triệu)

Ngàm ống kính: Micro Four-thirds
Cảm biến: Live MOS 16 MP kích thước 17.3 x 13.0 mm, tỉ lệ 4:3
Bộ xử lý: Venus Engine
Màn hình: cảm ứng 3″ độ phân giải 1,036,000 điểm ảnh
ISO: 200 – 25.600, tốc độ chụp 1/16.000 giây
Kết nối: Wi-Fi

SAMSUNG

Samsung NX300 (~8,5 triệu) – máy rẻ nhất, hình ảnh ổn, body thời trang, bắt mắt…

Cảm biến: CMOS 20.3 MP kích thước APS-C
Bộ xử lý: DRIMe IV
Ngàm ống kính: NX (khoảng 14 chiếc)
ISO: 100 – 25.600
Tốc độ màn trập: 1/6000
Màn hình: 3.31” OLED, lật lên xuống
Quay video: 1080p 50p (60p hệ NTSC)
Kết nối: USB 2.0, Wi-Fi

Chúc bạn có những quyết định sáng suốt và tìm được camera ưng ý!