Trang 1 / 6 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 52

Chủ đề: Cuộc chạm trán bất ngờ giữa 3 ống kính siêu rộng

  1. #1
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539

    Cuộc chạm trán bất ngờ giữa 3 ống kính siêu rộng

    Sau khi làm review so sánh giữa Tamron 17-35 với Canon 16-35LII, em đã tìm đến những trải nghiệm mới và kết quả thu được rất ngạc nhiên và thú vị. Đó chính là lý do mà hôm nay em tiếp tục viết và đăng tải bài review nữa về ultrawide, nhưng lần này là các ứng cử viên khác và nội dung cũng có phần khác nhằm chia sẻ với các bác về sự ngạc nhiên và thú vị này.


    Và không dài dòng thêm nữa. Bất ngờ mà em nói tới chính là Tokina 11-16mm f/2.8 dùng trên fullframe. Cuộc chạm trán lần này sẽ là Tamron 17-35 ở tiêu cự 17mm. Tokina 11-16 ở tiêu cự 15mm ~ 16mm và Canon 14mm f/2.8L II



    Đầu tiên em xin giải đáp trước vì chắc chắn sẽ có thắc mắc tại sao lại là Tokina 11-16. Đúng vậy Tokina 11-16 là ống kính ultrawide đã quá nổi tiếng dành cho crop sensor. Ống kính crop chụp được trên sensor có thể không phải là điều gì bất ngờ nhưng mang lại chất lượng tốt vượt hơn mong đợi là điều không phải ai cũng biết. Tokina 11-16 lắp lên FF bị đen góc từ 11 đến gần 15mm. Từ 15mm đến 16mm chụp bình thường và chất lượng ra sao xin mời các bác theo dõi.


    Bài review lần này sẽ có những đánh giá thậm chí khách quan hơn và chi tiết, trực quan hơn bài so sánh trước. Mặc dù là 2 ống zoom so sánh với 1 ống Fix, lại là fix L nhưng thực tế khi lên võ đài so găng với nhau, hơn thua ra sao không cần phải đoán mò mà mọi thứ sẽ rõ ràng sau bài viết này.






    Nội dung cuộc chạm trán.

    Hiệp 1:

    Viginette - Fall off - Tối bốn góc

    Hiệp 2:

    Distortion - Méo hình

    Hiệp 3:

    Color rendering - Màu sắc thể hiện

    phụ lục: flare, tương phản khi chụp trực đối nguồn sáng mạnh - mặt trời.

    Hiệp 4 - hiệp dài nhất:

    Độ nét tâm - biên và sự đồng đều độ nét từ tâm ra biên.
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  2. #2
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    Hiệp đầu tiên là Vignette - fall off - tối bốn góc.

    Tối bốn góc là một trong những yếu tố rất quan trọng khi đánh giá ống kính. Đặc biệt với các ống góc rộng. Tối góc là điều không một ống kính nào có thể tránh khỏi, tuy nhiên độ chênh sáng giữa vùng tối và trung tâm cũng như mức độ đồng đều của tối bốn góc quyết định chất lượng của tối bốn góc.



    Tối bốn góc tại f/2.8.


    Fall off at f/2.8 comparison by Thien Thach Photography, on Flickr

    Các bác có thể thấy là Tokina 11-16 khi lắp trên FF bị đen từ 11mm đến gần 15mm Cho nên viginette của Tokina em lấy tại 2 tiêu cự là 15mm và 16mm.



    Fall off comparison from f/4 to f/11 by Thien Thach Photography, on Flickr



    Kết quả:

    _14L với lợi thế kính rất lớn do vậy hiện tượng tối góc của 14L được giảm thiểu một cách triệt để.
    Nhưng thật sự bất ngờ khi Tokina lại mang lại kết quả tối bốn góc mỹ mãn khi ngang cơ với 14L, đặc biệt tại f/2.8 thậm chí còn ít tối bốn góc hơn.

    _15mm của Tokina đánh dấu sự mấp mé của các vết đen ở 4 góc, đó chính là giới hạn của trường ảnh được tạo bởi lens. Với tiêu cự 15mm, vết đen sẽ hoàn toàn biến mất ở f/8 và tối bốn góc lúc này tương đương 16mm.

    _Tamron cho thấy f/8 mới khắc phục triệt để tối bốn góc, trong khi với 14L và Tokina 16mm thì từ f/5.6



    Hiệp 2: Distortion - Méo hình

    Distortion là yếu tố cực kì quan trọng với ultrawide, nó cũng là một yếu tố làm nên đẳng cấp của một ống kính siêu rộng. Một ống kính siêu rộng đắt tiền chắc chắn là một ống kính có độ méo dễ chịu và ngược lại, một ống kính méo hình khó chịu chắc chắn thuộc về cấp thấp hơn.

    Lần này Distortion của các ống kính sẽ được đánh giá khách quan hơn so sánh giữa Tamron 17-35 và Canon 16-35LII

    Distortion của 3 lens thể hiện ở hình dưới:


    Distort Comparison by Thien Thach Photography, on Flickr

    Hàng trên là méo hình nguyên gốc
    Hàng dưới là sau khi đã nắn méo hình bằng photoshop - Distortion Correction
    _14L nắn mức +4,5
    _Tokina 16mm nắn mức +6,5
    _Tamron nắn mức (1) là +5 và mức (2) là +15



    Phân tích kết quả cho thấy:

    _ 14L ít méo nhất. Chỉ phải sửa ở mức +4,5. Tokina 16mm méo hơn, sửa ở mức +6,5. Nhưng cả 2 sự méo hình này đều rất đều đặn và dễ nắn. Sau 1 thao tác nắn vô cùng đơn giản ta thu được những bức hình có độ Barrel Distortion ở 0% - tức là hoàn toàn không méo.


    Tuy nhiên khi ra chụp thực tế thì lạ thay là hoàn toàn không méo dù chỉ 1 chút. Tức là về chỉnh lại distortion cho +1 cũng thành méo mà -1 cũng thành méo, chỉ có 0 là hoàn hảo, tức là đạt đến mức không méo chút nào.

    Kết luận là distortion của 14L II thay đổi theo từng cự ly lấy nét, tức là focus cực cận và focus cực viễn độ méo một khác. Cụ thể là focus cận thì méo barrel 1 lượng tương đương +4,5 còn focus cực viễn thì hoàn toàn không méo. Điều này phải nói là rất tuyệt vời vì đa số 14L chỉ dùng để chụp cảnh, kiến trúc, nên hầu hết là focus viễn điểm.





    _ Méo hình của Tamron tuy không phải là nặng, nhưng rất dị, không đều đặn. Nó méo barrel nặng hơn ở vùng trung tâm và khi ra đến rìa thì được nắn lại, dẫn đến việc chữa lại cho thẳng là vô cùng nan giải. Ở mức nắn Distortion +5 ta thu được hình ảnh các đường thẳng khá thẳng ở các rìa. Nhưng trung tâm vẫn bị méo barrel. Phải nắn đến Distortion +15 thì trung tâm mới hoàn toàn hết méo, nhưng lúc này ở rìa lại bị méo pincushion nặng. Nói tóm lại, méo hình của Tamron rất khó chịu. Và các nhiếp ảnh nội thất, seascape sẽ rất dị ứng với kiểu méo này.


    Như vậy Tokina lại cho thấy một ưu điểm nữa của mình đó là méo hình có kiểm soát và rất dễ nắn, khi nắn rồi thì ta thu được bức hình hoàn toàn hoàn hảo về distortion.





    Hiệp 3: Color rendering - thể hiện màu sắc
    Phụ: Độ tách bạch của vùng cây xanh
    Phụ 2: Tương phản khi chụp trực đối với mặt trời



    Thể hiện màu sắc là một trong những điều mà chỉ riêng các bác nhà mình quan tâm, chứ em thấy khoai tây không nói đến màu sắc lens bao giờ. Vì các bác đã đặc biệt quan tâm cho nên em cũng xin làm rõ, lần này kĩ càng và khách quan hơn các lần trước.


    Để test cách thể hiện màu một cách trực quan và chính xác nhất, em cho chụp cùng 1 cảnh, cùng một thời gian. Setting máy là rất quan trọng. Để cùng tất cả các thông số và quan trọng nhất là cân bằng trắng: để cùng về một Custom White Balance, tránh tình trạng tự thay đổi WB do AutoWB.


    Kết quả như sau:


    Color render comparison by Thien Thach Photography, on Flickr


    _Nếu lấy L làm chuẩn: Tamron bị phủ một lớp vàng chanh vàng nhưng pha một chút ít xanh green.
    Tokina khá chuẩn màu so với L, nhưng có xu hướng lạnh màu hơn 1 chút khi hơi ngả sang xanh pha chút tím (blue)

    Test này cũng khẳng định hiện tượng ám vàng ở Tamron như lời đồn. Nhưng lưu ý là phải để ở cùng một chế độ cân bằng trắng. Nếu để Auto thì kết quả ra sẽ gần như nhau do Body tự động cân bằng trắng.

    _ Màu sắc của Tokina kém rực màu hơn một chút so với Tamron và đến lượt mình Tamron lại kém rực màu hơn một chút so với 14L Canon. Điều này rõ hơn khi ta quan sát các ảnh crop 100% của Hiệp đấu 4 bên dưới.


    Phụ 1:

    Crop ảnh trên để quan sát kĩ tại các vùng chụp tán cây xanh:


    Lcr by Thien Thach Photography, on Flickr


    Ảnh trên xua tan mọi tin đồn về chuyện coating của L chụp các tán cây nhìn tách bạch hơn. Thực tế đó là một kiểu cảm nhận rất mang tính cảm xúc tương đối. Ảnh test cho thấy chúng thể hiện như nhau. Tokina và Tamron thể hiện tách bạch hơn do mật độ hình ảnh lớn hơn 1 chút do góc nhìn 16 nhỏ hơn 14mm nên kích thước vật thể bởi góc nhìn 16mm lớn hơn 14mm.



    Phụ 2:


    Dù chụp trực đối với nguồn sáng rất mạnh là mặt trời, nhưng cả 3 lens đều cho các vùng màu rất tách bạch và tương phản. Các thanh sắt ngược sáng vẫn giữ nguyên tương phản tức là đen sì, hoàn toàn không bị hiện tượng soft, lấn sáng như hiện tượng ta thấy ở các lens có chất lượng mở khẩu không được tốt.
    Được sửa bởi TThach lúc 06:43 PM ngày 05-01-2014
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  3. #3
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    Hiệp thứ tư - nét tâm, nét biên và độ nét chuyển từ tâm ra biên







    Độ nét có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất của mọi loại lens. Nói gì thì nói, lens chụp mà không nét thì không bao giờ là lens tốt cả. Nhiều lens có độ nét tâm rất tốt ngay từ khẩu lớn, nhưng việc nó không duy trì được độ nét đó trong suốt toàn khung hình cho nên nó cũng không thể được đánh giá cao.

    Để kiểm tra về độ nét một cách toàn diện, TThach test kĩ ở cả 3 vùng quy ước như hình dưới đây





    Sau đây là tóm lược tình hình độ nét của các lens tại các khẩu độ:



    Ta quan sát rất rõ ràng rằng:
    _Độ nét tâm của 14L cực kì tốt ngay tại 2.8.
    _Độ nét tâm của Tamron thậm chí còn nét rất đanh ngay tại 2.8.
    _Tokina ở f/2.8 hơi soft 1 chút. Một phần là do lens đã được mang đi lau mốc.




    Kiểm tra tiếp độ nét tại biên




    Đây là một hạng mục thi đấu rất gay cấn khi hiệp đấu bước vào giai đoạn khó và 3 ứng viên đã phải bộc lộ điểm yếu của mình.

    _ Xuất sắc nhất có lẽ phải dành cho Tokina 16mm. Khi từ f2.8 cho đến f/8 nó đều thể hiện phong độ rất ấn tượng. Duy có việc bị nhiễm Chromatic Aberation - sắc sai loại yellow-blue khiến cho tại f/8 thì corner của nó bị đánh giá là thua so với 14L của Canon

    _ 14L của Canon cho hình ảnh không xuất sắc tại corner ngay từ f/2.8. Nhưng nó có sự cải thiện rất đồng đều khi khép khẩu và tới f/8 thì cho chất lượng rất tốt.

    _ Tamron là trường hợp rất đặc biệt. Nó có extreme corner (tận cùng góc) rất tệ tại 17mm. Vùng extreme corner của nó bị soft, mất chi tiết, vùng này chỉ cải thiện khi khép khẩu tới f/8. Tuy nhiên ta quan sát thấy sự cải thiện đáng kinh ngạc ở vùng ảnh gần kề với nó trở vào trong, vẫn thuộc corner nhưng ảnh đã có chi tiết và độ nét rất tốt ngay từ f/2.8. Quan sát detail ở vùng các cuốn sách [Hạt giống tâm hồn] ta thấy được rằng độ nét và chi tiết ở vùng này thì Tamron đánh bại cả Tokina và 14L của Canon.





    Còn một hạng mục cuối cùng về độ nét đó là nét ở mid-frame, một hạng mục cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta chỉ soi mỗi center và corner đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá độ nét và chi tiết của lens. Bởi mid-frame mới là vùng chiếm nhiều diện tích và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng của bức ảnh.
    Được sửa bởi TThach lúc 11:28 PM ngày 21-11-2013
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  4. #4
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    Sau đây là những ảnh được crop lại từ tâm ảnh ra góc ảnh để theo dõi diễn biến độ nét thay đổi từ tâm ảnh ra biên ảnh như thế nào ở từng khẩu độ của 3 lens. Ảnh sẽ được crop sao cho góc dưới cùng bên phải là tâm ảnh và trên cùng bên trái là góc ảnh.

    Tất cả các ảnh đều được lấy nét rất chính xác..



    14L từ tâm ra biên tại f/2.8




    14L từ tâm ra biên tại f/4




    14L từ tâm ra biên tại f/5.6




    14L từ tâm ra biên tại f/8




    Nhận xét nóng: độ nét và chi tiết của 14L từ tâm ra biên đạt kết quả tốt từ f/5.6, từ f/4 trở về chi tiết ở vùng corner chưa tốt. -> quan sát các chữ và các hạt của bàn tính.





    Tamron 17mm từ tâm ra rìa tại f/2.8




    Tamron 17mm từ tâm ra rìa tại f/4





    Tamron 17mm từ tâm ra rìa tại f/5.6





    Tamron 17mm từ tâm ra rìa tại f/8




    Nhận xét nóng:

    Tamron đã tạo ra bất ngờ lớn khi phô diễn độ nét một cách rất thuyết phục từ tâm ra rìa ở tại mọi khẩu độ. Ở f/2.8 vùng border có hơi soft nhẹ nhưng chi tiết vẫn rất tốt. Ngay khi khép lên f/4. Nếu không tính vùng extreme corner, Tamron 17mm có thể coi là nét căng từ tâm ra tận rìa.




    Tokina 16mm từ tâm ra rìa tại f/2.8




    Tokina 16mm từ tâm ra rìa tại f/4




    Tokina 16mm từ tâm ra rìa f/5.6




    Tokina 16mm từ tâm ra rìa tại f/8



    Nhận xét nóng:

    _Tokina 16mm cho một trạng thái nét rất kì lạ, rất ít thấy ở các ống kính. Đó là Tâm nét tốt, Rìa nét tốt nhưng mid-frame lại kém hơn thậm chí so với rìa.
    _Ta quan sát thấy cùng border của Tokina 16mm cho độ nét và chi tiết rất tốt ở mọi khẩu độ. Nhưng vùng mid-frame lại soft ở f/2.8 và nét dần lên khi khép khẩu.





    Nhận xét toàn cục:

    _14L cho độ nét từ tâm ra biên chưa tốt tại f/2.8 nhưng cải thiện dần khi khép khẩu, và khép tới f/5.6 đã cho kết quả rất tốt.
    _14L có đặc điểm khá giống với 16-35LII ở điểm là vùng border có chi tiết không tốt.

    _Tamron cho độ nét và chi tiết vô địch từ tâm ra biên nếu không tính vùng extreme corner. Ở f/2.8 chi tiết vùng biên ảnh vẫn rất tốt và từ f/4 đã hoàn toàn nét căng từ tâm ra rìa.

    _Tokina 16mm cho thấy sự bất ngờ khi vùng biên ảnh có chất lượng rất tốt ngay từ khi mở khẩu, thế nhưng vùng mid-frame thậm chí độ nét lại không bằng vùng biên khi soft nhẹ tại f/2.8 và f/4. Lens này cũng cho kết quả nét căng từ tâm ra biên từ f/5.6 nhưng về chi tiết vẫn xếp sau Canon 14L và Tamron 17mm







    Kết luận những ưu nhược điểm về chất ảnh của cả 3 lens:
    14L:
    + Nét tâm cực tốt ngay từ f/2.8
    + Vignette - tối bốn góc rất đều đặn, hạn chế triệt để khi khép f/5.6
    + Độ méo thùng ít và méo rất đều đặn nên rất dễ chữa lại bằng phần mềm
    + Màu sắc của Canon L được coi là chuẩn mực
    - Nét ở vùng biên chưa tốt tại f/2.8 và f/4
    - Thấu kính tròn không sử dụng được filter, nếu muốn dùng các hiệu ứng của filter thì cần có holder với thiết kế đặc biệt (giá không rẻ và không dễ kiếm)


    Tamron 17mm
    + Nét đanh tại tâm ngay từ f/2.8
    + Nét từ tâm ra rìa nếu không tính extreme corner, nét đanh từ tâm ra rìa tại f/4
    + Filter thread 77mm
    - Extreme corner bị soft, mất chi tiết. Khắc phục được ở f/8
    - Tối bốn góc nặng hơn 2 lens còn lại.
    - Méo hình rất tệ và rất khó chữa
    - Màu sắc có ám vàng.


    Tokina 16mm
    + Rất ít tối bốn góc, thậm chí ngang ngửa với 14L, khá hơn ở f/2.8 một điều bất ngờ khi đây là lens for crop sensor.
    + Méo hình nhẹ nhàng và rất dễ sửa bằng phần mềm. Điều này rất giá trị với chụp kiến trúc, nội thất, seascape.
    + Nét vùng biên cực kì tốt. Phải nói là không thể kì vọng vùng biên lại nét tốt như vậy ở một lens for crop. Khi khép khẩu tầm f/5.6 thì độ nét khá hoàn hảo từ tâm ra tận góc ảnh.
    + Màu sắc khá chuẩn so với L.
    + Filter thread 77mm. Là ưu điểm đáng kể khi so sánh với Tokina 16-28
    - f/2.8 không nét căng mà hơi soft. Đây có thể là do lens đã bị lau. (Tamron cũng đã bị tháo ra sửa, Canon 14L thì nguyên zin code UZ)
    - Độ nét mid-frame chỉ nét tốt từ f/5.6
    - Màu sắc có độ rực kém hơn Tamron và kém hơn 14L.
    - Sắc sai trên toàn frame dạng yellow-blue, bộc lộ rõ nhất khi khép khẩu sâu. Tuy nhiên sắc sai này không ảnh hưởng nhiều đến chi tiết và rất dễ sửa bằng PTS.









    Chú thích thêm:

    Tokina 11-16 vốn được coi là lens nét căng tại f/2.8 trên toàn dải, bản thân em cũng có trải nghiệm tương tự. Tuy nhiên lens của em trước khi review đã bị mốc và phải mang đi lau, sau đó phải cân chỉnh lại thấu kính. Cho nên có thể độ nét trong bài không phản ánh chính xác về các Tokina 11-16 khác, tuy nhiên đó là điều mà em buộc phải chấp nhận và mong các bác thông cảm.

    Em sẽ upload rất nhiều ảnh chụp bằng Tokina 11-16 trên Fullframe bên dưới. Cảm ơn các bác đã theo dõi bài review này.





    TThach
    Được sửa bởi TThach lúc 10:33 PM ngày 12-01-2014
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  5. #5
    Tham gia
    13-12-2010
    Bài viết
    25
    Chỗ đầu tiên của én zồ kaka, đọc đã.
    Cái viền tối với méo hình có phụ thuộc vào tiêu cự không nhỉ, vì 14, 15, rồi 17 đã khác nhau rõ rệt rồi.
    Được sửa bởi duongzo lúc 08:44 AM ngày 21-11-2013

  6. #6
    Tham gia
    26-01-2013
    Location
    HO CHI MINH
    Bài viết
    5,299
    bác TThach test ở đâu thế , hôm nào test mình thử con Tokina trên 1D4 thử nó dùng được tiêu cự bao nhiêu , sẵn góp với bác con 16-35L luôn ạh

  7. #7
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    Đây là khung hình của Tokina 11-16 trên fullframe ở từng tiêu cự từ 11 đến 16mm. Ta có thể nhận thấy là lens này chụp ngoại cảnh, phong cảnh tốt từ 14,5mm.





    @Enzo:

    méo hình không phụ thuộc vào tiêu cự. Méo hình phụ thuộc vào bản thân cái lens đó. Kiểu như 14mm của Canon méo 1 kiểu, Nikon méo 1 kiểu, CZ méo 1 kiểu.


    @ThoPNT: em ở HN bác ạ, chứ ở SG thì cũng phải offline với bác vài lần rồi. em nhớ trả lời bác 2 lần rồi nhé ). nếu cắm trên crop 1.3 thì Tokina dùng được ở tiêu cự 13. Nhân lên thành 17mm.
    Được sửa bởi TThach lúc 07:05 PM ngày 30-11-2013
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  8. #8
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    http://farm3.staticflickr.com/2864/9...8bbb0bae_k.jpg

    Trên là link size lớn của 1 tấm chụp bởi Tokina 11-16 tại tiêu cự 14mm f/9 (nhưng đã được crop nhẹ nhàng ở bên trên và dưới để loại bỏ vùng bị đen. Ảnh trên khẳng định mặc dù là lens crop nhưng khi cắm lên FF, chất ảnh ra vẫn nét căng từ tâm ra đến rìa ra đến tận góc ảnh. Và quả thực rất nét.

    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

  9. #9
    Tham gia
    26-12-2007
    Bài viết
    95
    Vẫn biết là cảm nhận, nhưng nhìn ảnh của 14L thấy rất trong. Rõ ràng nhất ở bức chụp giá sách ở f5.6, hàng chữ "hạt giống tâm hồn" ở quyển thứ 3 từ trên xuống, có màu trắng trên nền hồng nhạt, len canon nhìn rất rõ ràng, còn 2 em kia như bị một lớp bụi, noise phủ lên.

    Bên lề: Ảnh trong có phải do len quyết định không các bác và quyết định bao nhiêu %? Vì em thấy rất nhiều anh em mới chụp ảnh bao giờ cũng như có lớp mờ đục phủ lên. (thường sử dụng body giá tiền không cao, len là loại ngon bổ rẻ). Hy vọng các cao thủ có điều kiện có bài so sánh những loại len thuộc các "đẳng cấp" từ thấp đến cao để loại bỏ được yếu tố con người (WB, iso, ánh sáng, photoshop).
    Cảm ơn các bác đã chia sẻ.

  10. #10
    Tham gia
    31-01-2011
    Bài viết
    2,539
    Thank bác đã cho ý kiến, bác nêu lên là ảnh nào để em quote lại ảnh để mọi người quan sát cho trực quan nhận định của bác. Độ trong thường phản ánh một phần ở cái histogram.




    Nếu ta chụp một bức ảnh và xem giải tương phản của nó không có shadow và cũng không có highlight như bên dưới thì thường đó là bức ảnh chưa có được độ trong cần thiết




    Lý do của việc ảnh kém trong có thể do ánh sáng, do lens bị mù, kính bị bẩn, do filter, do lens flare (đặc biệt hay gặp ở các lens fix Sigma thế hệ cũ) do lens chụp soft (hay gặp ở khẩu lớn của nhiều loại lens), do coating không trong lắm, tiêu biểu có Samyang lens.
    Architectural Photography
    Gallery: flickr.com/photos/thienthach
    Portfolio: thienthach.smugmug.com

Trang 1 / 6 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •