Hiển thị kết quả từ 1 đến 8 / 8

Chủ đề: Phơi thóc trên đường "Song hành quốc lộ 22"

  1. #1
    Tham gia
    24-02-2014
    Bài viết
    50

    Phơi thóc trên đường "Song hành quốc lộ 22"

    Chào các bác, hôm vừa rồi trong lúc mình đi làm trên đường "Song hành quốc lộ 22", chợt phát hiện có rất nhiều thóc được phơi trên lề đường. Thấy cảnh tượng khá lạ, nên mình dừng xe lân la đến gần trò chuyện cùng những người nông dân ở đó. Xin chia sẽ với các bác một số hình ảnh mình đã chụp.

    Thóc được trải thành hàng dài trên lề đường và phơi cho đến khi nào "cắn vào thấy nó giòn, kêu một cái cốp là được" - nguyên văn từ bác nông dân. Mình hỏi vui "Vậy lỡ như hết răng thì làm sao cắn hả chú?" - "Nhờ cậu cắn dùm tui có được hông?" - Bác nông dân trả lời hóm hỉnh.


    Bác nông dân đang trải lúa:


    Ruộng ở tít xa, phải lấy máy cày kéo ra ngoài lộ mới có nhiều nắng để phơi. Thường thì chỉ phơi 1-2 ngày là xong nhưng nếu trời mưa thì phải mất 1 tuần, hoặc hơn. Chỉ sợ là đang phơi thì người ta tới đuổi đi vì "dù gì thì đây cũng là đất người ta, lỡ bị đuổi thì ko biết phải phơi ở đâu nữa". Phơi xong thì kiếm người bán, mà thường thì người ta hay ép giá, "làm thì cực mà bán không được bao nhiêu hết chú ơi".

    Biết bao nhiêu nỗi lo lắng, phiền muộn hiện lên trên khuôn mặt người nông dân.


    Hầu hết những người nông dân ở khu này đều chuyển qua trồng hoa, trồng rau, nhất là rau muống. Hiện tại còn khá ít người trồng lúa ở khu vực mình ở, nên mình cảm thấy hơi lạ khi thấy người ta phơi thóc trên đường. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi cũng đã làm cho một đứa người thành phố như mình hiểu thêm về những lo lắng, muộn phiền của người nông dân và hiểu thêm về hạt ngọc của trời.

    Mình mới tập tành chụp ảnh nên tay nghề còn yếu kém, viết lách cũng kém, hy vọng lột tả được những lo lắng, muộn phiền của người nông dân. Cảm ơn các bác đã theo dõi.
    -= Capture Moments - Capture Love - Capture Life =-

  2. #2
    Cuộc sống này đâu đó vẫn có những cái thừa, cái thiếu, gói gọn lại người ta thường bảo nhau chung chung là số phận đấy thôi !.
    Giá mà xã hội ai cũng nhìn ra những điều này và chia sẻ, lo toan để cuộc sống người dân phát triển đồng đều thế tốt hơn biết mấy.
    Tấm ông chụp bác đang trải lúa nhìn khiến mình nhớ về cái vùng quê mình ngày nào !... nhanh thật, giật mình đã ngần ấy năm rồi...
    Bức cuối cùng không biết họ đang suy nghĩ gì nhỉ ? Lo tan ?

    Acc trước đăng ký chắc bị xóa rồi add xem mà còn xóa giúp mình nhé ! phải đăng ký nick mới.
    Polygon

  3. #3
    Tham gia
    17-01-2014
    Bài viết
    9
    Chất ảnh rất bình dị!

  4. #4
    Tham gia
    08-04-2012
    Bài viết
    660
    sao lại chụp đen trắng vậy bác, mất đi chất vàng của thóc ?
    Nikon D5200 (2/2/2013)
    35-85 1.8, Sigma 18-250, Tamron 24-70 f2.8, Tokina 12-24 f4

  5. #5
    Tham gia
    20-09-2013
    Bài viết
    33
    Chụp màu thì đẹp hơn chủ thớt ah.

  6. #6
    Tham gia
    24-02-2014
    Bài viết
    50
    Cảm ơn các bác đã quan tâm.

    Mình cũng có thử blend màu nhưng không làm sao lột tả lên được những sự lo âu, vất vả trên khuôn mặt của người nông dân. Chắc do trình độ của mình còn kém quá. Hay có bác nào có thể blend lại giúp mình để tham khảo được không?

    Dưới đây là hình mình export trực tiếp từ file raw, ko qua chỉnh sửa:



    IMG_1060 by vongoc3103, on Flickr
    -= Capture Moments - Capture Love - Capture Life =-

  7. #7
    Tham gia
    18-04-2014
    Bài viết
    72
    Người trồng lúa xưa nay gắn bó với nghề bởi cái nghiệp nông gia, có lẽ chả mấy ai giàu có từ nghề này. Một nước chuyển mình làm công nghiệp, dịch vụ như nước ta sắp tới có lẽ thành phố vắng bóng những bác nông dân thế này.
    Knowing is not enough, we must apply.

  8. #8
    Tham gia
    05-01-2011
    Bài viết
    21
    em cũng đồng ý là chụp thóc thì ko nên chụp trắng đen... vì màu thóc rất đẹp...
    Tôi mơ thấy mình vẽ và tôi vẽ những giấc mơ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •