Hiển thị kết quả từ 1 đến 3 / 3

Chủ đề: Nhiếp ảnh cực kỳ thú vị

  1. #1
    Tham gia
    22-10-2013
    Bài viết
    20

    Nhiếp ảnh cực kỳ thú vị

    TÔI cũng chỉ là một tay mơ trong chụp choẹt. Nhân vừa rồi có học 1 khóa nhiếp ảnh, nên có mong muốn share cho anh em những kiến thức mà mình cho là hữu ích. Anh em nào thấy chỗ nào chưa đúng có thể sửa đổi để bài viết hoàn thiện.
    Vì thời gian có hạn nên tôi sẽ đăng thành từng phần sau khi đã biên tập lại. Xin chân thành cảm ơn thày Đinh Công Hoan -PV TTXVN đã cung cấp tài liệu
    QUANG LƯỢNG LỘ SÁNG ĐÚNG

    Bạn sẽ được nghe muôn vàn cách gọi khác nhau cho kỹ thuật lộ sáng: phơi sáng, điều sáng, đo sáng... tựu trung là chụp cho ra được bức ảnh. Ai cũng vậy, lần đầu tiên cầm chiếc máy ảnh trên tay đều phát hoảng vì chúng đầy những phím, nút, vòng nọ, vòng kia nổi chi chít như mụn ghẻ để rồi liều mạng bấm mấy kiểu thi thoảng mới được đẹp. Tại ai? tại máy hay tại người? Bạn ơi tại người đó.
    Bạn biết thế nào là quang lượng rồi đó, nó gồm 3 yếu tố Độ nhậy, Khẩu độ, tốc độ mà thành. Vì vậy bạn phải tìm trên thân máy 3 vị trí này để nhớ lấy nó, ôm lấy nó như một mối hận ngàn thu. Mỗi nhà sản xuất bố trí hộ khẩu của chúng khác nhau nhưng tên, tuổi, giấy khai sinh giống nhau
    I. Độ nhậy (ISO) : Mức cảm quang của phim, sensor theo tiêu chuẩn quốc tế


    Độ nhậy viết là ISO, chúng có giá trị 50, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200...Độ nhậy là khả năng bắt sáng của bề mặt cảm quang: film, sensor. Khi xưa các lão nông Việt nam gọi nôm na là film tốc độ cao hoặc film tốc độ chậm, Ival ngốc ngếch bên Nga gọi là GOD, quê ông thổ tả Hitller bên Đức gọi là DIN, còn mấy ông Huê kỳ, Anh cát lợi gọi là ASA. Mớ hỗn mang của độ nhậy khi ấy tuy có tham số để quy chiếu nhưng làm nản lòng nhiều lớp trai làng trên con đường đến với nhiếp ảnh. Mãi đến bây giờ, sau nhiều năm đàm phán, gần 7 tỷ sinh linh mới quyết định đồng thanh gọi độ nhậy là ISO.
    Các cấp độ nhậy được chia từ thấp đến cao : 10, 50, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200, 6400, dùng loại nào thì đặt độ nhậy trên máy loại đó ( Độ nhậy luôn có mặt trên vỏ film). Trên máy Kt số, độ nhậy còn được chia nhỏ rất nhiều nhưng mới ở ngưỡng ISO 100 trở lên. Ở ngưỡng ISO 50 chỉ một hai hãng sản xuất được với số báo danh không vượt quá một ngón tay.
    Sử dụng ISO rất đơn giản: Càng tối thì độ nhậy càng cao. Còn theo nguyên lý quang học thì ISO nào cũng lộ sáng được vì cái máy ảnh nhắm mắt dựa theo ISO để đưa ra quang lượng tương thích, ảnh đẹp hay không, nó đâu biết
    Trên thương trường ISO 100, 200, 400 rất thông dụng còn các loại khác dường như chỉ lẩn quất đâu đó. Sao lại có sự bẽn lẽn như vậy nhỉ..?.. đa số nhiếp ảnh gia đều hoảng khi dùng ISO trên 400 vì ảnh bị vỡ, nổi hạt, chi tiết vùng tối, vùng sáng bị bết lại, không phân biệt được. Khi dùng ISO dưới 100 thì tốc độ màn chập dài lê thê làm họ lộn ruột.
    Ấy thế thì tại sao các hãng film, máy ảnh số lại coi ISO cao trên 400 và thấp dưới 100 là ưu thế của mình? Phải có bí quyết gia chuyền nào đó chứ ? Vậy là mấy mươi cái đầu hói mới chịu lòi ra cái đồ thị mật độ trên film:

    Cũng chí lý thôi! Bởi phải qua hàng sa số công thức tóan, lý, hóa, cộng với muôn vàn phép khai căn cao như ruộng bậc thang, các cụ bác học ấy mới thều thào tuyên bố: Đây, đồ thị mật độ trên phim
    Đó là cách chứng minh trực quan đơn giản nhất mà chúng ta được thừa hưởng:
    · D = Mật độ
    · LgH = Quang lượng
    So sánh ở vị trí quang lượng LgH1 sẽ cho D1>D2>D4 vậy khoảng cách mật độ lớn hơn có nghĩa là chi tiết hình ảnh rạch ròi hơn. Kết luận: Độ nhậy càng thấp, khoảng cách mật độ càng thưa, chi tiết trên ảnh càng tách bạch rõ ràng và độ nhậy càng cao, mật độ xích lại gần nhau hơn, các chi tiết lẫn lộn, hay còn gọi là bị “bết”.
    Nhưng các hãng vẫn tranh nhau làm độ nhậy cao bởi ông mù cũng muốn chụp ảnh, bởi dó là danh dự của công nghệ: Độ nhậy cao mà chi tiết vẫn rành mạch mới óach chứ…! Còn tôi, tôi xin can bạn chớ vội tin vào độ nhậy cao cứ phải thử cái đã.
    Từ đây ta mới thấy xã hội nhiếp ảnh bớt hỗn loạn về độ nhậy,chúng được đưa vào các mục đích sử dụng khác nhau:
    Độ nhậy thấp (ISO dưới 100): Chụp ảnh nhiều chi tiết đặc tả, chênh lệch quang lượng lớn. phù hợp với dân chụp phong cảnh, quảng cáo tấm lớn, chân dung, sản phẩm thương mại
    Độ nhậy trung bình (ISO 100, 200): Chụp ảnh chi tiết vừa đủ phù hợp với dân chụp thời sự, hiếu hỷ
    Độ nhậy lớn (ISO từ 400 trở lên): Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, chi tiết không cần đầy đủ, cốt sao nhận ra được đối tượng. Phù hợp với dân chụp thể thao, săn ảnh paparazi. Riêng nhóm độ nhậy cao này các hãng đang cạnh tranh khốc liệt để dành thị phần trong giới săn ảnh, thời sự chiến tranh và cả những đối tượng hay lọ mọ trong đêm. Mới công bố ISO 25000 thì ISO 125000 đã đe dọa đảo chính. Với bạn, hãy chọn lấy độ nhậy mà hòan cảnh cho phép
    II Khẩu độ ( f ) : Độ mở của ống kính.


    Khẩu độ viết là f ( với máy cổ điển nó nằm ở ống kính ) chúng có giá trị : ...1/2.8 – 1/3.5 – 1/4.0 – 1/5.6 – 1/8.0 – 1/11 – 1/16 – 1/22 – 1/32 ...
    Chúng dùng để xác định độ tương phản trên ảnh nên hữu dụng cho những ai chụp tĩnh vật,mảng miếng mầu sắc
    Giá trị khẩu độ càng lớn thì độ tương phản càng thấp- độ bão hòa mầu thấp theo - độ phóng lớn thấp nốt

    III. Tốc độ ( T ) : Thời gian lộ sáng trên phim.
    Tốc độ viết là T, tính bằng giây thời gian. Chúng có rất nhiều giá trị : 30"- 1"...1/15 -1/30 – 1/60 – 1/125 - ..1/.500 – 1/1000 – 1/2000 ...Chúng dùng để xác định tốc độ di chuyển của vật thể trong ảnh và độ tương phản trên ảnh nên hữu dụng cho những ai chụp thời sự, thể thao hay bất cứ cái gì động đậy



    3 yếu tố này phối hợp lại với tên gọi QUANG LƯỢNG để có được một bức ảnh mà về lý thuyết: Bạn lộ sáng ở bất kỳ giá trị nào nó cũng đúng.
    Ví dụ1: Bạn có 1 tấm ảnh đen tuyệt đối, ai xem cũng bảo ảnh hỏng. Bạn đưa cho bạn gái, cô ấy nói: Đó là ảnh " Đêm đen". Cô ấy nói đúng. Vì 2 bạn hay rờ rẫm trong đêm, có nhìn thấy gì đâu?
    Ví dụ 2: Bạn có 1 tấm ảnh trắng tuyệt đối, ai xem cũng bảo ảnh hỏng. Bạn đưa cho bạn gái, cô ấy nói: Đó là ảnh " Bông trắng". Cô ấy nói đúng. Vì cô ấy dùng khăn bông trắng , có nhìn thấy gì đâu?
    Nhưng trên thực tế con mắt mỹ thuật của loài người õng ẹo nên mới sinh ra chuyện lộ sáng đúng để ảnh "sáng mặt ăn tiền", lộ sáng sai để tìm kiếm một bức ảnh nghệ thuật. Trước hết ta cùng nhau ngâm cứu thế nào là lộ sáng đúng đã.
    Giàng ơi ! !!! số nhiều thế này đọc chưa xong đã muốn ngất!!!
    Chớ lo bạn ạ. Các thông số này chủ yếu dành cho những người nghiên cứu về quang lượng. Học vấn của họ khá uyên thâm được coi vào loại : Thượng tri thiên văn, Hạ tri địa lý, Trung tri nhân sự, thành phần này thường không thích lộ sáng đúng ( Nhiều kẻ lợi dụng điều này để Tề bạn, Trị hội, Loè thiên hạ). Còn bạn? bạn vừa mới cầm máy nên phải xếp hàng. Hãy lộ sáng đúng đã. Hãy phối hợp nhịp nhàng 3 yếu tố trên. Đây là cách làm dành cho bạn:

    ĐẶT KIỂU ĐO SÁNG CHO MÁY ẢNH
    1. Ống kính tiêu cự trung bình normal 50mm: Dùng cho người hay chụp ảnh ở vùng ánh sáng yếu
    Mỗi người cầm máy đều ước ao mình có một rổ ống kính siêu việt. Kho tàng ống kính của mỗi hãng cũng luôn sẵn sàng thỏa mãn ước mơ đó. Khi nhìn vào Catalog thông thường ai cũng có một thóang rùng mình vì chúng quá nhiều
    Thực ra trong mớ hỗn độn đó nếu ta xắp xếp theo kiểu nhân chủng học thì chúng chỉ có 3 loại :


    Ống kính NORMAN: còn gọi là ống kính tiêu chuẩn.
    Tiêu cự 50mm đây là ống kính gần đúng với mắt người nhất xét trên phương diện góc chiếu, quang sai, thị sai và mầu sắc


    2. Ống kính tiêu cự ngắn hay còn gọi là góc rộng:
    Dùng cho người hay chụp ảnh thời sự, nội thất, vùng tiếp cận hẹp
    Ống kính WIDER: còn gọi là ống kính góc rộng. Tiêu cự dưới 50mm
    Trên ống góc rộng nếu ghi chữ: Fish-eys nghĩa là các đường thẳng nằm ở mép hình sẽ bị uốn cong. Các hãng ống kinh đang đua nhau tránh xa chữ này
    3. Ống kính TELE Dùng cho người hay chụp ảnh phong cảnh,thể thao, vùng tiếp cận rộng
    Ống kính TELE: còn gọi là ống kính góc hẹp. Tiêu cự trên 50mm


    800 mm canon


    400mm nikon




    1200mm leica


    5200mm canon
    4. Ống kính đa tiêu cự: Dùng cho mọi đối tượng
    Ống kính đa tiêu cự hay còn gọi là ống kính ZOOM.

    70-200mm canon




    200-500mm sigma


    1200-1700mm nikon



    Bạn nên chọn zoom cùng loại tiêu cự, ví như:
    W - W : 10-22mm, 16-35mm, 17-45mm
    T-T: 80-200mm, 100-300mm
    Lựa chọn W-T thì khoảng cách tiêu cự càng ngắn càng tốt : 24-70mm, 28-80mm.
    Không nên lựa chọn khoảng cách tiêu cự quá xa: 18- 200mm, 50-500mm do bản chất tiêu cự là khác nhau nên khi khoảng cách tiêu cự quá xa nên bản chất giữa chúng càng xa vời. Hơn nữa, tốc độ ăn theo tiêu cự, tốc độ tối thiểu phải bằng tiêu cự tối đa. VD bạn dùng 18-200mm thì tốc độ tối thiểu của máy phải là 1/200" cho dù zoom đang ở 18mm. Quan trọng hơn cả là điểm nét W khác xa T làm cho sai nét là điều không thể tránh khỏi
    Các ống kính này có góc chiếu khác nhau nên tác động của chúng lên thang đo sáng không giống nhau. Vì vậy, khi thay đổi ống kính bạn nên thay đổi kiểu đo sáng trên thân máy ảnh bằng cách nhấn phím meetingmode
    Và xoay bánh xe để chọn kiểu đo sáng cho máy

    1. Kiểu đo sáng góc rộng (Đo sáng toàn): Dùng cho ống kính góc rộng

    2. Kiểu đo sáng góc hẹp (Đo sáng điểm), dùng cho ống kính tele

    3. Kiểu đo sáng (Đo sáng trung bình), dùng cho ống kính 50mm

    4. Kiểu đo sáng góc biến thiên (Đo sáng trung bình): Dùng cho ống kính tiêu cự thay đổi (zoom)
    Cái phím rối rắm này làm bạn đau đầu nhưng vẫn phải làm để có lộ sáng đúng một cách nghiêm chỉnh. Nếu bạn lười, quên hay không thèm điều chỉnh nó mỗi khi thay ống kính thì tàn đời bạn không lội qua được con sông amateur


    (Còn tiếp)
    https://www.nhattao.com/threads/ban-...#post-44515240

  2. #2
    Tham gia
    01-01-2011
    Bài viết
    81
    thanks bác đã chia sẻ kiến thức
    A7/24-70/28 2.5/50 1.8/85 1.4

  3. #3
    Tham gia
    08-09-2014
    Bài viết
    6
    bài viết bổ ích, thanks bác

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •