Trang 26 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 162425262728 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 251 đến 260 / 287

Chủ đề: Cuộc sống của người VN ở NN...

  1. #251
    Tham gia
    27-08-2010
    Bài viết
    936
    @VănKhoa: hehe..Bác nói đúng á. Vụ của em hồi xưa em lên cả MLA kiện. Sau khi họ nói chuyện với ĐH UofA xong thì bảo là không làm được gì mặc dù cảm thấy không công bình.

    Em từng đem vấn đề này ra thảo luận với 1 giáo viên dạy luật (cô này là luật sư của Legal Aid) khi em học môn luật. Nhưng khi xem xét cụ thể thì nó không được xếp vào vấn để kì thị vì kì thị chỉ có 6-7 groups gì đó, em học lâu quá quên mất tiêu òi. . Em đồng ý với bác, các trường ĐH rất khôn, học kì thị 1 cách tinh vi. Ví dụ: UofA hay UofC thường dạy nhiều môn English ở năm 1 để hạ điểm SV nhập cư và tăng điểm cho SV bản xứ. Do đó, cuối năm 1 SV dùng điểm để chuyển vào chuyên ngành (giống như chuyển giai đoạn ở ĐH VN hồi xưa) thì không lựa được ngành tốt hay ngành hót. Rất khó để thưa họ tội kì thị. Em có 1 số người bạn TQ muốn học kỹ sư dầu khí, cơ khí nhưng cuối cùng thì học kỹ sư lâm nghiệp, xong ra trường thất nghiệp luôn hihi.. .


    Cách đây vài năm thì UofA có 1 điều lệ là ngành dược chỉ nhận người bản xư, không nhận người nhập cư. 1 điều lệ khác vô cùng bất bình bẳng là chỉ nhận sinh viên từ highschool cho chương trình undergrad, không nhận sinh viên đang học dang dở từ trường khác. VD: em đang học năm 3 ngành xây dựng ở VN, qua đây xin học lại ngành dầu (ko xin chuyển điểm gì cả nhé) thì không được chấp nhận. Do đó em không học trường này được hịc hịc..

    Coi ra vài hôm nữa mấy ông TQ sẽ ra rầm lên vì sách lịch sử, văn học VN nêu gương anh hùng dân tộc Việt chống Tàu. Hay đề nghị bộ giáo dục VN không ra để thi tốt nghiệp đến lịch sử nghìn năm chống Tàu của cha ông Việt.

    Bên Mỹ thì em không biết chứ bên Canada thì số lượng sinh viên trong đại học hơn 50% là Á Châu mà đặc biệt là TQ. Việt Nam rất ít. Philip thì càng hiếm. Thái, Sing,...thì hầu như không thấy. Giáo sư đại học thì người châu Á trên 50% (những ngành kỹ thuật), TQ vẫn chiếm số đông. Em nghĩ rằng 1 phần do dân đông, 1 phần do có truyền thống hiếu học, 1 phần nữa là họ học bên TQ rồi, sang đây học lên tiếp, càng học cao càng khó tìm việc nên ở lại trường dạy và làm nghiên cứu. Có 1 điều ở Bắc Mỹ mà thường thấy là khi không có job hay good job, người ta thường học lên cao. Mà những người học ra không có job thì thường là người nhập cư. Nên tỷ lệ người nhập cư nói chung làm nghiên cứu ở ĐH thường cao hơn người bản xứ. Do đó, lúc trước có 1 bác trên đây dẫn chứng 1 số người nhập cư làm Dean..như 1 thành công của người Việt. Theo em thì chưa chắc. Nếu thật sự họ thích đi theo con đường nghiên cứu thì có thể xin vào 1 số cty có bộ phận research, trang thiết bị hiện đại hơn ĐH rất nhiều, lương lại cao chót vót. Làm nghiên cứu ở ĐH thì lãnh funding chỉ khoảng $1400/tháng. Giáo sư thì thu nhập chừng $100,000/năm. Mà muốn làm giáo sư thì vật vã lắm không phải cứ có tiến sĩ là được đâu (không dễ như VN đâu).

    Nói túm lại, số phận người nhập cư cũng khổ lắm, cách này hay cách khác. Không học đi làm labor thì cũng khổ. Có học mà không tìm được good job thì cũng khổ. Muốn làm business cho sướng nhưng không phải ai cũng có tiền. Đến khi có tiền mở business thì sợ làm ăn không lên thì mất trắng số tiền dành dụm bao nhiêu năm vì không ai đảm bảo 100% làm ăn sẽ lên.
    Chơi làm chi để bây giờ nghiện....

  2. #252
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Có 1 bài viết hay chia sẽ cho mọi người. link bị cấm ở Vn nên xin copy bài viết.

    Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

    Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

    Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.

    Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?

    Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.

    Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.

    Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.

    Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

    Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?

    Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”

    Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:

    “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

    Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?

    Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người!

    Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.


  3. #253
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi wnguyen1 View Post
    Nói túm lại, số phận người nhập cư cũng khổ lắm, cách này hay cách khác. Không học đi làm labor thì cũng khổ. Có học mà không tìm được good job thì cũng khổ. Muốn làm business cho sướng nhưng không phải ai cũng có tiền. Đến khi có tiền mở business thì sợ làm ăn không lên thì mất trắng số tiền dành dụm bao nhiêu năm vì không ai đảm bảo 100% làm ăn sẽ lên.
    Ví dụ bạn sống ở SG mà ra Hà Nội lập nghiệp đã là khó khăn rồi, đừng nói di cư.
    Cho nên chuyện người di dân gặp khó khăn thì ko riêng gì VN. Cứ hễ đi tới nơi xa lạ là vất vả.
    Riêng về chuyện kinh doanh buôn bán, thì ở đâu cũng khó cả, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại dao động từ 30-60% sau 3-5 năm, tùy ngành nghề. Đa số là 1/2 sẽ phá sản sau 5 năm.
    Ở Vn cũng như vậy http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pag...014-16580.aspx

    Đặc thù kinh doanh ở Vn còn dễ dàng. Ví dụ kinh doanh xuất cơm công nghiệp, cũng là 1 cty phải xin phép. Xảy ra ngộ độc, chi tiền để qua khỏi rồi lại kinh doanh.
    Việc ngộ độc ở VN thì cơm bửa, ai ở Vn thì hiểu. Nếu ở NN thì cty đó phá sản ngay, khỏi chạy tiền.
    Như vậy đặc thù kinh doanh ở VN là khá dễ vị luật ít chặt chẽ. Nếu áp luật cho bài bản thì kinh doanh rất khó. Người VN ở NN cũng rất ít ai mở cty về lĩnh vực khác với nail và ăn uống. Bởi vì nó nhiều cạnh tranh, nhiều vốn và sự quản lý quá chặt chẽ.

  4. #254
    Tham gia
    27-08-2010
    Bài viết
    936
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Ví dụ bạn sống ở SG mà ra Hà Nội lập nghiệp đã là khó khăn rồi, đừng nói di cư.
    Cho nên chuyện người di dân gặp khó khăn thì ko riêng gì VN. Cứ hễ đi tới nơi xa lạ là vất vả.
    Riêng về chuyện kinh doanh buôn bán, thì ở đâu cũng khó cả, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại dao động từ 30-60% sau 3-5 năm, tùy ngành nghề. Đa số là 1/2 sẽ phá sản sau 5 năm.
    Ở Vn cũng như vậy http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pag...014-16580.aspx

    Đặc thù kinh doanh ở Vn còn dễ dàng. Ví dụ kinh doanh xuất cơm công nghiệp, cũng là 1 cty phải xin phép. Xảy ra ngộ độc, chi tiền để qua khỏi rồi lại kinh doanh.
    Việc ngộ độc ở VN thì cơm bửa, ai ở Vn thì hiểu. Nếu ở NN thì cty đó phá sản ngay, khỏi chạy tiền.
    Như vậy đặc thù kinh doanh ở VN là khá dễ vị luật ít chặt chẽ. Nếu áp luật cho bài bản thì kinh doanh rất khó. Người VN ở NN cũng rất ít ai mở cty về lĩnh vực khác với nail và ăn uống. Bởi vì nó nhiều cạnh tranh, nhiều vốn và sự quản lý quá chặt chẽ.
    Dạ em hiểu bác muốn nói. Nhưng còn tùy vào mình ở vị trí nào. Nếu mình là người tiêu dùng thì cứ ăn mà ngộ độc thì không ai muốn. Đa phần người tiêu dùng ngộ độc sẽ muốn đống cửa cửa hàng. Nhưng nếu bác đứng về vị trí người kinh doanh, chưa hẳng là họ sai hoàn toàn. Có thể do bất cẩn 1 lần hay do cạnh tranh không công bằng. Nếu cứ bất cẩn 1 lần mà bị đóng cứa, tù tội thì tội người ta quá. Với những quán ăn mà thường ngộ độc là quán rẻ tiền, phục vụ số đồng. Bác nên nhớ có mối tương quang giữa cost và benefit. Ở VN quán ăn lền đường thì dơ em không bàn nhưng ở Canada nhà hàng cũng rất dơ. Lúc xưa em làm nhà hàng The Keg, Macdonal, Wendy..Khi rửa chén, họ không rửa sạch xà bông đâu vì họ xà 1 sink nước rồi tráng chén dĩa qua (dùng từ sáng tới chiều) và tráng chén dĩa qua 1 lớp cuối cùng bằng 1 dung dịch màu hồng kều là sanitizer (thuốc diệt khuẩn). Nhiều người kêu nước này safe, kô ảnh hường sức khỏe vậy em múc 1 ly kêu mầy uống được thì tao mới tin thì chả ai dám uống. Hóa chất này tuy không giết người ngay lập tức nhưng có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài như DDT mà từng dùng ở Canada hay Mỹ trước đây. Tốt nhất là ăn đồ nhà vợ nấu, an toàn sức khỏe, lại rẻ. Tảng mạng cho vui thôi em không có ý chê bai gì.
    Chơi làm chi để bây giờ nghiện....

  5. #255
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Mình đang nói về ngộ độc tập thể do cty bán xuất ăn công nghiệp. Chứ ăn lề đường bị tiêu chảy là chuyện vặt, mình bị hoài lúc đi học ở SG.
    http://vnexpress.net/ngo-doc-tap-the/tag-96911-1.html

    Lý do mình chọn cái ví dụ này là vì có người quen làm ở đó. 1 người làm chủ và 1 người khác từng làm kỹ sư giám sát.
    Cái người làm chủ thì chưa bị vấn đề gì. Nhưng người làm giám sát thì lúc đó mới ra trường, cty mướn vào cho có đủ chân theo luật, tức là phải có người kiểm tra về sinh an toàn theo lý thuyết.
    Nhưng mà nấu xuất ăn CN, làm sao mà sạch, rửa rau cho có. Rau lại bị phun thuốc bảo quản hay trừ sâu chả ai biết, mình nhúng qua 1 lần nước thì sẽ ngộ độc là thường.

    nếu kiến nghị họ làm bài bản thì mất tg công sức lắm, cho nên người đó làm 1 tháng xin nghỉ. Và đúng tuần sau thì cty đó lên báo do hơn 500 công nhân vào viện. Sau này gặp nhau tụi mình vẫn hay đùa, coi như số hên chứ ngồi thêm 1 tuần ko biết có bị đi tù hay ko?
    Rồi cty đó vẫn bán xuất ăn, và năm sau cũng lên báo nhưng số lượng ít hơn, hình như 100-200 người gì đó. Theo lý thuyết thì cty này phá sản rồi, nhưng vì ở Vn nên nó vẫn ko chết.

    Làm xuất ăn CN ở Vn có lời lắm, nói chung ai làm trong nghề mới hiểu. Lý thuyết là CN có 1 bửa ăn 16 nghìn, nhưng hết 5 nghìn vào túi quản lý rồi. vậy nên đừng thắc mắc về chất.

    ps: ngày xưa mình có học 1 chút về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm. nên về an toàn thực phẩm Vn hay Âu Mỹ gì cũng biết chút chút. Ở Mỹ có vấn đề riêng của họ, nói cũng dài dòng sẽ viết khi khác.

  6. #256
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Về vấn đề đào tạo đạo đức cho bác sĩ

    1. Hôm nay mình muốn nói đến một vấn đề cho bạn suy nghĩ. Ở cuối bài mình sẽ nói rõ tại sao mình post bài này.

    2. Đây là bài viết tiếng Việt (cho bạn không đọc tiếng Anh) nói về một bác sĩ ở California đã khóc nức nở khi không cứu được bệnh nhân 19 tuổi http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc...n-3160958.html.

    3. Đây là bài gốc tiếng Anh http://www.independent.co.uk/news/wo...-10120177.html

    4. Mình post bài này lên không phải để cho bạn biết là bác sĩ ở Mỹ thì có đạo đức và bác sĩ ở VN nói chung thì không có. Mình không có ý đả kích như vậy. Mà mình muốn nhân bài này nói cho bạn biết về vấn đề đào tạo y đức ở trường y của các nước phát triển. Ở mặt này VN chưa làm tốt cho nên trong thời gian qua bạn theo dõi báo đài vấn đề y đức ở VN bị chỉ trích rất nhiều.

    5. Ngành bs là ngành khó học nhất ở đâu cũng vậy ở VN cũng vậy chắc chắn các bạn vào trong đó (như chú huynhhai59 trong forum) là người rất giỏi. Nhưng xã hội tư bản nó xem giỏi không chưa đủ mà nó đặt rất nặng vào chuyện đào tạo đạo đức, như sau.

    6. Để bạn vào được trường y, điểm thi đầu vào bạn phải thuộc loại trong số những đứa giỏi nhất của tiểu bang. Ở mặt này mình không nói vì ở VN cũng vậy thi khối B là khó nhất. Tuy nhiên, tụi nó xem điểm không chưa đủ, bạn phải qua vòng phỏng vấn. Trong vòng phỏng vấn đó nó không hỏi về tài năng hoặc khả năng học của bạn (cái đó nhìn vào điểm đã biết không cần hỏi), nó hỏi những câu hỏi liên quan đến:

    - đạo đức của bạn
    - chọn ra những tình huống để hỏi bạn ở ngoài đời xem coi bạn có thích hợp làm bác sĩ hay không.

    7. Sau khi bạn đậu xong rồi mới được nhận vào học. Và tất nhiên học thì rất khó, chưa nói đến là số tiền học xong bằng tiền mua một chiếc siêu xe hay một căn nhà. Bù lại bác sĩ và nha sĩ ở nước ngoài đi làm thì lương rất cao, tương lai về dài với kinh nghiệm thì rất tốt không phải lương thấp như ở VN.

    8. Mình không có học y tất nhiên mình không có kinh nghiệm nhưng con trai của bạn thân mình năm 2014 mới vừa đi phỏng vấn ngành y và bạn của mình về kể lại những câu hỏi cho mình biết. Từ đó mình mới biết tại sao những bác sĩ nó thật sự có lương tâm như hình ở trên.

    9. Nói ra như vậy không phải mình nói là bsvn không có lương tâm, ở đâu cũng có người tốt và xấu nhưng ở VN vì giáo dục không đặt nặng y đức cho nên có hay không là phải dựa vào từng cá nhân. Xã hội tư bản nó không chấp nhận, nó bắt buộc các bs phải có đạo đức như nhau cho nên xã hội nó bs xấu có nhưng ít. Nghĩa là vai trò của giáo dục trường y là rất quan trọng chứ không để cho bạn tự do quyết định đạo đức của bạn. Nó giúp cho bạn biết là học y không phải chỉ nên nghĩ đến tiền. Nó làm cho xã hội được tốt hơn vì những bs sẽ có trách nhiệm hơn.

    10. Mình xin lấy ví dụ chẳng hạn, chuyện mà lấy máu bệnh nhân và thay thế kết quả thử máu của bệnh nhân khác là một chuyện rất khó chấp nhận với đạo đức bác sĩ ở bên này.

    11. Ngoài chuyện đó ra, luật pháp ở đây còn tạo ra cơ chế là nếu bệnh viện làm như vậy, bạn sẽ gặp phải kiện tụng và bồi thường rất lớn ở mặt dân sự chứ không phải chỉ chuyện xử lý kỷ luật bác sĩ kia là xong. Chính vì cơ chế như vậy cho nên nó buộc bác sĩ và luật sư nói ra phải rất cẩn thận trong lời nói. Nói bậy không suy nghĩ đến hậu quả là coi chừng chết vì kiện tụng.

  7. #257
    Tham gia
    27-09-2008
    Bài viết
    924
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Có 1 bài viết hay chia sẽ cho mọi người. link bị cấm ở Vn nên xin copy bài viết.

    Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

    Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

    Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.

    Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?

    Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.

    Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.

    Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.

    Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

    Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?

    Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”

    Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:

    “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

    Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?

    Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người!

    Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.


    Nghe câu chuyện của bạn accord 2000 rất hay.Có lẽ ông Chuck Feeney đã thấy và sống được thật và giả.
    Được sửa bởi GIC101 lúc 12:23 AM ngày 25-03-2015

  8. #258
    Tham gia
    27-08-2010
    Bài viết
    936
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006 View Post
    Về vấn đề đào tạo đạo đức cho bác sĩ

    1. Hôm nay mình muốn nói đến một vấn đề cho bạn suy nghĩ. Ở cuối bài mình sẽ nói rõ tại sao mình post bài này.

    2. Đây là bài viết tiếng Việt (cho bạn không đọc tiếng Anh) nói về một bác sĩ ở California đã khóc nức nở khi không cứu được bệnh nhân 19 tuổi http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc...n-3160958.html.

    3. Đây là bài gốc tiếng Anh http://www.independent.co.uk/news/wo...-10120177.html

    4. Mình post bài này lên không phải để cho bạn biết là bác sĩ ở Mỹ thì có đạo đức và bác sĩ ở VN nói chung thì không có. Mình không có ý đả kích như vậy. Mà mình muốn nhân bài này nói cho bạn biết về vấn đề đào tạo y đức ở trường y của các nước phát triển. Ở mặt này VN chưa làm tốt cho nên trong thời gian qua bạn theo dõi báo đài vấn đề y đức ở VN bị chỉ trích rất nhiều.

    5. Ngành bs là ngành khó học nhất ở đâu cũng vậy ở VN cũng vậy chắc chắn các bạn vào trong đó (như chú huynhhai59 trong forum) là người rất giỏi. Nhưng xã hội tư bản nó xem giỏi không chưa đủ mà nó đặt rất nặng vào chuyện đào tạo đạo đức, như sau.

    6. Để bạn vào được trường y, điểm thi đầu vào bạn phải thuộc loại trong số những đứa giỏi nhất của tiểu bang. Ở mặt này mình không nói vì ở VN cũng vậy thi khối B là khó nhất. Tuy nhiên, tụi nó xem điểm không chưa đủ, bạn phải qua vòng phỏng vấn. Trong vòng phỏng vấn đó nó không hỏi về tài năng hoặc khả năng học của bạn (cái đó nhìn vào điểm đã biết không cần hỏi), nó hỏi những câu hỏi liên quan đến:

    - đạo đức của bạn
    - chọn ra những tình huống để hỏi bạn ở ngoài đời xem coi bạn có thích hợp làm bác sĩ hay không.

    7. Sau khi bạn đậu xong rồi mới được nhận vào học. Và tất nhiên học thì rất khó, chưa nói đến là số tiền học xong bằng tiền mua một chiếc siêu xe hay một căn nhà. Bù lại bác sĩ và nha sĩ ở nước ngoài đi làm thì lương rất cao, tương lai về dài với kinh nghiệm thì rất tốt không phải lương thấp như ở VN.

    8. Mình không có học y tất nhiên mình không có kinh nghiệm nhưng con trai của bạn thân mình năm 2014 mới vừa đi phỏng vấn ngành y và bạn của mình về kể lại những câu hỏi cho mình biết. Từ đó mình mới biết tại sao những bác sĩ nó thật sự có lương tâm như hình ở trên.

    9. Nói ra như vậy không phải mình nói là bsvn không có lương tâm, ở đâu cũng có người tốt và xấu nhưng ở VN vì giáo dục không đặt nặng y đức cho nên có hay không là phải dựa vào từng cá nhân. Xã hội tư bản nó không chấp nhận, nó bắt buộc các bs phải có đạo đức như nhau cho nên xã hội nó bs xấu có nhưng ít. Nghĩa là vai trò của giáo dục trường y là rất quan trọng chứ không để cho bạn tự do quyết định đạo đức của bạn. Nó giúp cho bạn biết là học y không phải chỉ nên nghĩ đến tiền. Nó làm cho xã hội được tốt hơn vì những bs sẽ có trách nhiệm hơn.

    10. Mình xin lấy ví dụ chẳng hạn, chuyện mà lấy máu bệnh nhân và thay thế kết quả thử máu của bệnh nhân khác là một chuyện rất khó chấp nhận với đạo đức bác sĩ ở bên này.

    11. Ngoài chuyện đó ra, luật pháp ở đây còn tạo ra cơ chế là nếu bệnh viện làm như vậy, bạn sẽ gặp phải kiện tụng và bồi thường rất lớn ở mặt dân sự chứ không phải chỉ chuyện xử lý kỷ luật bác sĩ kia là xong. Chính vì cơ chế như vậy cho nên nó buộc bác sĩ và luật sư nói ra phải rất cẩn thận trong lời nói. Nói bậy không suy nghĩ đến hậu quả là coi chừng chết vì kiện tụng.

    Đồng ý: học rất khó và rất lâu. Chi phí rất nhiều, tốn kém. Ra trường thu nhập rất cao.

    Không đồng ý: bác sỹ ở VN thu nhập thấp là không chính xác. Bác không làm trong lĩnh vực y và không sống ở VN không nên nói bừa. Tôi dùng từ thu nhập bao gồm lương và khám ngoài giờ.

    Những cái bác đề cập ở trên tôi thấy chẳng có cái gì bàn về đạo đức cả. Bác chỉ nói chung chung là khó..khó... Bác xem lại những cái bác viết đi, những cái đó là luật. Em đồng ý là bác sỹ bên đây tuân thủ luật lệ của bệnh viện. Còn bàn về y đức thì không đồng ý. Bác đã kêu Mỹ là xã hội tư bản vậy bác có biết bản chất tư bản là gì không? Bác không nên uống công 1 câu chuyện để dẫn chứng cho cái lý của mình. Để em nêu cụ thể thêm. Em quen nhiều người đang học bác sỹ và tốt nghiệp bác sỹ ở Edmonton và Calgary. Trong đó có 3 người là anh chị học của vợ em. Để đủ điều kiện apply vào ngành y thì mình phải học 4 năm chuyên môn về biology, nurse..thậm chí là engineering luôn. Sau đó thi 1 bài test về biology (cho nên tụi engineer như tụi em bó tay, chỉ dành cho phẩmcy, nurse..) đậu xong thì học thêm 3 năm thì kêu là bác sỷ gia đình. Muốn làm bác sỹ chuyên khoa phải học thêm 4-5 năm nữa. Muốn apply vào BS ngoài 4 năm đại học và pass bài test thì mình phải đi làm không công (volunteer), những người này tham gia vào hội thầy thuốc quốc tế đi vòng vòng thế giới giúp khám và phát thuốc cho mấy nước nghèo trong đó có VN. Người đi phải tự lo vé máy bay, ăn ở nhé. Tổ chức không trả 1 đồng. Vừa nghe đến đây nhiều người nhảy quán lên la làng: ô tụi nó tốt quá, đạo đức quá... Nhưng xét kỹ lại thì thấy là tụi nó đi là có mục đích. Mục đích là để apply vào trường y thôi. Apply được rồi thì cho tiền tụi nó không bao giờ đi lại dù có cho tiền.

    Ai từng sống ở NN mới biết là điều kiện y tế bên đây tuy tốt nhưng khuyết điểm là chờ đợi quá lâu. Như hôm nay em chỉ đi khám dị ứng da. Khám chỉ chưa tới 2 phút mà ngồi chờ BS đến gần 2 tiếng dù đã phone book hẹn trước.


    Bác dẫn chứng BS khóc khi không cướu bệnh nhân 19 tuổi. Em không biết báo chí họ có nói quá không chứ Ba của người bạn em lúc mới bị ung thư đi khám thì BS cứ kêu là không sao. Gần 2 năm trời đi khám mà kêu là không bị bệnh gì không cần uống thuốc. Đến khi về VN khám thì lòi ra ung thư giai đoạn cuối và sống 1 tuần. Gia đình qua đây trình bày mà BS chỉ kêu xin lỗi. Cách đây 2 ngày, 1 người bạn của mẹ em vừa chết ở tuổi 65 trong trường hợp tương tự. Tuyên truyền kiều này giống như VN tuyên truyền bác Lê Văn Tám hay Nguyễn Văn Trỗi quá.

    Nếu chọn báo chí và những gì tai nghe, mắt thấy để tin thì em tin vào những gì em nghe, em thấy. Giống như lúc em còn ở VN, nghe báo chí Mỹ cứ nói là ờ Mỹ , Canada sinh viên đại học toàn tự nghiên cứu 1 tuần vào trường gặp giáo sư 1 lần thôi. Em thấy trong lớp em học lúc xưa cũng có nhiều bạn học kiểu đấy mà đến hết năm nhất mấy bạn ấy "tốt nghiệp" cả. Ba của em ngày xưa còn tin báo chí Mỹ lắm. Hồi xưa đi học Ba em hỏi sao không đi làm kiếm tiền 1 tuần vào trường 1 lần thôi vì nghe nói ..blah..blah...nghe xong em xỉu. Chắc tại em thiếu iot nên học ngu, học thấy cha thấy mẹ mà học 4 năm mới lấy được thủ khoa kỹ sư. Nếu 1 tuần vào 1 lần chắc em học 1 năm là "tốt nghiệp" xong đi làm nhà hàng luôn...
    Chơi làm chi để bây giờ nghiện....

  9. #259
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Bạn wnguyen1, mình đã đọc tranh luận ở trên của bạn và mình không có ý kiến gì cả. Trong một cuộc tranh luận nó giống y chang như mình đi ra tòa cãi cho khách hàng, cả hai phía đều tin rằng họ đúng và bên kia không đúng và nếu không có bồi thẩm đoàn ngồi đó thì sẽ không bao giờ có được kết quả. Mỗi người dựa trên môi trường sống của họ sẽ có cái nhìn khác nhau về những vấn đề xung quanh họ, mình cũng vậy và bạn cũng vậy cho nên mình rất tôn trọng suy nghĩ của bạn vì bạn bị ảnh hưởng qua lăng kính bạn nhìn sự vật.

    Ở những vấn đề bạn nói đó, bạn đã đi xa hơi ở phần mình muốn nói. Mình chỉ muốn nói ở chuyện đầu vào chọn lựa tư cách đạo đức của sinh viên ngành y khi họ vào thôi, cho nên nếu bạn muốn tranh luận ở mặt này, nếu bạn muốn bạn cần phải viết lại bài của bạn cho mình thấy là ở chỉ mặt đó theo bạn cái gì của họ là không tốt.

    Nếu như bạn có thể làm được, bạn đã hỏi mình có hiểu được bản chất của xã hội tư bản là gì không? Theo lời bạn nói vậy chắc là mình không hiểu rõ. Nếu bạn vui lòng, hãy giải thích cho mình nghe bản chất của xã hội tư bản là gì.

    Để mình nói lại cho thật rõ ràng ý định của mình trong bài đầu tiên nhe. Mình hoàn toàn không có ý định tuyên truyền như bạn nói trong đoạn 3 bài viết của bạn. Mình đưa dẫn chứng thực tế cho các bạn thấy cách thức sàng lọc và đào tạo vấn đề đạo đức cho bác sĩ ở nơi mà theo mình biết là giáo dục ngành y ở VN chưa tốt. Bài viết chỉ là mang tính thông tin và tùy thuộc vào mỗi người đọc họ xem lý lẽ của bài viết mình là như thế nào. Nếu không hợp lý thì bỏ qua. Đây là quan điểm viết bài của mình. Và để mình khẳng định lại, mình không bao giờ có ý lên forum để chửi rủa hay phản đối VN. Khi có một vấn đề cần phải nói, mình rất cẩn thận và sử dụng từ ngữ rất thận trọng khi phải nói lên một cái xấu. Ngược lại, mình rất hiểu và thông cảm ở những khó khăn mà VN đang gặp phải với vị trí là một quốc gia đang phát triển cần nhiều thời gian để làm tốt hơn.

    Về vấn đề tình nguyện


    Ở đoạn hai bạn nói ở xã hội tư bản về việc tình nguyện nhưng thật sự là mang mục đích cá nhân, vì mình không làm trong ngành y nên không nói từ kinh nghiệm. Trong ngành luật mình cũng đã gặp những người như bạn nói nhưng mà mình không kịp thời gian giải thích. Mình muốn cho bạn biết là không phải ai đi tình nguyện cũng như bạn nghĩ đâu. Mình đã ra trường hành nghề luật sư nhiều năm, như bạn nói là mình không còn cần đi làm tình tuyện để đáp ứng yêu cầu nữa, nhưng từ rất lâu mỗi tuần mình đều bỏ thời gian ra làm free cho văn phòng luật sư tiểu bang cho người nghèo không có tiền thuê luật sư. Và mình đã nói trên forum là từ việc làm đó mình vừa mới được bằng khen thưởng của chính quyền tiểu bang về sự cống hiến cho cộng đồng. Mình đi làm lâu lắm rồi, mình không cần lợi ích cá nhân gì trong chuyện đó cả. Có rất nhiều luật sư làm chung với mình họ cũng nghĩ như vậy.

    Mình xin lỗi là mình nói ra việc này vì cần thiết chứ mình thành thật không phải khoe khoang chuyện sắp nói, và để mình nói cho rõ. Mình có tốt có xấu và việc làm trên chỉ là cho thấy mặt tốt của mình chứ không phải cái gì mình cũng tốt. Ví dụ trên forum này chẳng hạn, mình bỏ rất nhiều thời gian ra giúp cho forum là hoàn toàn tự nguyện kể cả mặt luật pháp. Là một sự sẵn lòng giúp lại cho cộng đồng. Cho nên, nếu bạn thấy hợp lý, bạn đừng nên nghĩ là ai sống ở xã hội tư bản cũng phải có tiền họ mới làm. Tất nhiên mình cũng cần tiền nhưng mà mình vẫn dành thời gian ra giúp free cho mọi người. Và bạn bè luật sư của mình làm chung trong tiểu bang họ thật lòng giúp đỡ thật sự.

  10. #260
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Ah, bạn wnguyen1, mình không muốn edit bài của mình đã viết nên viết thêm. Viết ở trên đây rất là khó khăn để có thể nói hết ý kiến của bạn và mình để thấy ra được điểm chung. Mình thấy mình có vài vấn đề muốn trao đổi với bạn mà phải nên nói chuyện gặp mặt có thời gian bởi vì như mình đã nói trên forum từ lâu, khi trao đổi với nhau nên có quan hệ hiểu nhau đã rồi sẽ có thể tập trung vào vấn đề đang nói hơn là nhìn nhau ở sự khác biệt về tính cách cá nhân.

    Nếu bạn muốn, hoặc là khi nào mình sang bạn chơi (mình có nhiều bạn rất thân từ lớp 6 định cư ở bên bạn) hoặc khi nào bạn có cơ hội sang mình chơi bạn liên lạc với mình nhe. Mình sẽ có thể trao đổi gặp mặt nhiều hơn và giải thích rõ hơn cũng như lắng nghe quan điểm của bạn. Luôn tiện, mình sẽ dẫn bạn vào văn phòng luật sư tiểu bang mình đang làm tình nguyện ngoài thời gian làm việc ở văn phòng luật chính và cho bạn thấy rất nhiều luật sư khác họ cũng đang làm việc với một tấm lòng tự nguyện giúp đỡ người nghèo không có tiền như thế nào để bạn thấy được không phải ai ở xã hội tư bản cũng như bạn nghĩ đâu. Nên dẫn chứng cho bạn cụ thể như vậy bằng bằng chứng thật sự như vậy để bạn hiểu hơn về vấn đề tình nguyện. Và luôn tiện mình cho bạn thấy rõ ràng mục đích của họ làm ở đó là gì cụ thể. Ở những nơi đó, họ đều là những người làm việc chính thức công việc thật của họ vài trăm đồng một giờ nhưng họ vẫn sẵn lòng làm free và một buổi như vậy hàng chục luật sư làm việc chung với nhau. Bạn sang mình dẫn bạn vào xem cụ thể cách tụi mình làm việc.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 05:27 AM ngày 25-03-2015 Reason: Mình thêm hai câu cuối cùng

Trang 26 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 162425262728 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •