Trang 1 / 29 12311 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 287

Chủ đề: Cuộc sống của người VN ở NN...

  1. #1
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657

    Cuộc sống của người VN ở NN...

    Đã tính post tiếp bài như đã hứa ở topic "cái khó của người VN..." nhưng cảm thấy nó hơi xa chủ đề của topic đó, nên em mở topic này cho dễ nói chuyện.
    Đây là góc nhìn của cá nhân em về cuộc sống của người Việt mình ở NN. Các bác ở các nơi có thể tham gia chia sẽ, góp ý. Để có nhiều trải nghiệm mà 1 cá nhân như em ko thể bao quát hết.

    Mục tiêu của topic là giúp các anh chị em có ý định đi NN sinh sống, làm việc, hay cho con cháu đi du học....sẽ có cái nhìn khái quát để quyết định cho đúng. Bởi vì khi thay đổi môi tường sống, thì có người sẽ thích nghi, có người sẽ trầm cảm. Ko có công thức chung là đúng nào vì mỗi cá nhân tự bản thân đã ko ai giống ai.

    Điều mà người VN hiện nay đang suy nghĩ nhiều nhất khi đi định cư là vấn đề giáo dục cho con, kế tiếp là cơ hội việc làm của cá nhân họ.

    I. Nói về giáo duc: ai cũng biết giáo dục phương tây nó tiên tiến. Những cái hay mà em đã trải qua, em xin liệt kê vì em từng học ĐH ở VN, nên em có kinh nghiệm để nói cụ thể. (Em đã học ở VN 10 năm trước nên có thể hiện nay có đổi khác nhiều)

    1. Điều đầu tiên em học được ở đây là tính trung thực trong nhà trường.
    Trước mỗi môn học thầy cô sẽ bắt ký 1 bản cam kết ko đạo văn (plagiarism). Ai vi phạm là rớt môn đó. nếu tái phạm có thể bị đình chỉ học 1 năm và nghiêm trọng hơn, sẽ bị lưu trong hồ sơ. Bởi vì bên này khi cần học lên cao, hoặc chuyển đổi ngành/trường. Không phải như VN, mình phải tự đi lấy bảng điểm nộp. Ở đây trường sẽ tự gửi bảng điểm đi, cho nên họ đánh dấu cái gì xấu, thì coi như khỏi tẩy rửa, mà cũng ko gian lận được vì các trường giao dịch với nhau, mình ko nhúng tay vô được.
    Hoặc các nghề cần thư giới thiệu của thầy cô giáo (ví dụ nghề báo chí, nghề giáo viên, luật sư, bác sĩ...), họ cũng niêm phong lá thư, mình muốn viết thêm, viết quá cũng ko được.


    2. Sự tự do sáng tạo.
    Khi bắt đầu lên cấp 2 là hs đã được tự chọn các môn yêu thích, từ đó định hướng ngành nghề. Bắt đầu từ lớp 10 đa phần đã biết rõ mình thích gì, biết khả năng mình tới đâu. Trong khi ở Vn ngày xưa, đến 12 cũng còn nhiều hs mơ hồ ko biết mình sẽ làm gì, mình thích gì. Vì chương trình học năm nào cũng như nhau. Ko có cơ hội thay đổi hay học thêm cái mình thích.

    Trong quá trình học phổ thông, sẽ có các lớp định hướng nghề nghiệp. Họ sẽ xin cho hs vào cty làm ko lương, mục đích để xem môi trường, xem phong cách làm việc ở đó có hợp với hs ko? Ai thấy mình ko hợp mà cũng thấy ko có khả năng học cao. Thì ngay cấp 3 có luôn trường nghề, vừa dạy như PT, vừa dạy nghề. Tốt nghiệp 12 là có nghề đủ cứng để làm công nhân kỹ thuật. Châu Âu (cụ thể Ý, Đức) làm vấn đề này rất tốt và hiệu quả để phân loại nguồn lao động.

    Vấn đề chấm điểm/ đánh giá. Ở Vn ví dụ môn văn luôn có 1 khung mẫu để chấm điểm. Cho nên sáng tạo mà đi xa thì rớt ngay. Ở đây thì các môn như văn-tiếng anh, họ cho tự do viết. Trong quá trình học sẽ học các tác phẩm tiêu biểu của quốc gia và quốc tế. Khi đi thi, đề thi là đề mở rộng. Tức là nó có chủ đề, nhưng ko giới hạn tác phẩm. HS có thể dùng bất cứ nhân vật nào, bất cứ tác phẩm nào đã học để viết. Và nếu bí quá, họ cho phép hs lấy luôn 1 nhân vật trong 1 cuốn phim nào đó tiêu biểu để viết, miễn sao nó liên quan tới đề thi.

    Nó khác với VN, ví dụ đề thi là phân tích chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn (em ko biết đúng nhân vật và tp ko nửa? chỉ ví dụ). Như vậy hs ko thể lấy 1 NV nào khác, ko thể lấy 1 tp nào khác. Do đó hs phải học tủ, phải luyện bài mẫu, để khi vào thi trúng tủ là phăng ra. Lật tủ thì tủ đè chết. Riết rồi ko ai tư duy làm gì, vì lo mà tụng bài mẫu, tư duy bậy tủ đè.

    Môn Văn của NN họ chú trọng 2 điểm chính:
    - Sáng tạo: để hs tự do sáng tạo, để thấy năng khiếu hs bộc phát. Nếu ghìm trong khuôn mẫu, sẽ làm chết tài năng từ nhỏ.
    - Ngữ pháp: nằm sau sự sáng tạo. Điểm chỉ chừng 30%

    Bản thân em thấy môn học như vậy là hợp ý. Dạy hs biết chữ, biết sáng tạo. Vậy là đạt yêu cầu. Còn như em học qua thời PT, tụng bao nhiêu bài văn bài thơ, học xong trả lại cho thầy cô hết. Vì khi học em ko dám sáng tạo, trước khi thi thầy cô luôn hù, viết rời xa đề là rớt. và em tin chắc ko chỉ em như vậy, bạn bè em hầu hết gióng em.
    Có lẽ em chỉ là hs bình thường nên chưa thấy cái hay của giáo dục thời em học. Nhưng khi em ra NN, được học theo bên này, em thấy hứng thú và đam mê hơn nhiều. Em rất tiếc vì qua đây khi đã lớn, trí tuệ thì bình thường, phải học lại nhiều thứ và khi qua vốn tiếng anh ko có vì chỉ học tiếng anh ở quê. Cho nên ko theo đuổi việc học bên này tới cuối cùng. Chứ môi trường học bên này cực kỳ tốt để theo đuổi lên cao.

    Bác nào có thể cho con theo học thì phải cố gắng làm. (Em sẽ viết ở phần sau về việc lợi hại của du học sinh khi qua đây).

    3. Sự đánh giá học sinh:
    Thầy cô không mang tính hơn thua vào lớp học. Không có thi đua viết đẹp viết hay. Không có thi đua phải giơ tay phát biểu khi có đoàn dự thính tới thăm.
    Cuối năm cũng không có quà cho học sinh giỏi. Không có sổ liên lạc phân hạng. Nhiều người cho rằng làm vậy hs ko biết ganh đua học. Còn GV thì nói họ ko muốn tạo áp lực cho HS. Ko muốn hs điểm thấp sẽ buồn.
    Họ có các kỳ liên lạc gặp phụ huynh. Sẽ nói cho phụ huynh biết con mình giỏi và kém cái gì. Nhưng sẽ gặp riêng, ko có biểu dương trước lớp. Cho nên các hs thấp hơn ko mặc cảm.

    4. Sự hỗ trợ từ nhà trường.
    Các hs mà tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, sẽ được cho học thêm phụ đạo miễn phí. Cho tới khi bằng bạn bè thì sẽ ko cần phải học thêm. Mọi thứ đều miễn phí. Nhiều khu vực còn có phòng ăn miễn phí cho hs.

    5. Cuối cùng là áp lực học. Ở đây họ ko chú trọng thành tích. Cho nên áp lực cũng ko cao. cái lợi là hs sẽ thấy hứng thú đi học (thay vì muốn nghỉ học như em hồi xưa). cái hại là gặp đứa ham chơi, nó sẽ ko thèm học. Cho nên cha mẹ phải kèm cặp con kỹ việc này. gặp đứa biết lo thì ok. Ko thì sẽ hơi mệt.

    bên cạnh đó là các môn như giới tính, quyền trẻ em, sự can thiệp khi sống trong môi tường bạo lực gia đình...Nó thuộc về quyền công dân, mà hs sẽ học từ rất sớm để chúng ko bị bạo hành. Nhiều người VN bị cách ly tạm mất quyền nuôi con vì vụ này.

    Phần sau sẽ viết về các vấn đề có thể xảy ra khi cho con em đi du học. Độ tuổi nào đi là hợp...Và có tg em sẽ chia sẽ về vấn đề người lớn có cơ hội làm việc thế nào? Em hơi bận nên xin vài ngày để hoàn tất.

  2. #2
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Phần II em xin chia sẽ về chuyện du học sinh.
    Hiện nay việc du học đối với người VN ko còn khó khăn. Đi theo diện học bổng thì ko có gì để nói. Các em đó rất giổi và sẽ thành công thôi.
    Diện du học tự túc thì đa dạng. 1 số thì ở homestay với gia đình bản xứ, nhưng đa phần là có bà con nên ở nhờ, tiện việc quản lý, chăm sóc.
    Ở homestay thì phải tự lập rất nhiều, công tử tiểu thư thì ko ở được. Vì môi trường sống bên này khác xa VN. Ko ai nấu ăn, rửa chén, bưng cơm tận giường. Đi chơi cũng ko thể gần sáng mới mò về...

    Lúc em đi học, cũng học chung với nhiều du học sinh của các nước. 1 điểm dễ nhận ra là các du học sinh rất khó hòa nhập. Họ tụm lại với nhau, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi nào làm bài luận bắt buộc phải tách ra thì họ mới ko làm bài chung.
    Có lần 1 đứa tây trong lớp nói với cô giáo: ko hiểu tại sao các du hs hay chơi chung với nhau? Cô trả lời: em qua Bắc Kinh ở thì em sẽ kiếm bạn xứ em hay đi kiếm bạn người TQ trước?

    Việc tụ tập đồng hương có lẽ là 1 phản xạ tự nhiên, muốn tránh cảm giác cô độc, và có bạn đồng hương thì thấy tự tin hơn. Người VN, TQ, Hàn Quốc là 3 nhóm em thấy hay tụ tập chung nhiều nhất. Ko hiểu vì sao?
    Bên cạnh đó trong lớp thì các du hs là nhát nhất lớp. Bản thân em ở VN dù đã học ĐH nhưng kỹ năng trình bày trước đám đông là 0. Vì vậy lần đầu tiên phải thuyết trình trước lớp, mọi ý tưởng biến mất cả, miệng thì khô, tay thì run. Tiếng anh vốn ko giỏi thì càng lắp bắp hơn nửa. Phải qua 1 năm mới có thể phát biểu tự nhiên trước mọi người. Dó là nhờ mỗi môn học nào cũng có từ 1-3 bài luận thuyết trình, cho nên làm hoài nó quen, chỉ vậy thôi.

    Nhờ thực tập nhiều trong khi học, cho nên khi pv đi làm, rất tự tin và thoải mái. Ko như trước kia gặp bất cứ cuộc pv nào cũng run.

    Nói chung từ bản thân em, từ các bạn du hs em gặp, có thể kết luận kỹ năng mềm của các du hs là rất kém. So sánh với tụi học PT bên này, thì nó bạo dạn hơn là hiển nhiên, vì cách giáo dục pha thực hành, khuyến khích làm việc, sẽ giúp chúng lớn nhanh hơn là nhồi lý thuyết.

    Từ đó em thấy nếu đi du học, có thể qua từ lớp 10 là tốt nhất. Vì có tg để nâng cấp nhiều kỹ năng mà ở VN rất thiếu, đó là sự tự tin, sự tự lập.
    Tuy nhiên độ tuổi này rất đáng lo do thay đổi tâm lý. Ở tuổi này các em nghĩ mình đủ khôn để trải nghiệm mọi thứ. Cho nên gặp đứa khôn thì ko sao, gặp đứa ham chơi thì hỏng bét. Gia đình bà con em cũng có 1 đứa qua đây học trầy trật, số môn rớt chiếm nhiều hơn môn đậu. Ở lại cũng dỡ mà về thì chẳng biết làm gì.
    Lý do là học PT bên này tương đối nhẹ nhàng. Nhưng vào ĐH, nó căng thẳng rất nhiều, cứ mỗi 2 tuần là có bài test, mỗi Hk 5-6 môn, thì coi như bài thi nó đến dồn dập ko nghỉ. Nếu đem thói quen học ở VN, mỗi lần thi cuối kỳ là xong, qua đây ko thích nghi kịp sẽ đuối.

    Vì vậy nếu bác nào cho con cháu du học, phải làm sao cho nó tự lập từ VN, thì qua đây hòa nhập tốt hơn. Còn ko khi qua đây, nó thành lập 1 cái Little SG thì giảm mất 50% hiệu quả du học.
    Giữ vốn liếng Vn thì tốt thôi. Nhưng qua đây học, tiếp xúc với bạn tây thì nâng cao ngôn ngữ. Học cách tự lập kiếm tiền của tụi nó. Học cách thi cử trung thực của tụi nó. Học cách gặp vấn đề thì nói thẳng mặt, chứ ko nói sau lưng...
    và quan trọng hơn là sau này đi làm, quen nhiều bạn tây, giữ liên lạc với tụi nó thì cơ hội kiếm việc làm cao hơn hẳn. Cực kỳ quan trọng, vì networking ở đây có thể nói là chiếm 70% cơ hội việc làm.

    Cho nên nếu được qua sớm thì các em sẽ trưởng thành sớm, nguy cơ là có thể lai nửa nạc nửa mở. Vì vậy tùy tính cách mỗi đứa mà tính, ko có công thức nào ở đây có thể sài.
    Nếu cảm thấy nó chưa đủ lớn, thì tốt nhất học xong 12 rồi đi.

    Điều em thích về tụi hs bên này là ở cấp 3, đa số tự kiếm tiền chi tiêu. Hồi mới đi làm thêm bên này, em đi làm chung với 1 nhóm hs, nhìn mặt tụi nó già, cứ ngỡ cũng lớn rồi, nhưng hỏi ra đa số đều học cấp 3. Tuy nhiên khi làm việc rất tận tình và trách nhiệm. Bởi vì công việc trong Cv giải trí nên ko ai đôn đúc, ko ai kiểm tra. Ko phải trong hãng để có thể áp các định mức. Nhờ vậy mới thấy cái trưởng thành của tụi nó. Mình già hơn, thấy nhột hơn vì nhiều cái kém quá.

    Cho nên lời khuyên của em chỉ đơn giản, ko phải là nhồi nhét nhiều toán lý hóa cho các em chuẩn bị du học, mà nên dạy các em sống có trách nhiệm, sống tự lập và suy nghĩ trưởng thành.
    Được sửa bởi Accord 2000 lúc 02:09 AM ngày 11-03-2014

  3. #3
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Phần III: Cơ hội việc làm

    Biết thêm 1 ngôn ngữ quả thật rất tốt khi ở NN. Em có 1 chị làm chung, chị này người Hoa sống ở Q5, khi qua đây thì con cái chỉ biết tiếng Hoa và Anh. Sau này có 1 đứa làm ở ngân hàng, khách chủ yếu của nó là người Hoa. Họ ở bên đây rất đông, nhưng khi qua đã lớn nên ko rành tiếng Anh. bác sĩ, luật sư cũng vậy, biết thêm 1 ngôn ngữ là có 1 lượng khách đáng kể.

    Hôm nay rảnh em viết nốt phần cuối trong chuỗi bài dự định khi nói về giáo dục, và cuộc sống ở NN.
    Giáo dục thì các bác đã viết rất chi tiết và bổ ích. Em viết thêm về cuộc sống, nhất là những người sẽ đi định cư đang thắc mắc: cơ hội việc làm thế nào?

    XH phương Tây theo em rất ít chú trọng bằng cấp. Hẳn mọi người đều nghe như vậy, và thực tế giống vậy. Tuy nhiên nó không đơn giản như kiểu VN mình, suy nghĩ theo kiểu tốt nghiệp 12 xong là làm trưởng phòng, giám đốc.
    Em xin ví dụ và cũng lý giải vì sao nó khác VN.

    Ví dụ 1 là cái cô làm ngân hàng em vừa nói ở trên. Theo chị làm chung kể thì cô gái này hồi nhỏ ko ham học lắm (trong khi các chị em học rất giỏi, đạt học bổng toàn phần 3 đứa). Cô này tốt nghiệp 12 thì nghỉ đi làm. Sau đó xin vào bank làm ngu ngân (teller). Đây là vị trí nhỏ nhất trong bank, chỉ đòi hỏi high school. Và từ vị trí đó, cô ấy được cho hoc nâng cao (điểm 80% thì miễn học phí, thấp hơn thì tự trả). Bây giờ cô ấy có chức vụ bằng với các người tốt nghiệp đại học ngành ngân hàng. Em có gặp nên biết cụ thể như vậy.
    Như vậy bằng cấp ở đây ko hẳn quyết định vị trí công việc.

    Ví dụ thứ 2 là ông sếp ngày xưa em quen. Ổng là dân di cư từ Đức. Tốt nghiệp kỹ sư ở Đức nhưng khi di cư thì khởi đầu bằng vị trí xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau 10 năm thì ổng đang làm giám đốc cty về thiết bị viễn thông, cty doanh thu chừng 30tr USD, loại nhỏ ở NN.

    Ví dụ trên cho thấy bằng cấp ở NN không phải là thứ bắt buộc để có thể ngồi vào 1 vị trí. Ko cần phải đi mua bằng giả để ngồi 1 vị trí cao hơn. Họ sẽ xem năng lực trước.
    Nói như vậy nhưng người VN và nhiều nước khác, khi qua NN (Mỹ, Úc, Canada...) thì không dễ kiếm việc. Rất nhiều người đi theo diện di dân có tay nghề cao, khi qua thì ko thể tìm đúng nghề mình thành thạo ở quê nhà. Họ phải làm đủ thứ nghề tạm, có người may mắn đổi đúng nghề yêu thích, có người bỏ cuộc, làm gì đủ tiền thì thôi.

    Ở đây sẽ thấy rõ nghịch lý, có người sẽ nghĩ hay là phân biệt chủng tộc?

    Theo em vấn đề nằm ở chỗ ngôn ngữ và phong cách làm việc. Những đứa trẻ tốt nghiệp 12 bên này, dù nó ko biết gì về nghề nghiệp, nhưng nó giỏi về ngôn ngữ, và nó làm việc rất trách nhiệm. KHác hoàn toàn với các em ở VN, tốt nghiệp 12 thả ra đời, chỉ làm thợ may và phụ hồ, chứ thi tuyển vào chẳng cty nào chịu nhận. Bởi vì có thể các em đủ giỏi để làm việc, nhưng tác phong công việc chưa hẳn đã trưởng thành. Các em đã tốt nghiệp ĐH rồi nhưng nhiều khi làm việc rất lao nhao, vô tố chức, và rất ít trách nhiệm. Nhiều khi kén chọn, cho là ko bù công ăn học. Bởi vì đa số các em từ nhỏ chưa đi làm cho tới khi tốt nghiệp. Nên sẽ có nhiều cái bỡ ngỡ. Trong khi tụi Tây từ lớp 10 đã đi kiếm tiền, trải qua nhiều va chạm, chúng lớn nhanh là chuyện thường thôi, ko có gì cao siêu cả.

    Cái quan trọng là sự giáo dục ở NN đào tạo đứa trẻ những đức tính rất cần có cho công việc cơ bản: trung thực, có trách nhiệm. Ở VN học xong 12, có bank nào chịu cho vào làm việc ko? Hầu như cơ hội chỉ 1%, (mà chắc phải có quen biết nửa). Ko phải việc khó quá, học 12 làm ko được. Mà đơn giản là họ ko tin tưởng 1 đứa trẻ VN học hết lớp 12 đủ lớn để làm việc. Vì cơ hội cọ sát cho nó không có.
    Cho nên cách quản lý về giáo dục, việc làm...của VN làm đứa trẻ chậm trưởng thành hơn so với NN. Các cty liên doanh họ cứ hay chê người lao động VN thiếu kỹ năng là vậy. Vì có cơ hội nào để nâng cao đâu.

    Như vậy người di dân sẽ bất lợi nhiều thứ, họ không giỏi về ngôn ngữ bản xứ, và họ không có lý lịch làm việc để chứng minh năng lực. Có thể họ giỏi thật, nhưng bởi vì ra đi từ 1 nước nghèo, mọi thứ đều có thể giả, thì em là nhà tuyển dụng, em có quyền nghi ngờ. Và nếu giữa 2 người, 1 là dân bản xứ, 1 là di dân mới qua. Em xin chọn dân bản xứ cho lành. Đó là 1 phản ứng hợp lý.

    Cho nên khi nghe nói, ở tây nó không trọng bằng cấp như VN. Rất nhiều người VN sẽ cho là nói phét. Họ quen nhiều người khi di dân, ko thể kiếm việc đúng nghề. Vậy sao dám nói tây ko trọng bằng cấp. Chỉ vì họ chưa hiểu cái đặc thù riêng vậy thôi.

    Người Tây mướn dân VN mới qua, thì cũng giống các bác chủ VN mà mướn mấy ông tây balo ở Phạm NGũ Lão vào làm việc, tiếng Việt nó ko rành, lại khong biết nó làm có bền ko, ko biết nó có ngẫu hứng trộm cái gì rồi nghỉ ko. Tóm lại có nhiều cái ko biết quá, nên tốt nhất kiếm anh người VN cho lành.

    Do vậy nhiều người mới qua định cư, họ rất khó kiếm việc. Dù bằng cấp ôm 1 đống. Cái bằng ở đây chưa nói lên điều gì cả. Chưa nói lên họ là 1 người làm việc giỏi, có trách nhiệm...
    Đa số người có việc đúng nghề đều trải qua vài năm bôn ba. Trong những năm này, họ nâng cao ngôn ngữ, họ xây dựng cái lý lịch làm việc tuy không hoành tráng nhưng ổn định, và nếu họ học thêm bằng cấp ở nước sở tại, người tuyển dụng sẽ nghĩ họ chịu khó. Như vậy họ sẽ nghĩ mình đáng tin cậy hơn.

    Và cái cuối cùng cũng quan trọng rất nhiều, đó là "net working". Người ta có sở thích tuyển dụng người được giới thiệu hơn là tự tuyển ở ngoài. Bởi vì được giới thiệu, coi như có thêm 1 bảo chứng về năng lực, cũng như phong cách của họ. Những người mới di dân, sẽ ko có cái lợi thế này. Cho nên phải chờ 1 quá trình làm việc, tìm hiểu vùng đất mới, có mối quan hệ rộng hơn, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.

    Mong là những chia sẽ này sẽ giúp những ai sắp di dân, có sự chuẩn bị tinh thần, để khỏi bất ngờ thất vọng ở vùng đất mới. Ai cũng nói vùng đất hứa, tại sao khó khăn vậy? KHi hiểu về bản chất của nó, thì sẽ dễ lý giải thôi. Chẳng có sự kỳ thị gì ở đây đâu. Cũng chẳng có lỗi gì của CP ở đây cả.
    Được sửa bởi Accord 2000 lúc 12:05 AM ngày 15-03-2014

  4. #4
    Tham gia
    27-07-2011
    Location
    HCM
    Bài viết
    344
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    3. Sự đánh giá học sinh:
    Thầy cô không mang tính hơn thua vào lớp học. Không có thi đua viết đẹp viết hay. Không có thi đua phải giơ tay phát biểu khi có đoàn dự thính tới thăm.
    Cái này còn tùy thầy cô. Một số thầy cô dành ra 5-10% cho class participation. Nhiều thầy cô khác chấm điểm theo curve nên hơn thua là điều ko thể tránh khỏi.
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Cuối năm cũng không có quà cho học sinh giỏi. Không có sổ liên lạc phân hạng. Nhiều người cho rằng làm vậy hs ko biết ganh đua học. Còn GV thì nói họ ko muốn tạo áp lực cho HS. Ko muốn hs điểm thấp sẽ buồn.
    Cuối năm thì ko có nhưng tốt nghiệp thì vẫn có giải cho những học sinh tiêu biểu.

    Thiết nghĩ, nếu bác nói lên mặt tốt của giáo dục phương Tây thì cũng nên đề cập tới mặt xấu cho nó khách quan một tí.
    Được sửa bởi BlackLegSanji lúc 08:00 AM ngày 10-03-2014

  5. #5
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi BlackLegSanji View Post
    Thiết nghĩ, nếu bác nói lên mặt tốt của giáo dục phương Tây thì cũng nên đề cập tới mặt xấu cho nó khách quan một tí.
    Em sẽ nói về cuộc sống mà em trải nghiệm qua, cho nên có cả cái thích và ko thích.
    Tuy nhiên nói riêng về giáo dục, thì em chỉ thấy toàn cái tuyệt vời bác ah. Đó là thật lòng em trải qua.

    Các bác nếu thấy cái gì xấu, thì cũng có thể chia sẽ, để mọi người tham khảo mà né tránh. Nhiều bác ở NN có con, đang băn khoăn giữa việc nói tiếng bản xứ, hay nói tiếng Việt với con. Cả 2 đều có lợi có hại, và rất cần mọi người đã trải nghiệm và chia sẽ.
    Rất mong bác sẽ góp cái nhiều đa chiều hơn cho topic.

  6. #6
    Tham gia
    07-12-2006
    Bài viết
    268
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Phần II em xin chia sẽ về chuyện du học sinh.
    Hiện nay việc du học đối với người VN ko còn khó khăn. Đi theo diện học bổng thì ko có gì để nói. Các em đó rất giổi và sẽ thành công thôi.
    Diện du học tự túc thì đa dạng. 1 số thì ở homestay với gia đình bản xứ, nhưng đa phần là có bà con nên ở nhờ, tiện việc quản lý, chăm sóc.
    Ở homestay thì phải tự lập rất nhiều, công tử tiểu thư thì ko ở được. Vì môi trường sống bên này khác xa VN. Ko ai nấu ăn, rửa chén, bưng cơm tận giường. Đi chơi cũng ko thể gần sáng mới mò về...

    Lúc em đi học, cũng học chung với nhiều du học sinh của các nước. 1 điểm dễ nhận ra là các du học sinh rất khó hòa nhập. Họ tụm lại với nhau, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi nào làm bài luận bắt buộc phải tách ra thì họ mới ko làm bài chung.
    Có lần 1 đứa tây trong lớp nói với cô giáo: ko hiểu tại sao các du hs hay chơi chung với nhau? Cô trả lời: em qua Bắc Kinh ở thì em sẽ kiếm bạn xứ em hay đi kiếm bạn người TQ trước?

    Việc tụ tập đồng hương có lẽ là 1 phản xạ tự nhiên, muốn tránh cảm giác cô độc, và có bạn đồng hương thì thấy tự tin hơn. Người VN, TQ, Hàn Quốc là 3 nhóm em thấy hay tụ tập chung nhiều nhất. Ko hiểu vì sao?
    Bên cạnh đó trong lớp thì các du hs là nhát nhất lớp. Bản thân em ở VN dù đã học ĐH nhưng kỹ năng trình bày trước đám đông là 0. Vì vậy lần đầu tiên phải thuyết trình trước lớp, mọi ý tưởng biến mất cả, miệng thì khô, tay thì run. Tiếng anh vốn ko giỏi thì càng lắp bắp hơn nửa. Phải qua 1 năm mới có thể phát biểu tự nhiên trước mọi người. Dó là nhờ mỗi môn học nào cũng có từ 1-3 bài luận thuyết trình, cho nên làm hoài nó quen, chỉ vậy thôi.

    Nhờ thực tập nhiều trong khi học, cho nên khi pv đi làm, rất tự tin và thoải mái. Ko như trước kia gặp bất cứ cuộc pv nào cũng run.

    Nói chung từ bản thân em, từ các bạn du hs em gặp, có thể kết luận kỹ năng mềm của các du hs là rất kém. So sánh với tụi học PT bên này, thì nó bạo dạn hơn là hiển nhiên, vì cách giáo dục pha thực hành, khuyến khích làm việc, sẽ giúp chúng lớn nhanh hơn là nhồi lý thuyết.

    Từ đó em thấy nếu đi du học, có thể qua từ lớp 10 là tốt nhất. Vì có tg để nâng cấp nhiều kỹ năng mà ở VN rất thiếu, đó là sự tự tin, sự tự lập.
    Tuy nhiên độ tuổi này rất đáng lo do thay đổi tâm lý. Ở tuổi này các em nghĩ mình đủ khôn để trải nghiệm mọi thứ. Cho nên gặp đứa khôn thì ko sao, gặp đứa ham chơi thì hỏng bét. Gia đình bà con em cũng có 1 đứa qua đây học trầy trật, số môn rớt chiếm nhiều hơn môn đậu. Ở lại cũng dỡ mà về thì chẳng biết làm gì.
    Lý do là học PT bên này tương đối nhẹ nhàng. Nhưng vào ĐH, nó căng thẳng rất nhiều, cứ mỗi 2 tuần là có bài test, mỗi Hk 5-6 môn, thì coi như bài thi nó đến dồn dập ko nghỉ. Nếu đem thói quen học ở VN, mỗi lần thi cuối kỳ là xong, qua đây ko thích nghi kịp sẽ đuối.

    Vì vậy nếu bác nào cho con cháu du học, phải làm sao cho nó tự lập từ VN, thì qua đây hòa nhập tốt hơn. Còn ko khi qua đây, nó thành lập 1 cái Little SG thì giảm mất 50% hiệu quả du học.
    Giữ vốn liếng Vn thì tốt thôi. Nhưng qua đây học, tiếp xúc với bạn tây thì nâng cao ngôn ngữ. Học cách tự lập kiếm tiền của tụi nó. Học cách thi cử trung thực của tụi nó. Học cách gặp vấn đề thì nói thẳng mặt, chứ ko nói sau lưng...
    và quan trọng hơn là sau này đi làm, quen nhiều bạn tây, giữ liên lạc với tụi nó thì cơ hội kiếm việc làm cao hơn hẳn. Cực kỳ quan trọng, vì networking ở đây có thể nói là chiếm 70% cơ hội việc làm.

    Cho nên nếu được qua sớm thì các em sẽ trưởng thành sớm, nguy cơ là có thể lai nửa nạc nửa mở. Vì vậy tùy tính cách mỗi đứa mà tính, ko có công thức nào ở đây có thể sài.
    Nếu cảm thấy nó chưa đủ lớn, thì tốt nhất học xong 12 rồi đi.

    Điều em thích về tụi hs bên này là ở cấp 3, đa số tự kiếm tiền chi tiêu. Hồi mới đi làm thêm bên này, em đi làm chung với 1 nhóm hs, nhìn mặt tụi nó già, cứ ngỡ cũng lớn rồi, nhưng hỏi ra đa số đều học cấp 3. Tuy nhiên khi làm việc rất tận tình và trách nhiệm. Bởi vì công việc trong Cv giải trí nên ko ai đôn đúc, ko ai kiểm tra. Ko phải trong hãng để có thể áp các định mức. Nhờ vậy mới thấy cái trưởng thành của tụi nó. Mình già hơn, thấy nhột hơn vì nhiều cái kém quá.

    Cho nên lời khuyên của em chỉ đơn giản, ko phải là nhồi nhét nhiều toán lý hóa cho các em chuẩn bị du học, mà nên dạy các em sống có trách nhiệm, sống tự lập và suy nghĩ trưởng thành.
    Tôi đã trải qua kinh nghiệm "nuôi" 3 đưa cháu qua du học, xác nhận những chia xẻ của bạn là rất chính xác. Cả 2 vợ chồng tôi đều làm việc trong ngành giáo dục nên được sự tin tưởng của người em (cha mẹ mấy cháu) gởi con qua ở với tụi tôi; và trong thời gian các cháu ở với tụi tôi, chúng tôi lo lắng quan tâm việc học hành và vui chơi cho mấy cháu y như con mình (tôi cũng có con cùng lứa tuổi), thậm chí còn hơn con mình nữa vì cứ nghĩ tội nghiệp tụi nó thiếu tình thuơng cha mẹ bên cạnh, dễ tủi thân.

    - Trong ba đứa qua học, 2 đứa thành công (1 đã tốt nghiệp DH đang đi làm và sẽ ở lại, 1 đang làm cao học) và 1 thất bại. Cậu này đưa qua trễ hơn (lớp 12 so vơi hai đứa sau lớp 10), với 1 bộ học bạ điểm rất ấn tượng (mình xin lỗi, không biết school record ở VN bây giờ gọi là gì, nên dùng chữ hồi xưa). Sau này mới biết điểm đó toàn là điểm chạy (mua ?), cậu này trước khi đi toàn ăn chơi; qua tới đây nhập băng với một nhóm cũng toàn như thế, tiền học mấy chục ngàn đóng vào trường coi như bỏ ... Khi nhà trường gọi tôi lên thảo luận về việc học hành bê bối của cậu ( vì tôi là guardian), tôi phải đi đến một kết luận đau lòng là khuyên em mình mang con về trước khi nó hư hỏng hoàn toàn. Rút kinh nghiệm cậu này, hai đứa em sau thành công hơn.

    - Tôi cũng đã quan sát các bạn bè của mấy cháu này, hầu hêt là du học, nhìn thây nhiều cháu đi vào con đường hư hỏng thấy thuơng luôn, mà mình không làm gì được. Như bạn đã chia xẻ, kỹ năng sống tự lập quan trọng vô cùng. Ngòai ra chỗ bà con mình gởi phải thật tích cực trong việc trông coi con mình. Tôi nhận xét thây việc cho con đi du học như là phong trào; nhìn quanh thấy ong A bà B có con đi du học, về nhà cũng cố đưa cho con mình đi cho bằng chị bằng em; nếu nó không muốn đi, thì cũng một là ép buộc, hai là mua chuộc dụ dỗ ... Qua bên này không có người trông coi, chẳng khác nào đem con bỏ chợ, bảo sao không hư. Rồi khi việc đổ bể ra, vì sĩ diện, không dám đưa con về, cứ tiếp tục gởi tiền cho con lây lất bên này học hành qua loa gì đó để giữ visa, bên đó thì cứ tiếp tục khoe ...
    Được sửa bởi lao_ong lúc 06:47 AM ngày 11-03-2014
    Creativity is a Matter of Perspective [Dewitt Jones]

  7. #7
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Trong các tiệm massage , hoặc động mãi dâm trá hình ở Little Saigon, không thiếu gì những em gái nguyên là du hoc sinh từ VN sang , hành nghề. Xuất phát từ ở VN, các em học sinh này tìm cách chạy bản điểm (giả), chứng minh tài sản (giả) để xin visa du học tự túc. Gia đình ở VN cũng ko phải đại gia, chỉ cung cấp tài chính được 1 hoặc 2 năm đầu ( vài chục ngàn đô 1 năm) Sức học không giỏi, chỉ có thể vào các trường college học , Anh văn thì trình độ chỉ vào được các lớp ESL, vừa học vừa phải đi làm để kiếm tiền trang trải nhu cầu cuộc sống, riết rồi sức học đuối dần, trường không gia hạn giấy I-20 cho nữa, nên không duy trì được tình trạng visa hợp pháp. Quay về VN thì làm sợ xấu hổ, đành sống chui, bất hợp pháp. Từ đó , con đường dẫn đến các động mãi dâm cũng không xa nữa.

    Bên cạnh đó, các em du học sinh cũng tìm cách quen biết, tiến tới hôn nhân với người tại chỗ hầu kiếm thẻ xanh cũng không ít.
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 10:09 AM ngày 11-03-2014
    Nothing.

  8. #8
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Anh accord, để em post bài trong đây em ủng hộ topic của anh nhe.

    2. Như anh có thể đã đọc hoặc nếu đã chưa, em đã nói với anh dragonfly là em không tranh luận với anh ấy online nữa về các vấn đề xã hội. Cho nên chính vì lý do này cho nên lẽ ra như em đã hứa hôm qua với anh anup là em sẽ viết bài nói về giáo dục trong topic đang mở nhưng em thiết nghĩ em không muốn tham gia tiếp tục vào để tranh luận với anh dragon. Nhưng nói thế không có nghĩa là em không muốn nói chuyện với anh dragon. Những chuyện khác như nhiếp ảnh chẳng hạn thì không sao. Mỗi con người tùy thuộc vào giáo dục của họ, họ có niềm tin riêng của nọ. Em không muốn thay đổi niềm tin của người khác. Cho nên về mặt này em cũng như anh accord em không muốn tham gia vào những cuộc tranh chấp liên quan đến niềm tin vào chính trị.

    Gửi anh blackleg

    3. Hiện tại em chưa nghĩ ra chủ đề về cái xấu của hệ thống giáo dục Tây. Nếu anh có biết chủ đề nào mà cần nói sâu thì anh nêu lên nếu em biết em sẽ nói. Vì em chỉ muốn nói xuất phát từ kinh nghiệm bản thân (chứ không nói tiểu search Internet vì nếu làm vậy em không cần phải viết mọi người ai cũng đọc được) cho nên khi em rời khỏi VN em đã nằm ngoài tuổi học trung học. Em chỉ vào thẳng đại học và học suốt một thời gian dài. Vì vậy, em chỉ có thể nói về kinh nghiệm của giáo dục bậc đại học trở lên. Khi nào em nghĩ ra mặt xấu em sẽ viết bài vào topic theo đề nghị của anh.

    Gửi anh anup

    4. Em tóm tắt lại cho các bạn khác và anh accord theo dõi. Hôm nọ anh anup có nói với em là VN mình cũng có trường chuyên cho nên ở mặt này hai xã hội chẳng khác nhau. Đây là lỗi của em về cách hành văn viết chưa rõ ràng cho nên làm cho anh anup chưa thấy hết ý em nói. Về mặt này em thành thật xin lỗi.

    5. Vì vậy trong bài viết này em viết ra từ kinh nghiệm bản thân về cách mà xã hội Úc giúp đỡ một sinh viên xuất thân từ gia đình thật nghèo nhưng muốn vươn lên bằng giáo dục đại học và vào học những đại học đắt tiền, nhất là ở những trường tốn nhiều chi phí hơn những ngành khác bao gồm nhưng không giới hạn như nha sĩ, luật sư và bác sĩ.

    Về trường chuyên ở VN ngày xưa

    6. Anh anup có nói về trường chuyên ở VN. Thật ra điều này em đã có biết trước khi anh nói. Vào lúc em còn ở Saigon, lúc đó trường Bùi Thị Xuân của em phân ra hai lớp chuyên một lớp chuyên lý và một lớp chỉ dành cho học sinh giỏi tuyển thẳng từ lớp 9 đi lên không phải thi vào lớp 10. Lớp này gọi là lớp điểm của trường và em học trong lớp này. Nếu có bạn nào cần bằng chứng về việc em nói em học lớp điểm để tránh em việc em nói láo xin vui lòng cho em biết. Bản thân em lúc đó không đủ giỏi về vào lớp chuyên lý của trường.

    7. Minh Khai và chuyên Anh, Lê Hồng Phong chuyên Toán, một trường chuyên văn nữa mà em quên mất. Em biết hình như sau này tất cả ngành chuyên đều chuyển về Lê Hồng Phong và các trường kia bãi bỏ chế độ lớp chuyên.

    Về ví dụ học sinh nghèo đậu đại học y của anh anup

    8. Đây là điểm mà em muốn nói.

    9. Ở VN, do đại học y ở VN là thuộc nhà nước (trường công) cho nên em học sinh đó (em gọi là A) sẽ vào học được không phải tốn rất nhiều tiền học phí. Nói cách khác, em A chỉ cần có khả năng học. Như em đã có nói, VN mình rất nhiều người ở VN rất thông minh và siêng năng. Chỉ tiếc là giáo dục kém cho nên đào tạo tay nghề ra kém so với cùng ngành trong hệ thống tư bản. Đây là kém may mắn không có sự chọn lựa.

    10. Ở Úc và em biết là Mỹ và Canada cũng vậy, đại học của những ngành có tiếng như ngành y và luật đều là đại học tư. Muốn vào học phải đóng học phí rất nhiều tiền. Tiền học phí cao hơn hẳn những ngành đại học bình thường khác. Không có free như ở VN đại học của nhà nước.

    11. Ngoài ra, khác xa hoàn toàn với VN, ở hệ thống Anh Mỹ em nói đến ngành luật vì em có nhiều kinh nghiệm. Ở VN có thể học một bằng đại học sẽ ra luật sư. Ở đây, phải ít nhất hai bằng đại học nếu muốn hành nghề luật sư. Nói cách khác, thời gian đào tạo luật sư ở đây dài hơn gấp đôi thời gian đào tạo luật sư ở VN chưa nói đến chất lượng đào tạo. Do đại học em nói là tư nhân cho nên chất lượng đào tạo cao và vì cao cho nên nó đắt. Đây là việc thường tình.

    12. Chưa hết, ở bên này ngành y và ngành luật không có học bổng của trường. Nên muốn học là phải đóng tiền học không có chuyện cho học bổng free. Ngành khác thì có chứ ngành này không.

    13. Vì những lý do em đã nêu, em A kia nếu ở xứ tư bản chỉ có khả năng học là sẽ không học y được. Nó cần phải có nhiều tiền để đóng tiền học. Gia đình nó nghèo làm sao có đây?

    Sự trợ giúp của nhà nước toàn diện cho sinh viên Úc

    14. Giả sử em A là công dân Úc và giả sử là em được trường y nhận vào, chính phủ Úc giúp đỡ em như sau:

    - Cho vay bất cứ khoản học phí nào em phải đóng trong suốt thời gian em học cho đến khi ra bằng luật sư và bác sĩ bất kể là học đại học ở Úc đắt bao nhiêu tiền. Không quan trọng, quan trọng là em A có khả năng được nhận vào trường đó hay không.

    - Số tiền đó không lấy lời. Sau khi em A ra trường, nếu kiếm lương ở mức thấp chưa đủ ngưỡng quy định thì không phải trả lại đồng nào. Nợ cứ để đó. Khi nào hơn ngưỡng kiếm ra thì trừ lại khoảng 5% lương cho đến khi hết nợ.

    - Trong thời gian em học đại học Úc, nếu em muốn sang Mỹ chẳng hạn học thời gian ngắn và được trường Úc đã chấp thuận cho đi học để tăng trình độ theo chương trình trao đổi, toàn bộ học phí và chi phí sống ở đại học ngoài Úc kia bao gồm cả tiền đi sống và vé máy bay chính phủ sẽ cho vay hoàn toàn. Đây là link http://studyassist.gov.au/sites/Stud...LPpayingMyFees để tránh nói em nói láo.

    - Ngoài tiền học, chính phủ Úc cho thêm tiền sống ở mức chuẩn. Ngoài ra, nếu em A này dọn ra ngoài sống không sống trong nhà cha mẹ, chính phủ cho luôn tiền thuê nhà ở mức chuẩn bình thường (nghĩa là không phải sống xa hoa thuê đắt tiền). Nếu em A này lỡ đang có con trong thời gian học, chính phủ sẽ giúp cho tiền trả phí gửi con vào trung gâm giữ trẻ child care theo chuẩn tối thiểu. Link ở đây mọi người vào đọc http://studyassist.gov.au/sites/Stud...tIncomeSupport. Tiêu chuẩn bình dân để tránh có người dùng dịch vụ quá cao và dẫn đến sự bất bình đẳng giữa mọi người khi được trợ giúp.

    15. Nói tóm lại, chính phủ Úc chi ra một ngân sách khổng lồ để chăm lo cho em A tất cả mọi thứ về tài chính để em A yên tâm học miễn là em A có khả năng muốn làm luật sư hay bác sĩ.

    Không phân biệt con nhà giàu hay nhà nghèo

    16. Úc không phân biệt sinh viên xuất thân từ nhà giàu hay nhà nghèo khi cho vay tiền học. Bất cứ ai là công dân Úc đều được hưởng như nhau. Con nhà giàu cũng như con nhà nghèo. Hể muốn học đại học ở trường nào thì chỉ cần khả năng được nhận vào. Trường kia sẽ lấy học phí trực tiếp từ nhà nước và ghi nợ cho sinh viên sau này đi làm trả lại. Không lãi.

    Qua sự kiện trên em muốn nói lên điều gì?

    17. Em nói rõ để tránh bất cứ hiểu lầm nào từ bài viết. Không chỉ Úc mà rất nhiều quốc gia tư bản khác em nhớ là Canada cũng vậy đều làm như trên. Nó chi ra một ngân sách khổng lồ cho vay không lấy lãi để nó giúp cho những sinh viên nghèo học giỏi nhưng không có tiền để vào học những đại học lớn và khó khăn. Anh Kecab và NguyenLang có thể giúp em nói về kinh nghiệm tương đương ở Canada được không?

    18. Qua đó, nó loại trừ đi khả năng có em A thông minh nhưng lại không được đào tạo tốt.

    19. Đó là cách người ta đầu tư vào thế hệ trẻ vì tương lai của đất nước. Vì em không sống ở vn hiện tại nên em giả sử là ở VN không có như trên, đây chính là điều em mong một ngày nào đó VN sẽ làm như trên.

    20. Nếu bạn nào biết VN có chính sách giáo dục tương tự thì vui lòng gửi bài chia sẻ cho em biết vì em không sống ở VN hiện tại và em mong rằng giáo dục VN đã thay đổi nhiều so với lúc em đi.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  9. #9
    Tham gia
    04-05-2005
    Bài viết
    195
    Chào mọi người,
    Tôi xin góp phần về những gì tôi biết cho du học sinh nào muốn vào trường đại học McGill( Montreal, Canada).

    1) Chuẩn bị giấy tờ về điểm và bằng cấp đã học xong trung học.
    2) Nộp đơn xin môn nào mình muốn ( major subject)
    Computer science, engineering , law, music.....
    3) Học 4 năm ( gọi là undergraduate), tiền chi phí 20.000 CAN trở lên, chưa tính tiền chỗ ở , ăn uống, sức khỏe....
    4) Sau 4 năm, được phép có giấy tờ ( permit ) đi làm bên ngoài
    lãnh lương đàng hoàng.
    5) Nếu muốn, nộp đơn xin trở thành Permanent Resident, lúc đang đi học vẫn xin được, không khó khăn vì đã có những học sinh từ nước khác xin được rất dễ dàng.
    6) muốn tiếp tục học cao hơn như Master hoặc PhD thì nộp đơn ,
    và đồng thời kiếm trong danh sách của những supervisor để xin tài trợ , có nghĩ là vừa học Master vừa lãnh lương khoảng $1200 CAN / 1 tháng
    không phải là công dân QueBec thì không mượn được tiền, mọi thứ phải tự túc. Thủ tục xin nhập học của trường Mcgill dễ dàng cho du học sinh vì họ phải đóng lệ phí cao.
    Sau 4 năm học, nếu nộp đơn xin được Permanent resident, ( người thường trú) sau đó tiếp tục nộp đơn xin trở thành Canadian Citizen, vấn đề chỉ là thời gian và tốn kém về tiền bạc.
    Được sửa bởi Kacap lúc 09:24 AM ngày 11-03-2014

  10. #10
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Anh kacap, em cám ơn anh đã tham gia vào topic theo lời em nói khi anh chia sẻ về kinh nghiệm giáo dục ở Canada. Cám ơn anh nhiều và xin lỗi em đã ghi sai nick của anh trong bài đầu tiên ở trên.

    Bổ sung các chính sách free trợ giúp dành cho sinh viên nghèo em quên chưa nói

    2. Anh kacap làm em nhớ đến hai điểm quan trọng trong chính sách của Úc dành cho sinh viên nghèo như sau, em xin bổ sung và sorry là em đã quên không nói đến trong bài đầu tiên:

    - Cũng như bất cứ người nghèo nào khác ở Úc, sinh viên nghèo ở Úc trong suốt thời gian đi học toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho sinh viên đó và cho tất cả các đứa con sinh ra đều free. Chi phí này bao gồm đi khám bác sĩ và trong bệnh viện công. Mà bệnh viện công của Úc thì rất tốt, chỉ thua bệnh viện tư một chút thôi. Hoàn toàn không có việc bác sĩ và y tá nhận phong bì. Tuyệt đối không.

    - Chính phủ Úc sẽ cho một cái thẻ. Khi nào đi khám bệnh bất kể khám bao nhiêu lần chỉ cần đưa thẻ ra là free hoàn toàn. Em giả sử như nếu thích cho con cái đi khám bệnh mỗi ngày một lần hay mỗi tuần hai ba lần, hoàn toàn free không tốn một đồng.

    - Khi có toa thuốc với thuốc kê toa cho bản thân và con cái, nếu là sinh viên nghèo sẽ có thêm một thẻ gọi là Healthcare card. Khi trình thẻ này ở tiệm thuốc tây, bác sĩ ở đây không bán thuốc. Phải ra tiệm dược sĩ mua đàng hoàng. Trình thẻ ra thì bản thân sinh viên và con (nếu có) sẽ được giảm giá rất mạnh nên mua cực rẻ với sinh viên nghèo được nhà nước cho tiền sống mỗi hai tuần thì không có bị áp lực tài chính nào khi phải nuôi con nhỏ.

    - Nhà nước sẽ giảm 50% tiền đi xe công cộng mỗi tháng. Em ví dụ em đi làm em mua 2 đồng một tháng thì sinh viên (bất kể là con nhà giàu hay nhà nghèo) miễn là không phải du học sinh được miễn 50% giá đi xe công cộng. Ở trên Sydney, chính phủ tiểu bang tặng tiền giảm 50% này cho sinh viên du học (y chang sinh viên local).

    - Từ năm 2014 trở đi, chính phủ Úc ra chính sách xã hội mới. Con của người nghèo bao gồm cả sinh viên nghèo chính phủ sẽ tặng cho 1000 đồng mỗi đứa trẻ trong hai năm để cha mẹ nó đi chữa răng cho nó bao gồm làm sạch răng hoặc phải nhổ trám răng.

    - Nếu sinh viên sinh con, mỗi đứa bé sinh ra sẽ được nhà nước cho một khoảng tiền lớn gọi là baby bonus để giúp mua những vật dụng cho đứa trẻ khi mới ra đời. Mỗi đứa trẻ hai tuần sẽ được cho tiền mua sữa uống không bao giờ bị chết đói khi cha mẹ nó không có tiền. Chính phủ Úc theo dõi giá cả và cho tiền rất đúng mức không thiếu.

    - Ngoài tiền bonus, chính phủ cho lại 100% tiền chích ngừa cho trẻ. Cha mẹ sinh viên nghèo không phải tốn bất cứ đồng nào để chính ngừa cho con. Cứ mang ra phòng khám bác sĩ. Sau khi sinh con hai tuần, bệnh viện sẽ cử người đến tận nhà thăm viếng xem coi đứa con có khỏe không. Cha mẹ có bị gì không để họ giúp đỡ. Theo định kỳ một tháng, hai tháng, sáu tháng, 12 tháng, 24 tháng, 4 tuổi đứa bé phải mang đến trung tâm kiểm tra sức khỏe định kỳ của tiểu bang theo từng vùng để bác sĩ họ khám cho đứa trẻ kia bảo đảm là nó phải được chăm sóc tốt về mặt sức khỏe. Có vấn đề gì họ xử lý ngay. Tất cả đều free. Không bao giờ có bao thư lót tay cho bác sĩ thế này.

    3. Nếu bạn nào cần bằng chứng phải rõ ràng bằng link tất cả những điều em nói ở trên dành cho sinh viên nghèo của chính phủ xin vui lòng gửi post cho em biết.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

Trang 1 / 29 12311 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •