Trang 5 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 287

Chủ đề: Cuộc sống của người VN ở NN...

  1. #41
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Ở Mỹ , bài làm phải đạt 70% mới pass, và chỉ đạt điểm C, trên 80% mới điểm B, muốn điểm A phải từ 90% trở lên. Thí dụ bài test có 100 câu, làm đúng 69 câu vẫn không đạt. Phải đúng từ 70 câu trở lên mới được điểm C, 80 câu tới 89 câu xếp loại B, từ 90 tới 100 sẽ được điểm A. Hệ thống điểm ở Mỹ tính theo thang điểm 4 điểm . Điểm cao nhất là 4 điểm.

    Điểm A = 4
    Điểm B =3
    Điểm C = 2
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 11:11 AM ngày 12-03-2014
    Nothing.

  2. #42
    Tham gia
    19-11-2007
    Bài viết
    452
    Theo kinh nghiệm của em nếu anh chị muốn cho con đi học nước ngoài và nếu có khả năng thì nên cho đi từ lớp 9. Cho dù ở Việt Nam học tiếng anh nhưng vẫn không thể nói và hiểu được liền.
    Em qua đây khi vưà xong lớp 8 ở việt nam. Lúc qua xin học ở trường trung học thì có người việt cho em làm hai bài thi toán và anh văn để sắp lớp. Toán thì không thàng vấn đề nhưng anh văn thì như thằng mù.
    Trong trương trình thì chia ra làm hai lớp general (lớp bình thường) và advanced (lớp học tiên tiến). Tiếng anh thì em học lớp general song song với tiếng anh esl (English as a second language). nếu đang học lớp general mà muốn qua lớp advanced thì phải đậu lớp general trước thí dụ lớp 9 toán bình thường đậu thì mới được lấy lớp 9 advanced nếu đậu thì tiếp tục học advanced lớp 10 không thì phải quay lại lớp 10 general.
    Khi xin học đại học thì mình phải cần 6 môn lớp 12 advanced ( nhưng lúc em học thì em có lớp 13, toán 9,10,11,12 13 chi ra làm 3 mathematics, calculus, linear algebra, sinh vật thì 9,10,11, 13 có nhiều môn không nhảy và không có lớp 11 hay 12 và chỉ có lớp 13) . Khi em xin thì chọn 3 cái toán, sinh, hoá, lý.
    Khi vào đại học thì calculus, linear algebra gần như là giống lớp 13 em đã học. Lớp 13 còn gọi là OAC chỉ để cho học sinh nào muốn vào đại học lấy còn nếu như chỉ muốn vào cao đẵng thì chỉ cần lớp 12 là đủ. Bây giờ thì đã không còn lớp 13 nữa.
    Lúc đang học đại học thì tự mình học là chính không còn ai quản thúc mình nữa. Có nhiều lớp không phải chuyên môn vì ham chơi em chỉ học ở nhà và chỉ vô thi và làm assignment mà thôi.
    Sau khi học xong năm thứ hai em xin làm teaching assistance (giám thị nhưng em chấm luôn bài cho ông thầy và coi thi và có khi đứng lớp vì ổng không đi dạy) cho lớp năm đầu đại học. Việc làm thì xin dễ thôi chỉ cần cái lớp mình làm giám thị điểm mình phải là A trở lên (Canada A-80%+, B-70-79,C-60-69,D 50-59, F failed). Khi làm TA thì mình được quyền xin làm đến 20 tiếng / tuần. Nhưng vì trường đại học của em có hai chi nhánh Anh và Pháp cho nên em làm luôn bên kia. Bên tiếng pháp là lớp French Immersion đi học tiếng Anh. Cho nên em như đi làm full time. Được cái làm em ăn gian một chút. Khi làm bên tiếng pháp em không làm TA mà làm lab monitor (coi phòng máy vi tính) chỉ ngồi coi và hướng dẫn học sinh về cách dung máy vi tính. Sẵn đó chấm bài luôn.
    Vì là mồi côi cho nên khi vô đại học em chả biết là mình muốn học cái gì cho nên chỉ biết theo bạn học về programmer cho dễ kiếp việc làm. Nhưng khi ra trường (2001) thì rất khó kiếm vì thị trường không có cần người lập trương trình nữa. Cũng khoảng 1 năm sau em mới xin vô được làm IT. Bây giờ thì cũng mò lên được chức “Dám đốc” nhưng chỉ đốc có mình em vì bây giờ em làm hết mọi thứ từ setup server, viết lập trình, sữa máy etc.
    Được sửa bởi tdong lúc 02:03 AM ngày 13-03-2014

  3. #43
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Lợi thế khi đi từ nhỏ

    1. Cám ơn anh tdong với bài viết hay ở trên về kinh nghiệm chính bản thân ở giáo dục trung học. Anh tdong nói rất chính xác ở việc nên đi từ nhỏ càng nhỏ càng tốt vì hai lợi thế. Thứ nhất, nó càng dễ học tiếng Anh. Thứ hai, nó sẽ quen với cách học ở trung học và lên đại học rất dễ dàng học hơn những anh như anh minhnhut phải đi khi lớn tuổi và gặp khó khăn hơn khi học đại học.

    2. Em giả sử như con các bạn có khả năng học các ngành khó như luật sư, bác sĩ và nha sĩ (dược sĩ nằm dưới một bậc) nếu con của bạn không may mắn giỏi tiếng Anh thì nó không thể học được những ngành này.

    3. Như em có nói hôm qua, với ngành luật em biết, trường nó không thông cảm cho bạn là người không nói tiếng Anh, tất cả sinh viên bất kể là ai nếu làm assignment và bài exam cuối học kỳ viết sai chính tả hoặc viết không rõ ràng nó không hiểu đang nói cái gì. Nó trừ điểm ngay khoan nói đến làm bài đúng sai. Đó là một thiệt thòi của người không sinh ra từ nhỏ đến lớn. Khi em học học kỳ đầu tiên, em có nói trên forum từ lâu, thầy giáo của em phê vào bài assignment đầu tiên trong môn cơ sở nền tảng của luật pháp tụi nó gọi là laying down the law (nghĩa là luật pháp tụi nó xây dựng trên cơ sở như thế nào). Ông ta ghi "hey, mày cần phải nâng cao tiếng Anh". Lúc đó là em đã học xong một bằng đại học rồi đó không phải em mới qua đâu.

    4. Như vậy, có phải từ một cái thiệt thòi tưởng là nhỏ (tiếng Anh) nhưng lại là rất lớn với một số người. Nó không thua dân bản xứ về trí thông minh và nỗ lực cá nhân nhưng lại thua về ngôn ngữ mẹ đẻ. Bọn kia nó chỉ hơn là vì nó sinh ra từ nhỏ đến lớn. Cho nên bạn vào các trường nói trên, đại đa số tụi vào học toàn là dân sinh ra từ nhỏ đến lớn.

    Cái hại của việc cho đi sớm

    5. Anh blackleg có nói hãy nêu cái xấu của giáo dục. Em nghĩ ra một cái như dưới.

    6. Vì xã hội đó là tự do, cho nên đứa bé đó cũng tự do tiếp xúc với bất cứ thói hư tật xấu nào xung quanh nó bao gồm cả hút chích. Tây giáo dục nó đề cao tính tự lập và độc lập cho nên đứa nào còn nhỏ ngoan thì không nói nếu nó dễ hỏng và nó hỏng ngay, không ai ở gần nó định hướng cho nó thế nào là xấu. Đây là canh bạc mà bạn phải chấp nhận. Nó còn nhỏ quá.

    6A. Em thêm đoạn này, cái hại tiếp theo của cho đi từ rất nhỏ là do giáo dục ở VN "con đặt đâu ngồi đó", nói gì nghe đó, không xây dựng cho nó tính độc lập phải tự xoay sở cho nên bản thân đứa bé khi bước vào môi trường nó phải chiến đấu một mình nó chưa đủ sức hay kinh nghiệm. Khi nó chưa tự xây dựng khả năng đương đầu với khó khăn thì nó cảm thấy việc nó đang làm là quá lớn với nó.

    7. Để giải quyết việc này, bạn nên xem tính cách con của bạn. Nếu từ nhỏ ở VN nó đã năng động và thông minh thì bạn cho nó đi càng nhỏ càng tốt. Những đứa bé mà suốt ngày bảo bọc nó như trứng không dạy cho nó tính độc lập tự suy nghĩ cái gì cũng cover cho nó thì mấy đứa đó cho đi vào môi trường độc lập như xã hội tư bản là coi chừng. Yếu thế tối thiểu nhất của việc đó là nó sẽ không phát triển nhanh bằng đứa con năng động kia. Vì nó không năng động, nó không giỏi -> nó sẽ không thể vào đại học tốt hơn ở nơi cần học sinh giỏi hoặc học ngành khó.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 06:20 AM ngày 13-03-2014 Reason: Thêm đoạn cuối
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #44
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Trong bài viết tiếp theo hôm nay, em nói đến hai tiêu đề là cách thức thi cuối học kỳ và cách phòng chống gian lận. Bạn nào thích tiêu đề nào thì đọc tiêu đề đó em phân ra rõ ràng không xen lẫn nhau.

    Đính chính

    2. Để em nói cho rõ. Bài viết của em là từ kinh nghiệm học đại học của bản thân cho nên nó chỉ đại diện cho trường mà em đã học. Em không biết các trường khác và ở nước tư bản khác có giống vậy không. Ở mặt này về sau sẽ có các anh ở các nước khác tham gia. Em chỉ biết là các trường đại học khác mà cùng trình độ thì cách giáo dục tương tự như nhau nhưng em không có bằng chứng bằng kinh nghiệm.

    Chuẩn bị thi cuối học kỳ

    3. Sau 13 tuần học, em được nghỉ một tuần trước khi thi. Trong trường em học, và nhất là ngành luật, không có việc cuối học kỳ giáo viên chỉ cho học cái này bỏ cái kia từ 13 chương học. Mặc nhiên tất cả đều phải học để thi. Ai muốn học tủ thì cứ vô tư chơi thử.

    4. Vì chỉ có một tuần mà đến bốn môn cho nên theo kinh nghiệm em học, từ bốn tuần trước khi kết thúc học kỳ là phải bắt đầu tự ôn bài ở nhà. Nghĩa là phải thêm thời gian học ở nhà. Từ thời gian ngày trở đi là bắt đầu stress vì sợ rớt.

    5. Với ngành khác, rớt (dưới 50% tổng số điểm toàn học kỳ cho một môn), nếu 40-49% sẽ được cho thi lại gọi là supplementary exam sau khi biết kết quả và trước học kỳ tiếp. Đó là do các môn học nối tiếp nhau cho nên fail một môn sẽ không được phép học môn sau đó. Tiếng Anh gọi là môn prerequisite subjects. Có nghĩa là khi đăng ký học môn mới phải thỏa mãn các môn prerequisite mới học được. Nếu không là không hiểu và thua thiệt học sinh khác đã học đủ. Với ngành luật, không có cho thi lại như thế kia. Rớt là phải học lại toàn bộ môn học đó ở học kỳ sau.

    6. Cái hại của việc học lại như thế kia là vừa tốn thêm thời gian 13 tuần vừa tốn nhiều tiền đóng học lại. Vì vậy cho nên áp lực sợ rớt phải cao hơn.

    Trong phòng thi

    7. Có hai loại thi một là tự do mở sách open book và hai là đóng sách tự nhớ trong đầu closed book. Ở trong trường luật, tất cả các môn thi đều tự do mở sách. Muốn đem gì vào trong phòng thi cứ vô tư. Xem tiêu đề chống gian lận em giải thích rõ ràng tại sao cho mở sách. Theo em biết, đây là cách đào tạo luật sư rất khác ở VN.

    8. Trong phòng thi closed book, mỗi đứa ngồi một bàn vuông riêng biệt chỉ đủ để giấy viết bài. Thí sinh chỉ được phép mang viết để trên bàn. Không được phép mang bất cứ thứ gì khác. Giấy nháp trường cấp luôn. Thiếu xin thêm. Cái bàn đó không có tủ chỉ có bốn chân và mỗi thí sinh ngồi cách nhau ở khoảng xa không thể nào thấy bài của người khác được. Không thể nào giấu bài trong học tủ. Mọi thứ đều thấy rõ ràng. Không được phép sử dụng điện thoại.

    9. Mỗi thí sinh phải để thẻ sinh viên có hình lên bàn và giám thị trong lúc đang thi sẽ đi từng bàn kiểm tra hình từng thẻ một để chống thi giúp người khác. Thẻ sinh viên ở đây làm bằng thẻ điện từ (như thẻ tín dụng) và có thể bỏ tiền vào trong đó để dùng trong đại học nên em không biết có thể làm giả được không.

    10. Tùy theo môn thời gian thi là hai tiếng viết bài + 1/2 tiếng đọc bài reading time. Trong thời gian reading chỉ được phép đọc không được phép viết. Trong ngành luật, thời gian thi cho viết là 3 tiếng + 1/2 tiếng reading time.

    11. Vì đại học ở nước ngoài rất đông cho nên phòng thi có hàng trăm sinh viên ngồi một lúc trong một phòng thi còn lớn hơn cả rạp hát. Giám thị nói chuyện phải dùng microphone.

    12. Em thật sự không biết có ai giấu tài liệu trong áo không. Nhưng trong suốt thời gian em học nhiều năm, em chưa bao giờ thấy có sinh viên nào bị bắt và bị đuổi ra khỏi phòng thi ngay vì có tài liệu. Theo em nghĩ, với kiểu bố trí bàn như thế kia và không cho phép mang giấy vào phòng thi thì rất khó lấy tài liệu ra dùng. Giám thị đi từ sau đến là thấy ngay.

    13. Nếu có bị bắt và bị mời ra phòng thi, thì do phòng thi cực kỳ im lặng, sinh viên khác sẽ thấy ngay sự kiện. Nhưng em vẫn không chắc có ai bị bắt không.

    14. Phần post tiếp đến em nói về chống để giảm gian lận.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  5. #45
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Chống gian lận và tại sao trường luật lại chỉ cho thi mở sách tự do?

    1. Theo em biết thì trường đại học càng có tiếng (thứ hạng ranking cao) thì chính sách của họ về việc này càng khó khăn hơn vì đó là uy tín của trường. Ngành học càng khó hơn thì chính sách này cũng khó hơn. Em xin nêu ra kinh nghiệm bên dưới.

    2. Theo em nghĩ, việc copy tài liệu trong phòng thi closed book exam em nghĩ là rất hiếm thấy. Nhưng việc nhờ người khác làm assignment giúp em nghĩ đây là chổ hở để gian lận. Em ví dụ như trong nhà em có anh/chị đã học ngành đó trước, họ sẽ giúp làm assignments và rất khó phát hiện.

    3. Chính vì lý do này cho nên trường họ chỉ cho assignments tối đa 30% tổng số điểm và thi exam là 70%. Nghĩa là thực lực chính phải nhấn mạnh vào thi exam.

    4. Thứ hai, ở xã hội tư bản, đi làm phải bằng thực lực. Nếu người kia có bằng nhưng không có khả năng thật sự, employers chủ nó sẽ phát hiện ra trong sáu tháng thử việc và nó cũng đuổi thôi.

    Cách chống gian lận trong trường luật

    5. Trong trường luật, viết bài luận essay trong assignments giữa học kỳ chỉ chiếm 20-25% tổng số điểm. Thi cuối học kỳ 75-80 nghĩa là cho dù có nhờ người khác viết thì nếu không hiểu bài thi exam vẫn rớt.

    6. Em đã có nói trước đó, cái này là em biết cho tất cả các trường luật bởi vì đó là quy định của tòa án. Trong thời gian học luật, nếu bị phát hiện gian lận, sẽ bị từ chối cấp giấy phép hành nghề luật sư. Xin xem tiêu đề tiếp theo em dẫn chứng cụ thể. Vì vậy, ai muốn thử rủi ro gian lận khi làm essay thì cứ thử. Lỡ xui một cái là tốn bao nhiêu tiền học cũng không làm được nghề đã học.

    Sự khác biệt về nguyên tắc nền tảng đào tạo luật sư so với ở VN

    7. Quan điểm của trường luật thế này. Khi mày ra ls, sách vở tài liệu phán quyết nằm ngay ở đó không phải giấu, cho nên cái quan trọng là mày có phân tích được tình huống và tìm ra lý lẽ để cãi hay không. Chứ khách hàng không trả tiền cho mày để mày đi trả bài văn bản luật quote ra một đống đạo luật. Khách hàng nó thông minh nó có thể đọc được. Cái khách cần là mày áp dụng đống luật kia vào sự kiện của nó ra sao. Và mày có khả năng tìm ra được vấn đề pháp lý trong một đống thực tế kia hay không. Cái đó mới là cái ăn tiền. Thứ hai, là một ls, mày phải có khả năng viết và nói rõ ràng rành mạch vì đó là nhiệm vụ của mày.

    8. Chính vì điểm 7 cho nên trước khi vào trường luật học, phải đậu LSAT bạn xem link ở đây giải thích rõ nó là gì http://www.lsac.org/jd/lsat/about-the-lsat/. Đây là bài kiểm tra khả năng phân tích tình huống, tư duy và lý luận tự nhiên của một sinh viên trước khi học luật. Một sinh viên không có cái này rất khó khăn khi học luật ở xứ tư bản.

    9. Cũng vì điểm 7, khi thi exam, trường cho phép tự do mang tài liệu vào. Bạn muốn đem bất cứ cái gì vào cũng được không ai kiểm tra. Vô tư. Trong bài exam, không có chuyện nó hỏi bạn lý thuyết luật pháp hay chỉ nói cho nó biết luật nào ở đâu. Cái đó trong sách kia. Nó đưa ra tình huống pháp lý mà mỗi luật sư sau này sẽ gặp phải thật sự ở ngoài đời. Và cũng chính thi exam bằng tình huống cho nên exam cho đọc 1/2 tiếng reading time. Vì đây là lúc sinh viên nó phải đọc facts và nó tìm ra lý luận pháp luật và tìm ra luật pháp để bào chữa trong tài liệu nó mang theo vào phòng thi.

    10. Sinh viên phải đưa ra lý lẽ cho cả hai bên trong vụ án. Bởi vì sau này không biết nó ra trường nó sẽ đại diện cho bên nào cho nên bên nào nó cũng phải được đào tạo. Không phải chỉ nói một bên. Nói một bên được 50% số điểm exam.

    11. Chính vì việc cho thi open book thế này sẽ phát hiện ra thằng nào thông minh và có khả năng phân tích xuất sắc hơn thằng nào chứ không phải là con mọt sách chỉ nói trong sách ra. Và cũng chính vì việc này cho nên không thể nào có gian lận trong khi thi exam.

    Bằng chứng về việc gian lận khi học luật sẽ từ chối cấp giấy phép hành nghề

    12. Em xin gửi hai phán quyết của tòa án trong hai links bên dưới cho thấy rõ sinh viên bị phát hiện gian lận trong khi học luật sẽ bị cấm hành nghề luật:

    http://skepticlawyer.com.au/2007/12/...udents-beware/
    http://www.paclii.org/journals/fJSPL...pdf/jowitt.pdf

    13. Trường hợp thứ nhất là hai sinh viên làm chung bài essay với nhau kết quả hai người bị zero cho bài và ghi vào record kỷ lục đạo đức khi học.

    14. Trường hợp thứ hai là cô này làm bài luận bê nguyên một đoạn văn của người khác viết online vào trong bài (đạo văn). Cô ta đi cả hai tiểu bang khác nhau xin giấy phép hành nghề và đều bị từ chối cả hai. Xong, kết thúc. Finished.

    15. Ở nước ngoài, giấy phép hành nghề là tòa án cấp mỗi năm. Và mọi người biết rồi em đã nói, không anh hai chị ba nào có quyền can thiệp vào phán quyết của tòa án. Chính vì những ràng buộc và hậu quả quá lớn như vậy cho nên nó mới đào tạo ra đúng thực lực. Không có việc học giả bằng thật.

    16. Nếu các bạn có gì thắc mắc trong bài viết của em xin vui lòng post lên để hỏi.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 09:49 AM ngày 13-03-2014 Reason: Sửa lỗi chính tả.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  6. #46
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Các bạn ở nước ngoài theo dõi topic về quốc tịch VN còn nhớ mình đã có nói cho dù có hay không còn mang quốc tịch VN nếu một người về Việt Nam mà phạm tội hình sự thì cũng bị bắt như thường? Bạn hãy theo dõi tin ở VN hiện tại sẽ thấy ba người quốc tịch Malaysia ăn cắp thẻ tín dụng đi mua hàng ở VN vẫn bị tòa án ở TPHCM phạt tù như thường. Khi một người phạm tội ở nước sở tại thì không ai cứu được cho dù mang quốc tịch nào cho nên các bạn đừng ngại phải giữ quốc tịch VN nếu trong hoàn cảnh cụ thể của bạn là bạn cần phải làm vậy. Nếu bạn không làm gì ảnh hưởng đến quyền lợi của ai thì không ai tự nhiên hỏi thăm sức khỏe bạn khi bạn về VN.

    2. Hôm qua em có nói về cách tổ chức trong phòng thi giúp chống gian lận. Trong đó em có nói là khi vào phòng thi ở đây mà thi đóng sách (dựa vào trí nhớ) là chỉ được mang viết để lên bàn tất cả mọi thứ khác đều do trường cung cấp. Các bạn hãy vào trong link ở đây xem hình sẽ thấy rõ ràng hơn như lời em nói:

    - cái bàn hoàn toàn rỗng ở dưới không giấu gì được.

    - trên bàn chỉ có viết và giấy làm bài thi (do trường cấp) không có bất cứ tờ giấy nào khác.

    - ở trên góc là mẫu giấy nhỏ ghi số báo danh của bạn. Và bạn phải ký vào trong đó ghi rõ ràng ngày giờ thi. Cái này sẽ giúp xác nhận chính bạn là người đã ngồi ở trong phòng thi đó bởi vì bài làm của bạn không phải ký tên và loại bỏ trường hợp có người nhét bài vào trong số bài để chấm mà bài nhét đó không phải từ người đã thi trong phòng.

    - một thẻ nhỏ hình chữ nhật trên bàn chính là thẻ sinh viên có hình và làm bằng từ như thẻ tín dụng và có thể bỏ tiền vào trong đó để dùng không cần phải mang tiền mặt đi trong trường đại học nguy hiểm.

    - khoảng cách ngang giữ hai thí sinh xa vậy thì không thể nào nhìn bài của bạn kế bên.

    http://www.news.com.au/national/suic...-1226219466357

    Về việc học tiếng Anh ở VN

    3. Em mở ra đề tài mới trong topic mà em nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn ở VN quan tâm và vấn đề cho con bạn học tiếng Anh ở VN từ nhỏ mà bạn nghĩ bạn đủ tài chính cho nó đi học ở nước ngoài khi nó lên lớp 9 trở lên đến 12.

    4. Em có biết là hiện tại ở VN học dưới đại học rất nặng, học thêm liên tục, nhưng mà kết quả đào tạo ra cũng thấp như thường. Ngày xưa em đi học trung học đâu có vậy đâu trời. Cái này là em nghe nói vì em không sống ở đó nên không chắc 100%.

    5. Nếu bạn ngay từ bây giờ đã xác định cho con đi học thì đừng quan tâm lắm đến thành tích học tập của nó trong lớp. Nếu có nằm ở chót lớp vì không đi học thêm bạn cứ để vậy miễn sao nó lắc lư bám trụ là OK. Thời gian ngoài lớp của nó, ngoài việc học bài tối thiểu trong lớp, bạn phải dành cho nó nhiều thời gian học tiếng Anh.

    Học tiếng Anh sao cho hiệu quả?

    6. Không phải bạn cứ gửi nó vào bất cứ trường TA nào thì sẽ OK. Bạn đừng làm vậy. Không hiệu quả.

    7. Tùy theo nước bạn muốn cho nó đến, nếu Mỹ-Canada bạn chỉ cho nó học cái gì liên quan đến TOEFL. Tất cả những cái khác bỏ. Nếu đi Úc cho nó học hướng về IELTS. Không học bất cứ cái gì khác. Đừng nghĩ là bỏ nó vào mấy trường có giáo viên Tây nói lung tung là OK. Not OK.

    8. Về IELTS em chỉ biết có hai trung tâm bạn gửi ở Saigon (Hanoi em thua) là British Council và trung tâm kia em quên để em đi tìm. Bạn nào biết gửi tên giúp em vào topic. Đừng học ở nơi nào khác.

    9. Em biết là truyền hình cáp ở VN rẻ lắm. Bạn gắn vào và cho đứa bé xem chương trình dành cho trẻ nhỏ. Ở nước ngoài họ có riêng chương trình này free cho con nít và được chọn lọc theo đúng cho con nít. Có hai cái lợi. Thứ nhất, nó cần phải làm nghe tiếng Anh chuẩn của con nít để nó ngấm vào từ từ. Thứ hai, nó cần phải làm quen với văn hóa của Tây.

    10. Đi ra tiệm sách mua sách tiếng Anh đúng tuổi cho nó về cho nó đọc. Nhớ quan trọng nhất là phải đúng tuổi. Ở nước ngoài nó phân loại sách đọc theo đúng tuổi rất chính xác.

    11. Nếu mà bạn nào trong forum nằm trong diện chuẩn bị cho con đi học này mà còn thắc mắc gì nữa về kỹ năng học tiếng Anh thì vui lòng post lên cho em biết.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  7. #47
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006 View Post


    5. Nếu bạn ngay từ bây giờ đã xác định cho con đi học thì đừng quan tâm lắm đến thành tích học tập của nó trong lớp. Nếu có nằm ở chót lớp vì không đi học thêm bạn cứ để vậy miễn sao nó lắc lư bám trụ là OK. Thời gian ngoài lớp của nó, ngoài việc học bài tối thiểu trong lớp, bạn phải dành cho nó nhiều thời gian học tiếng Anh.

    .

    Dòng bôi đậm không đúng nếu cho con đi du học ở Mỹ.
    Nếu bạn muốn con sang đây học trường hổn tạp như community college thì câu trên đúng, nhưng còn trẻ mà sang đây học chung với các ông già nhập cư, hay tụi Mỹ học dở, drop trường high school thì quá tệ.
    Nếu bạn muốn con sang đây học đại học chính qui ( ở bang cali là hệ thống trường UC và CSU), thì ngoài tiếng ANh ( đạt chuẩn TOEFL) phải có điểm học các môn toán, lý , hóa, văn tốt.
    Như con trai tôi, cháu sang đây năm ngoái, 2013, cháu 17 tuổi và đang học lớp 12 ở VN, cháu chỉ qua 1 kỳ test tiếng ANh và Toán, còn lại các môn học khác, như Lý, Hóa, Văn ( Việt Nam), vẽ, thể dục.v..v… thì được trường yêu cầu chuyển học bạ từ VN sang, sau đó trường sẽ chuyển đổi sang hệ điểm Mỹ và xem xét. Do cháu học giỏi ở VN, điểm trung bình cuối năm các môn là 8, 9 hoặc 10 khi chuyển sang hệ Mỹ ( hệ 4 điểm) thì được xếp loại A ở hầu hết các môn, và vì vậy cháu đũ điểm để lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ở Mỹ, cháu chỉ học thêm các lớp AP để sau này transfer vào Đại học khỏi phải mất công học thêm.
    Khi cháu nộp đơn vào hệ thống trường University of California ( UC) thì họ cũng yêu cầu nộp bản học bạ từ VN chuyển sang, kết quả là họ xếp cháu vào top 9% của học sinh lớp 12 toàn bang Cali ( có nghĩa là cháu cao điểm hơn 91% học sinh ở Cali),họ ưu tiên dành cho cháu 1 chổ trong các trường UC. Họ chỉ yêu cầu cháu thi lấy bằng TOEFL ( cháu chưa thi ở VN), cháu thi kỳ thi này tậi Mỹ và đạt 105 điểm trên tổng số 120. Ở VN cháu chỉ học thêm anh văn ở Hội Việt Mỹ. Kỳ thi SAT cháu đạt 2200.

    Nói thêm là muốn nộp đơn vào hệ thống trường UC thì học sinh phải có GPA từ 3 trở lên, có điểm SAT từ 1900 trở lên, và phải theo học liên tiếp 4 năm tại 1 trường trung học phổ thông giãng dạy bằng tiếng Anh ( nếu không thì phải thay thế bằng điểm TOEFL đạt chuẩn từ 95 điểm trở lên).

    Con tôi nhờ điểm học các môn ở VN đạt điểm cao, khi mang học bạ sang Mỹ, họ chuyển điểm thành điểm GPA cao nên mới vào Đại học chính qui dễ dàng, chứ nếu không có điểm các môn học tốt thì dù tiếng ANh có giỏi như tụi Mỹ trắng mà GPA thấp thì cũng không được nộp đơn vào hệ thống trường UC, chứ đừng nói tới chuyện được xét ( theo tiếng Việt thì có nghĩa là bị loại từ vòng giữ xe).

    Năm ngoái, trên báo chí Mỹ đã nêu tình trạng báo động về chất lượng học sinh ở 1 thành phố nhỏ, họ thống kê chỉ có 10% học sinh lớp 12 đũ tiêu chuẩn nộp đơn xin học đại học chính qui, bởi vì 90 % học sinh còn lại học quá kém các môn, điểm trung bình GPA thấp, điểm SAT thấp....

    Điều đó có nghĩa là nếu con em chúng ta, giỏi tiếng ANh bằng tụi Mỹ nói trên đi nữa, mà học lực các môn khác kém, thi SAT điểm thấp thì cửa trường đại học chính qui cũng không mở để cho chúng ta nộp đơn xin học, chứ đừng mơ tới chuyện bước vào học.

    Tóm lại, muốn con vào trường tốt ở Mỹ thì phải giỏi tiếng ANh, kèm theo ráng giữ điểm các môn học khác càng cao càng tốt. Tiếng Anh là diều kiện cần nhưng chưa phải đũ để vào trường đại học tốt ở Mỹ
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 10:58 AM ngày 14-03-2014
    Nothing.

  8. #48
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Để dẫn chứng cho những gì bạn mimhnhut viết, bảng sau đây cho thấy điểm GPA và SAT trung bình của các học sinh trường University High School ở Irvine được nhận vào một số ĐH tiêu biểu ở Mỹ trong 3 năm 2007-2009. Hiện giờ cũng không khác gì.

    * Ivy League Schools

    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 11:16 AM ngày 14-03-2014

  9. #49
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Để dẫn chứng cho những gì bạn mimhnhut viết, bảng sau đây cho thấy điểm GPA và SAT trung bình của các học sinh trường University High School ở Irvine được nhận vào một số ĐH tiêu biểu ở Mỹ trong 3 năm 2007-2009. Hiện giờ cũng không khác gì.
    Cảm ơn bạn Văn Khoa đã gởi bảng thống kê điểm tuyển vào các trường Đại Học ở Mỹ. Điểm cao quá sức, trên 4 điểm ,có nghĩa là các em này phải lấy rất nhiều lớp AP ( được tính 5 điểm nếu học đạt điểm A). Năm 2010, tôi transfer từ trường community collge Golden West lên trường Đại học 4 năm, điểm GPA của tôi chỉ đạt có 3.7 do vậy chỉ có trường CSU Long Beach nhận vào, còn các trường UC thì tôi tự thấy không có cửa, nên không dám nộp đơn.
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 12:49 PM ngày 14-03-2014
    Nothing.

  10. #50
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ mimhnhut: đây là điểm của các học sinh được nhận vào các ĐH sau khi tốt nghiệp Uni High chứ không phải tiêu chuẩn tuyển vào của các ĐH, dù có thể gián tiếp nói như vậy. Ban giảng huấn và quản trị của trường rất giỏi. Họ theo dõi trình độ học sinh tốt nghiệp của trường rất kỹ đến nỗi làm thống kê cho các học sinh năm sau. Chắc chắn là học sinh phải lấy các lớp có trình độ đại học (Advanced Placement) thì mới có thể có GPA hơn 4.0. Càng lấy nhiều lớp AP với điểm càng cao thì GPA càng lên. Theo các con tôi thì chúng chưa bao giờ thấy bạn bè nào có GPA trên 4.5, nhưng perfect SAT scores (2400) thì năm nào cũng có 1, 2 học sinh. Riêng hai đứa con tôi thì năm lớp 11 và 12 thì chưa bao giờ tôi thấy chúng đi ngủ trước 12 giờ đêm vì có quá nhiều bài vở. Con trai tôi vô Brown năm 2007 và con gái vô UCLA năm 2009.

    Muốn có điểm cao ở trung học để để vào ĐH tốt không phải là dễ! Nhìn vào bảng là biết ngay, cũng ganh đua ráo riết lắm.

Trang 5 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •