Trang 12 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112131422 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 111 đến 120 / 287

Chủ đề: Cuộc sống của người VN ở NN...

  1. #111
    Tham gia
    22-04-2010
    Bài viết
    46
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Tản mạn chút về người Việt trong nước...

    Dạo này xem báo toàn thấy những tin nóng về biển, bà con từ phó thường dân tới cán bộ ai cũng biết, vì đó là việc lớn, nhưng có 1 tin kinh tế không hề mới, từng nuốt đắng không hề nhỏ, nhưng chắc có lẽ lịch sử sẽ lặp lại, vì sẽ ít ai quan tâm. Mà theo em thì nó cũng lớn không kém vụ biển Đông. Vì liên quan tới chính sách đều hành kinh tế quốc gia.
    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-t...c-2989085.html

    Điều đang nói đó là sự thả nổi về 1 lĩnh vực được xem mạnh hiếm hoi của VN: nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp.
    Bao nhiêu bài học từ thương lai TQ qua thu quét, đẩy giá nguyên liệu tăng, bà con đổ tiền vào đi tắt đón đầu, hy vọng vụ sau người TQ cũng sẽ qua thu mua, nhưng họ lặn mất tăm. Hàng hóa dư thừa vứt bỏ, vì bán ko đủ trả tiền công thu hoạch.

    Bài học thì nhiều, nhưng em đoán lịch sử sẽ lập lại. Người dân có lẽ đang bơ vơ bơi giữa dòng. Chẳng biết trách ai, nhưng tiếp xúc với người dân quê, họ hạn chế nhiều mặt. Nhất là tiếp thu thông tin từ bên ngoài. Thông tin sau khi gạn lọc qua liều lớp thì cuối cùng cũng vỏn vẹn vài tin chính sự, vài vụ giết người, vài sao hở váy...
    Những bài báo bài bản về kinh tế khá hiếm hoi. Bàn về chiến lược càng ít.

    Nói tới chiến lược thì nhớ tới chiến lược công nghiệp hóa lĩnh vực ô tô. Với kỳ vọng xây dựng 1 ngành công nghiệp cơ khí hiện đại. Người dân è lưng gánh thuế xuất tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng ô tô nhập khẩu, dể bảo hộ các cty liên doanh lắp ráp. CP kỳ vọng các hãng lắp ráp sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa, giúp VN có 1 ngành kinh tế mũi nhọn. Và giờ kết quả chỉ có 4 chữ "thất bại toàn diện". Vì trong kinh tế, ko có khái niệm phát triển kinh tế giùm...

    Với lộ trình hội nhập, thuế sẽ về 0% 1 lúc nào đó. Trong khi với sức tiêu thụ của 1 nước thu nhập chính từ nông nghiệp, liệu ai sẽ móc túi đầu tư vài tỷ usd, để sx các linh kiện bán cho vài ngàn ô tô? Và hôm nay thực tế đã chứng minh các hãng xe liên doanh có tầm nhìn rất xa và rất giỏi. Họ chả đầu tư gì, vẫn bán những sp chất lượng trung bình với giá mặt hàng luxery. Đến 2018, Các nước Asean sẽ giảm thuế 0% với vài loại xe nhập khẩu. Lúc đó Thái và Indo sẽ nhào vào. Bàn cờ của lĩnh vực ô tô VN sẽ vào thế bí, bị nuốt và phụ thuộc vào NN. Toyota Thái hay Toyota Việt nam thì cũng là của anh Nhật. Miễn sao họ có lời. Việt nam còn lại gì sau đó?

    Kinh tế 1 nước liên quan tới mọi nhà, dù anh là quan to hay là nông dân, nước anh giàu thì anh mới được hưởng tiện nghi của y tế, giáo dục...Nhưng có lẽ ở VN, ít ai quan tâm tới vận mệnh kinh tế đất nước. Em đoán vậy vì thấy dù chiến lược lớn hay nhỏ, thành hay bại, vẫn ít được dư luận chú ý. Các kỳ họp, ít ai lên tiếng. Chất vấn từ quốc hội, ít khi đi vào kết quả cuối cùng...

    Khi đọc bài về cá sấu ở vnexpress, thấy muốn viết 1 chút gì đó. Nhưng lại ko viết. Rồi đọc bài này của Hiệu Minh từ nước Mỹ, em thấy mình phải chia sẽ cảm xúc, biết đâu có ai đồng cảm chăng?
    http://hieuminh.org/2014/05/09/cau-c...on/#more-29219

    Một cảm xúc bơ vơ và thấy quê hương mình ngày càng yếu đi. Với người khác họ mà nghe VN yếu, họ sẽ mắng cho. Vn đánh ai cũng thắng, yếu thế nào? Ừ thì mỗi người mỗi cách nhìn, nghĩ tích cực ko có gì là xấu. Có nghĩ vui thì mới vui sống chứ.
    Dù sao cũng mong người Việt sẽ giàu mạnh lên. Chứ hôm nay nhiều lĩnh vực phải học theo Lào và Kampuchia. Ko khéo 15 năm tới, sự báo của ông tiến sĩ Alan Phan mà chuẩn thì...
    http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-n...u-mat-3034582/
    Bác nói làm e buồn, vì e làm báo và viết mảng KT, và thực sự có những đề tài ấp ủ, thông tin cũng tìm đủ, cũng đã liên hệ PV bác này bác nọ, nhưng thực tế khi người ta trả lời cũng chỉ lấp lửng, ko dám straightforward, khi về trình bài lên cấp cao thì vì này nọ kia bị cắt mắt này kia, nên cuối cùng chẳng ra cái hình thù gì.
    Chung quy lại, những dự đoán trên là possibility khoảng 80-90%, KT Vn hoàn toàn lệ thuộc vào ai đó thì ai cũng biết, nhìn con số thống kê xuất nhập, dù ko chính xác 100%, là đủ biết.
    Tương lai: sẽ chỉ còn các tập đoàn tổng cty NN to dc subsidy (chính sách, thuế má...) các cty lớn có vốn NN (đếm trên đầu ngón tay - Vinamilk, Masan), các banks lớn có ít or nhiều vốn NN, và phần đông nhất là FDI firms. Dân rồi sẽ đi làm thuê cho người trên chính mảnh đất của mình với added value cực thấp. Income gap sẽ cực lớn - đó là con đường a Tung Của đã qua, nhưng con đường mình sắp đi nó còn gồ ghề hơn.

  2. #112
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Cảm ơn chia sẽ của bác saycheese, một người làm trong nghề. Đúng là do hoàn cảnh mà nhiều tâm huyết bỏ ra ko đi đến kết thúc trọn vẹn...
    Nhưng buồn thì vẫn buồn. Bây giờ em nhớ tới cảm xúc lần về VN sau hơn 6 năm ko về (năm 2012). 6 năm là 1 khoảng thời gian ko dài, nhưng cũng ko ngắn. Từ sb ngồi taxi về, thấy nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều xe ô tô xịn hơn, nhưng qua những khu chợ, hàng buôn gánh, xe đẩy..., biết nói sao để tả cái cảm xúc khi đó? Một sự thân quen mà em nghĩ mình sẽ ko thấy nửa. 6 năm để em hình dung 1 sự nhảy vọt, nhưng tiếc là chỉ thấy sự phân cách giàu nghèo lớn hơn mà thôi. Sau đó em về thêm 3 lần, dĩ nhiên mỗi lần cách nhau quá ngắn để tìm lại cảm xúc của năm 2012.

    Cái gì khi nó quen thuộc thì mình dễ chấp nhận. Giống như em, cảm xúc của 6 năm ko gặp thật mạnh, và mỗi năm đều gặp, giờ ko còn rung động gì. Người dân trong nước cũng vậy. Có lẽ ko mấy ai đi xa để thấy mình còn nhỏ bé, thấy mình thua kém nhiều quá. Hàng năm mỗi tỉnh lại có phái đoàn ra NN học tập cac mô hình tiến bộ, nhưng có lẽ ko mô hình nào phù hợp vơi hạ tầng của VN.

    Cái VN thiếu, theo cảm nhận của em, là 1 sự thôi thúc, một động lực để thay đổi về kinh tế. Sẽ rất khó để nói rằng tôi sẽ làm kinh tế giỏi trong 1 vài năm, nhưng việc thay đổi lối sống cũng là 1 cách để vực lên kinh tế và tinh thần. Trẻ em 15 tuổi hút thuốc, uống rượu ở vùng quê nhiều quá. Nông dân nhàn rỗi cũng nhiều, tg rảnh thì cafe và nhậu. Thời gian để đi từ diểm A đầu tp, tới điểm B cuối TP mất cả nửa ngày. Cảm giác hiệu quả công việc quá thấp. Một cảm giác vô tư vô lo. Một người biết lo thì ko là gì, nhưng cả 1 thế hệ trẻ biêt lo, thì có lẽ sẽ có sự thay đổi?

    Đọc về dự đoán tương lai của bác saycheese, em nhớ tới giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Nhiều người nhìn thấy 1 viễn cảnh hội nhập tốt, vì VN sẽ xuất khẩu dễ hơn. Và cũng nhiều người rất lo, vì NN sẽ vào VN dễ hơn. Họ lo VN cạnh tranh ko lại. Vì vậy luôn có 1 lộ trình thuế quan giảm từ từ, để chống shock cho các doanh nghiêp. Nhưng thời gian thì cứ đi, mà doanh nghiệp thì lớn ko kịp. Giờ thì mình lệ thuộc nhiều lắm rồi, khó mà rút chân ra để tự đứng trên chân của mình.

  3. #113
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Thấy tình hình TQ khơi khơi đem một dàn khoan dầu lớn nhất đến tận ngõ của mình thì cũng tức lộn ruột!

    Nhưng đó là cái thế của kẻ mạnh, về kinh tế cũng như quân sự. Tôi đã đoán được cái thế mạnh này từ 37 năm trước!

    Lúc ấy tôi còn ở trong ký túc xá của một đại học tiếng Pháp ở Canada vào năm 1977, và mình thuộc về thiểu số sinh viên tóc đen. Một hôm mừng quá vì có một chiếc xe buýt đổ xuống một tiểu đội ... tóc đen. Mình nghĩ, à, có đồng minh!

    Nhìn kỹ ra thì tất cả đều mặc quần áo hầu như giống nhau. Áo lạnh cùng màu xam xám, giầy thì loại mà tôi gọi là Kung Fu shoes làm bằng vải bố màu đen. Hành lý của họ vỏn vẹn chỉ có cái valise nhỏ. Tôi nghĩ đây không phải là sinh viên đến từ VN.

    Họ được phân tán chia ra ở khắp nơi trong khu ký túc xá rộng lớn và tầng của tôi có 3, 4 người. Tôi lân la hỏi chuyện thì họ cho biết họ là một nhóm giáo sư đại học ở bên TQ sang tu nghiệp. Họ không nói được đến một chữ tiếng Pháp! Nhưng được gửi sang đây tu nghiệp?

    Tôi học trong phân khoa kỹ sư, và họ cũng vậy. Nhưng điều rất ngạc nhiên là họ không có lớp, không đi học, và cũng không giảng dạy ai. Có điều họ làm ai cũng bực mình vì họ luôn luôn thay phiên nhau dùng máy photocopier mà các ban kỹ sư cho họ dùng miễn phí. Trong xuốt một năm trời, họ chỉ photocopy những quyển sách về engineering, đủ các bộ môn.

    Đến khi họ về, ai cũng mừng vì không phải chờ máy in. Các bạn có thể tưởng tượng ra rằng họ phải mướn xe vận tải đến chở những thùng chứa những "quyển sách" chùa đem về. Trong một năm, với 12 tên, thì các bạn tưởng tượng họ copy được bao nhiêu sách! Và đây chỉ là một ĐH của tôi. Trong Canada có bao nhiêu trường ĐH? Và các bộ môn khác như kinh tế, quản trị? Và trên toàn thế giới?

    Đó là cái chính sách cải thiện và đổi mới của Đặng Tiểu Bình trong vòng 5 năm sau khi Nixon bắt tay với Mao vào năm 1972. Đó là chuyện tôi chứng kiến vào năm 1977. Và năm ngoái, TQ là một cường quốc số 2 sau Hoa Kỳ.

    Nghĩ lại thì rất buồn vì trong thời điểm đó, nói chung sau 1975, thì chính phủ ta say sưa với chiến thắng bằng mọi hình thức đọa đày dân chúng Miền Nam. Thay vì, ừ, chiến tranh đã chấm dứt, hãy cùng nhau canh tân xứ sở.

    TQ nó vác một dàn khoan khổng lồ đến biển mình, dù để ra oai hay khoan thật thì mình chưa biết. Nhưng cũng tại mình vì ... đã không khôn khéo. 40 năm trước thì TQ có là gì mà bây giờ mạnh đến nỗi phách lối như thế?

    Nói ra thì tệ, nhưng dân VN mình chỉ giỏi ăn chơi, đớp hít và giới lãnh đạo không giỏi, chưa biết nhìn xa. Vì thế, con tàu vẫn còn luẩn quẩn trong bến, chưa thể ra khơi được.

  4. #114
    Tham gia
    22-04-2010
    Bài viết
    46
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Cảm ơn chia sẽ của bác saycheese, một người làm trong nghề. Đúng là do hoàn cảnh mà nhiều tâm huyết bỏ ra ko đi đến kết thúc trọn vẹn...
    Nhưng buồn thì vẫn buồn. Bây giờ em nhớ tới cảm xúc lần về VN sau hơn 6 năm ko về (năm 2012). 6 năm là 1 khoảng thời gian ko dài, nhưng cũng ko ngắn. Từ sb ngồi taxi về, thấy nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều xe ô tô xịn hơn, nhưng qua những khu chợ, hàng buôn gánh, xe đẩy..., biết nói sao để tả cái cảm xúc khi đó? Một sự thân quen mà em nghĩ mình sẽ ko thấy nửa. 6 năm để em hình dung 1 sự nhảy vọt, nhưng tiếc là chỉ thấy sự phân cách giàu nghèo lớn hơn mà thôi. Sau đó em về thêm 3 lần, dĩ nhiên mỗi lần cách nhau quá ngắn để tìm lại cảm xúc của năm 2012.

    Cái gì khi nó quen thuộc thì mình dễ chấp nhận. Giống như em, cảm xúc của 6 năm ko gặp thật mạnh, và mỗi năm đều gặp, giờ ko còn rung động gì. Người dân trong nước cũng vậy. Có lẽ ko mấy ai đi xa để thấy mình còn nhỏ bé, thấy mình thua kém nhiều quá. Hàng năm mỗi tỉnh lại có phái đoàn ra NN học tập cac mô hình tiến bộ, nhưng có lẽ ko mô hình nào phù hợp vơi hạ tầng của VN.

    Cái VN thiếu, theo cảm nhận của em, là 1 sự thôi thúc, một động lực để thay đổi về kinh tế. Sẽ rất khó để nói rằng tôi sẽ làm kinh tế giỏi trong 1 vài năm, nhưng việc thay đổi lối sống cũng là 1 cách để vực lên kinh tế và tinh thần. Trẻ em 15 tuổi hút thuốc, uống rượu ở vùng quê nhiều quá. Nông dân nhàn rỗi cũng nhiều, tg rảnh thì cafe và nhậu. Thời gian để đi từ diểm A đầu tp, tới điểm B cuối TP mất cả nửa ngày. Cảm giác hiệu quả công việc quá thấp. Một cảm giác vô tư vô lo. Một người biết lo thì ko là gì, nhưng cả 1 thế hệ trẻ biêt lo, thì có lẽ sẽ có sự thay đổi?

    Đọc về dự đoán tương lai của bác saycheese, em nhớ tới giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Nhiều người nhìn thấy 1 viễn cảnh hội nhập tốt, vì VN sẽ xuất khẩu dễ hơn. Và cũng nhiều người rất lo, vì NN sẽ vào VN dễ hơn. Họ lo VN cạnh tranh ko lại. Vì vậy luôn có 1 lộ trình thuế quan giảm từ từ, để chống shock cho các doanh nghiêp. Nhưng thời gian thì cứ đi, mà doanh nghiệp thì lớn ko kịp. Giờ thì mình lệ thuộc nhiều lắm rồi, khó mà rút chân ra để tự đứng trên chân của mình.
    Hi bác,
    Cái bác nói thiếu thì ko sai, nhưng chung quy vì kinh tế cũng là chính tri, nên hình thế CT thế nào thì cái hình thái KT nó ra thế ấy - VN là nền KT Socialist-oriented market economy. Cái Socialist-oriented nó qd đấy bác: các tập đoàn tổng cty NN và các banks NN.
    Với hình thái này, sự phát triển nó đã tới hạn, khi 1 thành phần dc dành quá nhiều ưu đãi và ưu tiên, nó crowd out all các thành phần khác: hút hết vốn, tài nguyên, nhân lực...và cái gì tời sẽ tới - tiền đổ vào thành các bong bóng tài sản- BĐS rồi các e Vinashin, Vinalines và con nhiều e Vina nữa.
    Với cấu trúc thượng tầng thế, thì hạ tầng nó nhiễu nhương theo: y tế - giáo dục - văn hóa như thế thì lấy gì ra những thế hệ tương lai đủ sức gánh vác trọng trách (e nói chung, ko nói cá nhân tập thể nào) . Cứ nhìn thành tích tiêu thụ rượu bia thuốc lá, thành tích hơn 70,000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp (bề nổi) thì cũng dễ dự báo cho tương lai mà.
    Vn giờ chỉ còn chờ phép lạ thôi bác, nhưng e ko nghĩ bọn FDi nó sẽ ban phép lạ cho dân ta.

  5. #115
    Tham gia
    24-01-2011
    Location
    HCM City
    Bài viết
    3,217
    Những điều các bác nói không phải không ai biết, nhưng biết rồi làm gì được bây giờ. Muốn thay đổi thì chỉ còn trông mong vào thế hệ tiếp theo sẽ đem lại sự đổi mới, muốn vậy thì thế hệ này phải được giáo dục và đào tạo tốt, mà giáo dục thì....http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-du...e-2988428.html. Đọc tin này mà em cứ nuốt nước mắt vào trong :(.

  6. #116
    Tham gia
    22-08-2009
    Bài viết
    163
    Hóa ra cũng như ai kia vậy thôi .!!!!!! Chả dám làm gì ngồi đó rơi vài giọt nước mắt !! Vậy mà cũng làm màu ghê lắm ,cũng là 1 kiểu anh hùng bp thôi . em ko làm gì lớn được .nhưng cũng dám biểu tình ,cũng tham gia đả đảo bọn cs trung quốc xâm lược .chứ loại ngồi mà than đầy rẫy trên mạng ,thú thật em cũng coi khinh

  7. #117
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post

    Lúc ấy tôi còn ở trong ký túc xá của một đại học tiếng Pháp ở Canada vào năm 1977, và mình thuộc về thiểu số sinh viên tóc đen. Một hôm mừng quá vì có một chiếc xe buýt đổ xuống một tiểu đội ... tóc đen. Mình nghĩ, à, có đồng minh!


    Nghĩ lại thì rất buồn vì trong thời điểm đó, nói chung sau 1975, thì chính phủ ta say sưa với chiến thắng bằng mọi hình thức đọa đày dân chúng Miền Nam. Thay vì, ừ, chiến tranh đã chấm dứt, hãy cùng nhau canh tân xứ sở.

    TQ nó vác một dàn khoan khổng lồ đến biển mình, dù để ra oai hay khoan thật thì mình chưa biết. Nhưng cũng tại mình vì ... đã không khôn khéo. 40 năm trước thì TQ có là gì mà bây giờ mạnh đến nỗi phách lối như thế?

    Nói ra thì tệ, nhưng dân VN mình chỉ giỏi ăn chơi, đớp hít và giới lãnh đạo không giỏi, chưa biết nhìn xa. Vì thế, con tàu vẫn còn luẩn quẩn trong bến, chưa thể ra khơi được.
    Hello Văn Khoa .
    Hoá ra là bạn cũng có thời kỳ ở Quebec . Thời 1977 tôi đang học Ottawa . Như vậy tụi mình cũng khoãng tuổi nhau , gần 60 rồi.

    Chuyện VN thì hết thuốc trị .Con người VN hèn ,chẳng có khôn và giỏi hơn ai , mà khi bị chê thì tự ái .Người Việt không có gan nói thẳng , làm thẳng đi từ gia đình qua đến xã hội.Có đứa nào dám criticize chính phủ Cộng Sản không ? nói ra bị bỏ tù thí mẹ ...:-) chung qui là tại con người Việt.Dân da trắng tụi nó đúng hay sai ,nghĩ sao nói vậy.Làm những gì tụi nó cho là đúng ,từ đó sửa đổi cho tương lai.Cấu kết về dân chủ trong gia đình và xã hội của Âu Châu và Bắc Mỹ khó đi sai đường vì "dân chủ chính là sự thay đổi "

    Tôi 41 năm sống ở Canada , 18 năm sống ở Nam Việt Nam ,khi sinh ra đã mang giòng máu Việt ,thành ra còn dang díu với nước Việt , chứ tình cảm và ước vọng về đất nước Việt Nam coi như không còn.

  8. #118
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Bonjour bạn NL,

    Tôi ở Canada khoảng 12 năm và số năm nhiều nhất là ở Québec. Đúng vậy, thế hệ mình đã qua từ lâu và khả năng, lý tưởng yêu nước, cứu nước đã bị thời gian xoi mòn rất nhiều. Không biết anh ra sao chứ tôi thì rất hy vọng vào các thế hệ tương lai của người VN và mong các đảng viên già nua, bất tướng, bất tài, răng đen mã tấu biến mất khỏi mảnh đất bất hạnh đó càng sớm càng tốt để cho giới trẻ nó lên! Nhưng giới già nua chết đi sau khi cài con cái vào những chỗ bở thì cũng vô ích!

    Chỉ có một thể chế dân chủ thì mới chấm dứt cảnh "la Loi, c'est moi!" độc đoán cha truyền con nối phong kiến ngày xưa.

    Trở về với "Cuộc sống của người VN ở NN", hôm qua có một nhân viên cũ ghé thăm và chuyện trò. Và chuyện trò thì không thể nào tránh được câu chuyện về cách giáo dục con cái. Anh ta còn trẻ và có một đứa con trai mà anh cho là khó bảo và không chăm chỉ. Anh ta hỏi tôi theo kinh nhiệm đã qua thì phải làm sao.

    Tội nghiệp anh ta, ngồi kể chuyện mà như là mếu máo, có vẻ thất vọng tràn trề. Đại khái là đứa con trai mê chơi games và biếng nhác việc học. Cậu bé tối ngày cứ vác cái laptop vào trong phòng để chơi, lấy cớ là làm bài vở. Tôi cũng an ủi anh ta là mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng, chẳng có một công thức giáo dục nhất định nào. Bố mẹ mong ước, muốn là một chuyện và đứa bé đạt được hay không là do trời muốn, phụ huynh chỉ có thể hướng dẫn con cái đến một mức độ nào thôi. Đa phần là nhờ vào sự hên xui.

    Tôi bày cho anh ta một mưu kế, nhưng có lẽ đã trễ. Đó là cố tình làm hỏng cái laptop để mua một cái desktop mới rồi cài Norton Utility Internet Control để đứa bé không vào các on-line games được. Và nhất là để máy desktop trong phòng ăn hoặc chỗ nào có bố mẹ thường xuyên có mặt.

    Về mặt phương pháp giáo dục con cái thì chắc chẳng có gì khác biệt giữa người trong và ngoài nước nhỉ!

  9. #119
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Em chưa sống ở NN lâu như 2 bác Van Khoa và Nguyen Lang nhưng em cũng "nản" lắm luôn. Vì ở lâu thì càng thấy cái bất lợi. Dạo này em đang ở VN. Cần làm vài thủ tụ hành chính, quả thật bị hành là chính. Nói về y tế mới kinh khủng, Chợ Rẫy ngày xưa chưa quá tải mấy. Bây giờ thì ko lời nào để diễn tả cảnh xếp hàng đợi. Ở Mỹ nó quá tải thì mình chờ ở nhà nếu bệnh chưa chết ngay. Còn ở đây, mỗi 1 khâu là phải xếp lấy số, nhưng vì quá nhiều người, sợ lắm. Diễn tả bằng lời ko thể nào nói lên được. Chỉ ghé vào thăm là thấy mình sắp bệnh rồi.

    Ai điều trị dài ngày, muốn nhanh phải lập mối quan hệ với bs điều trị, bác sĩ đó sẽ có các đệ tử là y tá, diều dưỡng...phải chi cho họ, họ sẽ đem đi tới các khâu khác nhanh, như đi chụp hình, CT, siêu âm...Và dĩ nhiên, khi họ đem vào nhanh, thì có nghĩa 1 ai đó lấy số thứ tự phải chờ. Chung quy lại là tiền, ko tiền thì đừng bệnh.

    Nếu giàu hơn, đi BV cấp cao, tốn tiền hơn, thì phục vụ sẽ tốt. Còn bệnh viện cho nhân dân giờ quá tải kinh dị lắm. Các tỉnh giờ xây BV to để chia lửa cho tuyến cuối, nhưng trình độ bs ko ngon, chẩn đoán cũng may rủi, ai cũng di về tuyến cuối cho an tâm.

  10. #120
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Bạn Accord 2000 đang ở VN nên có những chuyện hay để kể cho chúng tôi nghe. Cám ơn bạn nhiều. Những chuyện như vậy mới cho thấy là cuộc sống ở NN quá khác biệt.

    Vì có bảo hiểm y tế nên năm nào tôi cũng đi khám BS, nha sĩ gia đình hai lần và optometrist một lần để đo và lấy kính cận thị. Khám BS gia đình thì mỗi lần $3. Nếu cần thuốc men thì $5 một toa thuốc. Nha sĩ và BS mắt không tốn tiền và kính thì phải trả số tiền sai biệt nếu trên $360, cả gọng lẫn kính.

    Tôi có quyền chọn BS, nha sĩ và opto nào tôi muốn đi và không cần phải có một "mối quan hệ" nào. Khi phải vào BV để làm các thử nghiệm phòng ngừa như xoi ruột, khám tim mạch định kỳ thì hoàn toàn miễn phí.

    Chỉ có cái là phải lấy hẹn trước, để tiện cho mình cũng như cho các văn phòng BS hoặc BV và những nơi này không bao giờ quá tải. Bên Mỹ không có vụ BV quá tải trừ các clinics/BV công cộng cho những người không có bảo hiểm. Họ cũng vẫn được chăm sóc, chữa trị nhưng phải chờ lâu và không được một mình một phòng thênh thang khi phải nhập viện. Và vì trách nhiệm, các BV thử rất nhanh vì máy móc, labo nằm ngay trong BV. Hơn nữa các dịch vụ này đem lại nguồn lợi thêm cho BV nên họ rất sốt sắng cung cấp dịch vụ trọn gói.

    Bởi vậy tuổi thọ ở NN càng ngày càng cao và vì lý do này mà chính phủ lo trước làm sao đủ ngân quỹ để chăm sóc những người già càng ngày càng ... già thêm trong tương lai.

    Càng muốn có và hưởng các dịch vụ y tế, xã hội tốt thì dân chúng phải cố gắng có công việc và có công việc thì CP có tiền thuế, có tiền thuế thì CP mới trang trải, cung cấp những dịch vụ tốt. Cái này nó đưa đến cái kia.

Trang 12 / 29 Đầu tiênĐầu tiên ... 2101112131422 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •