Trang 8 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 67891018 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 71 đến 80 / 249

Chủ đề: Cái khó của người Việt ở nước ngoài

  1. #71
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Về giáo dục :

    nền giáo dục ở bang Cali thực sự được chính phủ và xã hội quan tâm. Mọi trẻ em từ 5 tới 18 tuổi bắt buộc phải tới trường. Mẫu giáo và các bậc học tiều học, trung học cấp 2 và trung học cấp 3 hoàn toàn miễn phí. Học sinh sẽ ăn sáng và ăn trưa tại trường, học sinh gia đình có thu nhập thấp sẽ được ăn free không mất tiền.

    Ở bậc đại học thì sinh viên thuộc gia đình có thu nhập cao sẽ đóng khoãng 12 ngàn đồng học phí mỗi năm, riêng sinh viên thuộc gia đình thu nhập thấp sẽ được chính quyền tiểu bang Cali trợ cấp học phí, và được chính quyền Liên Bang trợ cấp học bổng khoãng 5300 đồng mỗi năm. Không ít người sang đây đã hoàn thành chương trình đại học nhờ vào trợ cấp của chính phủ. Chúng tôi thường nói đùa: " đi học không tốn tiền mà còn được lãnh thêm tiền! Nói chung chính quyền cố gắng tạo mọi điều kiện cho mọi người ,( bất kể tuổi tác, thành phần ) có cơ hội học hết bậc Đại học, nếu như cá nhân người đó muốn học. Sinh viên cũng có thể vay tiền của chính phủ để đi học, sau khi ra trường sẽ trả dần vào tiền lương hành tháng.

    Về con gái tôi, từ lúc mới sinh trong gia đình tôi đã thống nhất là không dạy cháu tiếng Anh, trong nhà chỉ dùng tiếng Việt. Đến khi 5 tuổi cháu đi học lớp PreSchool ( giống nhà trẻ ở VN), cháu bắt đầu được cô giáo dạy tiếng Anh. Phụ huynh các lớp Kindergaten ( mẫu giáo) và nhà trẻ được yêu cầu và khuyến khích tham gia lớp học cùng con em mình, hàng tuần, vợ tôi và tôi thay phiên nhau tham dự 1 buổi volunteer tại lớp học, phụ huynh sẽ giúp đở cô giáo cho các em ăn, chơi theo nhóm, và học đọc. Cô giáo rất kiên nhẩn và tận tâm trong việc dạy. Con gái tôi suốt một tháng đầu hoàn toàn không hiểu được lời của cô giáo ( vì cháu hoàn toàn ko biết tiếng Anh), cô giáo vẫn kiên nhẩn lập đi lập lại từng lời nói với bé.

    Các cháu được học cách xếp hàng, làm việc theo nhóm, chơi theo nhóm , việc học chữ thì rất ít, chủ yếu là chơi. Cô giáo nói với tôi, mục đích cao nhất của lớp học là tạo cho các em niềm vui khi tới trường lớp .Việc học kiến thức sẽ dần dần đưa vào chương trình ở các lớp lớn hơn.

    Có 1 điều các bạn sắp tới định cư trên đất Mỹ cần lưu ý:

    Trẻ em ở Mỹ được xã hội và pháp luật bảo vệ tối đa, do đó cũng sẽ xãy ra nhiều chuyện phiền phức cho cha mẹ gốc Việt
    Khi chúng còn bé , dưới 10 tuổi thì không sao, mọi việc đều OK, đa số chúng nghe lời cha mẹ. Nhưng khi vào tuổi teen thì sẽ phát sinh nhiều chuyện. Chúng có thể đóng cửa phòng riêng, yêu cầu cha mẹ muốn vào phòng phải báo trước. Chúng có thể mê chơi, không thèm học mà bạn chỉ có thể la rầy nhè nhẹ hoặc khuyên bảo thôi. La mắng nặng nề là chúng có thể bỏ nhà đi , còn đánh đòn thì chúng có thể gọi police tới. Do đó việc giáo dục con cái ở xã hội Mỹ này là hết sức phức tạp. Nếu khéo dạy thì không sao, còn nếu nóng tánh thì đôi khi đứa trẻ sẽ sanh ra hư hỏng thêm, mà chúng ta bó tay không làm gì được.

    Khi con gái tôi được 3 tuổi thì vợ tôi nói : từ nay anh không được tắm cho nó nữa, mai mốt nó tới trường nó kể rằng ba tao tắm cho tao là sẽ rất phiền. Cô giáo sẽ báo cho nhân viên xã hội và họ có thể thẩm tra xem anh có lạm dụng tình dục với chính con gái anh hay không!
    OK, thế là tôi thoát khỏi nhiệm vụ tắm cho con gái.
    Có lần, bé chạy chơi bị té bầm mặt, sáng hôm sau đi học, thì cô giáo gọi phone cho tôi hỏi: Ở nhà có ai đánh đập gì em bé hay không? Tôi phải ráng sức giải thích cho cô giáo biết rằng đó là vết bầm do té ngã
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 09:42 AM ngày 07-03-2014
    Nothing.

  2. #72
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao những người Mỹ tôi gặp hàng ngày lại có thể tạo nên 1 nước Mỹ lớn mạnh như vậy?

    Họ không có cái lợi thế mà các dân tộc khác có, đó là tinh thần dân tộc. Không hề có dân tộc Mỹ, đối với họ không có từ “ đồng bào”.
    Và nếu so sánh ra thì những sinh viên Mỹ tôi học chung, có lẽ mức độ thông minh, siêng năng, chăm học không hơn gì người Việt Nam ( nếu không muốn nói là thua). Vậy thì tại sao nước Mỹ mạnh?

    Tôi vẫn thường tự hỏi họ điều hành nền kinh tế như thế nào mà có thể sản xuất và bán lẽ 1 vĩ trứng gà/ 12 cái với giá chỉ từ 1 đô tới 1 đô rưởi, và giá 1 giờ lao động tối thiểu là 8 đô? Có nghĩa là 1 giờ làm việc của anh lao công có thể mua được 72 cái trứng gà ( được nuôi tại Mỹ, chứ không phải nhập từ China). Nói thêm ở Mỹ, hàng hóa tiêu dùng thì có nhiều thứ made in China, chứ còn thức ăn thì tôi chưa từng thấy thứ gì made in China.
    Nothing.

  3. #73
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Tôi cũng vẫn thường tự hỏi vì sao hàng năm có hàng triệu người nhập cư từ các quốc gia khác tới Mỹ, và hầu như nước Mỹ tiêu hóa tốt, không gặp trở ngại gì về an ninh xã hội, trật tự giao thông mà Hà Nội và Sài Gòn mắc phải khi nhận số lượng người nhập cư đổ về quá đông ( như kẹt xe, giaop thông thiếu văn hóa, xã rác, chiếm lòng lề đường?
    Tại sao tôi, 1 tay hay nhậu xĩn lái xe ở VN bao nhiêu năm, sau khi sang Mỹ lại nghiêm chĩnh chấp hành luật lệ còn hơn người Mỹ chính gốc? Câu trả lời là : vì luật pháp ở đây quá nghiêm, tôi không dám vi phạm, vi phạm sẽ phải trả giá quá mắc. Trung bình sẽ tốn khoãng 10000 đô nếu bạn bị cảnh sát bắt được trong tình trạng say rượu lái xe.
    Đàn ông Việt Nam , ai cũng là 1 ông trời con trong gia đình, thế mà sang đây ít ai dám tát hay đánh vợ, đó là vì họ sợ cảnh sát còng tay.
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 08:50 AM ngày 07-03-2014
    Nothing.

  4. #74
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Trong bài viết này em nói đến hai đoạn. Một em giải thích vì sao có người Việt đi ra nước ngoài sống vẫn không thành công và hai em dùng kinh nghiệm của chính em để chứng minh cho anh dragon thấy cái hay của xã hội phát triển kể cả Mỹ về việc nó tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người. Vấn đề còn lại là mỗi người đó có nắm được cơ hội để phát triển hay không. Ở phần "nắm" đó, xã hội phát triển không ép buộc được.

    Tại sao có người Việt không thành công ở xã hội phát triển?


    1. Thứ nhất, xã hội phát triển tạo ra cơ hội chứ không tạo ra triệu phú. Chuyện này em đã giải thích ở trên. Việc mà tạo ra cơ hội đó VN chưa làm được, em nghĩ không cần phải giải thích.

    2. Thứ hai, muốn học giỏi phải có tiếng Anh. Thế hệ F1 (em là thuộc F1) rất khó khăn học tiếng Anh. Cái xui của mình so với Phillipines là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là nguồn gốc tiếng Hán. Nên học tiếng Anh rất khó. Cái đó không phải là cái tội. Cái đó là không may mắn so với nước khác. Hãy giả sử ngược lại đi, giả sử một anh Mỹ sang Việt Nam sống, muốn vươn lên anh ta phải học nói tiếng Việt. Có bạn nào đọc bài của em mà hơn 30 tuổi trở lên mới thấm thía lời em nói. Rất khó học. Đi sang nước người ta tiền bạc không có, tuổi đã cao rất khó đi học lại, thì làm sao đây? Thế là dẫn đến vẫn phải chịu là thành phần thấp kém trong xã hội.

    3. Thứ ba, là do giáo dục từ nhỏ. Khi họ từ nhỏ em giả sử ở nông thôn VN, giáo dục chưa tốt. Họ chưa ý thức được thế nào là gian dối. Những cái mà họ sống từ nhỏ ở VN là bình thường là văn hóa thì đi ra xã hội phát triển là không bình thường. Bởi vì từ hai điểm ở trên họ không được cơ hội giáo dục lại cho nên họ vẫn làm cái mà họ cho là bình thường. Từ cái đó dẫn đến những tính xấu.

    4. Tiếp theo, vì họ không may mắn không giỏi tiếng Anh cho nên họ không chỉ dạy con của họ về bài làm ở nhà từ trường được. Họ rất muốn, nhưng khả năng không có. Vì không có, đứa bé không được dạy tốt ở nhà. Nếu giả sử đứa bé đó nó không tự ý thức và nỗ lực cá nhân phải học để thoát nghèo, thế là nó lớn sẽ sản sinh ra tệ nạn. Lúc đó, tác dụng phụ side effect của xã hội tự do sẽ hại nó là nó dễ dàng tiếp xúc với cái xấu -> tệ nạn trong cộng đồng.

    5. Tuy nhiên, khi nói chung, đa số con của người Việt thế hệ thứ hai F2 trở đi (sinh ra ở Mỹ hoặc sang khi còn 1-2 tuổi) đa số rất thành công. Thứ nhất, nó có tiếng Anh như người bản xứ. Chỉ bao nhiêu đó là hơn cha mẹ nó rất nhiều ở mặt hội nhập. Thứ hai, giáo dục tốt sẽ ít nhất làm cho nó tốt. Thứ ba, nó biết quý trọng cơ hội American Dream tạo ra cho nó.

    Kinh nghiệm nỗ lực vươn lên của chính em là đại diện cho tầng lớp F1


    6. Em phải nói trước việc này. Khi em nói ra, em chỉ muốn dùng kinh nghiệm chính bản thân để chứng minh cho thấy về cơ hội mà xã hội tư bản tạo ra bình đẳng cho mọi người. Nó cho phép bạn muốn vươn lên đến bất cứ tầm cao nào mà bạn muốn chỉ là khả năng của bạn đến đâu. Ở điểm này, xã hội phát triển khác xa với xã hội đang phát triển. Em hoàn toàn không có ý định lăng xê bản thân. Em cũng không vì đó em cho rằng mình ở trên những người không làm được như em và miệt thị họ. Thứ hai, em tin rằng có rất nhiều người thông minh ở VN mà nếu cho họ cơ hội như em thì họ cũng trở thành luật sư như em. Nếu bạn muốn và nếu bạn đang ở thế giới thứ nhất, bạn sẽ học được giỏi từ đại học và kiếm dư tiền để sống và chơi máy ảnh.

    7. Em là đại diện cho tầng lớp F1 ở nước ngoài nghĩa là những người đã trưởng thành ở VN nói tiếng Việt lưu loát và dở tiếng Anh khi đi. Khi ra đến nước ngoài, không có tiền không địa vị không quyền lực. Hai bàn tay trắng. Sau năm 1975 gia đình em mất tất cả lúc đó em còn rất nhỏ. Cha mẹ em lần lượt ra đi và em mồ côi từ nhỏ.

    8. Chính vì điều trên, trong lúc em học đại học em phải đi làm để nuôi sống bản thân (không ai giúp em) và kiếm đủ tiền đi học. Em không đầu hàng với số phận. Em học bằng đại học đầu tiên ra làm kỹ sư ở mức đó em đã trở thành người có tay nghề chuyên môn cao. Bằng đại học này em tốt nghiệp loại xuất sắc. Chính vì cơ sở đó, em tiếp tục đi làm để nuôi sống mình quay ngay trở lại đại học học tiếp ngành luật và ra trường với bằng đại học thứ hai. Ngành luật rất khó, đa số học là phải nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Em không có, cho đến bây giờ vẫn không. Quá muộn rồi. Nhưng em không đầu hàng số phận. Và tất nhiên là em ra trường và trở thành luật sư. Ở bằng này thì do quá khó cho nên em không phải là top 10% sinh viên hàng đầu. Em chỉ ở mức 2/3.

    9. Trong thời gian đó, em vẫn dành ra em đi học tiếp nhiếp ảnh ở trường lớp đàng hoàng và trong năm năm vừa qua em vẫn có thể chụp ảnh như là một phóng viên thể thao chuyên nghiệp. Như vậy, sau thời gian nỗ lực, em trang bị cho mình ba tay nghề cùng một lúc.

    10. Em thành thật xin lỗi nếu có bạn nào cho rằng em pr bản thân. Em chỉ muốn chứng minh cho thấy, nếu bạn nỗ lực cá nhân bất chấp nghịch cảnh nghèo hèn, cho dù bạn không có tiếng Anh khi mới sang bạn vẫn có cơ hội vươn lên mà không cần phải COCC. American Dream chính là chỗ đó.

    12. Nhưng để làm được, vì không may mắn có tiếng anh như dân sinh ra ở đó, bạn phải nỗ lực hơn họ để bằng họ. Và cộng thêm may mắn. Số tiền học đại học mà em phải bỏ ra bằng người ở VN mua căn nhà thật đẹp.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  5. #75
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Cuối cùng tôi nhận ra rằng, con người ở đâu cũng vậy, cũng có người xấu và người tốt.
    Con người Mỹ cũng chẵng tốt hơn gì con người Việt Nam. Và ngược lại con người VN cũng chưa chắc tốt hơn con người Thái Lan, v.v…

    TẤt cả đều do hoàn cảnh xã hội quyết định. Ở Mỹ, luật pháp chặt chẻ, kỷ cương tốt, qui định mọi thứ rõ rang, do đó khiến mọi người phải sống theo khuôn phép xã hội qui định, lâu ngày trở thành thói quen ( thí dụ như thói quen xếp hàng, thói quen không xã rác bừa bãi ). Nếu dân VN mình mà sống trong 1 xã hội luật pháp rõ ràng như vậy thì dần dần tệ nạn sẽ bớt đi. Cũng như nếu, đưa 1 đứa bé sinh tại Mỹ như con gái tôi về VN sống thì lớn lên nó cũng sẽ xã rác ngoài đường, lái xe ẩu….

    DO vậy, khi chúng ta nói bản chất của người VN là thế này thế nọ thì có lẽ là chúng ta đã hơi vội vàng, chưa nhìn sâu vào hoàn cảnh xã hội kinh tế. Thí dụ như ở Mỹ, một xe bia mà đổ, thì ngươi ta sẽ nhặt giúp, không phải vì họ không tham mà là vì điều kiện kinh tế họ quá tốt, không đáng để tham vài lon bia. Chẵng hạn xe bia hôm ấy đổ ngay đuờng Nguyễn HUệ, SÀi gòn thì có lẽ sẽ chẵng có ai hôi bia.

    Thí dụ như tôi đi vào khu nhà giàu sinh sống ở biển Hungtinton Beach, tôi đánh rơi túi camera, thì có tới 80% là tôi sẽ tìm lại được. Vì dân nhà giàu, triêu phú ở khu đó ít ai tham cái camera vài ngàn bạc. Còn nếu tôi dánh rơi ở khu Santa Ana, nơi có nhiều dân Mễ nhập cư lậu sinh sống thì thôi rồi, có mà đi mua cái mới.
    .
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 09:38 AM ngày 07-03-2014
    Nothing.

  6. #76
    Tham gia
    24-01-2011
    Location
    HCM City
    Bài viết
    3,217
    Cảm ơn các bác, nhất là 2 bác minhnhut và dragonfly39. Ngồi trong văn phòng, vậy mà suýt chút nữa em rớt nước mắt khi đọc dòng này của bác (may mà kiềm lại kịp lúc không thôi để nhân viên của mình thấy là kỳ lắm):

    "- Họ đâu có biết những người bác sĩ này biết rõ việc mình làm sẽ phải trả giá, có khi trả giá bằng tù tội, nhẹ nhất là mất việc, nhưng vẫn ra tay giúp, chấp nhận hy sinh không vụ lợi, vì biết đồng hương đang ở thế cùng khó: cóp nhặt từng hộp thuốc rồi đóng và hộp nhỏ gửi về cho thân nhân Việt Nam mang ra "chợ trời thuốc Tây" để bán lấy tiền sinh hoạt/tiền chữa bệnh cho con cái thân nhân trong cơn ngặt nghèo.

    - Trong số những người "giả bệnh xin thuốc" mà tôi biết, có những người phụ nữ là viên chức ngân hàng trước 1975, có lòng tự trọng rất cao, danh dự là một cái gì đó vô cùng lớn vô cùng quan trọng với bà, tiếp xúc với bạc ngàn bạc trăm (hàng xấp giấy tiền "con voi", "con cọp" dày cộp qua tay mỗi ngay còn không làm bà động lòng tham), ý thức được việc bà làm là sai, là gian lận và đáng xấu hổ, nhưng vẫn phải cắn răng lại đi khai bệnh để lấy thuốc, vì nghĩ đến gương mặt sáng ngời vui vẻ của con cái/thân nhân bên nhà khi "nhận được cái giấy lãnh đồ" nên chấp nhận hy sinh. Nếu bạn nào ở đây từng đi lãnh những thùng thuốc tây nhỏ được gửi về bên nhà, sẽ cảm nhận rõ hơn điều tôi nói, và cảm nhận được sự hy sinh lớn lao của thân nhân mình."


    Đọc tới đây là nhớ đến thời kỳ khó khăn của gia đình phải trông chờ vào từng thùng thuốc tây của người thân bên đó gửi về để có thuốc trị bệnh cho ông ngoại em và có tiền mưu sinh. Đặc biệt em còn nhớ rất rõ, sau lưng nhà em là một bà cán bộ người Hà Nội, chuyên ngồi bên cửa sổ nhìn qua bếp nhà mình soi mói xem hôm nay mình ăn gì, uống gì để ra phường tố cáo....làm cho cả nhà muốn ăn miếng thịt gà cũng phải giấu giấu diếm diếm như tội phạm. Nhưng đó là chuyện quá khứ rồi.

    Về hoàn cảnh thì gia đình em thuộc dạng nữa nạc nữa mỡ (1/2 theo Quốc gia, 1/2 đi tập kết hoặc vào bưng chiến đấu) nên các câu chuyện tốt xấu từ cả hai phía em cũng được nghe đầy từ nhỏ. Lúc tốt nghiệp cấp 3, trong em cũng lý tưởng đầy ắp, sống chết cũng phải thi vào Luật với mong muốn đem lại sự công bằng này nọ cho xã hội...bỏ qua nhiều trường khác có cơ hội tạo tương lai tốt hơn (Kiến trúc, Điện lực, Ngoại thương). Ra trường may mắn cũng xin được vào làm chân thư ký quèn cho tòa dân sự thuộc Tòa Án TPHCM trong khi bản thân ko có quen biết hay thân thế để gửi gắm. Lúc này va chạm thực tế, mới hiểu ra và quyết định bỏ ngành sau 1 năm làm việc tại TA... Việc này em không đổ lỗi cho hoàn cảnh hay chế độ gì hết, đó là do bản thân mình kém bản lĩnh và thiếu quyết tâm, cứ tưởng mình thuộc dạng vĩ nhân làm việc cao cả nhưng nhận ra không phải vậy nên chấp nhận từ bỏ để làm con người bình thường như bao người. Đó là giai đoạn khủng hoảng nhất của em khi lý tưởng tan vỡ.

    Sau này, em có 2 cơ hội để qua US (làm con nuôi hoặc kết hôn giả) nhưng vẫn quyết định không đi. Dù đúng hay sai, đến giờ em vẫn không hối hận vì chọn lựa của mình. Nhưng bây giờ khi có con cái, vì nghĩ đến tương lai của con và đứng trước thực trạng nền giáo dục của VN quá tệ, sau mấy chục năm qua bao lần cải cách, cá nhân em thấy giáo dục VN chỉ càng ngày càng tệ hơn, không thấy tương lai có gì khởi sắc cả, nên mới bắt đầu nghĩ đến việc lo cho con mình được hưởng một nền giáo dục khác tốt hơn ở VN. Đó là lí do em muốn lắng nghe tất cả tâm sự, câu chuyện...về mọi khía cạnh của cuộc sống ở hải ngoại từ các bác. Ngoài các bác đang sinh sống ở US ra, còn bác nào ở Úc hay Pháp có thời gian và sẵn lòng thì cho em xin hóng câu chuyện của các bác với để em có tư liệu tham khảo, chuẩn bị cho sau này...

    Thành thật cảm ơn các bác.

  7. #77
    Tham gia
    11-06-2006
    Location
    USA
    Bài viết
    1,994
    Nhiều câu hỏi tương tự có thể đặt ra để hiểu thêm về nước Mỹ, chẵng hạn như:
    - Tại sao chính quyền Mỹ không e sợ bị lật đổ hay bạo loạn, khi cho dân chúng tự do sở hữu súng, kể cả súng liên thanh ?
    - Tại sao có những người Mỹ trắng, có học hành tử tế, lại lang thang, homeless trong khi dân nhập cư từ những nước thuộc thế giới thứ ba , lại không ít người sở hữu nhà cao cửa rộng?
    - Tại sao chính phủ tạo điều kiện học hành dễ dàng, kể cả trợ cấp tiền mặt cho người nghèo đi học đại học, thế mà tỷ lệ dân Mỹ tốt nghiệp đại học vẫn không phải thuộc loại cao trên thế giới?
    - Tại sao chính phủ Mỹ bỏ chế độ quân dịch ( nghĩa vụ quân sự), không bắt buộc thanh niên phải đi lính, thế mà quân đội Mỹ vẫn là 1 quân đội hàng đầu thế giới kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng?
    - Tại sao….

    Trả lời những câu hỏi này để có thể rút ra được kinh nghiệm cho đất nước Việt Nam mình.
    Được sửa bởi mimhnhut lúc 09:58 AM ngày 07-03-2014
    Nothing.

  8. #78
    Tham gia
    21-03-2012
    Location
    HCM
    Bài viết
    85
    Quote Được gửi bởi mimhnhut View Post
    Nhiều câu hỏi tương tự có thể đặt ra để hiểu thêm về nước Mỹ, chẵng hạn như:
    - Tại sao chính quyền Mỹ không e sợ bị lật đổ hay bạo loạn, khi cho dân chúng tự do sở hữu súng, kể cả súng liên thanh ?
    - Tại sao có những người Mỹ trắng, có học hành tử tế, lại lang thang, homeless trong khi dân nhập cư từ những nước thuộc thế giới thứ ba , lại không ít người sở hữu nhà cao cửa rộng?
    - Tại sao chính phủ tạo điều kiện học hành dễ dàng, kể cả trợ cấp tiền mặt cho người nghèo đi học đại học, thế mà tỷ lệ dân Mỹ tốt nghiệp đại học vẫn không phải thuộc loại cao trên thế giới?
    - Tại sao chính phủ Mỹ bỏ chế độ quân dịch ( nghĩa vụ quân sự), không bắt buộc thanh niên phải đi lính, thế mà quân đội Mỹ vẫn là 1 quân đội hàng đầu thế giới kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng?
    - Tại sao….

    Trả lời những câu hỏi này để có thể rút ra được kinh nghiệm cho đất nước Việt Nam mình.
    E nghĩ chính phủ Mỹ tôn trọng quyền tự do cá nhân tuyệt đối và tạo điều kiện phát triển tối đa và công bằng cho mọi người dân. Đổi lại họ giáo dục và chế tài nghiêm minh để buộc người dân phải biết tôn trọng kỷ cương và đặt luật pháp lên trên hết trong mọi sinh hoạt của mình. Chính vì vậy mà xã hội Mỹ tự do mà không loạn. Người dân Mỹ dù là nhập cư từ nhiều quốc gia, châu lục khác nhau, dù có thể còn bất đồng chính kiến về tôn giáo hay chính trị nhưng họ vẫn tự giác cầm súng bảo vệ nước Mỹ vì họ thấy rằng chính quyền ở đây bảo vệ và tôn trọng quyền con người của họ. Điều này ở quê hương thực sự của họ đôi khi còn chưa có. Tầm hiểu biết nông cạn, e hiểu như vậy, không biết có đúng không?
    5D2 - Sigma 35f1.4 - 135L - 580EXII

  9. #79
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Anh lao_ong, em cám ơn thời gian của anh. Em đã hỏi nhờ anh vào xác nhận về vấn đề tệ nạn xã hội ở nước Úc để cho các bạn ở VN mà những bạn chưa có dịp đi đến sống hoặc tham quan thấy được rõ ràng không chỉ qua lời em nói. Anh mekong sẽ sớm về Việt Nam đi dao lưu ngủ đêm với các bạn vào tháng 4. Khi nào các bạn nếu muốn đêm tối ngồi quang đóm lửa nói chuyện với nhau bạn hãy hỏi anh ấy về tình hình an ninh nhe, anh ấy sẽ kể cho bạn nghe. Ở bên em, chỉ có một cái phổ biến nhất là ăn trộm viếng nhà và những người này là dân hút chích. Lý do là do ít dân quá cho nên khi mọi người đi làm hết rất vắng vẻ cạy cửa không ai biết. Dù vậy, nếu bạn bỏ tiền ra gắn hệ thống chống trộm vào nhà và bạn mua bảo hiểm đồ trong nhà thì nếu bị viếng bảo hiểm sẽ đền lại cái mới cho bạn nếu bạn có receipt đàng hoàng. Em nói ví dụ như camera chẳng hạn. Mất cái nào đền mới 100%.

    2. Nhân tiện, để cho khác đi, em gửi hai hình có tính liên tiếp nhau cho mọi người xem. Đây là em chụp ngay trên xe điện là phương tiện giao thông trong thành phố. Hình đầu là cho bạn thấy cô gái đã quay mặt đi không để ý đến giỏ xách của mình và hình thứ hai cho bạn thấy là nếu em đứng ở phía sau mà thò tay vào móc thì sẽ lấy được cả bóp và điện thoại và kính xịn, rất dễ dàng không khó khăn gì. Nhìn xong hình rồi chúng ta phải tự hỏi tại sao cô gái lại tự tin đến như vậy?

    3. Xin chờ trong giây lát em sẽ trả lời câu hỏi của bạn brianhuynh.



    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  10. #80
    Tham gia
    28-11-2010
    Bài viết
    289

    Cái khó của người Mỹ gốc Việt về đây kiếm ăn

    người Mỹ gốc Việt gọi nôm na là VK cho nó dễ nhe các bác
    thành phần doanh nghiệp đầu tư vào nước VN, VK giàu đầu tư vào VN thành phần đấy thì ưu tú rồi có thể làm lợi cho mình, làm lợi cho VN cái này thì báo chí viết đầy. tôi nói chỉ là té nước ttheo mưa, và các bác có khi lại ném đá vì vậy tôi không nói vì thấy thừa rồi – không có ý dìm hàng đâu nhé, nhắc đi nhắc lại hoài cũng khổ, nhưng phải nhắc cho nó rõ, vì có bác sẽ thắc mắc sao cái tốt không thấy chú khoai nói tới

    Đi lang thang qua các bang tôi mới thấy 1 điều, lao động tay chân, phổ thông hay làm tự do thì k có gì để nói rồi, còn nếu bạn có tấm bằng và muốn vào 1 nơi làm việc tốt. xét tuyển thì giữa 1 thằng bản xứ và 1 thằng dân nhập cư cùng trình độ, nó sẽ chọn dân bản xứ trước, tại sao ? (Nói thế không có nghĩa là nhà xét tuyển nào cũng cư xử như tôi nêu, nhưng cái tôi thấy là phần lớn)
    sẽ có bác nói nước My bình đẳng xxx gì đấy, có thể nhưng xét trên cảm tính cá nhân, những gánh nặng do vấn đề ng nhập cư tác động đến sự công bằng của cá nhân "cái bánh lẽ ra chia cho người trong nhà bây giờ lại phải chia cho thằng mới dọn đến, bác sẽ chia như thế nào?"

    1 bộ phận nhỏ ng Việt sống tại Mỹ về làm việc tại VN. Các bạn này đương nhiện được giáo dục theo hệ thống giáo dục của Mỹ nên chắc nó phải tốt hơn trong nước rồi, các bạn này cũng ra trường cũng có bằng nhưng bằng này do trường nào cấp và chất lượng trường như thế nào thì thật là khó biết, tiếng Anh rôm rốp như tiếng mẹ đẻ.
    Xuất phát điểm tốt như vậy một số thường hay mắc bệnh, nhẹ thì chủ quan cho là kiến thức mình hơn người, nặng thì hợm hĩnh cho là mình khủng nổ banh nhà lồng như từng làm việc với cty A-B-C... công tác với anh XYZ nổi tiếng gì gì đấy, văng thoải mái có ai biết đâu mà...

    Số còn lại không mắc bệnh là số người cực kỳ thoáng, hòa nhã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mình học được cho bạn bè xung quanh, họ hòa đồng và hòa nhập rất nhanh với mọi người, thường có rất nhiều bạn bè, như tôi khi tiếp xúc với người nước ngoài, khi thấy tôi diển đạt 1 vấn đề khó khăn hay phát âm không đúng họ rất vui và kiên nhẩn hướng dẫn tôi, những vấn đề kỹ thuật khó trao đổi họ sẳn sàng thị phạm nhiều lần để tôi hiểu. họ là những ng bạn thật sự, họ chia sẽ những kiến thức, sự hiểu biết và học hỏi những vấn đề liên quan đến cuộc sống tại VN để hòa nhập tốt hơn

    Và họ cũng có 2 dạng: 1 là rất giỏi họ xin về làm việc tại VN, hoặc nơi làm việc của họ cử về VN làm việc, dạng này thường lãnh lương cực cao chế độ lương như ở Mỹ ngoài ra còn phụ cấp khi làm việc ở nước ngoài (VN đối với Mỹ là nước ngoài nhé) như tiền nhà, xe, tiền vé máy bay thậm chí có người còn được trả tiền học phí cho con học tại trường quốc tế ở VN

    Dạng thứ 2 là dạng tự về VN và xin việc làm, lương cao hơn người Việt nhưng không được hưởng chế độ như nêu trên.
    Tôi kể chuyện 1 thằng bạn của tôi thằng này cuộc đời nó khá hay, nhưng lên đây thì dài dòng qua, nôm na là vầy 13 tuổi nó được bão lãnh sang Mỹ, không có tiền học đại học nó vay ngận hàng và đi lính 2 năm để trả nợ => tôi thấy ít ra nó cũng là thằng có trách nhiệm với quốc tịch của nó. Sau đó 1 thời gian nó về sài gòn, tôi hỏi nó “sao mày k ở lại Mỹ làm việc?” nó nói “tao thấy Mỹ nó dạy tao nhiều thứ nhưng cái tao thấy hay nhất là nó dạy cho tao biết được tao ở đẳng cấp nào và nên làm việc gì? ở đâu….?”

    Còn lại là thành phận khó xin việc, thất nghiệp hoặc bị bật ra khỏi xã hội Mỹ khá nhiều. không muốn lao động phổ thông, 1 một số chú nghĩ về VN chắc dể kiếm ăn lắm vì cứ nghĩ “VN này còn quá lạc hậu”
    dạng này về VN làm việc cũng có cái khổ riêng của nó, có người vể VN xin việc mãi không được, mang mác VK về không thể làm lương bèo được, và làm lương bèo thì làm sao đủ sống khi đã quen sinh hoạt theo kiểu Mỹ. mà trả lương cao thì nhiều doanh nghiệp muốn không trả, đơn giản trả lương cho 1 chú VK về làm việc có khi tiền đấy để thuê 2- 3 chú đi du học về hiệu quả và năng suất hơn. Chưa kể văn hoá doanh nghiệp VN khác nhau, không thể cứ bê nguyên cái nguyên tác làm việc cứng và khoa học như Mỹ áp vào được nếu không khéo léo giải quyết tìm cái chung giua môi trường làm việc mà mình thì chán việc xin nghỉ hoặc cũng bị đuổi.

    Vậy còn cái lợi thế là cái mớ kiến thức và khả năng tiếng anh thì sao? Đám sv VN hiện giờ nói tiếng anh chưa giỏi và chưa chuẩn không có nghĩa là không biết, thời gian giao tiếp nhiều với ng nước ngoài sẽ giúp các em hoàn thiện hơn
    Còn cái mớ kiến thức, các em SV du học cũng được học như các chú tại Mỹ thôi, và đôi khi lại còn được học trường xịn và danh tiếng hơn rất nhiều, và thế giới này là thế giới phẵng, không có nghĩa chỉ ai đó ở tại Mỹ mới có thể biết hay học được kiến thức tốt và tiên tiến.

    Mc Donal về mở tại VN chỉ trả mức lương tối đa cho 1 người Mỹ mà tôi biết (người Mỹ hẳn hoi nhe) với mức 1200$/ tháng mức lương này hiện nay chưa phải cao, chưa phải là mức lương khủng đối với các bạn từng du hoc. Hay 1 số cá nhân làm ngành nghề khác

    Kết quả sau 3-5 năm chú ở Mỹ về phát âm như người việt, ít trao đổi cũng sẽ làm cho vốn từ nó quên dần, nói tiếng Việt nhiều nó cũng ảnh hưởng. Kiến thức thì lạc hậu so với thời điểm hiện tại của Mỹ
    Nếu thích nghi, tự điều chỉnh để hòa nhập dạng này lại trở thành những ng bạn tốt, còn không thích nghi về Mỹ ngay lập tức, còn số ở lại thì bắt đầu hợm hĩnh tự cao tự đại chuyển dần qua yếm thế sinh ra chửi đổng chuyện gì cũng qui chụp bất mãn.

    lúc này bi kịch chính mới xảy ra, muốn về Mỹ thì lạc hậu so với dân Mỹ, lúc ở Mỹ còn chưa chắc xin được việc tốt, huống hồ gì thui chột ở VN vài năm. lại quen cái sướng “lạc hậu” của người Việt, làm việc tà tà cũng đủ sống, sáng café, chiều nhậu, về nhà thì có osin…

    nói như các bác nước ngoài thì ai chê mỹ sao không về VN sống, và dân trong nước thì cũng nói chửi VN sao không về Mỹ sống? cuối cùng tôi thấy loại này là loại hay bay đi bay về, bay về Mỹ để chứng tỏ tao vẫn là dân Mỹ. bay đi VN chỉ vì ở Mỹ có ai thuê mướn có việc gì đâu mà làm
    Đi cũng dở về cũng không xong. Lại chửi đổng tiếp

    Tôi nghĩ vậy cũng bình thường vì đây là 1 xã hội không quá tự do dân chủ như Mỹ, nhưng đủ để làm những gì mình thích

Trang 8 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 67891018 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •