Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 38

Chủ đề: Hiểu về Histogram để tối ưu hóa ảnh số

  1. #11
    Tham gia
    16-12-2006
    Bài viết
    1,088
    Thanks bác chủ thread.
    Bài viết của bác hiện giờ chỉ đề cập đến Histogram khi hậu kỳ thôi phải ko?

    Chờ bài viết về Histogram của bác về lúc chụp, làm sao để tối ưu nhất cho việc xử lý hậu kỳ

  2. #12
    Tham gia
    23-07-2012
    Bài viết
    244
    Quote Được gửi bởi phongtranvn View Post
    Thanks bác chủ thread.
    Bài viết của bác hiện giờ chỉ đề cập đến Histogram khi hậu kỳ thôi phải ko?

    Chờ bài viết về Histogram của bác về lúc chụp, làm sao để tối ưu nhất cho việc xử lý hậu kỳ
    Để xử lý hậu kỳ tốt thì bạn cứ chụp sao cho Histogram của ảnh đạt mứac độ chi tiết nhất có thể là OK, thật ra ở một diễn đàn khác mình có viết thêm một đoạn về Histogram của máy ảnh nhưng mình không Post vào đây vì thứ nhất đây là Box Photoshop và thứ hai vì mình thấy trên diễn đàn cũng có mấy bài về Histogram máy ảnh rồi, thứ ba là ở đây toàn các cao nhân chụp ảnh, trình độ chụp ảnh của mình cũng bình thường nên cũng ngại không dám múa rìu qua mắt thợ. Nhưng tiện đây bạn có hỏi thì mình Post luôn.

    Histogram trong máy ảnh (dành cho những bạn mới mua máy :D)

    Trường hợp chụp JPEG

    Khi các bạn chụp ảnh kỹ thuật số, không giống như máy phim cổ là chúng ta có thể xem ảnh luôn trên màn hình của máy ảnh, và vấn đề xuất hiện ở đây là dù có xịn thì màn hình này vẫn có thể sai màu sai sáng như những màn hình máy tính bình thường, sai ở đây không phải lúc nào cũng là xấu đi mà nhiều khi là đẹp lên, chụp xong nhìn lại trên màn hình máy ảnh thấy ảnh đẹp như mơ, màu sắc tươi tắn, ánh sáng lung linh tuyệt vời, nước ảnh trong vắt, cảm tưởng chẳng cần thêm tý hậu kỳ nào nữa, về nhà cho vào máy tính xem thì mới tá hỏa, màu sắc nhợt nhạt hơn, ảnh đục hơn, cháy sáng cháy tối tùm lum tùm la, thế là biết cái màn hình máy ảnh nó lừa tình mình thế nào.

    Đây là lý do mình nên nhìn Histogram để kiểm tra sau khi chụp xem ảnh đủ sáng, thiếu sáng thế nào chứ không nên nhìn và tin tưởng vào màn hình máy ảnh, hoặc tin tưởng vào hệ thống đo sáng của máy ảnh, cứ thấy cái thanh đo nó chỉ ở giữa thì là đúng sáng rồi, ko cần chỉnh gì thêm.

    Trường hợp chụp RAW

    Khi bạn chụp RAW thì bạn nhìn vào Histogram của máy ảnh sẽ không chính xác nữa vì Histogram đó hiển thị theo ảnh JPEG, RAW là thông tin thô chưa có sự can thiệp của các điều chỉnh trong máy để thực hiện nén thành File JPEG, nhưng khi hiển thị vì máy ảnh nó không hiển thị được RAW nên nó sẽ hiển thị theo JPEG, nghĩa là ảnh hiển thị này đã được điều chỉnh theo các thông số cài đặt trong máy, và Histogram cũng vậy. Cho nên nếu các bạn nhìn Histogram của cùng 1 ảnh RAW trong máy ảnh và Histogram của ảnh đó trong Camera RAW các bạn sẽ thấy khác nhau, và cái trong Camera RAW mới là chính xác.

    Vậy thì khi chụp ảnh RAW để lấy được dải chi tiết tối ưu các bạn nên chụp thử và so sánh sự sai lệch giữa Histogram trong máy ảnh và Histogram khi đọc bằng Camera RAW là bao nhiêu Stop. Ví dụ nếu Histogram của máy ảnh vừa chạm lề phải là đủ sáng nhưng cũng ảnh đó nhìn Histogram của ACR lại thấy thiếu một đoạn mới đến lề thì nghĩa là ảnh RAW gốc bị thiếu sáng, lúc đó các bạn tăng sáng lên khoảng +2/3 Stop (chẳng hạn) là RAW gốc đủ sáng (và Histogram của máy ảnh sẽ leo lề) thì lần sau nếu chụp RAW nếu nhìn Histogram trên máy ảnh là đủ sáng thì cứ +2/3 Stop nữa là File RAW thật sẽ đủ sáng.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến Histogram của máy ảnh

    Ngoài việc điều chỉnh tam giác phơi sáng ISO, Aperture, Shutter Speed làm thay đổi Histogram, các điều chỉnh khác trong máy ảnh cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ở đây mình lấy ví dụ theo máy Canon, các máy hang khác có tính năng tương tự nhưng thường khác tên gọi.

    Auto Light Optimizer: Có 3 mức điều chỉnh Low, Standar, Strong và một Disable, mỗi mức ảnh hưởng đến ảnh khác nhau tùy vào điều kiện ánh sáng khi chụp. Chức năng này thường để cố định Standar nên mình không quan tâm nhiều.

    White Balance: Điều chỉnh White Balance cũng làm ảnh hưởng đến Histogram, một màu leo lề có thể làm cho cả Histogram (đen trắng) leo lề, lúc đó cần tách Histogram nhìn theo chế độ 3 mầu R, G, B riêng rẽ xem màu nào leo hay cả 3. Điều chỉnh thì ảnh hưởng nhiều đến Blue và Yellow (Red+Green).

    White Balance Shift: Ảnh hưởng tương tự White Balance. Ảnh hưởng tùy thuộc mình Shift theo tọa độ nào.

    Picture Style bao gồm 4 chú:

    - Sharpness: Ảnh hưởng rất ít, không đáng kể lắm.

    - Contrast: Cái này có vẻ hữu dụng hơn cả trong những cái ảnh hưởng đến Histogram. Ánh sáng môi trường ít tương phản làm dải sáng trong Histogram ngắn, có thể tăng Contrast để kéo dài dải sáng ra cho đủ dải. Ánh sáng môi trường tương phản mạnh là cho có chuoj thế nào thì cả 2 lề đều bị leo, điểm đen xì cũng có mà điểm sáng trắng cũng có, có thể giảm Contrast để thu hẹp dải sáng vào vùng chi tiết.

    - Saturation: Cũng ảnh hưởng như kiểu của White Balance. Cần nhìn đồ thị của từng màu để điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý là điều chỉnh ảnh hưởng đến tất cả các màu

    - Color Tone: Như trên. Điều chỉnh thì ảnh hưởng nhiều đến Green và Magenta (Blue+Red) hơn.

    Trên đây là một số điều chỉnh mình hay thực hiện khi chụp ảnh để cố gắng lấy dải dáng tối ưu nhất cho ảnh. Có thể còn có những chức năng nữa mình chưa biết hoặc không dùng đến nếu bạn nào biết có thể bổ xung giúp mình.
    Được sửa bởi xversion1 lúc 11:44 AM ngày 27-02-2014

  3. #13
    Tham gia
    15-12-2011
    Bài viết
    330
    Bác ui còn cái nữa, "highlight tone priority" cơ mà công đoạn shift WB và saturation không lẽ cứ từng tấm chụp xong phải coi đồ thị xong chỉnh lại hả nếu chụp studio thì có lẽ phù hợp hoặc ko thay đổi môi trường cũng như khung cảnh, còn dạng thích chụp đủ thứ như mình thì phương án nào tối ưu và đỡ cực edit nhiều khi dùng raw ( chỉ dùng raw).Còn một cái nữa xin hỏi chủ thớt luôn vì thiếu kiến thức:

    Trong LR: nếu mình chỉnh camera celabration==> len corection ==> basic thì nó có ảnh hường đến quá trình edit trong tap basic này không. hay đầu tiên vô mình edit trong báic trước???? túm lại những phần khác khi độn đến ít nhiều tác dộng đến biểu đồ này mặc dù đã căn chỉnh hítrogram ok rồi.

  4. #14
    Tham gia
    23-07-2012
    Bài viết
    244
    Quote Được gửi bởi tien.nestia View Post
    Bác ui còn cái nữa, "highlight tone priority" cơ mà công đoạn shift WB và saturation không lẽ cứ từng tấm chụp xong phải coi đồ thị xong chỉnh lại hả nếu chụp studio thì có lẽ phù hợp hoặc ko thay đổi môi trường cũng như khung cảnh, còn dạng thích chụp đủ thứ như mình thì phương án nào tối ưu và đỡ cực edit nhiều khi dùng raw ( chỉ dùng raw).Còn một cái nữa xin hỏi chủ thớt luôn vì thiếu kiến thức:

    Trong LR: nếu mình chỉnh camera celabration==> len corection ==> basic thì nó có ảnh hường đến quá trình edit trong tap basic này không. hay đầu tiên vô mình edit trong báic trước???? túm lại những phần khác khi độn đến ít nhiều tác dộng đến biểu đồ này mặc dù đã căn chỉnh hítrogram ok rồi.
    Bạn chụp RAW thì lo gì đến mấy cái WB với Saturation nữa.
    Với lại mấy cái đó thì mình đưa ra để tham khảo thôi chứ đâu phải lúc nào chụp ảnh cũng để ý đủ thứ thế được. Ngoài cái Contrast ảnh hưởng nhiều hơn cả còn các cái khác ảnh hưởng cũng ít thôi. Khi chụp ảnh mình phải xem nên ưu tiên cái gì, ưu tiên chộp được khoảnh khắc, ưu tiên nhanh...hay là ưu tiên một tấm ảnh đúng sáng, đúng màu, đúng đồ thị. Nếu khoảnh khắc là quan trọng tất nhiên là mình phải bỏ qua những điều chỉnh làm mất thời gian, còn nếu thừa thời gian như chụp Studio thì cứ điều chỉnh sao cho tối ưu nhất rồi chụp.
    Mình thấy chỉnh theo trình tự của bạn là đúng rồi, mình thì thường ko chỉnh cái Camera Calibration vì phần đó mình sẽ tự chỉnh theo ý thích bằng các công cụ khác, chỉ có Lens Correction là thường dùng (nhưng cũng có khi không dùng), hai cái này chỉnh đều ảnh hưởng đến Histogram. Nên điều chỉnh hai cái này trước (nếu cần) rồi chỉnh Basic, vì Basic có thể tác động nhiều hơn nên dùng để tinh chỉnh lại tốt hơn. Nhưng thật ra thứ tự này cũng không hẳn là quan trọng lắm, chỉ là làm sao cho nhanh thôi vì chỉnh bằng Lr không làm hỏng ảnh gốc. Bạn chỉnh Basic trước rồi đến Camera Calibration, rồi Lens Correction, chẳng may làm sai đồ thị đi một tý thì bạn lại quay lại Basic chỉnh lại cũng chẳng sao, chẳng qua là lâu thêm một chút thôi.
    Được sửa bởi xversion1 lúc 02:14 PM ngày 27-02-2014 Reason: lỗi chính tả

  5. #15
    Tham gia
    30-06-2012
    Location
    hcm
    Bài viết
    18
    Thanks bác chủ thớt nhé, bài viết hay quá!
    60D and tamron 18 - 270 f 3.5 - 6.3 PZD and 85 f 1.8

  6. #16
    Tham gia
    23-07-2013
    Location
    Binh Tan district, HCM city
    Bài viết
    52
    Mình đã đọc một số bài và xem một số video về Histogram khác nhưng khi đọc bài này mình ngộ ra được rất nhiều điều. Xin cảm ơn bác xversion1 rất nhiều vì đã bỏ nhiều công sức để viết một bài rất chi tiết và trực quan với nhiều hình minh họa. Bài viết rất hay và dễ hiểu cho người mới như mình.

  7. #17
    Tham gia
    22-05-2013
    Bài viết
    64
    Cảm ơn bác xversion, bài viết hay và nhiều kiến thức quá. Em phải đánh dấu để thi thoảng đọc lại

  8. #18
    Tham gia
    15-12-2011
    Bài viết
    330
    Quote Được gửi bởi xversion1 View Post
    Bạn chụp RAW thì lo gì đến mấy cái WB với Saturation nữa.
    Với lại mấy cái đó thì mình đưa ra để tham khảo thôi chứ đâu phải lúc nào chụp ảnh cũng để ý đủ thứ thế được. Ngoài cái Contrast ảnh hưởng nhiều hơn cả còn các cái khác ảnh hưởng cũng ít thôi. Khi chụp ảnh mình phải xem nên ưu tiên cái gì, ưu tiên chộp được khoảnh khắc, ưu tiên nhanh...hay là ưu tiên một tấm ảnh đúng sáng, đúng màu, đúng đồ thị. Nếu khoảnh khắc là quan trọng tất nhiên là mình phải bỏ qua những điều chỉnh làm mất thời gian, còn nếu thừa thời gian như chụp Studio thì cứ điều chỉnh sao cho tối ưu nhất rồi chụp.
    Mình thấy chỉnh theo trình tự của bạn là đúng rồi, mình thì thường ko chỉnh cái Camera Calibration vì phần đó mình sẽ tự chỉnh theo ý thích bằng các công cụ khác, chỉ có Lens Correction là thường dùng (nhưng cũng có khi không dùng), hai cái này chỉnh đều ảnh hưởng đến Histogram. Nên điều chỉnh hai cái này trước (nếu cần) rồi chỉnh Basic, vì Basic có thể tác động nhiều hơn nên dùng để tinh chỉnh lại tốt hơn. Nhưng thật ra thứ tự này cũng không hẳn là quan trọng lắm, chỉ là làm sao cho nhanh thôi vì chỉnh bằng Lr không làm hỏng ảnh gốc. Bạn chỉnh Basic trước rồi đến Camera Calibration, rồi Lens Correction, chẳng may làm sai đồ thị đi một tý thì bạn lại quay lại Basic chỉnh lại cũng chẳng sao, chẳng qua là lâu thêm một chút thôi.
    Thank bác, đã rõ, và sẽ tự nghiên cứu thêm.

  9. #19
    Tham gia
    13-09-2012
    Location
    HCM City
    Bài viết
    680
    Thanks for your sharing so much
    Hùng Nguyễn Photo
    Mobile: 0937 067804
    YM: canhhac.photo

  10. #20
    Khi mình chỉnh Levels hay Curves thì histogram bị răng cưa, bác cho mình hỏi như thế là bình thường hả bác, có cách nào để chỉnh sáng tối, contract mà không bị răng cưa không?
    Vi phạm: Chữ ký quảng cáo

Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •