Hiển thị kết quả từ 1 đến 7 / 7

Chủ đề: Mẹo Chụp Ảnh: Chụp Ảnh Bầu Trời Sao

  1. #1
    Tham gia
    10-10-2013
    Bài viết
    58

    Mẹo Chụp Ảnh: Chụp Ảnh Bầu Trời Sao

    Ba nhiếp ảnh gia hàng đầu chia sẻ kỹ thuật và mẹo chụp bầu trời sao.

    Theo Dan Richards


    Ảnh: Matt Walker. Pfeiffer Beach, Big Sur, CA. Walker. Thiết bị: Nikon D800, 14–24mm f/2.8G AF-S Nikkor. Tiền cảnh: 30 giây ở f/13, ISO 100; Bầu trời: 30 giây ở f/3.2, ISO 2500. Phần mềm: Adobe Photoshop CS6.

    Matt Walker có lời chia sẻ đối với những ai muốn chụp trời sao, đó là hãy cứ xách máy lên và tự trải nghiệm bản thân với nhiều thông số ISO, khẩu độ khác nhau. Thứ cần thiết nhất đối với các bạn đó chính là một chiếc ống kính góc rộng lấy nét bằng tay, chế độ lấy nét tự động không thể làm việc được trong điều kiện thiếu ánh sáng vào ban đêm.”

    Bên cạnh việc chắc chắn phải có những phụ kiện cơ bản (máy ảnh, ống kính, chân máy, dây bấm) Matt cũng khuyên bạn nên lên kế hoạch một cách chi tiết. Bạn cần phải tìm một địa điểm có thể làm tiền cảnh tốt – và đảm bảo rằng bạn có thể ở tại địa điểm đó một thời gian dài là rất quan trọng. Quan trọng hơn là phải mang theo đồ ăn, nước uống và ăn mặc đủ ấm.

    Kinh nghiệm của Matt Walker:

    •Luôn quan sát bầu trời. Độ che phủ của mây ảnh hưởng lớn đến chụp trời sao, và gió là cơn át mộng khi chụp phơi sáng dài.
    •Ống kính có khẩu độ lớn. Một ống kính với khẩu độ f/2.8 hoặc hơn, ống kính f/2.8 là tốt nhất tuy nhiên không phải là nhất thiết, ống kính f/4 cũng có thể sử dụng được nhưng bạn sẽ phải tăng thời gian phơi sáng lên.
    •Cẩn thận khi đi chụp, phải luôn mang theo đèn pin và cẩn thận tránh thú dữ và côn trùng khi đi chụp, tốt hơn hết là không nên đi một mình.


    Ảnh: Darren White. Mount Hood, thiết bị: Canon EOS 5D Mark II và 17–40mm f/4L Canon EF chụp phơi một tấm duy nhất với thời gian 44 phút ở f/6.3.

    Lời khuyên của White

    • Hãy tham dự các buổi hội thảo; học hỏi kinh nghiệm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về cách chụp ảnh ban đêm. Chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu nhờ vào thử nghiệm và thất bại.
    • Hãy nhớ rõ rằng khu vực tốt nhất cho chụp ảnh bầu trời sao phải nằm ở xa khu dân cư. Tránh bị ô nhiễm ánh sáng.
    • Đừng bao giờ đổ lỗi tất cả cho bản thân mình. Ảnh chụp đêm bị nhiễu? Có thể đó là lỗi của thiết bị. Cảm biến to hơn thì ít nhiễu hơn.


    Ảnh: Masahiro Miyasaka. Nagano, Nhật Bản. Kính lọc Kenko Pro1D Pro Softon với ống kính 16–35mm f/2.8L Canon EF, máy Canon EOS 5D Mark II: 37 giây ở f/2.8, ISO 3200, ánh sáng được vẽ bằng đèn LED.

    Kinh nghiệm của Miyasaka:

    • Độ nét của ảnh không phải là tất cả, bằng việc sử dụng kính lọc làm mờ hình ảnh Kenko Softon Miyasaka đã tạo ra được một ánh sáng huyền ảo, như trong mơ.
    • Sử dụng băng keo phát quang dán trên máy ảnh và ống kính để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thiết bị khi đang sử dụng trong bóng tối mà không cần đến đèn pin.
    • Luôn luôn để ý đến một yếu tố khác bên cạnh các vì sao.

    Nguồn Pop Photo
    Dịch All Image

  2. #2
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    677
    Mình thắc mắc 1 điểm đó là trước đây mình cũng đã thử chụp sao và thấy ở tốc 30s thì các ngôi sao ko bao h là 1 điểm sáng mà thành 1 vệt sáng dài bằng khoảng 4-5 kích thước ngôi sao đó. Thế nhưng ở các ảnh trên cũng phơi sáng trong khoảng thời gian gần như vậy nhưng các ngôi sao vẫn chỉ là 1 điểm sáng duy nhất.

  3. #3
    Tham gia
    30-04-2008
    Bài viết
    12
    Quote Được gửi bởi trung81187 View Post
    Mình thắc mắc 1 điểm đó là trước đây mình cũng đã thử chụp sao và thấy ở tốc 30s thì các ngôi sao ko bao h là 1 điểm sáng mà thành 1 vệt sáng dài bằng khoảng 4-5 kích thước ngôi sao đó. Thế nhưng ở các ảnh trên cũng phơi sáng trong khoảng thời gian gần như vậy nhưng các ngôi sao vẫn chỉ là 1 điểm sáng duy nhất.
    Do đặc điểm địa lý (VN mình gần ở xích đạo) nên tốc độ di chuyển giữa mặt đất và bầu trời khá lớn ~~> xảy ra hiện tượng vệt sao như bác đã nói. Cách khắc phục chỉ có dùng lens khẩu lớn hoặc ISO cao để hạn chế.

    Nếu bác để ý kỹ thì những hình trên sao cũng có vệt nhưng ko dài :D.

  4. #4
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    677
    Mình đã nghĩ như bạn nói nhưng hậu quả là ảnh không có độ trong và độ sâu trường ảnh như mình mong muốn.

  5. #5
    Tham gia
    22-10-2010
    Bài viết
    9
    Có loại chân máy của Orion có gắn motor, nhập chính xác tọa độ mình đang đứng thì khi chụp thì nó sẽ điều chỉnh camera bám theo chuyển động của ngôi sao, từ đó sẽ không có hiện tượng vệt như trên.

  6. #6
    Tham gia
    01-01-2011
    Bài viết
    81
    bài rất hay, Thanks bác
    A7/24-70/28 2.5/50 1.8/85 1.4

  7. #7
    Tham gia
    06-11-2010
    Location
    Ha Noi
    Bài viết
    55
    Quote Được gửi bởi trung81187 View Post
    Mình thắc mắc 1 điểm đó là trước đây mình cũng đã thử chụp sao và thấy ở tốc 30s thì các ngôi sao ko bao h là 1 điểm sáng mà thành 1 vệt sáng dài bằng khoảng 4-5 kích thước ngôi sao đó. Thế nhưng ở các ảnh trên cũng phơi sáng trong khoảng thời gian gần như vậy nhưng các ngôi sao vẫn chỉ là 1 điểm sáng duy nhất.
    Nguyên nhân các ngôi sao tạo thành vệt phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính và thời gian phơi sáng bạn à. Thông thường các bác ấy chụp với tốc độ <500/(tiêu cự) đề các ngôi sao không bị biến thành vệt dài.

    Ví dụ : Khi chụp ở tiêu cự 16mm, phơi sáng ít hơn 500/16=30s thì ngôi sao sẽ chưa thành vệt.

    Đôi điều chia sẻ khi em có đọc qua kinh nghiệm của các bác ấy :D
    Muốn được lang thang...
    My Flickr

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •