Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2

Chủ đề: Các Dòng Máy DSLR

  1. #1
    Tham gia
    10-10-2013
    Bài viết
    58

    Các Dòng Máy DSLR

    Theo Bjorn Petersen

    Máy DSLR được xem là công nghệ máy ảnh đạt được chất lượng hình ảnh cao nhất hiện nay, tốc độ, độ nhạy, và phần cứng đáp ứng được hầu như mọi khả năng sáng tạo của các nhiếp ảnh gia. Máy DSLR được thiết kế đáp ứng được nhu cầu của những người mới vào cho đến những người sử dụng cao cấp.



    Ống Kính

    Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một chiếc DSLR lý tưởng đó là hệ thống ống kính tương thích. Nhiều ý kiến cho rằng ống kính là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến chất lượng của hình ảnh. Kể từ khi mỗi máy DSLR chỉ tương thích với các ống kính nhất định, việc xem xét các hệ ống kính trở thành bước đầu tiên để lựa chọn DSLR. Hãy xem xét những người xung quanh bạn đang sử dụng loại ống kính gì và khả năng như thế nào. Ống kính là một thiết bị hoạt động lâu dài, một món đầu tư dài hạn khi so với các thân máy DSLR thường tiêu hao qua sử dụng nhanh hơn nhiều.

    Loại máy DSLR và kích cỡ cảm biến

    Hiện tại có hai loại kích cỡ cảm biến chính trên DSLR – cảm biến fullframe và cảm biến APS-C, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. APS-C hay còn được gọi là định dạng DX hoặc cảm biến Crop, là loại cảm biến thông dụng nhất hiện nay, được sử dụng trong các máy tầm thấp, tầm trung và ngay cả trong một số máy DSLR chuyên nghiệp. Kích cỡ cảm biến APS-C nhỏ hơn một chút so với cảm biến fullframe, loại cảm biến có kích cỡ theo tiêu chuẩn ô film 35mm: 36x24mm. APS-C có kích thước khoảng 23.5x15.6mm, tùy theo hãng sản xuất. Cảm biến nhỏ hơn này cho góc chụp hẹp hơn ở cùng tiêu cự ống kính. Hầu hết cảm biến APS-C đều có góc hẹp hơn 1.5x, với máy Canon là 1.6x. Tiêu cự 50mm sử dụng trên cảm biến APS-C tương đương khoảng tiêu cự 75mm trên cảm biến fullframe. Đặc điểm này khiến cho máy có cảm biến APS-C khá thích hợp để chụp thể thao, động vật hoang dã và những trường hợp cần tiêu cự lớn.



    Cảm biến fullframe mặt khác lại đem lại chất lượng hình ảnh tốt hơn và nhiều chi tiết hơn nhờ kích thước lớn – kích thước cảm biến càng lớn càng có thể ghi lại được nhiều thông tin hơn. Việc so sánh cảm biến fullframe với cảm biến APS-C cũng giống như so sáng cảm biến medium format với cảm biến fullframe. Cảm biến fullframe có khả năng ghi lại hình ảnh với tông chuyển màu sắc tốt hơn và chụp ở điều kiện ánh sáng yếu tốt hơn (ISO cao hơn và ít nhiễu hơn).
    Kích cỡ cảm biến nhỏ cũng giúp máy ảnh có trọng lượng thấp hơn; các máy có cảm biến APS-C thường nhẹ hơn so với máy có cảm biến fullframe. Máy sử dụng cảm biết cực kỳ thích hợp để sử dụng khi đi du lịch hoặc những trường hợp cần khả năng nhỏ gọn.

    Các dòng DSLR khác nhau

    Dành cho người mới sử dụng

    Đây là dòng máy DSLR có giá cả phải chăng nhất và hướng đến đối tượng những người mới làm quen với máy ảnh có khả năng thay đổi ống kính, hoặc được sử dụng như một máy ảnh dự phòng trong nhiếp ảnh chuyên nghiệp và máy ảnh du lịch. Dòng máy này có hầu hến các tính năng mà một chiếc máy cảm biến APS-C thường có, vỏ ngoài được làm bằng nhựa polycarbonate để giảm trọng lượng và gia tăng độ nhỏ gọn. Đây là dòng máy làm cầu nối cho những người đang sử dụng máy PnS đến với máy ảnh DSLR, và thường không được những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp lựa chọn.



    Dòng máy bán chuyên

    Tiếp theo là dòng máy bán chuyên, dòng máy với nhiều chiếc DSLR tuyệt vời nằm ở khoảng giữa chuyên nghiệp và người mới sử dụng. Đây là dòng máy được ứng dụng nhiều công nghệ và được xem là thường có những sự cách mạng công nghệ, ví dụ như máy Canon EOS 70D, được ứng dụng công nghệ lấy nét mới cùng với nhiều tính năng điều chỉnh hình ảnh khác so với người tiền nhiệm. Dòng máy này thường có cả các máy sử dụng cảm biến APS-C lẫn fullframe và thường được chế tạo vỏ bằng polycarbonate lẫn hợp kim để cân bằng giữa sự bền bỉ lẫn sự nhỏ gọn. Đây cũng thường là lựa chọn của nhiều người khi muốn đến với DSLR, các máy dòng này cũng hay được sử dụng làm các máy dự phòng cho người muốn sử dụng nhiều hơn một thân máy.



    Khả năng quay phim cũng được nâng cấp ở dòng máy ảnh này, hầu hết các máy ở dòng này đều hỗ trợ quay phim full HD 1080i hoặc 1080p với khả năng điều chỉnh bằng tay độ phơi sáng và cài đặt âm thanh khi quay. Các máy này thường có cổng kết nối cho các micro ngoài để điều chỉnh âm thanh tốt hơn, đế flash được dùng để lắp đặt thêm đèn quay, đèn flash hoặc nhiều phụ kiện khác.

    (Còn tiếp)
    Dịch All Image

  2. #2
    Tham gia
    10-10-2013
    Bài viết
    58

    Các Dòng Máy DSLR (P2)

    Dòng máy chuyên nghiệp

    Các máy DSLR chuyên nghiệp thường là sản phẩm tốt nhất của các nhà sản xuất và được trang bị những công nghệ đỉnh cao nhất từ vỏ ngoài, điều khiển, chất lượng hình ảnh, độ nhạy và tốc độ. Tích hợp cảm biến fullframe và bộ xử lý đỉnh cao nhất. Máy DSLR tách biệt hẳn với các máy khác nhờ vào độ chi tiết và rõ ràng ở cả ảnh tĩnh lẫn video. Tuy nhiên, một số máy có cảm biến APS-C cũng được xếp vào dòng máy chuyên nghiệp, ví dụ như Nikon D300s, được trang bị khả năng chụp liên tiếp tốc độ cao và hệ thống lấy nét tự động tối tân để tận dụng thế mạnh của cảm biến APS-C khi chụp thể thao hoặc động vật hoang dã.



    Các máy DSLR chuyên nghiệp thường được chia thành hai loại, loại có tốc độ nhanh, có khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt và loại có độ phân giải cao. Hai loại máy ảnh này thích hợp cho chụp ảnh phóng sự, thể thao, nghệ thuật, thương mại hoặc ảnh chân dung. Ở dòng máy này, mỗi máy tập trung thế mạnh của mình vào từng phần để đạt được chất lượng cao nhất, tốt hơn là một máy có thể chụp được tất cả các thể loại nhưng lại không đạt chất lượng tốt nhất.

    Các công nghệ cốt lõi

    Cảm biến và bộ xử lý hình ảnh

    Cảm biến và bộ xử lý hình ảnh là yếu tố trung tâm, cốt lõi nhất của một chiếc máy DSLR, quyết định khả năng và chất lượng hình ảnh của một chiếc máy. Như đã nhắc ở bài trước, có hai loại cảm biến phổ biến nhất là cảm biến APS-C và cảm biến fullframe, mỗi loại đều có ưu điểm riêng của mình qua chất lượng hình ảnh và góc ảnh tùy theo ống kính. Khi kết hợp với bộ xử lý hình ảnh, hai công nghệ làm việc tương thích cùng nhau mang lại cho máy ảnh khả năng quay phim, chụp liên tục, độ nhạy sáng ISO và chất lượng hình ảnh ở trong các điều kiện ánh sáng khắc nghiệt. Một vài chiếc máy ảnh, ví dụ như Canon EOS 7D, sử dụng nhiều cảm biến đem lại khả năng hoạt động nhanh hơn, lý tưởng cho việc chụp liên tiếp và quay phim. Khi cảm biến có khả năng đáp ứng tốc độ chụp liên tiếp cao hơn, nó cũng sẽ hỗ trợ độ phân giải cao hơn và ghi lại định dạng RAW tốt hơn.



    Hệ thống lấy nét tự động

    Hệ thống lấy nét tự động là một tính năng cực kỳ quan trọng khác của DSLR mà người sử dụng cần phải đặc biệt chú ý. Hệ thống lấy nét phát triển liên tục, một số hệ thống hiện đại sử dụng cả hai cách lấy nét khác nhau nhằm đem lại độ nét cao hơn cho hình ảnh nhanh và chính xác. Thông thường, máy DSLR sử dụng phương pháp lấy nét Phase-detection để tìm điểm nét, phương pháp này dựa vào các điểm lấy nét cố định trên khung ngắm để lấy nét. Càng có nhiều điểm lấy nét hơn, hệ thống sẽ càng lấy nét chính xác hơn với thời gian ngắn hơn.



    Phương pháp lấy nét thứ hai đó là Contrast-detection, tính đến nay chỉ được sử dụng trên các máy ảnh không có gương như máy PnS, máy ảnh không gương lật và được tích hợp vào một số máy DSLR. Phương pháp lấy nét này dựa trên cảm biến và không thể hoạt động được khi gương lật được hạ xuống. Contrast-detection hoạt động khi máy đang quay phim hoặc chụp ảnh tĩnh ở chế độ Live View.

    Màn hình và khung ngắm

    Tất các các máy ảnh DSLR hiện tại đều tích hợp màn hình để chụp Live View, xem lại ảnh, điều chỉnh cài đặt. Ngoại trừ một số máy, DSLR sử dụng khung ngắm quang học, sử dụng lăng kính 5 mặt hoặc thiết kế kính 5 mặt. Theo truyền thống, lăng kính được sử dụng nhiều hơn khi thiết kế khung ngắm cho máy DSLR, được cấu tạo từ thủy tinh nhằm đem lại hình ảnh sáng hơn khi ngắm. Một điều cần chú ý khi so sánh các khung ngắm với nhau đó là độ phủ khung hình, thường ở mức 95 – 100%. Độ bao phủ 100% là lựa chọn lý tưởng để có thể nhìn trọn toàn bộ khung hình.



    Tính năng quay phim

    Với sự ra đời của Nikon D90 vào năm 2008, khả năng quay phim độ phân giải cao đã được tích hợp thành một tính năng trên DSLR và ngày càng mở rộng, trở thành một tính năng quan trọng và đáng lưu tâm trên DSLR. DSLR đã gia tăng sự hiện diện của mình một cách nhanh chóng trong lĩnh vực phim ảnh khi ưu điểm về khả năng quay, độ phân giải, trọng lượng, chủng loại ống kính đa dạng và giá thành nó đem lại so với máy quay.





    Kể từ khi tính năng video được tích hợp trên DSLR, nó nhanh chóng trở nên phổ biến, chất lượng video của DSLR ngày càng được nâng lên và đã đủ khả năng để sản xuất các đoạn phim chất lượng cao. Hầu hết các máy DSLR hiện nay, từ dòng dành cho người mới dùng cho đến chuyên nghiệp đều có khả năng quay phim độ phân giải full HD 1920 x 1080, đem lại khả năng chỉnh sửa hậu kỳ tốt. Thêm vào đó, cổng HDMI được tích hợp trên nhiều máy ảnh cho phép kết nối máy ảnh trực tiếp đến HDTV và xem lại hình ảnh với chất lượng tốt nhất. Ngoài khả năng quay phim, khả năng ghi âm trên DSLR cũng được nâng cao, việc tích hợp cổng kết nối micro ngoài cho phép hình ảnh có chất lượng âm thanh tốt hơn. Một đặc điểm chính cần phải chú ý khi so sánh khả năng quay DSLR trên video là các số lượng cài đặt sẵn có cho phép điều khiển độ phơi sáng và âm thanh. Ví dụ như khả năng điều chỉnh khẩu độ, tốc độ phơi sáng và độ nhạy sáng ISO cũng như mức vào âm thanh và tốc độ khung hình. Càng có nhiều tùy chọn, việc quay phim sẽ càng dễ dàng và hiệu quả hơn.



    (Hết)
    Dịch All Image

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •