Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 31

Chủ đề: X-Rite Color Checker Passport

  1. #1
    Tham gia
    11-04-2011
    Location
    Cincinnati, USA
    Bài viết
    2,145

    X-Rite Color Checker Passport


    Vì sao khi thay nhiều ống kính cùng 1 hiệu mà chụp ảnh ra lại có màu sắc không giống nhau ? Hai máy cùng hiệu, cùng đời ( ví dụ Canon 5D III ) gắn cùng 1 ống kính cũng cho ảnh màu sắc không giống nhau ? Có sự sai biệt khi đọc xuất màu của cái sensor máy ảnh hoặc thuật toán cân bằng trắng giữa các máy ảnh kỷ thuật số này ? Làm cách nào nhanh, gọn, chính xác một loạt ảnh chân dung trong cùng 1 điều kiện ánh sáng có màu da không bị ám sắc, làm tông màu ấm hơn hay lạnh hơn đều nhau giữa các bức ảnh ? nhiều thể loại ảnh cần màu chính xác cao để in ấn, quảng cáo ...

    X-Rite, một hãng tên tuổi trong việc sản xuất phần mềm và phần cứng dùng để cân chỉnh màu có một sản phẩm nhỏ gọn nhưng cứng cáp, chất lượng tốt có thể bỏ gọn trong túi đựng máy ảnh, chịu đựng tốt thời tiết thay đổi, có tên Color Checker Passport với 3 tính năng :
    - Cân bằng trắng ( bảng 18% xám )
    - ColorChecker Camera Calibration ( stand-alone application hay Lightroom plug-In để tạo custom DNG profiles )
    - Giúp việc thẩm định, kiểm soát và biên tập về màu sắc nhanh gọn, chính xác ( với 2 bảng màu )

    Trong hộp có 1 dĩa CD với phần mềm Camera Calibration ( version mới nhất là v1.0.2 ) để tạo DNG profiles với các chi tiết tên file ( v/dụ : Canon 6D đèn neon trắng ) , tên máy ảnh (v/dụ : Canon 6D ) , nguồn sáng ( Cool white fluorescent 3900-4500K ) , ngày tháng tạo file. Chi tiết, rỏ ràng, dễ dàng tìm kiếm khi biên tập ảnh.

    Ngoài ra , X-Rite có một phần mềm để quản lý các profiles này, DNG ProfileManager. Liệt kê danh sách các profiles theo từng máy ảnh, có thể đổi tên, mở hoặc tắt, xóa, xuất ...
    DNG ProfileManager sofware v1.0.3 có thể download ở đây :
    Và quan trong nhất là hôp nhựa cứng, mỏng nhẹ 80 gram ( kích thước như hộp mực đóng dấu ) với bảng màu xám 18%, bảng màu classic, bảng màu Creative Enhancement. Các màu sắc được kiểm tra bằng máy đo quang phổ và kèm khuyến cáo thay mới sau 2 năm sử dụng ! Lưu ý khi sử dụng tránh tay cằm vào bảng màu, mồ hồi, chất nhờn có thể làm các ô màu bị bẩn, mờ ...




    Bảng màu xám 18 %.

    Xin mở ngoặt, các DNG files là dạng TIFF file. Trong DNG ProfileManager có ghi nhận các nguồn sáng ( TIFF illuminant ), gồm có các codes như sau :

    ◾1 = Daylight
    ◾2 = Fluorescent
    ◾3 = Tungsten
    ◾4 = Flash
    ◾9 = FineWeather
    ◾10 = CloudyWeather
    ◾11 = Shady
    ◾12 = DaylightFluorescent
    ◾13 = DayWhiteFluorescent
    ◾14 = CoolWhiteFluorescent
    ◾15 = WhiteFluorescent
    ◾17 = StandardIlluminantA
    ◾18 = StandardIlluminantB
    ◾19 = StandardIlluminantC
    ◾20 = D55Illuminant
    ◾21 = D65Illuminant
    ◾22 = D75Illuminant
    ◾23 = D50Illuminant
    ◾24 = ISOStudioTungsten

    Việc sử dụng cũng đơn giản :
    - Chụp ảnh với Colorchecker Passport mỗi khi ánh sáng thay đổi ( dùng RAW ).
    - Dùng Lightroom ( hay dùng Camera Raw chuyển qua DNG file ) xuất qua phần mềm Color Checker Passport, tạo ra profile cho thời điểm được chụp. Áp dụng profile này cho các bức ảnh cùng điều kiện ánh sáng.
    - Sừ dụng bảng xám 18% để cân bằng trắng, sử dụng profile để tái hiện màu sắc chính xác, kiểm tra dư sáng ( highlight clipping ) , làm ấm hơn, lạnh đi tông màu ...

    Một số ảnh tôi vừa test với Canon 1D X và Flash 600 EX RT( bên trái là ảnh nguyên bản, bên phải là ảnh đã cân bằng trắng và dùng custom profile của ColorChecker Passport tạo ra ) :











    Tóm lại : Việc sử dụng ColorChecker Passport để tái tạo màu sắc chính xác hơn , giảm thời gian chỉnh sửa hàng loạt ảnh... rất đơn giản, được nhiều photographer sử dụng và đánh giá tốt qua nhiều bài viết trên các blog của họ. Tuy nhiên cũng có lúc không cần thiết " chỉnh sửa màu sắc " như ảnh chụp cảnh rạng đông... Cần chụp đúng sáng vì ColorChecker Passport không thể tạo được profile và màn hình phải được cân chỉnh thường xuyên để màu sắc được thể hiện chính xác.

    Qua bài viết trao đổi này, mong nhận được các ý kiến, kinh nghiệm của các bạn. Xin cám ơn .
    1DX 5D3 7D2
    35 135 501.4 (85 300 1635 2470 70200 100400)ii 600EX RT(3) 580EXii STE3RT Gitzo3532S Z1

  2. #2
    Tham gia
    26-08-2012
    Bài viết
    76
    Bảng màu ColorChecker được Gretag Macbeth đưa ra năm 1976, cho đến nay vẫn được coi là mẫu chuẩn màu cho Motion Picture và Photography. Năm 2006 X-Rite hợp nhất với Gretag Macbeth nên hiện tại bảng màu được gọi là X-Rite ColorChecker.
    Bảng màu ColorChecker truyền thống được làm bằng sơn pigment màu quét trực tiếp lên từng ô màu, đảm bảo màu sắc chuẩn tuyệt đối. Bảng X-Rite đang bán (khoảng 100$ trên mạng Amazon) cũng có màu được kiểm soát rất chính xác.
    Cách sử dụng bảng màu rất đơn giản: khi chụp mẫu sẽ chụp 1, 2 kiểu có kèm hình bảng màu. Sau đó dùng phần mềm đi kèm (ColorChecker Passport của X-Rite, hoặc dùng bản DNG Profile Editor của Adobe) để tạo profile màu. Nguyên lý hoạt động là hiệu chỉnh RAW Profile cho phù hợp từng điều kiện chụp cụ thể, cho các loại máy có khả năng chụp RAW và được hỗ trợ bởi RAW Converter của Adobe, thông qua chỉnh White Balance và Color Temperature.
    Ứng dụng hiệu quả nhất của bảng màu là khi bạn cần chụp rất nhiều ảnh trong cùng 1 điều kiện ánh sáng. Profile tạo ra, kết hợp với Lightroom (hoặc Ps) sẽ giúp bạn chỉnh tự động toàn bộ số ảnh chụp về cùng một mức độ (gần đạt chuẩn), sau đó bạn chỉ cần tinh chỉnh theo ý bạn là xong.
    Nói chung đây là ứng dụng nên dùng, cho cả các bạn mới chụp và các bác Pro, vì lí do giúp các bác tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức để làm việc khác.

  3. #3
    Tham gia
    11-04-2011
    Location
    Cincinnati, USA
    Bài viết
    2,145
    Cám ơn bác vinhlulu đã góp ý thêm.
    X-Rite còn những mặt hàng khác được nhiều photographer sử dụng và đánh giá cao như : các bộ cân chỉnh màn hình ColorMunki, i1Display Pro ( các màn hình chuyên dụng đồ họa cao cấp của NEC, DELL chọn đầu đọc này ), X-Rite i1Photo Pro 2 Color Management Kit for Photographers giá 1400$ dành cho người dùng đòi hỏi màu sắc chính xác cao trong công việc ( digital workflow ), từ màn hình đến projectors, từ máy ảnh cho dến máy in... Ngoài ra X-Rite còn cung cấp các sản phẩm và phần mềm chuyên dùng liên quan đến màu sắc cho các ngành in ấn, đóng gói, graphic design, video, xe cộ, dệt, y tế ...

    X-Rite ColorChecker Passport được sản xuất tại Mỹ ( Made in USA, không có hàng China ), giá hôm nay đã giảm còn 90$ ( Amazon, BH photo ... ), bảo hành 1 năm.

    Dùng profile màu " bóng râm " ( chụp bảng xám và bảng màu trong bóng râm ) tôi vừa thử chỉnh sửa màu 1 số ảnh đã chụp trước đây với ánh sáng " gần tương tự " :



    Máy Canon 1D X, lens 300mm f/2.8 IS II, Raw, Auto White Balance, trời chiều không có nắng.
    3 ảnh hàng trên là nguyên bản từ Raw chuyển qua JPEG, màu xỉn, ám xanh, tông màu không đều.
    3 ảnh hàng dưới đã dùng cân bằng trắng và profile màu " bóng râm " và tinh chỉnh thêm trong PS, màu sắc tương đối đều và chính xác hơn.



    Ảnh này tôi chụp trước đây, nay được cân bằng trắng và dùng profile màu " đèn neon trắng ", màu trắng không còn ám sắc xanh, và các màu sắc khác trung thực hơn.

    Việc dùng ứng dụng này trong biên tập ảnh để màu sắc chính xác hơn, tiết kiệm nhiều thời gian thật đáng đồng tiền !

    1DX 5D3 7D2
    35 135 501.4 (85 300 1635 2470 70200 100400)ii 600EX RT(3) 580EXii STE3RT Gitzo3532S Z1

  4. #4
    Tham gia
    26-08-2012
    Bài viết
    76
    Bác Trandzung thông qua các bài này mà hướng dẫn và làm cho anh em trên này quen dùng được ColorChecker thì về sau chắc chắn mọi người sẽ biết ơn bác lắm đấy (sau khi đã sử dụng và thấy được lợi ích của ứng dụng này :D)
    Năm 2012, khi máy đo màu X-Rite i1Pro 2 Publisher mới ra có kèm ColorChecker, tôi sử dụng thấy rât hiệu quả, sử lý cho chất lượng ảnh đồng đều và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
    Lúc đó tôi cũng nghĩ các bác chụp và làm ảnh, nghiệp dư hay chuyên nghiệp sẽ đều quan tâm đến ứng dụng này, nên tôi dùng các máy in Digital loại High Croma (C70hc của Konica Minolta, có phổ màu đủ rộng trong vùng RGB) và máy đo X-Rite Spectro/Photodensitometer 530, eXact... để in lại bảng màu này chuẩn theo mẫu của X-Rite. Tổng cộng tôi làm 1000 bộ, tặng cho các khách hàng công ty tôi, hoàn toàn FREE, cùng đầy đủ phần mềm và hướng dẫn sử dụng. Sau 1 năm hỏi thăm lại thì thấy gần 100% không sử dụng )
    Có lẽ thú vui của anh em chủ yếu nằm ở lúc bấm máy, tỉ lệ cho vào máy tính chỉnh sửa rồi in ra treo lên chắc không nhiều lắm :D
    Được sửa bởi vinhlulu lúc 02:57 PM ngày 16-12-2013

  5. #5
    Tham gia
    11-04-2011
    Location
    Cincinnati, USA
    Bài viết
    2,145
    @vinhlulu, bác xài đồ xịn quá, chuyên về in ấn rồi. Bác có thể chia sẽ kinh nghiệm về calibration màn hình, về 2 cái : i1Pro Spectrophotometer Measurement Device, i1Profiler Software for Monitors được không ạ ? Vì tôi dự tính mua cái X-Rite i1Display Pro ( cái đầu này chưa phải là Spectrophometer ! ) . NEC vừa ra monitor mới nhưng DELL sang năm sẽ ra monitor 28" 4K, chưa biết tính đường nào ?

    Chiều nay vào công viên làm 1 cái profile màu dưới bóng mát ngoài trời xem sao ?
    Ảnh chụp bằng máy 1DX + 300mm f/2.8 II + TC 2x III, Auto White Balance , RAW chuyển qua JPG nguyên bản :



    bị ám sắc xanh, màu rất xỉn, không tươi !
    Sau khi dùng 2 ảnh chụp tại chổ bảng xám và bảng màu ( làm profile màu ), tinh chỉnh thêm nhiệt độ màu trong ACR, được ảnh sau :



    đúng ánh nắng vàng chiều đông, phần lông màu trắng không còn bị ám sắc nữa. Bingo !

    So sánh ảnh trên với 1 ảnh chụp dưới ánh nắng vàng , tương đối không bị lệch màu nhiều :

    1DX 5D3 7D2
    35 135 501.4 (85 300 1635 2470 70200 100400)ii 600EX RT(3) 580EXii STE3RT Gitzo3532S Z1

  6. #6
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Bài viết hay quá.
    Em xin phép đưa lên trang chủ nhé Bác T.
    "VNphoto nối vòng tay lớn"

    My Gallery
    - My facebook

  7. #7
    Tham gia
    26-08-2012
    Bài viết
    76
    @ Trandzung: Bác định dùng i1Pro chỉnh màn hình là chuẩn rồi. độ chính xác và tính năng hơn hẳn của sản phẩm được đánh giá thứ 2 là Spider, đặc biệt cho các màn hình thế hệ mới có trên 8bit màu. Phần mềm bác download thoải mái từ trang x-rite.com, bọn này dùng máy đo làm dongle luôn :D tùy theo bác trả phí cho các dịch vụ phầm mềm nào mà khi cắm i1Pro vào máy thì phần mềm đó sẽ được mở khóa và hoạt động được. Nếu chỉ để chỉnh màn hình thì bác nên mua Option i1Display cho rẻ. Bản đầy đủ là Publisher thì có hết các tính năng.
    Sử dụng thiết bị này rất đơn giản, với các màn hình và Video Card có ADC (Automatic Display Control) và DDC để ON thì máy đo và Card tự làm việc với nhau. Bác chẳng phải làm gì cả. Hôm rồi tôi có tư vấn cho 1 công ty Denmark ở Việt Nam làm về sử lý ảnh bất động sản, nội thất cho Châu Âu, cần độ chính xác màu cao. Họ có trên 100 màn hình, trung bình mỗi cái làm hết 8 phút, ở chế độ Advanced.
    Nếu bác ở Hà Nội tôi có thể demo bác xem.

  8. #8
    Tham gia
    11-04-2011
    Location
    Cincinnati, USA
    Bài viết
    2,145
    @maycatang, cám ơn bác đã động viên. Mình là kẻ đi sau, viết lên đây để mong được các bác đi trước góp ý, trao đổi hướng dẫn thêm.

    @vinhlulu, cám ơn bác. Hiện mình đang dùng Spyder, thấy cũng được. Dự tính nâng cấp màn hình và bộ i1Display Pro, nhưng hãng Dell vừa ra thông báo 2014 sẽ ra màn hình 28" 4K với giá dưới $1000, nên đành hoãn mua của NEC ( vừa ra màn hình PA 27BK-SV ). Mình tìm loại có thể cân chỉnh thẳng vào phần cứng của màn hình, chính xác hơn cân chỉnh vào video card. Bác có thể giải thích dùm Delta E không, mình có đọc qua nhưng không hiểu rỏ lắm !

    Hôm nay, làm cái test tại nhà trưng bày mô hình xe lửa & giáng sinh. Ánh sáng cao áp trắng, không dùng flash. Máy Canon 1DX và 70-200mm f/2.8 IS II, 1/100s, f/2.8, ISO 3200, 0.67 eV, RAW chuyển qua JPG nguyên bản :



    Bác bảo vệ này xem ảnh trên màn hình của máy thì thích lắm, nhưng đúng là cái màn hình lừa tình. File RAW nguyên bản bây giờ đổ vào máy thì vàng khè, dư sáng ... nhìn chán thiệt !

    Lấy 2 ảnh vừa chụp tại đây, bảng xám và bảng màu làm profile " ánh sáng cao áp " ... chỉnh lại 1 chút, thêm 1 chút ...
    Được tấm ảnh sau gửi tặng bác ấy, các bác xem dùm được không ?



    Test tiếp với lens 85 L II :

    Trước :


    Dùng profile của ColorChecker + PS :
    1DX 5D3 7D2
    35 135 501.4 (85 300 1635 2470 70200 100400)ii 600EX RT(3) 580EXii STE3RT Gitzo3532S Z1

  9. #9
    Tham gia
    26-08-2012
    Bài viết
    76
    ΔE dùng để nói lên độ lệch với 1 chuẩn cho trước bác Trandzung ah. Khi calibrate màn hình bác gặp phải thông số này lúc Verify lại kết quả, thường bao giờ X-Rite cũng báo ΔE trong khoảng chấp nhận được :D
    Phân tích về đồ thị của ΔE thì phức tạp lắm. Nôm na là ΔE càng nhỏ, nghĩa là độ sai lệch càng ít so với chuẩn thì càng tốt, thông thường là <3, do mắt người chỉ bắt đầu nhận được sự khác biệt giữa 2 màu với ΔE>2.5 , tuy nhiên khi 2 màn hình nhìn giống nhau thì không chắc là 2 màu đều chuẩn, mà thường là cả 2 đều sai, với sự khác biệt của ΔE của 2 màn <3 )

  10. #10
    Tham gia
    22-01-2014
    Bài viết
    16
    @trandzung
    Anh cho em hỏi, khi chụp phong cảnh thì colorchecker đặt ở đâu ạ? Có phải đặt xuống đất ngay cái chỗ mình đứng chụp không anh?

Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •