Vì sao khi thay nhiều ống kính cùng 1 hiệu mà chụp ảnh ra lại có màu sắc không giống nhau ? Hai máy cùng hiệu, cùng đời ( ví dụ Canon 5D III ) gắn cùng 1 ống kính cũng cho ảnh màu sắc không giống nhau ? Có sự sai biệt khi đọc xuất màu của cái sensor máy ảnh hoặc thuật toán cân bằng trắng giữa các máy ảnh kỷ thuật số này ? Làm cách nào nhanh, gọn, chính xác một loạt ảnh chân dung trong cùng 1 điều kiện ánh sáng có màu da không bị ám sắc, làm tông màu ấm hơn hay lạnh hơn đều nhau giữa các bức ảnh ? nhiều thể loại ảnh cần màu chính xác cao để in ấn, quảng cáo ...
X-Rite, một hãng tên tuổi trong việc sản xuất phần mềm và phần cứng dùng để cân chỉnh màu có một sản phẩm nhỏ gọn nhưng cứng cáp, chất lượng tốt có thể bỏ gọn trong túi đựng máy ảnh, chịu đựng tốt thời tiết thay đổi, có tên Color Checker Passport với 3 tính năng :
- Cân bằng trắng ( bảng 18% xám )
- ColorChecker Camera Calibration ( stand-alone application hay Lightroom plug-In để tạo custom DNG profiles )
- Giúp việc thẩm định, kiểm soát và biên tập về màu sắc nhanh gọn, chính xác ( với 2 bảng màu )
Trong hộp có 1 dĩa CD với phần mềm Camera Calibration ( version mới nhất là v1.0.2 ) để tạo DNG profiles với các chi tiết tên file ( v/dụ : Canon 6D đèn neon trắng ) , tên máy ảnh (v/dụ : Canon 6D ) , nguồn sáng ( Cool white fluorescent 3900-4500K ) , ngày tháng tạo file. Chi tiết, rỏ ràng, dễ dàng tìm kiếm khi biên tập ảnh.
Ngoài ra , X-Rite có một phần mềm để quản lý các profiles này, DNG ProfileManager. Liệt kê danh sách các profiles theo từng máy ảnh, có thể đổi tên, mở hoặc tắt, xóa, xuất ...
DNG ProfileManager sofware v1.0.3 có thể download ở đây :
Và quan trong nhất là hôp nhựa cứng, mỏng nhẹ 80 gram ( kích thước như hộp mực đóng dấu ) với bảng màu xám 18%, bảng màu classic, bảng màu Creative Enhancement. Các màu sắc được kiểm tra bằng máy đo quang phổ và kèm khuyến cáo thay mới sau 2 năm sử dụng ! Lưu ý khi sử dụng tránh tay cằm vào bảng màu, mồ hồi, chất nhờn có thể làm các ô màu bị bẩn, mờ ...
Bảng màu xám 18 %.
Xin mở ngoặt, các DNG files là dạng TIFF file. Trong DNG ProfileManager có ghi nhận các nguồn sáng ( TIFF illuminant ), gồm có các codes như sau :
◾1 = Daylight
◾2 = Fluorescent
◾3 = Tungsten
◾4 = Flash
◾9 = FineWeather
◾10 = CloudyWeather
◾11 = Shady
◾12 = DaylightFluorescent
◾13 = DayWhiteFluorescent
◾14 = CoolWhiteFluorescent
◾15 = WhiteFluorescent
◾17 = StandardIlluminantA
◾18 = StandardIlluminantB
◾19 = StandardIlluminantC
◾20 = D55Illuminant
◾21 = D65Illuminant
◾22 = D75Illuminant
◾23 = D50Illuminant
◾24 = ISOStudioTungsten
Việc sử dụng cũng đơn giản :
- Chụp ảnh với Colorchecker Passport mỗi khi ánh sáng thay đổi ( dùng RAW ).
- Dùng Lightroom ( hay dùng Camera Raw chuyển qua DNG file ) xuất qua phần mềm Color Checker Passport, tạo ra profile cho thời điểm được chụp. Áp dụng profile này cho các bức ảnh cùng điều kiện ánh sáng.
- Sừ dụng bảng xám 18% để cân bằng trắng, sử dụng profile để tái hiện màu sắc chính xác, kiểm tra dư sáng ( highlight clipping ) , làm ấm hơn, lạnh đi tông màu ...
Một số ảnh tôi vừa test với Canon 1D X và Flash 600 EX RT( bên trái là ảnh nguyên bản, bên phải là ảnh đã cân bằng trắng và dùng custom profile của ColorChecker Passport tạo ra ) :
Tóm lại : Việc sử dụng ColorChecker Passport để tái tạo màu sắc chính xác hơn , giảm thời gian chỉnh sửa hàng loạt ảnh... rất đơn giản, được nhiều photographer sử dụng và đánh giá tốt qua nhiều bài viết trên các blog của họ. Tuy nhiên cũng có lúc không cần thiết " chỉnh sửa màu sắc " như ảnh chụp cảnh rạng đông... Cần chụp đúng sáng vì ColorChecker Passport không thể tạo được profile và màn hình phải được cân chỉnh thường xuyên để màu sắc được thể hiện chính xác.
Qua bài viết trao đổi này, mong nhận được các ý kiến, kinh nghiệm của các bạn. Xin cám ơn .