Trang 9 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 789
Hiển thị kết quả từ 81 đến 85 / 85

Chủ đề: Trao đổi về giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là máy tính

  1. #81
    Tham gia
    15-06-2010
    Bài viết
    197

    Tham khảo về nguồn phát bằng máy tính

    Sau một thời gian tìm hiểu về việc dùng máy tính làm nguồn phát âm thanh, tôi thấy nội dung trang web sau khá phù hợp cho người mới bắt đầu.

    http://thewelltemperedcomputer.com

    Trang web này, bằng tiếng anh với cách viết tương đối đơn giản, giới thiệu khá đầy đủ các khái niệm và kỹ thuật căn bản về phần cứng, phần mềm, vấn đề chất lượng âm thanh với nguồn phát là máy tính. Ngoài ra trang web cũng cung cấp tài liệu tham khảo cho mọi người muốn tìm hiểu thêm.

    Tôi nghĩ rằng đây là nguồn tham khảo tốt bổ sung cho bài viết của bác Apham.
    6D EF24-105, EF 100 2.8 IS Macro ,YN-568ex, PZ40x, YN-622

  2. #82
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Em tiếp

    C-5: Tham khảo

    Các thiết bị mà apham sử dụng để thử nghiệm và minh họa cho bài viết này, khi so sánh nhạc từ CD phát ra với nhạc số từ nguồn PC qua DAC thì mình không cảm thấy có nhiều khác biệt cho lắm, nếu không muốn nói là gần như nhau.

    Associated Equipment
    * Speakers – Tannoy Turnberry SE
    * Integrated amplifier – Audio Analog Maestro Settana
    * DAC – Thivan Tube Music Processor
    * CD Player – Cary 303/200 HDCD 24/96
    * PC Source – Lenovo Thinkpad X1 Carbon running on Foobar 2000
    * Speaker cables – Kimber Kable 8TC
    * USB Interconnects - HP Printer USB 1.5m, Nordost Blue Heaven LS 2m
    * RCA Interconnects - NBS Monitor IV, Nordost Heimdall
    * Power cables – Pangea 14SE, Audio Arts Classic



    Apham cũng nhận được 1 số câu hỏi băn khoăn của các bạn khi đầu tư vào giải pháp này. So sánh mức đầu tư của 2 hệ thống CD hay DAC như thế nào?

    Giả sử bỏ qua phần cảm nhận về chất âm của giải pháp nghe nhạc từ CD và nghe nhạc lossless bằng máy tính. Các bạn có thể làm 1 bài toán cơ bản như sau cho 1 hệ thống theo apham là nghe "được" với 1 người chơi "khá khá" nếu tính đến khả năng họ mua đĩa CD xịn trong vòng 2 năm:

    1. Nghe nhạc từ CD
    - Tiền mua CD Player: 20 triệu
    - Tiền mua 200 album CD nhạc (100 đĩa CD thường và 100 đĩa SACD): 50 triệu
    + Tổng cộng: 70 triệu

    2. Nghe nhạc từ nguồn máy tính
    - Tiền mua máy tính: 15 triệu
    - Tiền mua DAC: 15 triệu
    - Nguồn nhạc cỡ 2000 album (gấp 10 lần ở trên): đi xin cóp free
    + Tổng cộng: 30 triệu

    Quan điểm nghe nhạc
    Phần này apham xin trích dẫn ý kiến của Todd Garfinkle, người sáng lập ra hãng thu âm MA Recordings nổi tiếng với nhiều album để đời như MA on SA, La Segunda, Arabesque... Khi được hỏi nhạc CD hay nhạc số cái nào hay hơn, ông cho rằng:
    - Tôi không dùng chuẩn FLAC hay AIFF mà dùng chuẩn WAV không nén để nghe nhạc số
    - Chuẩn WAV không nén có chât lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với CD chuẩn Redbook chỉ đạt 16 bits/ 44.1kHz vì WAV có thể cho chất lượng 24 bits/ 176.4kHz
    - Tôi cho rằng CD vẫn chưa mất ưu thế so với nhạc số bởi vì bản thân CD là một tác phẩm âm thanh, audiophile có thể cầm trên tay, thưởng thức bìa ảnh và đọc list nhạc... khác với file nhạc lossless chỉ nằm đâu đó trong ổ cứng.

    Và điều trên rất giống với những gì mà apham đã chia sẻ trong phần mở đầu của bài viết này. Còn tất nhiên về tranh luận thì nó sẽ kéo dài giống như nhiều lĩnh vực khác như chụp ảnh số hay film, đọc báo giấy hay báo mạng, v.v... Và xu hướng thế nào thì các bạn có thể tự rút ra kết luận cho mình.

    Xin hẹn các bạn ở phần sau sẽ rất mở đó là "Trải nghiệm trên từng hệ thống DAC khác nhau" trong quá trình mà apham có dịp dùng thử thiết bị.
    Được sửa bởi apham lúc 11:50 PM ngày 01-11-2013
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  3. #83
    Tham gia
    22-09-2013
    Bài viết
    32
    kính thưa các bác,hôm nay ngày ko biết có lành ko sáng ngủ dậy thấy trời mưa,mưa hoài tới giờ chưa chịu hết.Em lần mò vào forum đọc linh tinh thì lọt lại vào cái topic này.em quyết định đào mộ nó vì một số lý do,mà một trong những lý do căn bản nhất là : tự sướng.
    ở bài viết này,em sẽ dựa trên kiến thức bá vơ lủng củng chắp vá của mình,nêu ra 1 số vấn đề khá thực tế,chắc chắn diễn ra từ tận cùng nguồn gốc của tất cả các băng,đĩa,file nhạc mà các bác và em đang nghe: quá trình sản xuất sản phẩm âm nhạc,nên em nghĩ là nó sẽ chừng mực nào đó sẽ có ích cho tất cả các bác đã,đang,sẽ đầu tư vào việc thưởng thức âm nhạc nói chung nếu các bác chưa biết đến những điều e sẽ viết ra sau đây.
    em xin bắt đầu bằng câu kết luận của nhạc sỹ Đắc Tâm - người duy nhất em nghĩ tại Việt Nam có đủ kiến thức từ âm thanh cơ bản cho đến kiến thức và kinh nghiệp thực tế sản xuất sản phẩm âm nhạc cao cấp theo đúng nghĩa : chúng ta bị nhà sản xuất lừa.
    Từ từ,các bác nghe nhạc đừng vội chửi em,đợi đọc xong những gì em viết ra đây rồi các bác chửi cũng ko vội:
    chắc ai cũng biết cái chữ stereo đúng ko ạ?chắc chắn là đa phần mọi người đều biết,nhưng có 1 điểm một số bác ko để ý,và em cũng nhân tiện xin nhắc lại để cho lỡ bác nào bắt đầu để ý đến việc nghe nhạc một cách tàm tạm vào đọc: âm thanh stereo được tạo ra với mục đích tái tạo không gian chơi nhạc thật ,ví dụ ngồi nghe bản nhạc với vị trí ngồi đúng mình sẽ cảm nhận được ca sĩ đứng giữa,guitar bên trái phía sau 1 chút,trống phía sau chút nữa....
    không gian này ko thể nghe ra được nếu bác nghe bằng tai nghe,nên việc đầu tiên nên làm nếu muốn nghe " cho đáng công nhà sản xuất " là bỏ tai nghe ra và nghe với hệ thống 2 loa ngoài.Xin nói thêm là đặc tính không gian này ko nghe ra được bằng headphone nhưng thậm chí loa laptop nghe cũng ra đặc tính này,nên các bác đi hỏi ông nào tự nhận là "dân chơi âm thanh" mà ông ấy bảo ông ấy chỉ nghe nhạc qua headphone, hoặc là đưa cho ông ấy nghe bản "you must love me " của madona mà ông ấy không phán được bản nhạc chơi trong căn phòng đại loại như thế nào,hay tệ nhất là ông ấy phán "anh hầu như chỉ nghe nhạc Việt,anh thích chất Việt hơn" thì bác bảo ông ấy cắm mie đầu vào loa đi cho đỡ nhục .Vì thứ 1 là nguồn gốc cái phát minh của bộ dàn stereo người ta làm ra cho mình nghe được cái tính không gian mà mình nghe ko ra thì em éo hiểu là "rân chơi" với "tai nghe nhạc" ở chỗ nào,thứ 2 là nhạc Việt thì ko có tính ko gian ngay từ khâu sản xuất vì người sản xuất éo tạo ra được nên các bác tìm cái tính này trong nhạc Việt chỉ là phí công tưởng tượng.Xin bổ sung "tính không gian" em nói đến là "cảm giác không gian thật" nghĩa là ngồi nghe nhạc giữa 2 loa mình có thể cảm thấy khá rõ sự tái tạo âm thanh theo môi trường thật mà người sản xuất muốn mình nghe ra .Ví dụ là dàn nhạc thính phòng chơi trong 1 hội trường rộng nhưng tường lát gỗ,sàn trải thảm thì khác với dàn nhạc nhà thờ chơi trong hội trường cao,tường xi măng hoặc lát đá dù có thể sử dụng nhạc cụ,âm điệu tương tự.Ví dụ cụ thể cho ai chưa bít : vào thẳng youtube.com "trang web nghe nhạc đúng nghĩa cho người chơi âm thanh" (em đùa đấy) bấm tìm "blue blue sky" của alan parson(part 2) >>>> vầng,chả cần CD hay file nhạc lossless ếch nào cả vẫn nghe rõ 2 loại không gian được tái tạo rất rõ trong bản nhạc này ,nếu ko nghe ra được dù là "tai nghe nhạc đã lâu năm" thì nên bán dàn stereo đi hoặc là....
    nghe nhạc Việt thì thế nào? Vầng, nhạc Việt thì rất là có chất riêng về mặt không gian đến mức siêu thực,em xin liệt kê các kiểu tiêu biểu (kể cả nhạc Việt hải ngoại) : kiểu 1:trống ,guitar ,organ được chơi bởi cùng 1 nhạc công siêu hạng cùng 1 lúc ,hoặc là bằng cách nào đó anh chơi trống có thể vừa đánh trống vừa tránh chỗ cho anh guitar và anh organ ở cùng 1 chỗ đó nên âm thanh nhạc nền cho cảm giác chúng được chơi ở cùng 1 chỗ,hỗn độn với nhau,vầng chúng ta cũng ko thể quên vị trí của ca sỹ,hình như ca sỹ không thích em cho lắm nên ca sỹ coi em như cái micro,ca sỹ hét thẳng vào mặt em>>>làm em nghe nhạc mà cứ sợ sẽ dính nước bọt vào người>>hình như vì lo sợ như thế nên em éo thể mường tượng ra nổi ca sỹ đang hát ở đâu,phòng trà hay sân khấu ngoài trời
    kiểu 2: ca sỹ ít ghét em hơn tí nên kéo cả trống cả đàn đập vào mặt em,có khi ca sỹ sợ em trả thù nên nhường luôn cho anh trống ngồi trước ban nhạc>>em tìm mãi chưa thấy dàn nhạc nào người ta làm thế
    kiểu 3: đây là mô hình theo em là nên tích cực quảng bá cho thế giới học hỏi : dàn nhạc gom chung 1 chỗ đặt ở đâu đó trên mặt đất,ca sỹ thì treo cổ đâu đó tít trên cao và hát >>thật sáng tạo vô cùng
    người duy nhất tái tạo và làm chủ được tính không gian theo em tại Việt Nam là nhạc sỹ Đắc Tâm thì em không thích tác phẩm của ông .
    có một số lý do có thể giải thích tại sao người Việt ko tái hiện được đặc tính cơ bản của âm thanh stereo nhưng để tránh làm loãng quá cũng như e nghĩ cũng ko mấy ai quan tâm đến cái này nên e bỏ qua,chúng ta tạm thời chỉ quan tâm đến kết quả là sản phẩm chúng ta nghe.
    đi vào vấn đề kỹ thuật của đặc tính không gian này 1 tí : não người phân biệt độ rộng không gian dựa trên những tín hiệu hồi âm đầu tiên( âm vang),sau đó độ dài của đuôi vang,sự khác nhau độ dài đuôi vang của các dải tần sẽ cung cấp thông tin về chất liệu căn phòng,các đặc tính âm thanh khác....
    nhưng dù là vang kiểu gì thì âm thanh đầu vào của tất cả các phòng thu âm dù là đẳng cấp cao nhất TG cũng là mono và không vang,việc thu cả âm thanh và tiếng vang cùng lúc thật có lẽ chỉ còn tồn tại vào thời The Beatles khi nền tảng kỹ thuật tạo vang còn hạn chế.Con người đạt trình độ thu và cân chỉnh âm thanh cao nhất trong âm nhạc vào khoảng những năm 80 và đầu 90 nhưng đó là yếu tố con người chứ ko phải là analog hay digital nên các bác chơi analog đừng lên mặt vội.Dù thế nào thì trong thời kỳ đó người ta đã tạo toàn bộ tiếng vang bằng máy rồi nên hiệu ứng không gian các bác nghe được đã là "ảo" rồi,là biến không thành có chính từ cái tín hiệu "khô" ban đầu đấy nên ko bàn cãi chuyện "thật" nữa nhé.Nhưng,lại nhưng zồi,việc tạo ra,kiểm soát tiếng vang để cung cấp cho các bác ấn tượng về không gian trình diễn nhạc xứng đáng là 1 nghệ thuật nên nó đáng để thưởng thức.Và theo em là thứ đầu tiên nên thưởng thức,phải thưởng thức được nếu muốn xem mình là "người nghe âm thanh".
    tai nghe vứt đi à? không không,thỉnh thoảng với 1 số bài nhạc,với tai nghe tầm bèo bọt chỉ khoảng vài trăm ngàn hiệu maxell (có vẻ nổi tiếng hơn với việc sản xuất pin các bác nhỉ) các bác có thể nghe được vài âm thanh rất nhỏ nhưng có thật trong bản nhạc,ví dụ tiếng leng keng rất nhỏ của 1 nhạc cụ trong bộ gõ ở 1 bản nhạc của ban nhạc The Cranberies mà em có dịp nghe thử ở vài bộ dàn khá đắt tiền (tương đối thôi) mà éo bộ nào cho ra được>>thế là e có dịp lên mặt chém gió loạn xạ với ông sở hữu dàn âm thanh tự cho là "dàn của anh tái hiện đầy đủ âm thanh".

    em xin tạm dừng,mời các bác ném gạch
    em xin bổ sung thêm tí: tính không gian cũng là đặc tính hàng đầu để bản nhạc nghe "dễ chịu" và "đầy,hay" được ghi dấu vào tận ...em ứ nhớ bao năm tiến hóa của não người,cụ thể tí thì có bác nào trải qua cảm giác chui vào toilet mà ngân nga lúc nào cũng thấy giọng mình ấm,đầy,hay hẳn so với chỗ khác ko?đấy đấy ,âm vang và không gian đơn giản là thế nên nếu bác ra đường gặp chuyên gia nào đấy mà suốt ngày "dòng này tiếng bass thế này,tiếng treble thế kia" mà không gian bản nhạc ko nghe ra thì các bác đã có chiêu dư sức mà chém lại rồi nha.Nhưng đừng mách là em chỉ nhé
    Được sửa bởi rotdalat lúc 03:45 PM ngày 23-07-2014

  4. #84
    Tham gia
    09-01-2009
    Location
    Hanoi, Vietnam
    Bài viết
    181
    Các bác thử dùng Audiophile Linux xem thế nào. Máy đang dùng windows thì thử làm Ap-linux chạy trên usb.

    http://www.ap-linux.com/

    Ngoài ra, dùng bản windows server tinh chỉnh thay cho windows desktop cũng là lựa chọn
    Được sửa bởi khang.nguyen lúc 12:48 PM ngày 31-07-2014

  5. #85
    Tham gia
    04-08-2014
    Bài viết
    5
    hàng khủng thế nhỉ !!!!!!!!!!!!!!!!!1

Trang 9 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 789

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •