Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Hiển thị kết quả từ 21 đến 28 / 28

Chủ đề: Chia ổ cứng (HDD) internal

  1. #21
    Tham gia
    28-07-2008
    Location
    HCM
    Bài viết
    276
    Trên một ổ cứng bác chia tối đa được 4 primary partition. Còn logical partition là một dạng mở rộng để có thể có nhiều partition hơn (còn dùng làm gì thì... tùy người). Em ví dụ như HDD có tổng địa chỉ từ 1 đến 100, nếu chia đều làm 4 primary partition thì partion 1:1->25, partition 2:26->50, partition 3: 51->75 và partition 4: 76->100.
    Nếu bác lấy phân vùng thứ 4 để chứa 2 partition logical là 4a, và 4b: khi đó 4a, 4b sẽ có địa chỉ tương đối là 1->15 và 16->25 (ví dụ vậy) bắt đầu từ vị trí partition 4.
    Từ trên ta có thể thấy khi việc mất dữ liệu xảy ra (bad sector, cúp điện khi đang ghi...) thì việc lưu file trên phân vùng primary sẽ giúp cho việc phục hồi dữ liệu dễ dàng hơn vì với primary vì chỉ cần định địa chỉ 1 lần; còn logical thì cần 2 lần (1 cho phân vùng bên ngoài chứa nó, 1 cho địa chỉ tương đối) ==> Nếu không có lý do gì đặc biệt thì tốt nhất nên chứa dữ liệu trong phân vùng Primary.

  2. #22
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi nhimi View Post
    Khi phải khôi phục dữ liệu bị xóa thì khả năng phục hồi phục thuộc vào tính kịp thời. Nghĩa là khôi phục càng sớm càng tốt. Tốt nhất khi chưa có thêm các động tác ghi thêm dữ liệu mới.

    Tôi thực sự nghĩ rằng việc dùng ổ cứng to hay nhỏ không đóng góp gì cho việc bảo vệ cũng như khôi phục dữ liệu khi bị mất. Bản thân mỗi người dùng cần phải có cách sao lưu và bảo vệ dữ liệu của mình.

    Khi dữ liệu bị xóa hay format theo cách thông thường thì dữ liệu vẫn còn đó chỉ bị đánh dấu là xóa. Phần mềm sẽ lọc lại tất cả các thông tin này và thông báo cho người dùng về các file hay thư mục đã bị xóa đó. Tuy nhiên phần mềm có thể nhầm. Vẫn có thể xảy ra chuyện "râu ông cắm cằm bà" Chẳng hạn phần mềm có thể nhầm file thành thư mục (folder). Vì thế các phần mềm khuyến cáo nên copy dữ liệu sang ổ cứng khác. Việc này là để người dùng kiểm tra lại dữ liệu được khôi phục và tự mình nhặt lại từng đoạn dữ liệu bị mất đó trong trường hợp phần mềm khôi phục nhầm.

    Khi khối lượng dữ liệu lớn thì việc khôi phục mất nhiều thời gian hơn và việc copy sang chỗ tạm cũng sẽ bất tiện. Như trường hợp cần copy 500GB trong khi chi có các ổ cứng nhỏ hơn.
    Cám ơn bác nhiều, em nghĩ việc chia ổ 1Tb thành 3 hoặc 4 ổ Primary chắc là hợp lý
    Chúc Bình An
    FaceBook

  3. #23
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi kentevant View Post
    Trên một ổ cứng bác chia tối đa được 4 primary partition. Còn logical partition là một dạng mở rộng để có thể có nhiều partition hơn (còn dùng làm gì thì... tùy người). Em ví dụ như HDD có tổng địa chỉ từ 1 đến 100, nếu chia đều làm 4 primary partition thì partion 1:1->25, partition 2:26->50, partition 3: 51->75 và partition 4: 76->100.
    Nếu bác lấy phân vùng thứ 4 để chứa 2 partition logical là 4a, và 4b: khi đó 4a, 4b sẽ có địa chỉ tương đối là 1->15 và 16->25 (ví dụ vậy) bắt đầu từ vị trí partition 4.
    Từ trên ta có thể thấy khi việc mất dữ liệu xảy ra (bad sector, cúp điện khi đang ghi...) thì việc lưu file trên phân vùng primary sẽ giúp cho việc phục hồi dữ liệu dễ dàng hơn vì với primary vì chỉ cần định địa chỉ 1 lần; còn logical thì cần 2 lần (1 cho phân vùng bên ngoài chứa nó, 1 cho địa chỉ tương đối) ==> Nếu không có lý do gì đặc biệt thì tốt nhất nên chứa dữ liệu trong phân vùng Primary.
    Cám ơn bác đã tư vấn, bài phân tích dể hiểu với người mù vi tính như em.
    Chúc Bình An
    FaceBook

  4. #24
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Còn một vấn đề nhỏ em không biết - gà quá:
    Khi chia ổ nhỏ, trước đây là Logical drive, em Delete volume, rồi New simple volume, nhưng nó vẫn là Logical volume.
    Làm sao set nó trở thành Primary partition?
    Các bác giúp em với
    Chúc Bình An
    FaceBook

  5. #25
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    Sài-Gòn
    Bài viết
    3,723
    Em hay dùng chương trình Acronis Disk Diector hoặc Partition Wizard Home Edition trong đĩa Hirent Boot. Các chương trình này cho phép anh tạo mới, hoặc chuyển đổi partition đã chia từ logical thành primary một cách dễ dàng.
    Anh cứ tham khảo thử, nếu cần đĩa thì có thể qua em lấy, nhưng đĩa của em thì không phải version mới.

  6. #26
    Tham gia
    15-06-2010
    Bài viết
    197
    Quote Được gửi bởi 11002 View Post
    Còn một vấn đề nhỏ em không biết - gà quá:
    Khi chia ổ nhỏ, trước đây là Logical drive, em Delete volume, rồi New simple volume, nhưng nó vẫn là Logical volume.
    Làm sao set nó trở thành Primary partition?
    Các bác giúp em với
    Theo Windows 7, khi nào tạo đến "Simple volume" hay partition thứ tư thì Window tự chuyển volume này thành Extended partition. Hình như nó không có lựa chọn kiểu volume.

    Nếu trước đó bác đã tạo logical volume thì phải xóa toàn bộ tất cả các ổ logical và cả extended partition. Với phần mềm Minitool thì bác chỉ việc chọn ổ logical rồi click chuột phải chọn Modify rồi "set as primary". Cuối cùng là chọn "Apply" thì xong. Với các phần mềm khác chắc tương tự

    Bác có thể tải phần mềm Minitool Partition Wizard (www.partitionwizard.com hay từ softseek.com) về rồi chạy thẳng trên Window. Khi tạo mới Partition, có lựa chọn là Primary hay Extended. Phần mềm này cũng cho phép chuyển đổi qua lại giữa các kiểu partition. Tôi hay dùng chương trình này vì nó hỗ trợ nhiểu kiểu phân vùng ngoài Windows.
    Được sửa bởi nhimi lúc 10:16 AM ngày 05-08-2013
    6D EF24-105, EF 100 2.8 IS Macro ,YN-568ex, PZ40x, YN-622

  7. #27
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em phát hiện ra trong Win, dùng Disk mangemant, khi đã chia thành ổ Primay partition:
    - Dẫu có delete volume, win cũng không cho tái tạo lại ổ mới có dung lượng khác mà vẫn là dung lượng cũ của ổ primary partition,
    - Chỉ có các ổ Logical drive mới có thể delete và merge các ổ logical drive lại thành ổ lớn hơn, nhưng vẫn là Logical drive

    Có nghĩa là nếu ta chia ngoài Win (Disk mangemant) thì sẽ tạo được ổ Primary, còn chia trong Win (Disk mangemant) thì chỉ đựoc phép tạo ổ Logical?

    Quote Được gửi bởi nhimi View Post
    Theo Windows 7, khi nào tạo đến "Simple volume" hay partition thứ tư thì Window tự chuyển volume này thành Extended partition. Hình như nó không có lựa chọn kiểu volume.

    Nếu trước đó bác đã tạo logical volume thì phải xóa toàn bộ tất cả các ổ logical và cả extended partition. Với phần mềm Minitool thì bác chỉ việc chọn ổ logical rồi click chuột phải chọn Modify rồi "set as primary". Cuối cùng là chọn "Apply" thì xong. Với các phần mềm khác chắc tương tự

    Bác có thể tải phần mềm Minitool Partition Wizard (www.partitionwizard.com hay từ softseek.com) về rồi chạy thẳng trên Window. Khi tạo mới Partition, có lựa chọn là Primary hay Extended. Phần mềm này cũng cho phép chuyển đổi qua lại giữa các kiểu partition. Tôi hay dùng chương trình này vì nó hỗ trợ nhiểu kiểu phân vùng ngoài Windows.
    Cám ơn bác, em đang load
    Chúc Bình An
    FaceBook

  8. #28
    Tham gia
    23-12-2012
    Location
    Hà Nội và Vũng Tàu
    Bài viết
    51
    Em share về kiến trúc phân vùng của ổ HDD để anh em biết khi làm ổ Backup dữ liệu hoặc cài Win

    GPT disk vs MBR disk !

    Giới thiệu :
    Hệ điều hành Microsoft Windows cung cấp 2 kiến ​​trúc phân vùng ổ đĩa sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Hai phương pháp này với 2 cách tiếp cận khác nhau đều hướng tới quản lý các thành phần của đĩa vật lý. Phương thức gốc của phân vùng đĩa được biết đến đầu tiên là MBR (Master Boot Record) được phát triển từ những năm 1980. Mặc dù được sử dụng rộng rãi cho đến nay, nhưng nó bị hạn chế chỉ bao gồm các phân vùng được giới hạn đến 2TB (terabyte).
    Khi CNTT ngày càng phát triển, dung lượng ổ cứng đã tăng lên hơn 1TB (terabyte), thì một kiến ​​trúc phân vùng mới phát triển vào cuối những năm 1990, gọi là GPT (GUID Partition Table) được tạo ra để thích ứng với kích thước phân vùng lớn hơn. Ngoài ra, GPT Disk cũng cung cấp nhiều phân vùng và khả năng phục hồi dữ liệu lớn hơn. Ở đây chúng ta xem xét so sánh những lợi ích & bất lợi của MBR và GPT-based:
    GPT-based Disks :
    Microsoft đã thông qua đề án sử dụng kiến trúc GPT Disk trong những năm 2001 từ EFI (Extensible Firmware Interface) của Intel. Nó hổ trợ kích thước phân vùng đĩa lên đến 18 EB (Exabyte) hay 1 triệu TB. Mỗi phân vùng GUID (globally unique ID) bao gồm một trường 36 ký tự, được gán liên kết với mỗi phân vùng.
    Một hạn chế của MBR Disk là giới hạn ở 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended. Phân vùng Extended có thể được chia thành nhiều phân vùng Logical. Vì do bị giới hạn số lượng các phân vùng trên đĩa, nên hạn chế số lượng các phân vùng để tổ chức hoặc quản lý dữ liệu.
    Với GPT Disk, Microsoft hỗ trợ lên đến 128 phân vùng trên mỗi đĩa. Trong đó một số phân vùng dành riêng cho Dynamic Disk và hỗ trợ EFI-boot, vì thế chỉ còn lại 124 phân vùng dành cho dữ liệu.

    Có lẽ một trong những thiếu sót lớn nhất của MBR Disk là hạn chế việc sử dụng Partition Table. MBR disks chỉ có 1 Partition Table để theo dõi tất cả các khối trong phân vùng đó. Nếu Partition Table này bị lỗi, toàn bộ đĩa phải được phục hồi từ bản sao lưu. Đối với Windows, GPT-based Disk sẽ có nhiều Partition Table hơn, vì thế nếu 1 Partition Table bị lỗi, nó có thể tự phục hồi trở lại từ một bản sao dự phòng của Partition Table khác.
    Để có khả năng tương thích lẫn nhau, các Master Boot Record được lưu giữ tại LBA 0 trong ổ GPT-based Disk, và GPT Header bắt đầu từ LBA 1. Các kiểu phân vùng của ổ GPT được đánh dấu là 0xEE. Chúng ta có thể hoàn toàn chuyển đổi từ MBR Disk sang GPT-based Disk và ngược lại, nhưng trước tiên cần phải backup dữ liệu vì tất cả các phân vùng sẽ bị xóa trong quá trình chuyển đổi.

    Tóm tắt :
    Mặc dù GPT-based Disk có nhiều điểm nổi trội hơn so với MBR Disk, nhưng hiện tại nhiều nhà sản xuất vẫn sử dụng công nghệ MBR vì nó vẫn được sử dụng phổ biến với nhu cầu hiện nay. Theo xu thế phát triển CNTT thì GPT Disk cũng đang được phổ biến với lợi ích nhiều hơn về kích thước phân vùng, số lượng các phân vùng, và khả năng phục hồi dữ liệu cao hơn so với MBR.
    Những lợi thế của ổ GPT-based Disk đã làm cho nó có một sức hấp dẫn thay thế MBR Disk trong tương lai.
    - Xem bài viết liên quan trên Failover Cluster Setup; để giải thích việc lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn.

    - Xem các bài báo tương lai về công nghệ lưu trữ Windows như "Disk Fragmentation and Why You Should be Concerned". Bài viết này sẽ giới thiệu cách các tập tin được đặt ở ổ đĩa và những gì làm cho chúng trở nên bị phân mảnh; Và tìm hiểu cách thức các file bị phân mảnh ảnh hưởng đến hiệu suất, và những gì có thể thực hiện được để tránh nó.



    Nguồn tham khảo : http://www.petri.co.il/gpt-vs-mbr-based-disks.htm

    ND Khoi

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •