Trang 1 / 11 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 105

Chủ đề: Tào Lao Về Đo Sáng

  1. #1
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702

    Tào Lao Về Đo Sáng

    Em mở thread này để anh em ta vào tán chuyện toà lao về đo sáng. Bác nào thích tìm hiểu và nhiệt tình đóng góp, em mời tham gia.

    Bác nào yêu cầu kiến thức cơ bản, hàn lâm, bác học, em mời qua Box Nhiếp Ảnh Cơ Bản, tìm các bài viết của bác asahinguyen, Atkinson ... Đó là kho kiến thức vô cùng quý báu cho mọi người.

    Ở đây em bàn chuyện tào lao thôi nhé.


    Em xin trích nguyên văn bài viết của bác Atkinson ở đây. Xin lỗi bác At trước vì em chưa liên lạc để xin phép ạ.



    " Đo sáng: dễ hay khó ?

    Em thường thấy trong nhiều forum (cả ta lẫn tây) khi nói về đo sáng, mọi người thường quan tâm đến các mode đo sáng trong camera như matrix, center weight, partial/spot và thắc mắc khi nào dùng mode nào cho hợp lý. Câu trả lời cho vấn đề này thường rất khó kiểm chứng. Đặc biệt khi sử dụng máy digital, việc thấy rõ kết quả ngay sau khi chụp giúp ta nhanh chóng điều chỉnh thông số (nếu cần) để khắc phục hậu quả. Ảnh sau khi chụp cũng thường chạy qua các thao tác Level, Bright/contrast, Curve... để nhấn nhá và kết quả cũng rất khả quan.

    Hệ thống đo sáng tự động của máy ảnh (build in metering) ngày nay hoạt động khá hiệu quả. Nhưng để gọi là cho kết quả chính xác hoàn toàn trong mọi trường hợp thì KHÔNG BAO GIỜ! Có một câu chuyện vui về hệ thống đo sáng tự động của SLR camera mà em cũng k0 rõ là thật hay đùa:

    15 tay máy sử dụng các loại SLR khác nhau (Ni, Ca, Pen, Min...) cùng chụp một đối tượng như nhau. Mode chụp thống nhất là ưu tiên tốc độ ở 1/125s, ISO 100. Mode đo sáng tự chọn theo thói quen và đặc thù của máy.



    Và đây là kết quả auto exposure của mỗi người...



    ...trong khi right exposure là ISO 100, 1/125s, f/16 : k0 có máy nào cho kết quả đúng cả! :D:D:D

    Trong một chừng mực nào đó, những bức ảnh thiếu sáng, dư sáng có thể tạo hiệu ứng tốt. Nhưng thực sự là nếu k0 hiểu rõ về nguyên lý đo sáng của camera, cá nhân em cảm thấy mất đi một phần lớn cái thú vị trong NA.
    Atkinson


    Đây chỉ là một câu chuyện vui có thật, minh hoạ cho việc mỗi hãng giới thiệu một meterring mode với cách tính toán bù trừ khác nhau để giúp người sử dụng chụp ảnh thoả mãn yêu cầu

    Tào lao bước đầu là thế nhé


    Giờ em Tào Lao tiếp:

    Thế nào là ảnh đúng sáng
    Ảnh đúng sáng là ảnh đúng ý đồ "XÁNG TÁT" nôm na dịch là xáng cho 1 bạt tay
    Được sửa bởi 11002 lúc 09:45 AM ngày 04-06-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  2. #2
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Đầu buổi hội thảo tào lao cho không khí vui nhộn, giờ ta tiến hành đi vào thảo luận những điều cơ bản về đo sáng, chụp đúng sáng ....

    Nhập môn
    I. Quy Tắc Sun 16- Một quy tắc bất di bất dịch trong đo sáng:

    Quy tắc này cắt nghĩa như sau:


    Kodak film ISO100, tốc 1/125s (máy film lúc đó chỉ có tốc độ 1/125s, chưa có tốc 1/100s), theo quy tắc này ISO = tốc độ (1/ISOs). Đúng sáng có nghĩa là vùng sáng không cháy, vùng tối không bệt, tương phản sáng tối rõ ràng
    Chủ thể được mô tả là phụ nữ với các vùng sáng, vùng tối (da trắng - lông đen; mắt tròng trắng - đen, tóc muối - tiêu?)

    1. Hàng trên góc trái:
    - Chủ thể nhận AS trực tiếp từ mặt trời (thuận sáng),
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là biển (hoặc núi tuyết) điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) mạnh.
    - Bóng đổ có viền sắc cạnh
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/16

    2. Hàng trên, chính giữa:
    - Chủ thể nhận AS trực tiếp từ mặt trời (thuận sáng),
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    - Bóng đổ có viền sắc cạnh
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/11

    3. Hàng trên, góc phải:
    - Chủ thể nhận AS trực tiếp (thuận sáng), nhưng nguồn sáng là mặt trời bị mây che nhẹ
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    - Bóng đổ nhạt, mờ cạnh
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/8

    4. Hàng dưới, góc trái:
    - Trời mây mù, không thấy mặt trời
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    - Bóng đổ không có
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/5.6

    5. Hàng dưới, giữa trái:
    - Mặt trời chói chang
    - Chủ thể ngược sáng (không nhận AS trực tiếp từ mặt trời)
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/5.6
    Để chủ thể không bị tối thui, trường hợp này giống như (4)

    6. Hàng dưới, giữa phải:
    - Trời mây mù nặng, không thấy mặt trời
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    - Bóng đổ không có
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/4

    7. Hàng dưới, góc phải:
    - Trời nắng tốt.
    - Chủ thể nằm trong bóng đổ râm của nhà
    - Nguồn sáng phản (tán) xạ là cây xanh, đồi núi xanh điều kiện nhận AS phản xạ (tán xạ) yếu.
    Để chủ thể đúng sáng ta set f/4






    Sau khi ta và anh em đồng môn Tào Lao Đo Sáng Hội luyên qua bi kíp này, ta xuống núi mà thấy ai chụp f/19, chủ thể trong bóng tán lá cây (f5.6 - f11) mà cháy sáng tè le, ta biết ngay là có "nổ bom" và ta nhờ có bí kíp Sun 16 có thể vượt qua vùng nổ một cách an toàn, không bị tẩu hoả nhập ma
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:04 AM ngày 04-06-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  3. #3
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    II. Metering Mode.

    Không cần các bạn phải nhất thiết hiểu hết, nếu ta quen xài metering mode nào, ta tìm hiểu sâu vào metering mode đó, bỏ qua hoặc chỉ xem qua cho biết các mode khác.


    A. Canon:



    1. Evaluative metering
    Đây là chế độ đo tiêu chuẩn của máy ảnh phù hợp cho hầu hết các đối tượng ngay cả trong điều kiện ngược sáng.
    Sau khi focus chính xác chủ thể (phát hiện vị trí của đối tượng trong kính ngắm), hệ thống đo sáng sẽ xác định độ sáng chủ thể, AS của back ground, điều kiện AS phía trước và phía sau và phương máy ảnh (chụp ngang hay chụp dọc), máy thiết lập độ phơi sáng thích hợp.

    Lưu ý: Canon camera được các kỹ sư thiết kế Mode này đầu tiên để tăng tính tiện dụng cho người chụp vả đảm bảo ảnh chụp ra bởi hệ thống đo sáng của Canon luôn ít bị sai sáng nhất - cho dầu đó là dân amateur hay professional.
    Với Mode này ta sẽ thấy Canon camera tính toán bù trừ cho toàn khung hình có ưu tiên đo sáng nghiêng nặng về các điểm focus

    2. Partial Metering
    Phát huy hiệu quả cùa Partial metering mode khi BG sáng hơn rất nhiều so với chủ thể.
    Hệ thống đo sáng sẽ đo trong phạm vi 8.5% vị trí trung tâm khung hình.

    3. Spot Metering
    Được dùng để đo sáng 1 phần của chủ thể, hệ thống đo sáng sẽ đo diện tích 2.4% khung hình tại vị trí trung tâm (với máy không phải dòng 1D, Ds) và hệ thống đo sáng sẽ đo diện tích 2.4% tại 9 hoặc 11 vị trí điểm focus (chỉ có ở dòng 1D, 1Ds, 1Dx



    4. Centerweighted Averaged Metering
    Hệ thống đo sáng tập trung vào vùng giữa khung ảnh và sau đó tính trung bình cộng cho cả khung hình.
    Canon rất "khôn" khi không công bố chính thức vùng giữa khung ảnh là bao nhiêu phần trăm và đặt nặng khi tính trung bình cộng là như thế nào

    Metering mode này khá giống với các máy đo sáng rời thuở sơ khai

    5. AF Point-Linked Spot Metering

    Canon rất "khôn" khi cắt nghĩa sự lựa chọn đo sáng spot chỉ có tối đa 11 điểm theo điểm focus bằng câu sau:
    Để việc lựa chọn điểm focus nhanh hơn, các AF-point được giới hạn từ 9 đến 11 điểm. Các AF-point này sẽ được lựa chọn thủ công và có liên kết với 9 hoặc 11 điểm đo sáng, và chúng sẽ nháy sáng cho đo sáng điểm với diện tích 2.4% khung hình.

    Note: Mode này chỉ có trên các dòng chuyên nghiệp của Canon 1D và 1Ds

    Lưu ý: Với dòng 1D, 1Ds, ta phải:
    - Chỉnh về Spot metering mode trước tiên, rồi sau đó mới di chuyển AF-point.
    - Khi set 11 AF-point, the registered AF-point sẽ tự động chuyển thành Center AF-point

    B. Nikon:



    1. 3D Color Matrix II (đo sáng ma trận toàn vùng):
    - Trong chế độ này, máy sẽ đo sáng toàn khung hình dựa vào độ sáng, màu sắc, và khoảng cách của chủ thể.
    - Chế độ này được khuyên dùng trong đa số các tình huống chụp.
    * Lưu ý:
    - Ở chế độ đo sáng này, máy dùng 1 cảm biến màu (1005-segment RGB sensor - Nikon D700) để tính toán. Do đó nên sử dụng ống kính loại D hoặc G để có thông tin về khoảng cách của chủ thể.
    - Nếu dùng loại lens khác, chế độ này sẽ chuyển thành Color Matrix II. Ở chế độ này, nếu sử dụng với đèn flash ở chế độ TTL sẽ kém chính xác hơn so với 3D Color Matrix II vì không có thông tin về khoảng cách của chủ thể.

    2. Center-weighted (đo sáng trung tâm):
    - Máy vẫn đo sáng toàn khung hình nhưng ưu tiên cho vùng trung tâm.
    - Độ rộng của vùng này có thể chọn là 5mm, 8mm hoặc 10mm (khung hình)
    Trong Custom Setting (mặc định là 8mm).

    3. Spot (đo sáng điểm):
    - Máy sẽ đo sáng một vòng tròn 3.5mm/CF hay 4mm/FF = 1.5% diện tích khung hình, quanh điểm lấy nét.
    - Chế độ này được khuyên dùng khi hậu cảnh sáng hoặc tối hơn chủ thể.
    * Lưu ý:
    - Máy sẽ tự động chuyển qua đo sáng vùng trung tâm khi dùng lens non-CPU, hoặc điểm focus ở chế độ tự động.
    (Phần này em sử dụng bài viết cùa bác vbdt - có hiệu chỉnh thêm thông tin từ catalog của FF D700)


    C. Sony:
    https://zdxjxg.dm1.livefilestore.com...ode.jpg?psid=1

    1. Đo Sáng Nhiều Vùng:
    Máy chia khuôn hình ra là nhiếu vùng và đo sáng từng vùng để xác định thông số đo sáng thích hợp cho toàn khuôn hình

    2. Ưu tiên vùng trung tâm
    Máy đo sáng toàn khung hình để ra thông số trung bình, thêm vào đó có ưu tiên vùng trung tâm.

    3. Spot (Đo sáng điểm)
    Chế độ này đo ánh sáng duy nhất trong các vị trí đo vòng tròn nằm trong khu vực trung tâm.

    Sony không công bố diện tích vùng đo sáng trong mode đo sáng điểm cũng như đo sáng ưu tiên vùng trung tâm, mọi thông số do máy tính toàn và người sử dụng phó thác vào máy.


    B .4. Pentax:
    (Em mời các bác xài Pentax vào post bài giúp ạ)


    Các bác có thể test để hiểu rõ hệ thống đo sáng của máy mình.
    Em mời các bác làm test sau, lưu ý nguồn sáng phải ổn định trong quá trình test:
    - Lấy một tờ giấy đồng màu, đồng sắc độ - màu càng sáng càng tốt, dùng làm BG Vi dụ màu trắng hoàn toàn
    - Cắt một vòng tròn nhỏ khoảng 5% khung hình - khác màu, khác độ sáng với BG một cách rõ rệt, ta đặt trung khung hình BG để dùng làm vùng đo sáng (Metering Ground - MG). Vi dụ màu xám trung tính
    - Set camera nhìn thấy toàn khung hình BG, Set ISO + tốc độ cố định (tuỳ chọn, nhưng phải sao cho khẩu độ nhận được ở khoảng giữa (f/8 chẳng hạn), cố định focus vào MG trung tâm
    a. Đặt MG vào vị trí trung tâm, sẽ trùng vị trí đo sáng trung tâm của khung hình, Ghi thông số đo sáng
    b. Dời MG ra vi trí xa trung tâm nhưng vẫn trong khuôn hình, điểm đo sáng on camera vẫn ở trung tâm, Ghi thông số đo sáng.
    Lúc này ta thấy ngay là khung hình vẫn như trường hợp (a) với BG trắng và MG xám 5% khung hình, nhưng thông số đo sáng có thay đổi.
    c. Dời điểm focus (đo sáng) ra vùng biên, dời MG vào đúng vị trí focus, Ghi thông số đo sáng.

    (chúng ta có thể thay thế bằng cách mở PS, set 1 layer BG màu trắng 255/255/255, nhấn phím M vẽ 1 vòng tròn 5% khung hình, nhấn Ctrl + J để tạo layer mới với tên MG, đổ màu xám trung tính vào vòng tròn MG, nhấn phím V để di chuyển MG khắp khung hình và test)

    Qua 3 kết quả thông số đo sáng (a) (b) (c) ta sẽ thấy và hiểu hệ thống đo sáng của ta làm việc ra sao liền.

    Được sửa bởi 11002 lúc 11:29 AM ngày 10-06-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  4. #4
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Giờ đến lúc tào lao rồi nhé các bác.
    Đừng tin những gì em nói, Hãy tin vào những gì các bác thực nghiệm trên camera của mình

    III. Màu Sắc và độ sáng phản xạ
    Các bác có thể test thử về độ phản xạ của màu sắc để rút ra kinh nghiệm đo sáng của mình
    - Chạy vào bàn học của con cháu mình (cháu học các lớp 1-2-3), lấy xấp giấy thủ công có đủ màu (chọn loại tốt, màu sắc chuẩn và tươi)
    - Nếu không có thì các bác chạy ra CH mua nhé.
    - Chọn một chổ có nắng tốt (f/11 theo Sun 16 rule)
    - Lần lượt đo sáng các màu và ghi ra sổ tay (lưu ý màu đồng nhất)
    - Post kết quả đo sáng lên đây nhé.

    Kết quả của em, màu rực + hoàn toàn không có sắc xám:
    - Màu đỏ đơn (Red): f11
    - Màu xanh dương đơn (Blue): f13
    - Màu xanh nõn chuối (Green): f16
    - Màu vàng (yellow): f20
    - Màu xanh da trời (cyan): f20
    - Màu hồng (magenta): f16
    - Màu xanh lá cây đậm (như mắt chúng ta thấy lá cây): f7.1

    Kết luận:
    - Màu sắc khác nhau sẽ phản chiếu AS khác nhau => đo sáng quy về màu xám trung tính sẽ cho kết quả đo sáng khác nhau.
    - Khi chụp ảnh có tỷ lệ màu sắc trong khung hình khác nhau, nếu căn cứ theo thông số đo sáng của camera sẽ làm ảnh sai sáng.
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:07 AM ngày 04-06-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  5. #5
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Muốn hiểu rõ đo sáng, ta hãy quay về thời kỳ đâu "ăn lông ở lổ" của nhiếp ảnh, thời kỳ đó nhiếp ảnh gia hay thợ chụp ảnh gì gì đó phải "ăn nằm - make love" với film

    Khi đó bất cứ máy đo sáng bằng cơm (ở châu Á) bằng bánh mì (ở châu Âu) ... nào cũng thuộc nằm lòng nguyên tắc Sun 16
    Nay nguyên tắc đó được hãng Kodak in vào trong hộp giấy



    Sau đó các nhà sản xuất mới nghĩ ra một thiết bị để giúp đo sáng chính xác, thiết bị đó gọi là "Máy Đo Sáng" mà giờ đây tên tiếng Mỹ gọi nó là Light metering hay gì gì đó, em không rành, vì em không sống ở Mỹ.

    Máy Đo Sáng rời có trước hay hệ thống đo sáng tích hợp vào camera có trước, bác nào thích tranh cãi chuyện quả trứng hay con gà có trước cứ tranh luận thoải mái ở đây.
    Còn em, em khẳng định con gà có trước, bởi vì khi con người biết nói, họ chỉ con gà:
    - Người Anh gọi nó là chicken, khi họ gặp quả trứng gà họ gọi là egg chính vì cách dùng từ như thế nên họ tranh cãi hoài chuyện con gà hay quả trứng.
    - Em người Việt Nam nên em biết rằng tổ tiên người Việt thấy con gà và nói "Con Gà" sau đó từ chính cách định danh Con Gà, họ thấy nó đẻ trứng, và họ gọi đó là "Trứng gà", nếu họ không thấy con gà đẻ trứng gà mà chỉ thấy quả trứng thì họ chỉ gọi là "trứng" và trứng đó có thể nở ra con rắn, con rùa, con kiến ... không thể có định danh "Trứng Gà" trước "Con Gà"

    Tào lao thế đủ rồi.
    Máy Đo sáng có trước và các kỹ sư mới đeo nó vào máy ảnh để tích hợpp chức năng đo sáng cho máy ảnh

    Bác nào thích tìm hiểm thêm về máy đo sáng, em mời các bác ra của hàng mua 1 cái về nghịch, em tám tới đây thôi
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:06 AM ngày 04-06-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  6. #6
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Máy ảnh tích hợp đo sáng ngày xưa ra sao?
    Em lôi cái máy nằm trong góc bếp, vùi dưới tro của em ra chụp


    Cảm biến đo sáng thụ động của nó nằm ở đây:


    Còn máy ảnh của các bác sưu tầm, nằm trong tủ, với cảm biến vây tròn quanh ống kính:


    Tại sao gọi là thụ động, vì nó bao gồm nhiều con tế bào quang điện (TBQD), khi thu nhận AS nó phát ra 1 điện thế nhỏ, và phải có nhiều TBQD ghép nối tiếp với nhau để tạo ra 1 điện thế lớn hơn, điện thế này giúp một đồng hồ đo điện thế nhảy kim lên đến 1 vạch chuẩn gọi là đúng sáng
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:59 PM ngày 27-05-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  7. #7
    Tham gia
    14-11-2012
    Bài viết
    6
    rất thích các bài của bác. em hóng thôi

  8. #8
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi kaolinh8x View Post
    rất thích các bài của bác. em hóng thôi
    Từ từ em viết và cắt nghĩa các bài trên
    Chúc Bình An
    FaceBook

  9. #9
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Sự khác nhau giữa máy đo sáng rời và máy đo sáng tích hợp trong máy ảnh

    Máy đo sáng: Đo AS chiếu trực tiếp vào chủ thể
    Hệ thống đo sáng trong camera: Đó AS phản chiếu từ chủ thể

    Chủ thể ở đây là cái gì thì các bác tự hiểu, em không bàn thêm.

    Ưu và khuyết điểm:
    1. Máy đo sáng: Được thiết kết để đo AS chiếu trực tếp vào chủ thể nên:
    - Ưu: Luôn cho thông số chính xác và các thông số đo sáng này là thông số chuẩn trên toàn thế giới, không giống như cái hình chụp ở post#2 trên kia.
    - Khuyết:
    Do đo AS trực tiếp chiếu vào chủ thể nên nó luôn cho một thông số thống nhất, ví dụ như trời nắng tốt + mẫu đứng ngoài nắng, phơi nắng toàn bộ, máy đo sáng hướng vào mặt trời, ta có để vào mặt, nó báo (ISO 100, tốc 1/100s) f11, để máy đo sáng vào tóc đen, nó cũng báo f11, vào áo màu hồng nó cũng báo f11 . Nó báo chính xác đó.
    Chụp phong cảnh, ta để dưới mặt đất, nhận As mặt trời: f11, leo lên tuốt ngọn cây, ló máy ra ngoài nhận AS mặt trời: cũng f11, leo lên ngọn núi tuyết trắng phủ, nó nhận As mặt trời + As phản xạ từ tuyết .., nó mới chụi báo: f16 hay f22, leo lên mây đen vói tay ra khỏi đám mây sao cho ít nhận AS phản xạ từ mây, nó báo f16, gặp đám máy trắng phản xạ tốt, nó mới chịu báo f22.

    Đây tưởng là khuyết điểm, nhưng lại chính là ưu điểm ciuả nó: Chính xác tuyệt đối và thống nhất trên toàn thế giới.
    Thế máy đo sáng lúc nào cũng báo f11, f16, f22... thì đo để làm gì?????????????

    Đo để chụp đúng và chính xác, cô gái da trắng, chụp đúng da trắng, ông "chà và" Hynos chụp đúng da đen với hàm răng trắng bóc, váy cưới trắng tinh với đầy đủ hoa văn ren và các hạt đính kèm, vest đen hiện lên đây đủ từng thớ vải.
    Khi đó cô dâu da trắng sẽ có ảnh với làn da trắng, cô dâu châu Phi có đúng làn da đen tuyền, cô dâu sông nước miền Tây với làm da bánh mật (mật nhiều hơn bánh bột)

    2. Hệ thống đo sáng camera:
    - Ưu điểm: Gọn, nhanh, khỏi phải leo lên cây, lên núi, lội sông, leo lên mây, vói tay vào trời xanh... Chỉa vào đâu là nó báo thông số ngay.
    - Khuyết điểm: Do đo AS phản xạ nên nó "hiểu" rằng thông số đo sáng là để đảm bảo chủ thể có màu tương đương "xám" (grey card 18%)
    Hướng vào váy áo trắng cô dâu đang phơi nắng, nó tính ra thông số f22, hướng vào áo vest đen chú rể đang phơi nắng, nó báo f5.6
    Hướng vào da cô gái Bắc Âu, nó báo f16, vào chú Hynos (không hướng vào hàm răng) nó báo f8
    Được sửa bởi 11002 lúc 12:00 AM ngày 28-05-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  10. #10
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Nguyên lý hoạt động của máy đo sáng ngày xưa hay camera chụp hình xưa.

    Ban đầu, máy đo sáng thiết kế chỉ đo AS phản xạ như camera bây gời, và phía trước TBQD là một kính lúp giúp hội tụ AS tập trung vào TBQD, do đó máy đo sáng nhận AS của 1 khung hình, trong đó vẫn là AS phản xạ của vùng trung tâm khuôn hình là mạnh nhất (góc vuông) vùng rìa hội tù ít hơn chút xíu (góc không vuông)
    Khi đo toàn khung hình với AS phản xạ nên nó đưa ra thông số trung bình cộng (TBQD không hề biết tính toán trung bình cộng) độ sáng của cả khuôn hình, nên gặp khuôn hình trắng nhiều đen ít là nó sẽ cho vùng tối thành đen thui (xui xẻo chủ thể màu đen và ở trong khung hình trắng thì thúi hẻo) và ngược lại, chủ thể trắng ở trong khuôn hình tối thui thì sẽ cháy tè le luôn.

    Minh hoạ bằng hình đây

    Bạn thấy áo trắng cháy, quần đen lên màu xám không?

    Ngược lại gặp khung hình sáng nhiều hơn tối như thế này:

    Trang phục sẽ bết màu đen hết và em phải nâng sáng chút xíu để biết trang phục là như thế nào
    Lúc này em ước có cái máy đo sáng, em sẽ chạy lên sàn catwalk, di vào chổ bông hoa màu đen, để đo sáng cho chính xác
    Được sửa bởi 11002 lúc 11:24 PM ngày 27-05-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

Trang 1 / 11 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •