Vâng, em xin đính chính thêm là em đang nói đến chụp người ạ, chụp phong cảnh thì chắc chắc sẽ khác rồi !
chữ ký vi phạm: Quảng cáo không phép
Cám ơn ý kiến đóng góp của bác.
Em biết trên vnphoto.net có rất nhiều "Ngoạ Hổ Tàng long". Các bác ít thời gian để viết và tổng hợp thành 1 bài dài, nên em mở cái thread tào lao, các bác cứ vào "ném đá" thoải mái, em góp nhặt về để "xây nhà" kiến thức, kinh nghiệm... cho mọi người có thể vào trú mưa, trú nắng
Chúc Bình An
Hà hà, lâu ngày không gặp, thấy lão ca dạo này có vẻ tươi trẻ, khỏe khoắn ra )
Dạ cảm ơn bác có bài viết rất có ích, bác cho em "trú" vào nhà của bác với ạ!
Một con Dê và một con Én, thế thôi.
Em khoái mấy cái "tào lao" như vậy, chờ anh viết tiếp để em hóng hớt. Cám ơn anh.
B. Metering Mode.
Không cần các bạn phải nhất thiết hiểu hết, nếu ta quen xài metering mode nào, ta tìm hiểu sâu vào metering mode đó, bỏ qua hoặc chỉ xem qua cho biết các mode khác.
Em xài Canon, nên em trình bày về Metering mode của Canon trước
1. Evaluative metering
Đây là chế độ đo tiêu chuẩn của máy ảnh phù hợp cho hầu hết các đối tượng ngay cả trong điều kiện ngược sáng.
Sau khi focus chính xác chủ thể (phát hiện vị trí của đối tượng trong kính ngắm), hệ thống đo sáng sẽ xác định độ sáng chủ thể, AS của back ground, điều kiện AS phía trước và phía sau và phương máy ảnh (chụp ngang hay chụp dọc), máy thiết lập độ phơi sáng thích hợp.
Lưu ý: Canon camera được các kỹ sư thiết kế Mode này đầu tiên để tăng tính tiện dụng cho người chụp vả đảm bảo ảnh chụp ra bởi hệ thống đo sáng của Canon luôn ít bị sai sáng nhất - cho dầu đó là dân amateur hay professional.
Với Mode này ta sẽ thấy Canon camera tính toán bù trừ cho toàn khung hình có ưu tiên đo sáng nghiêng nặng về các điểm focus
2. Partial Metering
Phát huy hiệu quả cùa Partial metering mode khi BG sáng hơn rất nhiều so với chủ thể.
Hệ thống đo sáng sẽ đo trong phạm vi 8.5% vị trí trung tâm khung hình.
3. Spot Metering
Được dùng để đo sáng 1 phần của chủ thể, hệ thống đo sáng sẽ đo diện tích 2.4% khung hình tại vị trí trung tâm (với máy không phải dòng 1D, Ds) và hệ thống đo sáng sẽ đo diện tích 2.4% tại 9 hoặc 11 vị trí điểm focus (chỉ có ở dòng 1D, 1Ds, 1Dx
4. Centerweighted Averaged Metering
Hệ thống đo sáng tập trung vào vùng giữa khung ảnh và sau đó tính trung bình cộng cho cả khung hình.
Canon rất "khôn" khi không công bố chính thức vùng giữa khung ảnh là bao nhiêu phần trăm và đặt nặng khi tính trung bình cộng là như thế nào
Metering mode này khá giống với các máy đo sáng rời thuở sơ khai
5. AF Point-Linked Spot Metering
Canon rất "khôn" khi cắt nghĩa sự lựa chọn đo sáng spot chỉ có tối đa 11 điểm theo điểm focus bằng câu sau:
Để việc lựa chọn điểm focus nhanh hơn, các AF-point được giới hạn từ 9 đến 11 điểm. Các AF-point này sẽ được lựa chọn thủ công và có liên kết với 9 hoặc 11 điểm đo sáng, và chúng sẽ nháy sáng cho đo sáng điểm với diện tích 2.4% khung hình.
Note: Mode này chỉ có trên các dòng chuyên nghiệp của Canon 1D và 1Ds
Lưu ý: Với dòng 1D, 1Ds, ta phải:
- Chỉnh về Spot metering mode trước tiên, rồi sau đó mới di chuyển AF-point.
- Khi set 11 AF-point, the registered AF-point sẽ tự động chuyển thành Center AF-point
Các bác có thể test để hiểu rõ hệ thống đo sáng của máy mình.
Em mời các bác làm test sau, lưu ý nguồn sáng phải ổn định trong quá trình test:
- Lấy một tờ giấy đồng màu, đồng sắc độ - màu càng sáng càng tốt, dùng làm BG Vi dụ màu trắng hoàn toàn
- Cắt một vòng tròn nhỏ khoảng 5% khung hình - khác màu, khác độ sáng với BG một cách rõ rệt, ta đặt trung khung hình BG để dùng làm vùng đo sáng (Metering Ground - MG). Vi dụ màu xám trung tính
- Set camera nhìn thấy toàn khung hình BG, Set ISO + tốc độ cố định (tuỳ chọn, nhưng phải sao cho khẩu độ nhận được ở khoảng giữa (f/8 chẳng hạn), cố định focus vào MG trung tâm
a. Đặt MG vào vị trí trung tâm, sẽ trùng vị trí đo sáng trung tâm của khung hình, Ghi thông số đo sáng
b. Dời MG ra vi trí xa trung tâm nhưng vẫn trong khuôn hình, điểm đo sáng on camera vẫn ở trung tâm, Ghi thông số đo sáng.
Lúc này ta thấy ngay là khung hình vẫn như trường hợp (a) với BG trắng và MG xám 5% khung hình, nhưng thông số đo sáng có thay đổi.
c. Dời điểm focus (đo sáng) ra vùng biên, dời MG vào đúng vị trí focus, Ghi thông số đo sáng.
(chúng ta có thể thay thế bằng cách mở PS, set 1 layer BG màu trắng 255/255/255, nhấn phím M vẽ 1 vòng tròn 5% khung hình, nhấn Ctrl + J để tạo layer mới với tên MG, đổ màu xám trung tính vào vòng tròn MG, nhấn phím V để di chuyển MG khắp khung hình và test)
Qua 3 kết quả thông số đo sáng (a) (b) (c) ta sẽ thấy và hiểu hệ thống đo sáng của ta làm việc ra sao liền.
Được sửa bởi 11002 lúc 09:50 AM ngày 04-06-2013
Chúc Bình An
tào lao gì mà toàn là kiến thức "rút ruột" ra không hà, em ngồi "hứng" đây
Phạm An Dương
Whatever has been done, can be outdone.
Em góp một chút:
Máy đo sáng ở chế độ đo ánh sáng tới (không phải as phản xạ) thì sẽ bị giới hạn (đo sáng sai) trong trường hợp vật muốn chụp có chức năng phát sáng hoặc phản sáng mạnh. Em hay gặp vụ này khi chụp phong cảnh (ví dụ: các bờ đá khi dính nước sẽ phản chiếu ánh mặt trời).
Cách xử lý của em là bật qua đo sáng điểm (đo sáng phản xạ), đo toàn bộ các điểm chênh sáng trên khung hình và chọn giá trị phù hợp. Các bác sử dụng máy số thì đơn giản hơn rất nhiều, cứ chụp thử rồi tăng giảm tốc đến khi ưng thì thôi ^^"
Chúc Bình An
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)