Trang 1 / 9 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 82

Chủ đề: Chụp nét rồi càng muốn nét hơn (Tuấn Kiệt)

  1. #1
    Tham gia
    29-10-2012
    Bài viết
    306

    Chụp nét rồi càng muốn nét hơn (Tuấn Kiệt)

    Tôi cảm ơn anh DeKa77, tôi rất thích truyện cười "Chụp nét rồi càng muốn nét hơn" của anh. Lúc tôi buồn cũng hay vào đọc. Sau đây tôi xin góp 1 bài viết nghiêm túc hơn và thực tế hơn.

    Ở đây chúng ta không chú ý đến làm sao chụp cho nét. Chúng ta giả sử rằng ảnh đã nét, bây giờ chúng ta muốn ảnh nét hơn.

    Chụp nét rồi càng muốn nét hơn phải làm sao?


    Dùng chân máy
    Những tay máy chuyên nghiệp luôn dùng chân máy trong hầu hết các trường hợp, ngoài trừ các tình huống bất khả kháng như đám cưới, sự kiện,... Họ dùng chân máy ngay cả ban ngày ngoài trời. Chân máy họ dùng cũng thuộc loại cứng cáp, đảm bảo máy vẫn "vững như Thái Sơn" dưới cơn gió mạnh. Vì vậy anh em nên chọn loại chắc chắn. Những loại rẻ thường yếu và gây rung máy.


    caution! a new tripod is in town! by Toni_V, on Flickr


    Không nhấn shutter mà dùng dây bấm hoặc remote
    Hành động nhấn chụp sẽ làm rung máy, đây là yếu tố làm ảnh kém độ nét. Để hạn chế điều này, những người chuyên nghiệp luôn dùng tay bấm, hoặc dùng điều khiển từ xa. Nếu không có, hoặc không mang theo, chúng ta có thể dùng chế độ tự chụp trong 2s 5s 10s để thay thế.


    LCD Cable Timer Remote Control by rocksphoto, on Flickr


    Tắt chế độ chống rung (nếu dùng chân máy)
    Một lý thuyết nghe có vẻ vô lý, nhưng hệ thống chống rung luôn hoạt động và chính hệ thống này cũng tạo ra rung động, đương nhiên là rung động nhỏ thôi. Nhưng đối với những tay máy muốn ảnh bén như dao lam, thì họ sẽ tắt chức năng này, nếu họ đang dùng chân máy.


    Nikon Nikkor AF-S 18-200mm VR Lens by clicks_1000, on Flickr


    Ưu tiên chụp ở khẩu độ vàng
    Mỗi một ống kính có 1 khẩu độ vàng khác nhau, và mỗi ống mỗi khác nhau dù là cùng loại. Thế nên sau khi mua, các tay máy chuyên nghiệp sẽ kiểm tra ống kính, xem khẩu độ nào cho ảnh nét nhất. Khẩu độ đó là khẩu độ vàng của ống kính. Thông thường sẽ nhỏ hơn khẩu độ lớn nhất 1 đến 2 stop. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chụp ở khẩu độ vàng, nhưng nên chú ý ưu tiên hàng đầu cho nó nếu có thể.


    Aperture by akirbs, on Flickr


    Ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất
    Nên ưu tiên chụp ở ISO thấp nhất nếu có thể, vì ảnh bị nhiễu sẽ kém nét hơn. Việc dùng chân máy có thể giúp chúng ta chụp chậm hơn mà không quá lo lắng về ảnh bị mờ. Nên ưu tiên chụp ISO 100 hoặc dưới 100 (nếu có thể).


    Sony NEX-5 ISO Noise Test - ISO12800 by Kent Yu Photography, on Flickr


    Ưu tiên chọn ống kính và filter tốt nhất
    Nếu có điều kiện, nên chọn mua ống kính và filter có chất lượng tốt để đảm bảo ảnh nét đến từng chi tiết.


    Untitled by PEACEFUL(痞子猴), on Flickr


    Chụp nét hơn mà không có chân máy
    Không có chân máy là 1 thiệt thòi rất lớn so với việc có nó. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nên phải "quảnh càng", chúng ta có thể chuyển qua chế độ chụp liên tục. Ở chế độ này, ít nhất khi chụp liên tục chúng ta cũng sẽ tìm được một tấm rõ nhất (tấm nào cũng rõ, nhưng sẽ có một tấm rõ nhất). Đây là một phương pháp không khuyên dùng.


    Ảnh đời thường
    Việc mang chân máy cho thể loại ảnh này gần như là "không khả thi" nên tốc độ chụp trở nên vô cùng quan trọng để có một tấm ảnh nét. Vấn đề là do lúc chụp có 2 chuyển động cùng xuất hiện: chuyển động của người cầm máy và chuyển động của chủ thể. Tay chuyên săn ảnh đời thường nổi tiếng Thomas Leuthard chia sẻ rằng anh ta luôn chụp ở tốc cao nhất có thể và ít nhất là gấp 3 lần tiêu cự lens. Nếu là lens 50mm phải chụp ít nhất ở 1/150s.




    Đặt chủ thể ở trung tâm nét bằng cách focus tay
    Một số người than phiền chụp hay bị rớt nét, hoặc kém nét, mặc dù cầm máy vững, tốc cao. Nguyên nhân là do máy đã lấy nét sai (không phải do lens). Chúng ta có vùng trung tâm nét và vùng cận trung tâm nét, khi motor lấy nét quay đến cận trung tâm nét thì máy bảo ngừng, vì máy nhận ra độ nét vừa phải đã đạt được, tuy nhiên trung tâm nét lại không phải trên chủ thể, mặc dù chủ thể vẫn nằm trong vùng nét. Đây cũng là hạn chế của thiết bị. Để khắc phục điểm yếu này, nên sử dụng lấy nét tay để đảm bảo vùng trung tâm nét rơi vào chủ thể một cách chính xác. * Khóa nét rồi bố cục lại cũng sẽ có hiện tượng kém nét, do trung tâm nét không nằm trên chủ thể (tuy chủ thể vẫn nằm trong vùng nét).


    hungdu


    Những điều kể trên xem chừng "bình thường", nhưng tôi khẳng định với anh em rằng đây chính là điều làm nên sự khác biệt của các tay máy chuyên nghiệp. Và đọc đến đây thì anh em cũng đã trở nên chuyên nghiệp hơn rồi đấy ! Xin chúc mừng !

    * Bài viết chỉ chia sẻ trong phạm vi thread của diễn đàn, mod và admin vui lòng không đưa ra ngoài (như đầu trang hay trang chủ,...), đơn giản là vì tôi không thích !

    ** Tôi gở bỏ 1 phần "dư sáng thiếu sáng" vì phần này không giúp ảnh nét hơn, lại gây tranh cãi về nên chụp dư sáng hay thiếu sáng.
    Được sửa bởi ttuankiet lúc 10:41 PM ngày 22-05-2013

  2. #2
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Cám ơn bạn.
    maycatang không nhận xét. Chỉ Rate this Thread :Exellent
    "VNphoto nối vòng tay lớn"

    My Gallery
    - My facebook

  3. #3
    Tham gia
    12-10-2012
    Bài viết
    23
    cách lấy nét tay hay quá
    cảm ơn bạn

  4. #4
    Tham gia
    10-10-2012
    Location
    Cincinnati, OH, USA
    Bài viết
    294
    Còn 1 vấn đề với các máy có chống rung sẵn trong body như Sony, khi dùng lens có chống rung như Tamron hoặc Sigma, nên tắt bớt đi 1 cái chống rung (trên máy hoặc trên lens). Cái này mình học hỏi từ các tay máy chuyên nghiệp trên website nc ngoài, tuy nhiên họ chỉ nói lướt wa chứ ko giải thích nguyên lý cụ thể ra sao. Có bác nào am hiểu vấn đề này có thể vui lòng giảng giải để mở rộng tầm mắt cho anh em thêm ko?
    SERENITY...

  5. #5
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Bài viết của bạn rất hay, đáng học hỏi.

    Bạn cho hỏi thêm:
    Dư sáng và thiếu sáng
    Nếu buộc lựa chọn giữa chụp dư sáng và thiếu sáng, các tay máy chuyên nghiệp sẽ chọn dư sáng. Cả hai hoàn cảnh đều cứu được, nhưng dư sáng thì ảnh sẽ ít bị nhiễu. Trong khi vùng tối sẽ gây nhiễu nhiều hơn. Nếu bắt buộc phải chọn, nên ưu tiên dư sáng.
    Theo kiến thức ngày xưa:
    - Với film negative thì ta chọn dư sáng (ngày xưa gọi lả zero +)
    Vì nếu dư sáng, vùng dư sáng trên film bị đen nhiều, ta có thể cứu bằng phòng tối - rọi thời gian lâu hơn
    Nếu thiếu sáng, vùng thiếu sáng trên film sẽ trong veo, mà trong veo thì khỏi cứu
    - Với film positive, thì ta chọn thiếu sáng (ngày xưa gọi lả zero -)
    Ngược lại với ngative film như phân tích ở trên.
    - Với sensor, vùng dư sáng cháy trắng không còn chi tiết thì không thể cứu được, vùng thiếu sáng cho dầu tối thui và noise, nhưng vẫn còn kéo sáng bằng PS và cừu được ít nhiều

    Không biết kiến thức này có bị lỗi thời không?
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:58 PM ngày 21-05-2013
    Chúc Bình An
    FaceBook

  6. #6
    Tham gia
    23-02-2013
    Bài viết
    88
    - cảm ơn anh rất nhiều!
    Learn 2 crawl 2 be a Photographer
    Tấm Lòng + Yêu Nghề

  7. #7
    Tham gia
    29-10-2012
    Bài viết
    306
    Quote Được gửi bởi LUKAST View Post
    Còn 1 vấn đề với các máy có chống rung sẵn trong body như Sony, khi dùng lens có chống rung như Tamron hoặc Sigma, nên tắt bớt đi 1 cái chống rung (trên máy hoặc trên lens). Cái này mình học hỏi từ các tay máy chuyên nghiệp trên website nc ngoài, tuy nhiên họ chỉ nói lướt wa chứ ko giải thích nguyên lý cụ thể ra sao. Có bác nào am hiểu vấn đề này có thể vui lòng giảng giải để mở rộng tầm mắt cho anh em thêm ko?
    Chào anh Lukast,

    Hoàn cảnh anh đưa ra hơi... khó xảy ra. Theo tôi biết, Simga và Tamron không tích hợp chống rung vào lens nếu sản xuất cho Sony và Pentax. Nếu anh chuyển ngàm để "cố" gắn vào Sony hoặc Pentax, chức năng chống rung (OS) có thể không hoạt động.

    Giả xử điều anh nói xảy ra. Theo suy đoán của tôi (chỉ là "đoán"), tắt một chống rung đi là hợp lý. Giả sử chúng ta rung 1mm về bên phải. Lens sẽ chỉnh thấu kính theo, đồng thời body cũng di chuyển sensor theo. Vậy ra hình bị di chuyển đến 2mm (cả lens và body). Nếu như vậy hình sẽ bị nhòe.

  8. #8
    Tham gia
    29-10-2012
    Bài viết
    306
    Quote Được gửi bởi 11002 View Post
    Bài viết của bạn rất hay, đáng học hỏi.

    Bạn cho hỏi thêm:

    Theo kiến thức ngày xưa:
    - Với film negative thì ta chọn dư sáng (ngày xưa gọi lả zero +)
    Vì nếu dư sáng, vùng dư sáng trên film bị đen nhiều, ta có thể cứu bằng phòng tối - rọi thời gian lâu hơn
    Nếu thiếu sáng, vùng thiếu sáng trên film sẽ trong veo, mà trong veo thì khỏi cứu
    - Với film positive, thì ta chọn thiếu sáng (ngày xưa gọi lả zero -)
    Ngược lại với ngative film như phân tích ở trên.
    - Với sensor, vùng dư sáng cháy trắng không còn chi tiết thì không thể cứu được, vùng thiếu sáng cho dầu tối thui và noise, nhưng vẫn còn kéo sáng bằng PS và cừu được ít nhiều

    Không biết kiến thức này có bị lỗi thời không?
    Chào anh 11002,

    Thật ra thì dư sáng và thiếu sáng đều cứu như nhau, và chính xác là như nhau. Lý do khiến chúng tin rằng vùng tối dễ cứu hơn là do: vùng sáng và vùng tối đã được so sánh sai.

    Vùng sáng để sáng đến mức không cứu được, có lẽ phải hơn đến 5 stop. Trong khi vùng tối chỉ cần 2-3 stop là tối thui rồi. Khi so sánh thì 5 stop khó cứu hơn. Đây là về mặc cảm tính.

    Để dễ hình dung hơn, tôi xin dùng dãy màu và pixel trong kỹ thuật số để đi sâu hơn.

    Đầu tiên chúng ta có dãy màu sau (dãy màu này chỉ để minh họa, màu thực tế nhiều hơn)



    Mỗi pixel trên ảnh sẽ giữ 1 màu trên dãy màu trên. Nếu chúng ta chụp thiếu sáng, màu sẽ rơi vào vùng dưới, dư sáng sẽ là vùng trên. Việc cứu sáng cứu tối là di chuyển vùng màu từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới của mỗi pixel. Việc di chuyển này không làm mất chi tiết, vì nó chỉ thay đổi giá trị màu tại điểm đó (trừ khi chi tiết hay pixel đó đụng màu trắng #FFFFFF hoặc màu đen #000000).

    Như vậy cứu sáng và cứu tối có bản chất như nhau là di chuyển dãy màu đến vùng khác. Vùng tối bị nhiễu hơn là do giới hạn về thiết bị, các thiết bị đều nhận ánh sáng kém hơn ở vùng tối.

    Về film, ưu tiên sáng hay tối tùy theo cứu sáng hay cứu tối dễ hơn đối với loại film đó.
    Được sửa bởi ttuankiet lúc 10:18 PM ngày 22-05-2013

  9. #9
    Tham gia
    14-03-2013
    Bài viết
    3
    bài viết rất bổ ích, e cám ơn bác nhiều. Thêm nữa cho e hỏi bác nào dùng canon 70-200 II thì khẩu độ vàng của nó cụ tỷ là bao nhiêu ợ

  10. #10
    Tham gia
    31-10-2010
    Bài viết
    3,323
    Chào Bạn @ttuankiet,

    Bài viết rất hay và bổ ích cho mọi người ...

    Tôi mạn phép nói thêm về hệ thống Chống Rung một tí.
    Hệ thống Chống Rung là một hệ thống thấu kính "treo". Thông thưởng thì bằng 3 chiếc lò xo để cân bằng thấu kính trong một nòng điện từ. Thấu kính này sẽ được điều khiển bằng một "tổng lực" điện từ để điều chỉnh những tia sáng lệch do độ rung của thân máy.
    Khi thân máy được đặt trên tripod ta không có độ rung. Tuy nhiên hệ thống chống rung vẫn làm việc. Để cân bằng thấu kính, tổng lực điện từ sẽ triệt tiêu lẫn nhau cho nên tất cả các mạch điều khiển thấu kính sẽ làm việc "cật lực" như nhau. Việc này có thể đưa đến mạch khiển từ lực sẽ dễ bị hư do làm việc quá độ ...
    Chính vì thế, ở những lens có tích hợp hệ chống rung, người ta khuyên nên tắt hệ chống rung khi dùng tripod. Nhưng những lens sau này, nhà sản xuất lens như Canon đã có thêm một bộ phận an toàn cảm ứng được độ rung hoặc không rung mà tự động tắt đi hệ chống rung trên lens khi độ rung không hiện hửu. Ta không cần phải tắt ...

    Tôi nghĩ rằng Mirror Lock_Up cũng là một cách để chụp cho một bức ảnh có nét hơn ...

    Thân,
    KGP

Trang 1 / 9 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •