Trang 3 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 61

Chủ đề: Tây Ninh quê mình

  1. #21
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Quote Được gửi bởi trung93 View Post
    Mặc dù đã đi Tây Ninh nhiều lần, nhưng qua bộ ảnh này phần nào biết thêm được nhiều địa điểm mới.
    Cảm ơn chủ thớt
    Qua Tây Ninh thăm "bồ" hả đệ?

  2. #22
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Qua cầu Quan, lên dốc Tòa, ngó bên trái thì thấy vườn hoa Thắng Lợi với một tượng đài khắc ghi tội ác của kẻ thù và tinh thần bất khuất bảo vệ quê hương của quân dân thị xã Tây Ninh.














    Được sửa bởi MrC lúc 12:47 PM ngày 21-05-2013

  3. #23
    Tham gia
    03-05-2013
    Bài viết
    14
    Quote Được gửi bởi MrC View Post
    Qua Tây Ninh thăm "bồ" hả đệ?
    Dĩ vãng rồi huynh ơi!
    Nữa đi huynh, làm nguyên series Tây Ninh luôn.

  4. #24
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Năm 1881, Linh mục Simon Sĩ, nguyên Chánh xứ Họ đạo Tha La, đã đến và lập nên Họ đạo Tây Ninh (trực thuộc Giáo phận Sài Gòn, tờ khẩn đất lập trước bạ và sang tên ngày 29/05/1888). Ngôi Thánh đường đầu tiên mái tranh vách lá, sau đó một nhà thờ khang trang hơn được xây dựng.





    Tháng 03/1915, Linh mục Phaolô Đàng về làm Chánh xứ. Ngài bắt tay khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới, khánh thành vào năm 1932 và đặt bổn mạng Nhà thờ là Kitô Vua - Christo Regi. Lần thứ 2 do Cha Gioan Baotixita Lê Quang Đức xây dựng (vào năm 1969-1970) vẫn được dùng cho đến nay.





    Đồng thời, để phục vụ cho việc giáo dục, Cha Tôma Trí đã cho xây một Trường Tiểu học Tư thục Công Giáo Bình Dân vào năm 1943, gồm 5 lớp cấp I, dạy văn hóa và Giáo lý cho con em giáo dân (kể cả người ngoài Công giáo). Ngôi trường này được Cha Phêrô Lê Văn Phát xây lại vào năm 1964. Nhờ đó Giáo xứ Tây Ninh bắt đầu có các nữ tu dòng Mến Thánh Giá luân phiên đến phục vụ - kiêm nhiệm việc dạy học ở trường tiểu học.

  5. #25
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Một trong những thắng cảnh đẹp của Long Hoa là Báo Quốc Từ được xây dựng từ năm 1955, tại chợ Long Hoa nhìn từ cửa một ( cửa Bắc ngày xưa) lên đại lộ lớn Báo Quốc Từ cũ ( nay là đường Tôn Đức Thắng) đã thấy lồng lộng đền Báo Quốc Từ uy nghi,lộng lẫy ở giữa đường rộng rãi như một quảng trường,bên cạnh là công viên Hòa Thành mênh mông với nhiều cây cảnh đẹp đẽ.





    Nơi đây là đền thờ những vị có công lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.như các vị vua nhà Nguyễn có tinh thần cách mạng chống Pháp đô hộ : Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, và nhà cách mạng Cường Ðể. Báo Quốc Từ cất theo hình lục giác đều, hai mặt trước và sau có đắp đôi liễn nơi cổng chánh nói lên sự tôn kính đối với các bực anh hùng chí sĩ xả thân bảo vệ tổ quốc, xây dựng giang sơn.






    Trong Báo Quốc Từ, nơi bàn thờ chánh thì thờ Quốc Tổ Hùng Vương, các vị Cứu quốc công thần, chiến sĩ trận vong.

    Bài vị thờ viết bằng Hán tự, chép ra như sau:

    Chữ lớn hàng giữa:
    HÙNG VƯƠNG QUÂN CHI THỈ.

    Hàng bên trái:
    CHIẾN SĨ TRẬN VONG.

    Hàng bên phải:
    CỨU QUỐC CÔNG THẦN.






    Hằng năm tại Báo Quốc Từ, Hội Thánh có thiết lễ cúng tế 5 lễ,nhưng lớn nhất quy tụ dân chúng đến dự đông đảo là ngày Lễ giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch,ngoài cúng tế còn có múa lân,múa rồng rất vui,sôi nổi.Ngày đó Ban tổ chức đãi ăn miễn phí, ai vô ăn tiệc cũng được cả.




  6. #26
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122



    Quảng trường Chiến Thắng






    Quảng trường Chiến Thắng






    Đài liệt sĩ Tây Ninh

  7. #27
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Nội ô Toà Thánh có diện tích độ 100 mẫu, bao bọc bởi 4000m hàng rào xây bằng gạch có trang trí hoa văn. Đường vào Nội Ô có 12 cổng, các cổng đều xây dựng kiểu Tam quan, đắp chạm hình Tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng) và hoa sen. Cổng chính cao và rộng hơn các cửa khác, đắp lưỡng long tranh châu, hoa sen, cùng ba cổ pháp: quyển sách Xuân thu, bình Bát vu và Phất trần.




    Bình Bát Vu là bình đựng thực phẩm của tăng ni Phật giáo dùng khất thực. Phất Chủ là cây phất trần, dùng quét sạch bụi trần che lấp Tâm để ngộ Đạo. Đó là bửu bối của Đức Thái Thượng Lão Quân, tượng trưng Tiên giáo. Xuân Thu là tên quyển sách sử do Đức Khổng Tử sáng tác, nêu lên quan điểm về thuyết Chính danh, Nhất quán, Trung dung, Đại đồng. Sách Xuân Thu được chọn làm cổ pháp cho Nho giáo.
    Đạo Cao Đài chọn ba cổ pháp trên để nói lên sự đồng nguyên của Phật giáo, Tiên giáo, Nho giáo trong nền Đại đạo.




    Nơi Chánh môn có đắp đôi câu liễn nói lên tôn chỉ của Đạo:
    CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC
    ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI CAO ĐÀI CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN.

    Ý nghĩa:
    Đấng Chí Tôn ở trên cao hơn hết, mở ra một nền Đạo lớn hòa hợp và bình đẳng hướng tới dân chủ.
    Kính phục tôn thờ Đấng Cao Đài, thời kỳ ân xá lần ba cùng chung hưởng quyền tự do.



  8. #28
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Từ Chánh môn đến Đền Thánh, trước tiên ta thấy có ba bảo tháp để chứa nhục thể của Đức Hộ Pháp (ở giữa), Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh. Các Tháp được xây đắp, chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh vi và có hình Bát quái.




  9. #29
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122

  10. #30
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    122
    Ngã tư bùng binh Bách hóa

    Nhớ hồi xưa (trước 1995) Mámi em chở em vô Bách hóa.
    Nhớ nhà bé N..."ểnh" sát bên nữa. Ôi!...Nhớ ...tùm lum.






    Theo quy hoạch, đến năm 2015 thị xã Tây Ninh xây dựng 1 trong 3 siêu thị tổng hợp tại đây.

Trang 3 / 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •