Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 56

Chủ đề: Lý luận sáng tác nhiếp ảnh

  1. #11
    Tham gia
    09-03-2011
    Location
    HCM
    Bài viết
    324
    Theo em thì chém gió giỏi vẫn dễ hơn là lặn lội mài mò kiên nhẫn để cho ra 1 bức ảnh đẹp ạ
    Mua cái máy cho mắc tiền, chụp xong cứ nghĩ nó PTS dùm =)) ??

  2. #12
    Tham gia
    30-12-2012
    Bài viết
    73
    Quote Được gửi bởi 11002 View Post
    Bác hãy vứt bỏ mớ lý luận giáo điều, khuôn mẫu kia đi và hoà vào cuộc sống đời thường, cảm nhận nó, sẽ có nhiều cảm xúc để truyền tải qua ảnh hơn.
    Bác nói câu này hay quá em rất tâm đắc, cần phải hòa mình vào cuộc sống thì mới có được cảm xúc cần thiết để chụp.
    Em thấy bác Khoi.tb thực ra nói cũng không phải là sai, với những người mới chụp thì cũng cần phải nắm vững 1 chút về lý thuyết và cách sử dụng máy như vậy khi đi chụp cũng dễ dàng hơn. Em cũng như bác mới chụp thôi nhưng em cũng đọc qua 1 số sách thấy người ta nói rất hay, từ cách tìm đề tài rồi tìm bối cảnh để chụp được 1 tấm ảnh ưng ý, đó là cả 1 quá trình công phu, nếu không biết sẽ rất mất thời gian.
    Còn cảm xúc trong bức ảnh vẫn là điều quan trọng nhất, 1 bức ảnh có cảm xúc hay hơn rất nhiều so với 1 bức ảnh đúng lý thuyết bố cục nhưng không có cảm xúc gì

  3. #13
    Tham gia
    04-05-2012
    Location
    Thaibinh
    Bài viết
    494
    Cám ơn các bác đã chia sẻ.

    Tuy nhiên, thấy rằng chính các bác cũng đang không có phương hướng; và cứ không chịu tìm hiểu nó một cách tử tế nhưng lại cứ lý sự cùn; và muốn lôi kéo người khác vào cái mớ bòng bong thiếu tính căn bản muôn thuở, và của đại đa số thợ chụp ảnh...
    Body chửa có nói gì lens

  4. #14
    Tham gia
    29-10-2012
    Bài viết
    306
    Tôi hoàn toàn hiểu ý của anh Khôi.

    Ý của anh là muốn bắt đầu nhiếp ảnh từ lý thuyết. Trong khi các anh khác đang nói về "bắt đầu từ thực hành".

    Anh muốn nhìn vào tấm ảnh và muốn đọc được "ý nghĩa của nó", tại sao nó đẹp, có khả năng đánh giá một tấm ảnh, hơn là chỉ nhìn vào và nói "ảnh đẹp". Con đường này không dể dàng. Anh có thể kham khảo chương trình học của các trường đại học nghệ thuật (về hội họa nhiếp ảnh), xem họ học những gì. Anh có thể ra thư viện và học theo họ (họ đọc sách gì thì anh đọc sách đó). Chỉ khác là anh không có thi cử và bằng cấp thôi. Sau khi tìm hiểu anh sẽ nắm được. Một trong những môn quan trọng là "Mỹ Học", tức là học về cái đẹp. Ngoài ra, do theo thời gian, giá trị của cái đẹp thay đổi theo, nên anh cũng nên tiếp cận những cái đẹp không nằm trong sách vở. Cái này anh phải tự học, không ai chỉ được và không có khả năng chỉ, vì đó là trình độ cấp "giáo sư". (hoặc là anh đăng ký vào trường nghệ thuật để học).

    Dù sao thì với những lý thuyết đó anh cũng không thể có ảnh đẹp. Anh cần phải cầm máy ra chụp. Từ lý thuyết đến sáng tác thực tế có khoảng cách khá xa (thậm chí là rất xa). Cụ thể là những ông giáo sư dạy về nghệ thuật cũng chưa chắc có những tác phẩm đẹp !

    Lời khuyên của cá nhân tôi: anh nên đọc vài quyển sách về nhiếp ảnh (dạng lý thuyết, lý luận). Đồng thời cùng lúc cầm máy đi chụp. Kết hợp cả 2, sự tiến bộ sẽ rất nhanh, và rất bài bản. Và anh sẽ đạt được điều anh muốn: nhìn vào một tấm ảnh, anh sẽ biết tại sao nó đẹp !
    Được sửa bởi ttuankiet lúc 03:37 PM ngày 17-04-2013

  5. #15
    Tham gia
    16-01-2009
    Location
    EARTH
    Bài viết
    5,222
    Nếu không có điều kiện theo đuổi những khóa học về nghệ thuật này nọ, bác chủ có thể đọc sách để tìm hiểu thêm về kiến thức. 1 số sách em gợi ý bác chủ có thể đọc là

    1.Criticizing Photographs -Terry Barrett, em đang đọc và nghiên cứu cuốn này.
    Về bản dịch tiếng Việt bác có thể tham khảo của Ngô Đình Trúc, bản dịch rất tốt và khá sát với tieng Anh, tuy nhien để có thể thấm hiểu hết thì phai mất nhiều thời gian để tìm và đọc, xem ảnh.


    Nội dung :
    This brief text is designed to help both beginning and advanced students of photography better develop and articulate thoughtful criticism. Organized around the major activities of criticism (describing, interpreting, evaluating, and theorizing), Criticizing Photographs provides a clear framework and vocabulary for students' critical skill development.
    2. Criticizing Art: Understanding the Contemporary - Terry Barrett



    Nội dung :
    Criticizing Art: Understanding the Contemporary takes readers inside the world of contemporary art and shows them how to think, write, and talk about art. Throughout, the principles of art criticism are presented and applied to contemporary forms of American art giving students of art and art history a solid framework for critically considering contemporary art through describing, interpreting, evaluating, and theorizing.
    Ở đây đa số phần lớn mọi người chỉ là chơi nhiếp ảnh, số về chụp thương mại cũng không nhiều. Những người làm nghệ thuật thì lại càng ít. Nên cách đọc, hiểu, cảm được bức hình tùy trình độ mà rất khác nhau. Có người thì chỉ cảm thụ bằng cảm giác, thích hoặc không thích. Nhưng bản thân chính họ lại không biết những điều gì đã tác động lên việc thích hoặc không thích đó. Họ không đọc nội dung bức ảnh,không hiểu bức ảnh, họ chỉ nhìn bề ngoài.... Điều này thưởng xuyên xảy ra khi newwbee xem ảnh, và cả những người đã chụp lâu năm.

    Tuy nhiên có 1 cái nền vững chắc về lý luận ảnh thì chưa chắc đã có ảnh đẹp. Và có ảnh đẹp thì chưa chắc lý luận đã tốt. 2 điều này tồn tại song song với nhau không những trong nhiếp ảnh mà ở mọi lỉnh vực cuộc sống. Cả 2 không phải để triệt tiêu nhau, vì nếu 1 trong 2 thứ mất đi thì 1 tác phẩm sẽ không có giá trị gì nữa, không ai biết đẹp, không ai biết xấu, không ai biet nói gì. Học lý luận và phê bình ảnh không phải là để chê bai bài xích người khác, mà qua đó, có thể hiểu, đọc, cảm thụ ảnh, góp ý kiến 1 cách tích cực để tạo ra những giá trị văn hóa cho cộng đồng nói chung cũng như tác phẩm nói riêng.
    Được sửa bởi madi3d8 lúc 02:38 PM ngày 18-04-2013
    CANON : way to Prajñā

    BQT cảnh cáo lần 2 và nhắc nhở bác đọc nội quy về chữ ký.

  6. #16
    Tham gia
    04-10-2012
    Location
    VN
    Bài viết
    227
    Lâu rồi mới có topic thật ý nghĩa như thế này. Cám ơn bác chủ và các bác khác đã có những comment vô cùng thấu đáo. Em cũng rất phân vân với những vấn đề nêu trên. Càng tìm hiểu nhiều, càng chụp nhiều. Em lại càng cảm thấy rất lạc lõng giữa những tấm ảnh.
    Có cần phải có một chuẩn mực cơ bản nào đó để định hình phong cách cá nhân không ? Hay cứ chụp đi, chụp nhiều vào cho tới khi thành một thoái quen ... Em chỉ sợ bị lầm đường lạc lối sa chân vào con đường ma đạo vạn kiếp bất phục
    7D + ...

  7. #17
    Tham gia
    04-05-2012
    Location
    Thaibinh
    Bài viết
    494
    Quote Được gửi bởi madi3d8 View Post
    Nếu không có điều kiện theo đuổi những khóa học về nghệ thuật này nọ, bác chủ có thể đọc sách để tìm hiểu thêm về kiến thức. 1 số sách em gợi ý bác chủ có thể đọc là

    1.Criticizing Photographs -Terry Barrett, em đang đọc và nghiên cứu cuốn này.
    Về bản dịch tiếng Việt bác có thể tham khảo của Ngô Đình Trúc, bản dịch rất tốt và khá sát với tieng Anh, tuy nhien để có thể thấm hiểu hết thì phai mất nhiều thời gian để tìm và đọc, xem ảnh.




    Nội dung :

    2. Criticizing Art: Understanding the Contemporary - Terry Barrett



    Nội dung :


    Ở đây đa số phần lớn mọi người chỉ là chơi nhiếp ảnh, số về chụp thương mại cũng không nhiều. Những người làm nghệ thuật thì lại càng ít. Nên cách đọc, hiểu, cảm được bức hình tùy trình độ mà rất khác nhau. Có người thì chỉ cảm thụ bằng cảm giác, thích hoặc không thích. Nhưng bản thân chính họ lại không biết những điều gì đã tác động lên việc thích hoặc không thích đó. Họ không đọc nội dung bức ảnh,không hiểu bức ảnh, họ chỉ nhìn bề ngoài.... Điều này thưởng xuyên xảy ra khi newwbee xem ảnh, và cả những người đã chụp lâu năm.

    Tuy nhiên có 1 cái nền vững chắc về lý luận ảnh thì chưa chắc đã có ảnh đẹp. Và có ảnh đẹp thì chưa chắc lý luận đã tốt. 2 điều này tồn tại song song với nhau không những trong nhiếp ảnh mà ở mọi lỉnh vực cuộc sống. Cả 2 không phải để triệt tiêu nhau, vì nếu 1 trong 2 thứ mất đi thì 1 tác phẩm sẽ không có giá trị gì nữa, không ai biết đẹp, không ai biết xấu, không ai biet nói gì. Học lý luận và phê bình ảnh không phải là để chê bai bài xích người khác, mà qua đó, có thể hiểu, đọc, cảm thụ ảnh, góp ý kiến 1 cách tích cực để tạo ra những giá trị văn hóa cho cộng đồng nói chung cũng như tác phẩm nói riêng.
    Cám ơn bác madi3d8 nhiều,
    Đọc bài viết của bác, em thấy vỡ nhẽ ra nhiều thứ. Gợi ý của bác chính là cái em cần, rất cần.
    Mong bác giới thiệu em vài cuốn sách nữa để có thể nghiên cứu thêm. Em rất hiểu, từ kiến thức, lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Nhưng theo em vẫn cần cái lý thuyết làm căn bản. Ronaldinho, nếu không học luật về bóng đã, mãi mãi chỉ biết đá bóng vỉa hè thôi...
    Body chửa có nói gì lens

  8. #18
    Tham gia
    04-05-2012
    Location
    Thaibinh
    Bài viết
    494
    Haiz...

    Thấy rằng, tình hình nó phản ánh giống như nền giáo dục nước nhà vậy; thiếu cơ bản trầm trọng; nếu không---topic này đã không vắng vẻ như thế!
    Body chửa có nói gì lens

  9. #19
    Tham gia
    04-05-2012
    Location
    Thaibinh
    Bài viết
    494
    haizzz! mod ??? admin!!!
    Body chửa có nói gì lens

  10. #20
    Tham gia
    07-11-2011
    Bài viết
    676
    Quote Được gửi bởi khoi.tb View Post
    Haiz...

    Thấy rằng, tình hình nó phản ánh giống như nền giáo dục nước nhà vậy; thiếu cơ bản trầm trọng; nếu không---topic này đã không vắng vẻ như thế!
    Thích ý kiến này của bác.
    Em không biết các bác nghệ thuật được đào tạo thế nào. Chớ bên khoa học nó cũng có những môn gọi là "Phương pháp luận sáng tạo" đấy. Sáng tạo cũng cần phương pháp nữa chớ chẳng phải tự nhiên mà ông Edison ổng ị ra được hàng đống các phát minh đâu.

    Theo em biết thì món gì cũng cần phương pháp, cần lý luận, cần kiến thức nền tảng cả. Em có bạn và người thân học bên trường Mỹ thuật, em cứ tưởng đó chỉ là nơi tụ họp giao lưu của các họa sỹ thôi chớ nghệ thuật thì học hành cái gì!! Nhưng nghe họ review thì hoàn toàn ngược lại: bên ấy đào tạo hơi bị căn bản là đằng khác.

    Em thấy rằng người chơi ảnh viện dẫn những câu nói của William Klein thì chả khác nào các bạn trẻ hay lấy Bill Gate ra để biện hộ cho thói lười học của mình cả )

Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •