Trang 2 / 12 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 112

Chủ đề: Ngược dòng lịch sử với máy ảnh SLR Nikon F

  1. #11
    http://www.mir.com.my/rb/photography...dels/index.htm
    cháu bỏ cái này vào đây nếu mà không được thì các bác bỏ đi hộ cháu vậy nhá. Thông tin về Nikon trước giờ cháu toàn đọc ở đây. Hình như chả thiếu gì luôn.
    Nghe các bác ca ngợi F2 mà tiếc dứt ruột vì hôm trc hụt mua 1 cái F2 kèm lens 28 có 100$

  2. #12
    Tham gia
    14-03-2006
    Bài viết
    2,687
    Hic! hứa hẹn những điều hay đây.
    Thiệt tình đến lúc này em chưa hiểu AI và non AI là gì bác anpham ạ (viết tắt tiếng Anh? nghĩa tiếng Việt là gì?) bác có thể cho em một chút Việt hóa hoặc tiếng Anh đầy đủ của những chử viết tắt không ạ? Có lẽ em đòi hỏi hơi nhiều nhưng em sẽ hiểu rỏ ràng hơn về lịch sử huy hoàng của Nikon mình ạ cám ơn bác!

  3. #13
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Nikon FE2, 1983

    FE2 là phiên bản cải tiến trên nền tảng máy FE. Mặc dù hình dáng bề ngoài giống như FE nhưng FE2 có nhưng cải tiến rất đáng kể lúc bấy giờ như màng trập bằng titan có tốc độ ăn đèn đồng bộ 1/250s, tốc độ chụp nhanh nhất 1/4000s, độ bền của màng trập được đánh giá ở mức 150,000 lần chụp. Hơn nữa trọng lượng của FE2 còn nhẹ hơn cả FE do sử dụng các vật liệu mới bền hơn và nhẹ hơn. Với những tính năng này thì Nikon FE2 được đánh giá là vượt trội hơn cả dòng máy Nikon FM2 khi đó chỉ sử dụng màng trập bằng hợp kim nhôm.

    Tương tự các dòng máy Nikon bán chuyên nghiệp giới thiệu từ đầu thập niên 80 như FM2, FA thì FE2 cũng không hỗ trợ dòng ống kính đời cũ Non-AI do đó bạn không nên cố gắng gắn ống kính Non-AI vào thân máy FE2 vì có thể làm hỏng cơ cấu AI bằng nhựa.


    Một số thông số kỹ thuật chính của Nikon FE2:
    * Máy: SLR, sử dụng film 35mm.
    * Ống kính: Tất cả ống kính Nikon F ngoại trừ ống kính dòng G và Non-AI.
    * Màn trập: cơ khí bán tự động
    * Tốc độ: Tự động A, 8s đến 1/4000s, B, M250
    * Tốc độ ăn đèn: 1/250s.
    * Khung ngắm: 93%
    * Đo sáng: Đo sáng trung tâm centerweight metering
    * Focus screen: thay đổi được gương ngắm hỗ trợ lấy nét với 3 loại K/B/E
    * Motor drive: MD-11, MD-12
    Được sửa bởi apham lúc 04:57 PM ngày 11-12-2007
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  4. #14
    Tham gia
    16-05-2005
    Bài viết
    1,467
    Trời, nhìn chữ ký dưới góc mới thấy kho tàng bể cá của apham toàn hàng khủng, khâm phục, phâm phục. Máu lên tới đỉnh đầu rồi, hic hic, kiếm mỗi thứ 1 con đâyyyyy.
    Tiếng Việt có dấu, không dị dạng kiểu teen, không tán gẫu ngoài chủ đề. TKS!

  5. #15
    Tham gia
    14-03-2005
    Location
    Sunshine State
    Bài viết
    3,601
    Quote Được gửi bởi dac thong
    Hic! hứa hẹn những điều hay đây.
    Thiệt tình đến lúc này em chưa hiểu AI và non AI là gì bác anpham ạ (viết tắt tiếng Anh? nghĩa tiếng Việt là gì?) bác có thể cho em một chút Việt hóa hoặc tiếng Anh đầy đủ của những chử viết tắt không ạ? Có lẽ em đòi hỏi hơi nhiều nhưng em sẽ hiểu rỏ ràng hơn về lịch sử huy hoàng của Nikon mình ạ cám ơn bác!
    Từ từ sẽ có đầy đủ bác :D
    Nikon ... Nikkor ... Nikkor ...

  6. #16
    Tham gia
    14-03-2006
    Bài viết
    2,687
    Hihi! sướng thế!
    Sao các fan canon ko có mấy bài hoành tráng như tế này nhỉ

  7. #17
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    454

    Nikon F2

    Đúng vậy các bác ạ. Tôi thấy NIKON F2 thật tuyệt.
    Rất may năm vừa rùi tui chon được 2 chú rất đẹp: Một body đen và một body trắng kèm theo đó là ống NIKON 50/1.4 Non AI và SC.
    Ngoài ra F3HP cũng rất tuyệt đó.
    Máy NIKON FM2 là máy cơ hoàn toàn đó các bác ạ. Pin chỉ dùng để đo sáng thui.
    Tuấn 0913517735 - Hà nội

  8. #18
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    2,202

    Nikon F2, một huyền thoại của Nikon SLR

    Nikon F2: một chiếc máy huyền thoại. Nikon F đời thứ 2
    Kể từ khi chiếc Nikon F huyền thoại đầu tiên ra đời vào năm 1959, những đặc tính của dòng máy Nikon F đã dường như trở thành tiêu chuẩn mặc định cho những chiếc máy ảnh 35mm chuyên nghiệp. Những đặc tính nổi bật của dòng máy chuyên nghiệp Nikon F là: có thể thay đổi được nhiều hệ ngắm khác nhau ( view finder ); có khung nhìn 100%; độ bền của màn trập cao: trung bình đạt được 150,000 lần; có nhiều loại màn ngắm lấy tiêu cự ( focusing screen ) phù hợp với nhiều loại ống kính và phục vụ cho những mục đích khác nhau; cho phép kiểm soát độ sâu thị trường (DOF); cho phép khóa gương ( mirror lockup ) để phục vụ những loại ống kính đặc biệt hoặc giảm hiện tượng rung máy do đập gương; một dải rất rộng các phụ tùng; nhiều loại động cơ kéo phim và lưng máy khác nhau.

    Hơn 11 năm sau khi huyền thoại Nikon F ra đời, chiếc máy Nikon F2 lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1971 và trở thành huyền thoại mới của dòng Nikon F. Với sự ra đời của Nikon F2, những nhu cầu của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp được đáp ứng một cách mềm dẻo trong một dải rộng các lựa chọn khác nhau. Lúc này, máy ảnh không còn là một chiếc máy có thể chụp được ảnh đơn thuần mà đã trở thành một hệ thống chụp ảnh phức tạp với nhiều lựa chọn, cấu hình khác nhau, với những khả năng khác nhau và phục vụ những nhu cầu hết sức khác nhau của nhà nhiếp ảnh từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Sau khi chiếc máy ảnh F2 ra đời, chu kỳ ra đời của một dòng máy Nikon F là khoảng 8 năm. Sau dòng Nikon F2, dòng Nikon F3 ra đời vào năm 1980, Nikon F4 – năm 1988, F5 – 1996, F6 – 2004.

    Khi chiếc Nikon F2 ra đời, một số chức năng của Nikon F đã được hoàn thiện thêm. Kể từ đó, có thể nói Nikon F2 là một trong những chiếc máy ảnh cơ SLR 35mm tốt nhất. Những chức năng này bao gồm chức năng khóa gương được tách khỏi hệ chức năng của màn trập, tốc độ được tăng cường lên 1/2000s, khả năng chụp tốc độ chậm được tới 10s khi sử dụng với chức năng T và đồng hồ tự chụp ( self timer ), khả năng đặt tốc độ liên tục từ 1/80s đến 1/2000s, đồng bộ đèn lên tới 1/80s, hệ thống ngắm phong phú, hệ thống động cơ kéo phim tiện lợi và mạnh mẽ …

    Một điểm quan trọng là Nikon F2 có thể sử dụng hầu hết mọi loại ống kính của Nikon chân ngạnh F ( trừ dòng ống kính G – vẫn lắp được, nhưng chỉ sử dụng được tại độ mở lớn nhất và dòng ống kính DX – vẫn lắp được, nhưng không tương thích với khổ phim ). Một điểm khác biệt nữa là dáng vẻ của chiếc máy Nikon F2 trông thanh thoát, mềm mại hơn bậc tiền bối Nikon F.
    Dưới đây là khung nhìn của Nikon F2 với màn ngắm kiểu A (A focusing screen )

    ( Cái ảnh này là ảnh cũ. Hiện nay nhà em đang đi công tác nên không có điều kiện cung cấp thêm ảnh tự chụp)

    Cùng với máy F2, hãng Nikon cung cấp hệ thống ngắm bao gồm hệ kính ngắm và màn ngắm đa dạng, phục vụ cho hầu hết các chức năng chụp khác nhau: chụp nhanh, chụp hành động, chụp macro, chụp xa, đo sáng …. Riêng với loại hệ ngắm có đo sáng, hãng Nikon cung cấp tới 5 loại khác nhau: DP-1, DP-11, DP-2, DP-3, DP-12. Với những hệ ngắm có đo sáng này, F2 có những tên gọi khác nhau:
    - Thân máy F2 cơ sở là F2 không đi kèm với hệ ngắm ( viewfinder );
    - Nikon F2 là thân F2 với hệ ngắm tiêu chuẩn không đo sáng DE-1, hoặc các loại hệ ngắm không đo sáng như DW-1, DW-2, DA-1.
    - F2 Photomic: là thân F2 với hệ ngắm DP-1;
    - F2S Photomic là thân F2 với hệ ngắm DP-2;
    - F2SB là thân F2 với hệ ngắm DP-3;
    - F2A là thân F2 với hệ ngắm DP-11;
    - F2AS là thân F2 với hệ ngắm DP-12;

    Hình chụp Nikon F2 Photomic với MD-2 và MB-1




    Chà, Apham có đồ đẹp quá nhỉ!

    Mọi thân máy cơ sở F2 đều có những thông số kỹ thuật như nhau. Tốc độ chụp từ 1s-1/2000s, B, T. Nếu sử dụng với chế độ T thì tốc độ chụp chậm có thể lên tới 10s. Tốc độ từ 1/80s đến 1/2000s có thể điều chỉnh liên tục, đặc điểm này là đặc điểm nổi bật của F2, cho phép đặt thời chụp một cách chính xác. Tốc độ đồng bộ đèn là 1/80s, một tốc độ trung bình nếu so với các máy hiện đại thời nay. Tuy vậy, đối với những chiếc máy có màn trập chuyển động nằm ngang, tốc độ đồng bộ đèn này đã là khá tốt.

    Cũng như Nikon F trước đó, màn trập của Nikon F2 chuyển động theo phương nằm ngang và làm bằng Titan. Điều này làm cho độ bền của màn trập Nikon F2 đạt được trung bình 150,000 lần chụp.
    Trong các dòng máy ảnh 35mm SLR của Nikon, những loại máy sau có màn trập bằng Titan: Nikon F, Nikon F2, Nikon F3, FM2 đời đầu, FE2, FA. Các máy FM2, FE2, FA có màn trập Titan với tấm trập dạng lưới tổ ong rất dễ nhận biết. Điều này làm cho độ bền của các dòng máy FM2, FE2, FA lên được tới 100,000 lần chụp.
    Để gắn đèn, Nikon cung cấp bộ gắn AS-1. Bộ gắn này dùng chung cho cả Nikon F.

    Với hệ ngắm có đo sáng DP-1, F2 được gọi là F2 Photomic. Cục ngắm DP-1 cho phép sử dụng chế độ đo sáng qua ống kính ( TTL ), điều này làm cho việc đo sáng trở nên chính xác hơn. DP-1 sử dụng kim để chỉ thị kết quả đo sáng. Hệ ngắm có đo sáng DP-1 có 3 loại: loại không chấm, loại chấm xanh và loại chấm đỏ. Bộ phận biến trở chiết áp đều chỉnh đo sáng trong những đời không có chấm thường được làm bằng vòng carbon. Vòng điện trở carbon này thường hkông bền. Theo thời gian vòng này hay bị hỏng và đo sáng không thể hoạt động được. Đối với loại có chấm xanh và chấm đỏ, vòng điện trở làm bằng kim loạinên bền hơn. Chỉ thị đúng sáng, thiếu sáng được thể hiện bằng kim. Kim được chiếu sáng bằng một cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Một nhược điểm là khi chụp trong bóng tối thì không thể theo dõi được kim chỉ thị. Độ nhạy sáng của phim từ 6-6400ASA, vùng nhạy sáng là EV 1-17 với ASA 100. DP-1 là hệ ngắm Non-AI của F2.

    Nhân tiện, nói thêm một chút về các loại ống kính Non-AI, AI, AIS của Nikon. AI là "Auto Indexing", có nghĩa là tự động đánh chỉ số. Trước đây, khi mới có chế độ đo sáng qua ống kính TTL ( thru the lens ), để đo sáng đúng khẩu độ chụp, ống kính phải khép vào tới khẩu tương ứng. Tại những khẩu độ nhỏ, khung nhìn sẽ rất tối và cản trở quan sát. Với những đời ống kính sau này, khi lắp vào máy, ống kính sẽ luôn mở ở khẩu độ rộng nhất và chỉ khép lại đúng khẩu độ thực tế khi bấm chụp. Như vậy khung nhìn sẽ sáng hơn rất nhiều, nhưng khi đó lượng ánh sáng vào bộ đo sáng sẽ tương ứng với khẩu độ rộng nhất của ống kính và bộ đo sáng sẽ cho kết quả tương ứng với khẩu độ to nhất này. Để bộ đo sáng chỉ đúng giá trị đối với khẩu độ thực tế đặt trên ống kính, cần phải bù trừ khẩu độ và chỉ cho bộ đo sáng biết:
    - Khẩu độ rộng nhất của ống kính là bao nhiêu và
    - Khẩu độ thực tế được đặt trên ống kính.
    Đối với những máy non-AI và ống kính non-AI, người chụp phải chỉ rõ khẩu độ rộng nhất của ống kính bằng cách vặn vòng khẩu độ hết đến khẩu độ rộng nhất. Ví dụ ống kính 50 f2, phải vặn vòng khẩu đến khẩu độ f2. Điều này làm cho bộ nhớ khẩu độ của bộ đo sáng ghi lại khẩu độ rộng nhất ( bằng cơ ).

    Để làm cho việc lắp ống kính được nhanh hơn, Nikon cải tiến các thân và ống kính để có thể tự động đọc khẩu độ lớn nhất mà không phải vặn vòng khẩu. Từ khi đó, các ống kính AI và thân máy AI ra đời. Lúc này trên đuôi ống kính có một cái chốt để chỉ khẩu độ lớn nhất. Khi lắp vào thân máy, dựa vào vị trí cái chốt này mà thân máy sẽ xác định đượckhẩu độ lớn nhất của ống kính và bộ đo sáng sẽ tự động bù trừ để chỉ được đúng giá trị.

    Như vậy ống non-AI không có chốt trên đuôi để chỉ khẩu độ lớn nhất, còn các ống AI sẽ có thêm cái chốt này. Ngoài ra để nhận khẩu độ thực tế, các ống non-AI phải truyền khẩu độ vào thân non-AI thông qua một lẫy tai thỏ gắn trên vòng khẩu độ. Những ống AI mốn truyền được khẩu độ cho các thân máy non-AI cũng cần có chốt tai thỏ. Như vậy các ống manual AI, AIS có chốt tai thỏ để sử dụng khi gắn vào các thân non-AI ( như Nikon F, F2 photomic, F2S, F2SB, nikormat FT, FTN, FT2 ). Khi gắn ống kính AI vào thân AI, những chốt tai thỏ này hoàn toàn không cần thiết.
    ( em sẽ viết tiếp. )
    Được sửa bởi m42 lúc 05:05 PM ngày 18-12-2007
    Ghét Rollei! Thù Rollei!

  9. #19
    Tham gia
    27-05-2007
    Bài viết
    722
    Danh sách ở trên đầu thiếu mất F80 phải không các bác?

    Xin phép bác apham chủ trì topic này cho em được post thông tin từ trang http://www.mir.com.my/rb/photography.../htmls/models/ về các máy F của Nikon như sau:

    1 Nikon F 1959
    2 Nikkorex F 1962
    3 Nikon F Photomic T 1965
    4 Nikon Nikkormat FT 1965
    5 Nikon F Photomic Tn 1967
    6 Nikon F Photomic Tn, NASA
    7 Nikon Nikkormat FTn 1967
    8 Nikon F2 1971
    9 Nikon F2 Photomic 1971
    10 Nikon F2 Photomic S 1973
    11 Nikon F2SB 1976
    12 Nikon F2 Photomic A 1977
    13 Nikon F2 Photomic AS 1977
    14 Nikon FM 1977
    15 Nikon Nikkormat FT3 1977
    16 Nikon FE 1978
    17 F2 Titan 1976
    18 Nikon F2 25th Year Anniversary
    19 Nikon F2 Gold
    20 Nikon F2 Data Camera
    21 F2 High Speed Motor Drive Camera
    22 Nikon F3 1980
    23 Nikon F3HP 1982
    24 Nikon F3T 1982
    25 Nikon FG 1982
    26 Nikon FM2 1982
    27 Nikon F3AF 1983
    28 Nikon FM2n 1983
    29 Nikon FE2 1983
    30 Nikon F3/T Classic
    31 Nikon F3 Limited
    32 Nikon F3/T Black
    33 Nikon FA 1983
    34 Nikon FA Gold 1984
    35 Nikon FG20 1984
    36 Nikon F301/N2000 1985
    37 Nikon F501/N2020 1986
    38 Nikon F401/N4004 QD 1987
    39 Nikon F801/N8008 1988
    40 Nikon F4 1988
    41 Nikon F4s 1988
    42 Nikon F4e
    43 Nikon F4 Press
    44 Nikon F401s/N4004s QD 1989
    45 Nikon F601/N6006 QD 1990
    46 Nikon F601m/N6000 1990
    47 Nikon F801s/N8008s 1991
    48 Nikon F401x/N4004sQD 1991
    49 Nikon F90 1992
    50 Nikon F50 1994
    51 Nikon F90x 1994
    52 Nikon F70 1994
    53 Nikon FM2/T 1994
    54 Nikon FM10 1995
    55 Nikon FE10 1996
    56 Nikon F5 1996
    57 Nikon F3 High Speed Motor Drive 1997
    58 Nikon F100 1999
    59 Nikon F60 1999
    60 Nikon F5 50th Anniversary Model 1999
    61 Nikon F80 2000
    62 Nikon FM2n Y2k Model 2000
    63 Nikon F65 QD/N65QD 2000
    64 Nikon F55QD/N55QD 2002
    65 Nikon F75QD/N75QD 2003
    66 Nikon F6 2004
    Được sửa bởi ctm lúc 01:34 AM ngày 12-12-2007

  10. #20
    Tham gia
    14-03-2005
    Location
    Sunshine State
    Bài viết
    3,601
    Nikon F, 1959
    Tháng 5 năm 1959, Nikon lần đầu tiên giới thiệu Nikon F, máy SLR đầu tiên của Nikon. Nikon F được bắt đầu phát triển vào năm 1955 và cuối cùng sự ra đời của Nikon F đã đánh dấu 1 bước ngoặc quan trọng trong lịch sử máy ảnh 35mm. Nikon F là máy SLR đầu tiên có khung ngắm 100% và cũng là máy SLR đầu tiên hỗ trợ hệ thống tự động lên phim với tốc độ chụp liên tục nhanh nhất 4 ảnh/giây. Đây cũng là những điểm vượt trội đưa đã đến sự thành công của Nikon F.

    Nikon F được sản xuất từ năm 1959 và được thay thế bằng Nikon F2 năm 1974, 862.600 Nikon F đã được sản xuất.

    Cùng với sự ra đời của Nikon F là dòng ống kính Nikkor F mount. F mount vẫn được Nikon sử dụng cho máy kỹ thuật số ngày nay. Ống kính cho máy Nikon F trước đây được gọi là ống kính Nikon F. Tuy nhiên ngày nay mọi người gọi là ống kính non-AI. Sở dĩ có cái tên là non-AI là vì năm 1977, Nikon giới thiệu ống kính AI nên những ống kính trước đó được gọi là non-AI.

    Một số thông số kỹ thuật chính của Nikon F:

    * Máy: SLR, sử dụng film 35mm.
    * Ống kính: Tất cả ống kính Nikon F ngoại trừ ống kính dòng G.
    * Màn trập: hoàn toàn toàn bằng cơ, không cần dùng pin.
    * Tốc độ: 1s đến 1/1000s, B, T.
    * Tốc độ ăn đèn: 1/60s.
    * Khung ngắm: 100%, có thể thay đổi.
    * Đo sáng: không hỗ trợ hệ thống đo sáng.
    * Focus screen: Có thể thay đổi với 18 focus screen khác nhau. Focus screen type A được cung cấp với Nikon F.
    * Motor drive: tương thích với Nikon F36 và F250.



    Nikon F Photomic, 1962
    Nikon F Photomic: thân Nikon F với khung ngắm F Photomic.
    Nikon F Photomic được nâng cấp hệ thống đo sáng thông qua 1 ống kính nhỏ nằm trên khung ngắm chứ không qua ống kính. Do đó khi gắn kính lọc trên ống kính phải tự điều tốc độ/khẩu độ để bù trừ. Độ nhạy sáng điều chỉnh được từ ASA 10 đến 1600. Sử dụng 1 pin mercury PX-13. Nikon F Photomic được thay thế bằng Nikon F Photomic T năm 1966.

    Nikon F Photomic T, 1966
    Nikon F Photomic T: thân Nikon F với khung ngắm Photomic T.
    Nikon F Photomic T là hệ thống đo sáng qua ống kính do đó không cần phải tự điều chỉnh bù trừ khi gắn kính lọc như Nikon F Photomic. Do sáng trung bình toàn bộ khung ngắm. Độ nhạy sáng điều chỉnh được từ ASA 25 đến 6400. Sử dụng 2 pin mercury PX-13.



    Nikon F Photomic Tn, 1967
    Nikon F Photomic Tn: Thân Nikon F với khung ngắm Photomic Tn.
    Nikon F Photomic Tn tương tự như Nikon F Photomic T đo sáng qua ống kính nhưng đo sáng center-weight theo vòng tròn 12mm giữa khung ngắm. Độ nhạy sáng điều chỉnh được từ ASA 25 đến 6400. Sử dụng 2 pin mercury PX-13. Nikon F Photomic Tn được thay thế bởi Nikon F Photomic FTn 1 năm sau đó, 1968.

    Nikon F Photomic FTn, 1968
    Nikon F Photomic FTn: Thân Nikon F với khung ngắm Photomic FTn.
    Nikon F Photomic FTn là mẫu Nikon F cuối cùng hoàn thiện nhất với hệ thống đo sáng qua ống kính và chế độ đo sáng center-weight. Độ nhạy sáng điều chỉnh được từ ASA 6 đến 6400. Sử dụng 2 pin mercury PX-13.


    Được sửa bởi VPT lúc 10:38 AM ngày 14-12-2007
    Nikon ... Nikkor ... Nikkor ...

Trang 2 / 12 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •