Trang 3 / 66 Đầu tiênĐầu tiên 123451353 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 657

Chủ đề: Hà Nội Đêm

  1. #21
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Thuỷ Tạ

    Nhà hàng Thuỷ Tạ xưa chuyên bán kem cốc. Trước là doanh nghiệp nhà nước nay đã được cổ phần hoá nên có khá nhiều thay đổi. Tầng 1 ngoài bán kem thì bán cả cà phê, sinh tố, đồ ăn nhanh. Tầng 2 thì chuyển thành nhà hàng Long Đình, các món ăn truyền thống VN ở đây thường được khách du lịch thích thú. Như giá không hề rẻ, Giữa bữa ăn có phục vụ ca nhạc với các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Các ca sỹ có thể tấu các bản nhạc nước ngoài hoặc có thể hát các bài cực thông dụng...


  2. #22
    Tham gia
    24-04-2012
    Bài viết
    1,062
    Cảm ơn các bác thangnguyentoan, bác kimtuyet22 và bác traihanoi2012 các bác có ảnh đẹp quá, mình phải học các bác nhiều, mong ngày nào được đi phơi cùng các bác để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

    Bác traihanoi2012 có nhiều ảnh đẹp và lời giới thiệu về những công trình rất hay, chắc những người chưa 1 lần tới Hà Nội được đọc và xem những bức ảnh của bác sẽ cảm thấy như đang ở đó vậy.

    Cảm ơn các bác đã tham gia cùng.

    Tiếp theo là: Cửa Bắc

    Đây là cổng duy nhất trong 5 cổng Hoàng thành Thăng Long còn sót lại đến ngày nay.

    Nằm trên phố Phan Đình Phùng, cửa bắc (Bắc Môn) một trong số ít phần còn lại của thành quách Thăng Long – vẫn sừng sững, uy nghi, trầm mặc với hai vết đạn thần công Pháp ghi dấu một thời Hoàng thành chìm trong lửa đạn quân xâm lăng. Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m.

    Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai ống máng bằng đá.

    Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di – biến trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác.

    Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội - Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp.

    Nhiều người dân vẫn thường xuyên lên vọng lâu Bắc Môn để thắp nhang tưởng nhớ hai vị anh hùng lẫm liệt – những người được hậu thế kính cẩn đặt tên cho hai con đường hiện đại chạy hai bên tả hữu vòng thành cổ năm xưa.

    Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc. Gạch xây thành có kích thước 35,5cm x 10cm x 12cm. Đá kê có kích thước dài từ 38 đến 86cm.

    Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí hoa sen. Hai cánh cổng thành bằng gỗ đã được trùng tu có tổng diện tích 24m2, trọng lượng khoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng trọng lượng khoảng 80kg. Phía ngoài bên trên cổng thành còn ba chữ Hán khắc đá: “Chính Bắc Môn”, diềm biển trang trí hoa dây.

    Theo cứ liệu lịch sử và những bức ảnh tư liệu chụp từ thời thành Hà Nội chưa bị phá, hai bên Bắc Môn phía trong tường thành có lối dẫn lên vọng lâu được xây bằng gạch theo hình tam giác.
    Trước Bắc Môn là chiếc cầu gạch bắc qua con hào rộng bao quanh thành. Vị trí con hào phía trước Bắc Môn hiện nay chính là bãi cỏ, vỉa hè và một phần lòng đường phố Phan Đình Phùng.

    Có ý kiến cho rằng, chiếc cầu bắc qua hào vào Bắc Môn là cầu gạch kiên cố, không phải cầu treo nên con hào không mang tính phòng thủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, dù cầu vào thành không phải là cầu treo, nhưng mục tiêu phòng thủ của con hào bao quanh thành cổ là chính yếu – nó giúp hạn chế giặc tiếp cận chân thành.

    Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành.

    Năm 1998, tại khu vực Bắc Môn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết kiến trúc ở độ sâu 1,66m và 2,2m, trong đó có vết tích của những đoạn tường thành xây bằng đá và gạch vồ thời Lê.
    Ngày nay, Bắc Môn trở thành điểm tham quan thú vị đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách có thể dễ dàng nhận thấy phía ngoài Bắc Môn vẫn còn lưu dấu 2 vết đạn thần công của Pháp khi chúng dùng chiến thuyền tấn công thành Hà Nội từ phía bờ sông Hồng năm 1882.

    Thành cửa Bắc không chỉ là một di tích còn sót lại của khu thành cổ Hà Nội mà còn là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội.

    19#

    Được sửa bởi nhannguyenvt lúc 08:45 AM ngày 20-12-2012
    Phàm làm người thì phải biết xấu hổ.
    https://www.facebook.com/groups/295312813933967/

  3. #23
    Tham gia
    16-10-2012
    Bài viết
    74
    Em có một tư tưởng cũng ấp ủ muốn phơi đêm. Nhưng đợt này Gấu nhà em mới sinh, nên dk và time cũng chưa cho phép. Nên đưa cái tư tưởng này, để các bác xem qua cùng em nhé. Vì cũng đọc được câu của bác Nhân" Muốn ảnh đẹp và giới thiệu các công trình văn hóa và lịch sử về Hà Nội".

    Phơi sáng về các công trình : Thăng Long tứ trấn - Dấu mốc long mạch đất kinh kỳ (Thăng Long Hoàng Thành)

    Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền:

    - Đền Bạch Mã trấn phía Đông;

    - Đền Voi Phục trấn phía Tây;

    - Đền Kim Liên trấn phía Nam;

    - Đền Quán Thánh trấn phía Bắc.

    Theo em hiểu là như thế. các bác cho em xin ý kiến về ý tưởng này nhé
    Được sửa bởi MrZim lúc 08:57 AM ngày 20-12-2012
    D7100 + 18-105mm + 35mm f/1.8G + SB400

  4. #24
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Quote Được gửi bởi MrZim View Post
    Em có một tư tưởng cũng ấp ủ muốn phơi đêm. Nhưng đợt này Gấu nhà em mới sinh, nên dk và time cũng chưa cho phép. Nên đưa cái tư tưởng này, để các bác xem qua cùng em nhé. Vì cũng đọc được câu của bác Nhân" Muốn ảnh đẹp và giới thiệu các công trình văn hóa và lịch sử về Hà Nội".

    Phơi sáng về các công trình : Thăng Long tứ trấn - Dấu mốc long mạch đất kinh kỳ (Thăng Long Hoàng Thành)

    Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền:

    - Đền Bạch Mã trấn phía Đông;

    - Đền Voi Phục trấn phía Tây;

    - Đền Kim Liên trấn phía Nam;

    - Đền Quán Thánh trấn phía Bắc.

    Theo em hiểu là như thế. các bác cho em xin ý kiến về ý tưởng này nhé
    Em thích cái ý tưởng này. Em có ý định cũng khá lâu là sẽ chụp toàn bộ thắng cảnh Hà Nội. Làm theo cồ lếch sừn như thế nó mới thú vị, ngặt nỗi không có thời gian để thực hiện.
    Hoặc chụp các đình, chùa, miếu tại Hà Nội cũng là một điều khá thú vị rất có ích cho việc giới thiệu Hà Nội bằng hình ảnh.

  5. #25
    Tham gia
    16-10-2012
    Bài viết
    74
    Quote Được gửi bởi traihanoi.2012 View Post
    Em thích cái ý tưởng này. Em có ý định cũng khá lâu là sẽ chụp toàn bộ thắng cảnh Hà Nội. Làm theo cồ lếch sừn như thế nó mới thú vị, ngặt nỗi không có thời gian để thực hiện.
    Hoặc chụp các đình, chùa, miếu tại Hà Nội cũng là một điều khá thú vị rất có ích cho việc giới thiệu Hà Nội bằng hình ảnh.
    Theo tìm hiểu của em thì là thăng long tứ trấn bao gồm.

    Bốn ngôi Đền xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau.

    Đây cũng là những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt.

    Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tứ trấn vẫn trường tồn cùng thời gian, trở thành niềm tự hào của dân tộc Lạc Hồng.

    Đền Bạch Mã:

    Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ hướng Đông. Ngài là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục.

    Truyền thuyết kể rằng: Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (năm 1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc. Thành xây xong, nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đấy Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền.
    Đền đã được sửa chữa, tu bổ nhiều lần:

    + Cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng.

    + Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác).

    + Năm 1829, Đền được sửa chữa rất tráng lệ.

    + Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái Đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong Đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của Đền, Thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong Đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.

    Hội Đền hằng năm mở ngày 12 và 13-2 âm lịch hàng năm .

    Đền Voi Phục:

    Đền còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội, ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm.

    Truyền thuyết ghi lại rằng thần vốn là một Thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quý đặt tên là Linh Lang. Tương tự như người anh hùng làng Gióng, khi đất nước có giặc ngoại xâm, Hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược. Sau chiến thắng, bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm và biến mất. Vua cho lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”.

    Đền thờ Linh Lang được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông. Cửa đền có đắp hai vị voi quỳ. Trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm, tương truyền đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu lên rồi hóa thành giao long và trườn xuống hồ. Trải qua những biến cố của lịch sử, chiến tranh, và nhiều lần trùng tu, nay Đền không còn hình dáng cũ.

    Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng".

    Lễ hội Đền Voi Phục mở từ ngày 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm.

    Đền Kim Liên:

    Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.

    Tương truyền Thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ

    Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi Đền không còn nguyên dạng (Toàn bộ Nhà Bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại Nhà Hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ.

    Tam quan và Đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn.

    Các con rường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân.

    Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong trong đó 26 đạo sắc phong thời Lê Trung Hưng, 13 đạo sắc phong thời Nguyễn; ngoài ra là các câu đối, bia đá trong hốc cây có bài văn bia của Lê Trung Hưng.
    Lễ hội đền Kim Liên mở vào ngày 16-3 âm lịch hàng năm.

    Đền Quán Thánh:

    Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.

    Sự tích cho rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

    Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.

    Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Trong đền có một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn. Pho tượng đồng đen lớn này là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã.

    Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m, mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa.

    Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của Việt Nam cách đây ba thế kỷ.

    Tại nhà Bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan.

    Văn bia tại Đền do Trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai.

    Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân.

    Đền đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu kiến trúc hiện nay là của thời Nguyễn.

    Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch./.
    D7100 + 18-105mm + 35mm f/1.8G + SB400

  6. #26
    Tham gia
    17-03-2012
    Bài viết
    1,897
    Quote Được gửi bởi nhannguyenvt View Post
    Cảm ơn các bác thangnguyentoan, bác kimtuyet22 và bác traihanoi2012 các bác có ảnh đẹp quá, mình phải học các bác nhiều, mong ngày nào được đi phơi cùng các bác để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
    Cảm ơn Bác, Em góp tiếp ạ.


    #20

    Ven Hồ Gươm.

    Được sửa bởi kimtuyet22 lúc 04:25 PM ngày 20-12-2012
    Tinh Compact...!

  7. #27
    Tham gia
    03-08-2009
    Bài viết
    987
    Xin lỗi, e thấy các cụ rất nhiệt huyết với những giá trị văn hóa, lịch sử của đất Hà Thành, nhưng chắc các cụ đã biết rằng danh lam thắng cảnh ở đất HN này thì 9/10 đã được trùng tu cho mặc áo mới, dùng mỹ phẩm chất lượng "tàu khựa".

    Cũng may là tháp rùa nằm ở vị trí đắc địa, lại ít bị động đất nên không bị trùng tu.

    Thế nên chúng ta cứ ra tháp rùa phơi nhỉ?

  8. #28
    Tham gia
    16-10-2012
    Bài viết
    74
    Quote Được gửi bởi chestervn View Post
    Xin lỗi, e thấy các cụ rất nhiệt huyết với những giá trị văn hóa, lịch sử của đất Hà Thành, nhưng chắc các cụ đã biết rằng danh lam thắng cảnh ở đất HN này thì 9/10 đã được trùng tu cho mặc áo mới, dùng mỹ phẩm chất lượng "tàu khựa".

    Cũng may là tháp rùa nằm ở vị trí đắc địa, lại ít bị động đất nên không bị trùng tu.

    Thế nên chúng ta cứ ra tháp rùa phơi nhỉ?
    ảnh bác phơi công trường royal city đẹp quá.
    D7100 + 18-105mm + 35mm f/1.8G + SB400

  9. #29
    Tham gia
    20-11-2007
    Location
    Ha Noi
    Bài viết
    148
    Em có tấm ảnh đêm ở Hồ Tây chụp cũng lâu lâu rồi, xin phép được mang lên đây khoe tí tẹo

    ________________________________________
    http://www.flickr.com/photos/fujis5200/

  10. #30
    Tham gia
    20-11-2007
    Location
    Ha Noi
    Bài viết
    148
    Cả tấm này nữa :P

    ________________________________________
    http://www.flickr.com/photos/fujis5200/

Trang 3 / 66 Đầu tiênĐầu tiên 123451353 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •