Trang 2 / 66 Đầu tiênĐầu tiên 12341252 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 657

Chủ đề: Hà Nội Đêm

  1. #11
    Tham gia
    24-04-2012
    Bài viết
    1,062
    Tiếp theo: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

    Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước tác động của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản Pháp được đẩy mạnh sau khi giai đoạn chiến tranh chinh phục và bình định đã kết thúc (1858 – 1896), xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển ngày càng rõ rệt. Trên cơ sở mầm mống kinh tế tư bản đương hình thành, một ý thức tư tưởng mới đã có điều kiện thuận lợi để nảy nở và phát triển. Cộng thêm vào đó là ảnh hưởng bên ngoài cũng dồn dập tràn vào, từ Trung Quốc sang, từ Nhật Bản tới, càng củng cố them trào lưu tư tưởng mới.
    Giữa bầu không khí chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ như vậy, và trong hoàn cảnh cụ thể nước ta hồi đó, hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản dân tộc lại chưa thành hình, sứ mạng tiếp thu tư tưởng mới (tư tưởng tư sản) lại thuộc về các sĩ phu tiến bộ nặng lòng yêu nước thương nòi, đang thiết tha mong nước giàu dân mạnh. Chủ trương làm cách mạng, mở đầu bằng phát triển văn hóa, những sĩ phu yêu nước và tiến bộ hồi đầu thế kỷ XX thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục (tức “trường học mở ra vì việc nghĩa ở Đông Kinh”) với mục đích truyền bá tư tưởng mới, đề cao việc yêu nước kết đoàn, tiến tới xây dựng phong trào trong nhân dân cả nước.
    Tháng 3/1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu khai giảng tại nhà số 10, phố Hàng Đào (Hà Nội). Theo như kêu gọi, đó là một trường học tư hợp pháp, được chính quyền thực dân cho phép hoạt động.
    Sáng lập viên là cụ Cử Lương Văn Can và Nguyễn Quyền, cùng nhiều nhà nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ như Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Hữu Cầu… Nhà trường do Lương Văn Can làm Hiệu trưởng (lúc đó gọi là Thục trưởng), Nguyễn Quyền làm Giám học.
    Học sinh không phải đóng học phí, mà còn được cấp giấy bút, sách vở, lại có ký túc xá cho độ vài chục học viên ăn ở, học tập ngay tại trường. Giáo viên lúc đầu đều không có lương, nhờ tài chính của nhà trường ngày càng dồi dào nên về sau mới có một trợ cấp nhỏ hàng tháng; ban Cổ động dùng hai hình thức diễn thuyết và bình văn để tuyên truyền cổ động cho nhà trường. Diễn thuyết hồi đó là một phương pháp tuyên truyền rất mới để phổ biến những tư tưởng mới trước một số đông người, như hô hào bài trừ hủ tục (rượu chè, ma chay, khao vọng, kêu gọi cắt tóc ngắn, vận động mua sách báo mới, mở trường học theo lối mới). Những buổi bình văn giới thiệu công khai các bài văn thơ yêu nước, là những dịp tuyên truyền lòng yêu nước cho đông đảo quần chúng.
    Các buổi bình văn và diễn thuyết của Đông Kinh Nghĩa Thục đã mở rộng ảnh hưởng nhà trường trong nhân dân, kết quả là số người quyên tiền ủng hộ và gửi con em đến học ngày càng đông, cũng như một số hủ tục đã có phần giảm sút. Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục đã phản ánh sức thu hút mạnh mẽ và rộng rãi của hoạt động cổ động tuyên truyền của nhà trường như sau:
    “Buổi diễn thuyết người đông như hội
    Kỳ bình văn khách đến như mưa”

    5#

    Được sửa bởi nhannguyenvt lúc 10:04 PM ngày 19-12-2012
    Phàm làm người thì phải biết xấu hổ.
    https://www.facebook.com/groups/295312813933967/

  2. #12
    Tham gia
    08-11-2007
    Location
    Hà Nội, Việt Nam
    Bài viết
    166
    Em góp vài tấm với bác ạ!

    Cầu Long Biên
    #6


    #7


    #8

  3. #13
    Tham gia
    03-09-2012
    Bài viết
    211
    Quote Được gửi bởi nhannguyenvt View Post
    Bác MrZim mời bác hôm nào cùng đi phơi đêm nhé.



    Vâng giá như hệ thống đèn đó sáng thì hay quá, chắc khủng hoảng kinh tế nên người ta không bật bác ạ.



    Họ không bật đâu ạ, hoặc có lẽ hỏng rồi cũng nên, các công trình phục vụ 1000 năm Thăng Long có cái nào có chất lượng đâu bác.



    Cảm ơn bác adz.



    Cảm ơn các bác đã ghé thăm, nhất là bác hung.nguyen tham gia post ảnh lên nữa, tấm cầu Long Biên của bác đẹp quá, tôi chưa có cột cờ, chắc tới đây thế nào tôi cũng phải qua đó phơi 1 tấm. Dạ nếu thứ bảy này trời nắng ấm chắc lại làm một buổi nữa ạ.
    Tiếc quá Bác Nhân ơi, Em có việc ko tham gia vụ tới được, hẹn Bác cuối năm cũ đón chào năm mới chụp phơi Pháo hoa được không ợ

  4. #14
    Tham gia
    17-03-2012
    Bài viết
    1,897
    Em xin góp một tấm Tháp Rùa - Hồ Gươm - Hà Nội ạ...
    #9

    Tinh Compact...!

  5. #15
    Tham gia
    08-11-2007
    Location
    Hà Nội, Việt Nam
    Bài viết
    166
    Một góc Hà Nội

    Bộ Lao động Thương binh Xã hội


    Nhà hát lớn


    Ngân hàng nhà nước (phía xa là Vietcombank Tower và BIDV Tower)

  6. #16
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Lăng Hồ Chí Minh



    Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

    Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước [1]. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

    Xây dựng lăng

    Năm 1968, ngay trước khi Hồ Chí Minh qua đời, một chuyên viên Liên Xô đã bí mật đến Hà Nội để cố vấn các chuyên gia Việt Nam về công nghệ ướp xác. Tháng 3 năm sau, một nhóm chuyên viên người Việt đến Moskva để tham khảo thêm và báo cáo về tình hình nắm giữ công nghệ này. Lúc này, đây là một đề tài nhạy cảm trong các nhà lãnh đạo Đảng vì theo di chúc Hồ Chí Minh có nguyện vọng được hỏa táng. Tuy nhiên, bí thư Lê Duẩn đã từng đề nghị Hồ Chí Minh nên cho bảo quản thi hài lâu dài để đồng bào miền Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy ông không nói gì.[5] Ngay vào thời điểm ông mất, Bộ Chính trị vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc này.[6]

    Trong lễ truy điệu, đến dự có đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng dẫn đầu đến viếng. Bí thư Lê Duẩn đã đề nghị cho chuyên gia Liên Xô sang gấp để bảo quản thi hài. Chủ tịch đoàn Liên Xô cứng rắn nói rằng phải đưa thi hài sang Liên Xô. Lúc đó, Lê Duẩn đã khóc và bác bỏ: "Không thể được, theo phong tục Việt Nam, Người phải ở lại với đồng bào chúng tôi!". Chủ tịch đoàn lập tức điện về Liên Xô, xin ý kiến và đã đồng ý cử ngay chuyên gia sang Việt Nam giúp bảo quản thi hài.[5]

    Sau Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch.[7] Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.[7]

    Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngoài gửi thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và 34.022 người tham gia ý kiến.[7]

    Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.[7]

    Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Ngoài ra còn có công trình bảo vệ đặc biệt chống lụt phòng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn. Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong trường hợp có chiến tranh.[7]

    Việc thiết kế hết 2 năm.[7]

    Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa, nghệ thuật lớn. Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.

    Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thìa, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà, Yên Bái), còn cát lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng.

    Về thi hài của Hồ Chí Minh, thì theo tiết lộ của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông thì khi Mao Trạch Đông mất năm 1976, vì lúc đó quan hệ Trung Quốc với Liên Xô đang xấu nên thay vì qua Liên Xô tham khảo cách giữ thi hài, họ gửi hai người đến Hà Nội để học hỏi cách bảo quản thi hài, theo cách bảo quản thi hài Hồ Chí Minh tại Lăng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chuyến đi không kết quả vì Việt Nam từ chối chia sẻ kinh nghiệm và còn không cho các nhà khoa học Trung quốc xem thi hài Hồ Chí Minh.

    Miêu tả

    Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng[7]. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quí do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hòa đóng.[7] Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.

    Chính giữa lăng là phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch Hà Tây. Trên tường có 2 lá quốc kỳ và đảng kỳ lớn, ghép từ 4.000 miếng đá hồng ngọc Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng.[7] Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt - Xô chế tác. Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Nóc giường bằng kim loại, có hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa tự động. Giường được đặt trên bệ đá, có hệ thống thang máy tự động.[7]

    Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, Lễ thượng cờ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng (mùa nóng); 6 giờ 30 phút sáng (mùa lạnh) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 9 giờ tối hàng ngày[10]. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sỹ. Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có nhiều đoàn khách ở các tỉnh thành phố và nước ngoài đến thăm viếng.
    Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83..._Ch%C3%AD_Minh

  7. #17
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Làng đúc đồng Ngũ Xã



    Làng Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội.

    Thế kỷ 17-18 đời Lê, một số thợ đúc đồng ở năm xã của huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) và huyện Văn Lâm, Hưng Yên là xã Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Đào Viên (hay Thái Ti) và Điện Tiền (có tài liệu khác nói năm xã của tổng Đề Cầu: An Nhuệ, Kim Tháp, Lê Xá, Thư Đôi và Đề Cầu) có tên Nôm là làng Hè, làng Me, làng Giồng, làng Dí trên và làng Dí dưới kéo về đây mở lò đúc đồng, gọi là Tràng Ngũ Xã (trường đúc của năm xã).

    Ngũ Xã là một địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Những pho tượng và đồ thờ bằng đồng của Ngũ Xã đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam. Một trong những sản phẩm của Ngũ Xã được nhắc tới nhiều nhất là pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Pho tượng cao 3,95 m, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60 m, không có những sai sót về kỹ thuật đúc. Đây được xem là pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng khác như tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh đúc năm 1677, chuông chùa Một Cột cũng được nhiều tài liệu ghi nhận là sản phẩm của các nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã.
    “ Lửa đóm ghen Năm Xã gây lò...
    (Lò đồng Ngũ Xã đỏ lửa suốt cả đêm thâu khiến cho lũ đom đóm phải ghen tức vì chúng mất độc quyền soi sáng) ”

    Những năm cuối thế kỷ 20, làng Ngũ Xã đúc đồng bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nghề đúc đồng truyền thống bị thu hẹp thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là món ăn nổi tiếng món phở cuốn món ăn mới, lạ mắt, lạ tai duy nhất có ở Hà Nội hiện nay, món ăn thu hút nhiều nam nữ thanh niên và du khách trong nước và nước ngoài đến thưởng thức.

    Hiện ở đây có chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự, xây thế kỷ 18, thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không nên lấy tên Thần Quang theo chùa chính thờ ông này ở Thái Bình) và đền Ngũ Xã thờ Mẫu

  8. #18
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Góp cùng các bác mấy tấm ảnh chụp đã lâu.

    Góc phố Đinh Tiên Hoàng ven Hồ Gươm về đêm




  9. #19
    Tham gia
    25-05-2012
    Bài viết
    699
    Nhà thờ lớn buổi bình minh


  10. #20
    Tham gia
    15-12-2011
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    359
    Thành phố về đêm nhìn đẹp hơn ban ngày nhỉ :D
    TheZuMountainSaga

    H90

Trang 2 / 66 Đầu tiênĐầu tiên 12341252 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •