Trang 70 / 83 Đầu tiênĐầu tiên ... 2060686970717280 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 691 đến 700 / 825

Chủ đề: Sống chậm một chút, hoài niệm một chút, vài lời, vài điều gửi gắm, xẻ chia ...

  1. #691
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Tắm sông by kachikun, on Flickr

    (Dịch bởi Tĩnh Tư - Weibo Viêt Nam)

    Giây phút nào bạn cảm thấy những góc cạnh của bản thân bị cuộc sống mài mòn?

    Tầm 6 năm trước, tôi vẫn có thể vì tiền một bữa ăn mà cãi nhau với bạn cùng phòng. Cậu ta rất không biết điều, lòng dạ hẹp hòi, mỗi lần đến giờ cơm trưa đều nhờ bạn mua về, lặng lẽ ăn cơm, tiền cơm bữa đó cũng lặng lẽ quên đi. Mọi người đêu ở chung một phòng, kiểu gì cũng chạm mặt, đều sẽ không vì mười mấy hai mươi nghìn tiền cơm mà trở mặt, cậu ta chính là lợi dụng tâm lí này.
    Hôm đó sau khi hết tiết, nó gọi cho tôi mấy cuộc điện thoại, nhờ tôi mua giúp nó một phần cơm, mẹ nó yêu cầu lại còn nhiều, nào phải cho nhiều ớt, nào phải không hành lá, lúc đó là những ngày nóng nhất của mùa hè, tôi nhẫn nhịn mang cơm về. Vừa trở về phòng, nó đã oán thán:

    “Sao lâu quá vậy, tao sắp đói chết rồi đây”
    Tôi để cơm lên bàn, đưa tay đòi tiền: mười sáu nghìn

    Nó không thèm nhìn, ngồi xuống tách đũa:
    “Đợi tao ăn xong rồi đưa mày”

    Vậy thì đợi, tôi hạ quyết tâm xem xem rốt cuộc nhân phẩm của nó ra sao, nhai xong cơm mất nửa tiếng, ăn xong thì mọi người hầu như đều đang ngủ trưa. Nó đi vào nhà vệ sinh đi tiểu rồi gọi điện thoại cho bạn gái mất thêm mười mấy phút, lúc này mọi người hầu như đã ngủ say cả, nó thấy tôi còn chưa ngủ, lại muốn chơi chiêu nhây:

    “Điện thoại tao giờ hết tiền rồi, để mai tao gửi mày sau ha”

    Đây là cách mà nó thường dùng, hôm nay hẹn ngày mai, ngày mai hẹn ngày mốt hẹn cho đến khi người ta hoặc là quên hoặc là ngại mở miệng đòi tiền, nhưng mà tôi không muốn bị nó dắt mũi, tôi nói:

    “ Cmn không có tiền lại còn nói gì mà ăn xong sẽ trả? Đều là đàn ông nói lời phải giữ lời. Trả tiền cho tao, bây giờ!”
    Nó ngẩn người một chút, sắc mặt trở nên khó coi: “Mày có ý gì? Mẹ nó mấy nghìn bạc mà đến mức đó à? Làm như đòi nợ”

    Tôi nói:
    “Đây không phải là vấn đề tiền, đây là vấn đề thể diện. Hơn nữa, mày có lần nào nhờ mua cơm mà trả tiền chưa? Xem giờ còn có người giúp mày mua cơm nữa không? Nó thẹn quá hoá giận, một chân đạp lên bàn học của tôi:

    “Cmn, tao có lúc nào không đưa tiền, nói cho cẩn thận”

    Mọi người bị làm ồn đều tỉnh cả, lờ mờ nhìn hai đứa tôi. Quan điểm của tôi chính là động thủ không động khẩu. Tôi cầm lấy chai nước bên cạnh đập lên đầu nó, không chờ nó đưa tay che đầu, tôi liền đấm vào mặt nó chảy máu mũi. Tôi hét vào mặt: “Dám đạp lên bàn của tao? Ba mày có phải không dạy mày ăn cơm trả tiền? Nuốt tiền người khác còn dám ra vẻ ông nội”

    Mọi người đến lôi chúng tôi ra, nó một mặt toàn máu, gào đòi lấy băng ghế đập tôi. Tôi cười lạnh nhìn nó, căn bản tôi không để ý đến mười mấy nghìn đó, tôi chỉ là không nhìn nổi cái hành vi vô lại của nó, cũng là vì những đứa bạn từng chịu oan ức mà đòi công bằng. Đây là tôi của năm 22 tuổi, gặp phải chuyện bất công liền nổi máu chính nghĩa.

    Hiện tại thì sao, tôi chẳng còn bụng dạ giải quyết những chuyện kiểu như thế này. Có một người bạn tìm tôi mượn hơn một vạn (khoảng 33 triệu) để kinh doanh, lúc mượn tiền nói rất chân thành, đến cuối năm sẽ trả lại tiền cho tôi, kết quả hai năm, tiền thì coi như thôi đi, người cũng trốn luôn, điện thoại cậu ta không bắt, cho đến tận một lần chúng tôi đụng mặt trong trung tâm thương mại, cậu ta ôm một cô gái trẻ mua áo quần, đúng lúc tôi và em gái cũng ở trong cửa hàng đó.

    Cuộc chạm mặt bất ngờ khiến cậu ta trở tay không kịp, chỉ thấy cậu ta sắc mặt đổi đủ một vòng từ trắng sang đỏ rồi xanh. Tôi chủ động chào cậu ta, hỏi xem gần đây bận không, lâu ngày không gặp cùng nhau ăn bữa cơm

    Cậu ta khách sáo:
    “Buổi chiều còn có việc, bữa khác tao lại mời mày ăn cơm, gọi thêm vài người bạn cùng uống với nhau một bữa”
    Tôi gật đầu nói được, đến lúc gần rời đi, cậu ta gõ đầu làm như vừa nhớ ra điều gì, nói với tôi:
    “Lão Lưu, có phải tao còn thiếu tiền mày đúng không? Đợt này có hơi kẹt, tháng sau tao sẽ gửi cho mày ha?”
    Kỹ năng diễn xuất của cậu ta rất tốt, tôi chỉ có thể phối hợp vờ như hồ đồ:
    “Mày có lúc nào mượn tiền tao sao? Sao tao không nhớ”

    Cậu ta liếc tôi, nói thêm vài câu rồi nhanh chóng kéo cô bồ đi. Mọi người đều đã trưởng thành, có một vài việc trong lòng biết rõ là được, cậu ta mua đồ cho bạn gái mất hơn 2 ngàn (khoảng 7 triệu). Kẹt gì chứ! Đợi cho cậu ta đi khuất tầm mắt tôi liền đem số điện thoại của cậu xóa.

    Đây chính là tôi của hiện tại, có những nghĩ chuyện thông suốt, tôi phối hợp với bạn diễn trọn vẹn một cảnh, bạn vì một chút tiền mà coi nhẹ tình cảm, vậy tùy bạn. Chỉ có điều tôi sẽ không lãng phí thêm chút thời gian, tâm tư nào cho bạn nữa, bạn ở trong lòng tôi đã chết rồi.

    Tuổi tác càng lớn, tôi cảm thấy mình càng trở nên thờ ơ. Kiểu thờ ơ này giống như một lớp vỏ băng lãnh bảo vệ bản thân, có chức năng ngăn cách tất cả những ác ý và chán ghét, không muốn đấu trực tiếp với bọn họ, chỉ muốn bình yên vô sự
    Ví dụ như lúc đi học, bạn cùng lớp âm thầm giao dịch với giáo viên hướng dẫn, lúc khai giảng sẽ tặng rất nhiều quà cho họ, đến lúc xét học bổng cố ý ăn mặc nghèo khổ, nói về những cực khổ khó khăn, rõ ràng bố mẹ là lãnh đạo, lại nói thành là con nhà nông, rõ ràng bố mẹ đang khỏe mạnh, lại nói hai chân tàn tật, cũng bởi vì lúc đó khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nếu quay một video gửi cho bố mẹ họ, chỉ sợ họ sẽ bị chọc cho tức hộc máu, lấy được mấy triệu tiền học bổng liền bắt đầu ăn chơi, mua đồ hiệu đổi điện thoại, sống hưởng thụ hơn bất cứ ai.

    Bạn bè thấy bất công, liền thay nhau ý kiến, lúc đến lượt tôi, tôi đã viết một bản diễn thuyết đầy văn chương, toàn những lời văn chế giễu, chẳng hạn như: “Sinh mệnh đáng quý, tình yêu lại càng đáng giá, vì 8 nghìn bạc ( khoảng 26 triệu) mà bỏ đi cha mẹ”. Bạn học đi xuống nghe thấy liền trợn mắt cứng lưỡi, giáo viên hướng dẫn đứng ngoài cửa sắc mặt tái xanh, cái người bất hiếu tặng quà cho giáo viên hướng dẫn đó toàn thân phát run như đột quỵ.

    Sau đó giáo viên hướng dẫn gọi tôi lên văn phòng, mắng tôi một trận, nói tôi nếu còn dám huy hoại thanh danh của bạn sẽ chiếu theo quy định của trường “xử lí” tôi.

    Tôi lúc đó không chút hoảng sợ:
    “Thầy nói em hãm hại người khác? Nếu đã vậy, em hiện tại vẫn còn một số bằng chứng, em sẽ gửi cho phòng đào tạo để họ kiểm tra xem có thật hay không? Nếu như là giả thầy có thể xử lí em”
    Thầy hướng dẫn chết lặng, giống như nuốt sống một quả trúng gà lớn. Năm sau việc xét học bổng có quy tắc hơn, ít nhất tiền có thể đưa tới tay cho những người thật sự cần

    Còn hiện tại, tôi đã có thể nhẫn nhịn những loại chuyện bẩn thỉu như thế, đồng nghiệp cùng quản lí kết bè ăn chặn hoa hồng, hợp đồng kiếm được tổng cộng hơn trăm ngàn tệ, bọn họ chỉ dám ăn ba ngàn tệ tiền hoa hồng, đồng nghiệp đó mấy năm trước mới vào công ty chỉ có 55,5 kg, hiện tại đã 85 kg, từ cọc tre biến thành lơn béo, có thể thấy kiếm chác được không ít. Một thực tập sinh sau khi biết chuyện, oai hùng lẫm liệt muốn viết một bức thư báo cáo với giám đốc bị tôi chặn lại, tôi nói:

    “Trước hết, em không có chứng cứ xác thực, sổ sách bọn họ làm rất sát, giám đốc chưa chắc đã tin em. Còn nữa, em là người mới thấp cổ bé họng, nếu bọn họ đánh trả, cộng với mạng lưới quan hệ trong ty, đến lúc đó em sẽ chẳng có kết quả tốt đâu”
    Thực tập sinh tức giận, sau đó liếc tôi:

    “Anh Lưu, có phải anh cũng có phần không?”

    Tôi cười:
    “Em có thể kiểm tra, tùy ý”

    Thực tập sinh không nghe tôi khuyên ngăn, vẫn cố chấp muốn báo cáo, kết quả không ngoài những điều tôi dự liệu, quản lí đó gọi người bên công ty đối tác đến đối chứng, lại giả vờ từ chức để xóa bỏ sự ngờ vực với giám đốc, người quản lí này nghiệp vụ rất tốt, giám đốc đương nhiên không để anh ta đi. Sau cùng trước mặt mọi người, thực tập sinh đó bị đuổi rồi, lúc đi cậu ấy rất thất vọng, cậu ấy không hiểu rõ ràng mình làm đúng, tại sao lại thành ra như thế?

    Sau đó sự việc vẫn bị bại lộ, hai người đó suýt chút nữa phải ngồi tù, khuynh gia bại sản mới lấp đủ chỗ thiếu hụt, công ty tuyên bố:
    “Chính nghĩa có thể sẽ đến muộn, những sẽ không vắng mặt”
    Đây là câu nói mà tôi ghét nhất, chính nghĩa đến muộn, có ý nghĩa cái shit
    Cái thời gian đến muộn của công lý đó, một trái tim tràn đầy nhiệt huyết cùng chính nghĩa đã bị bóp chết, mà ai sẽ để ý đến những chuyện này?

    Để tôi nghĩ xem, bắt đầu từ lúc nào tôi lại biến thành bộ dạng lạnh nhạt thờ ơ này?
    Là lúc tôi vì bạn cùng phòng đòi công bằng, đến cuối cùng lại mang tiếng xấu, bọn họ ngược lại cười nhạo tôi chỉ vì mười mấy nghìn tiền cơm mà đánh nhau?

    Là lúc tôi cảm thấy học bổng xét không công bằng, bị thầy hướng dẫn bới móc, lại chẳng có ai đứng ra nói giúp tôi một câu?
    Hay là lúc tôi thấy ban quản lí thành phố ăn cơm không trả tiền, tôi đứng lên chỉ tội bọn họ, ông chủ quán cơm nói tôi bị thần kinh?
    Những góc cạnh của con người dần dần bị mài mòn, hầu hết đều không bị sự xấu xí trước mắt nghiền nát mà chính bởi sự dốt nát và nhạo báng đằng sau họ san phẳng.

    Nếu như thế giới này là một vũng lầy, một số người vật lộn với sự bẩn thỉu đó, một số người ở trung tâm, dốc sức xóa đi những vết nhơ xung quanh họ lại bị xem như kẻ điên, còn tôi chỉ muốn cố gắng hết sức bò ra ngoài, ở bên rìa của vũng lầy quan sát, đối với những điều bẩn thỉu này thật sự cảm thấy bất lực, chỉ mong bản thân có thể giữ được sạch sẽ một chút.

    Romain Rolland từng nói:

    “Trên thế giới chỉ có một loại chủ nghĩa anh hùng, chính là sau khi nhìn rõ bản chất của cuộc sống vẫn yêu tha thiết cuộc sống này”
    Khẩu khí quá lớn, tôi nghĩ rằng mình sẽ chẳng thể làm được, vì thế đối với cuộc đời vô danh như chúng ta, sau khi nhìn rõ bản chất cuộc sống có thể chung sống hòa bình với nó chính là nỗ lực lớn nhất mà chúng ta có thể làm.
    Trao cho Thượng Đế những thế vốn dĩ thuộc về Thượng Đế, có lẽ chính là như thế.
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  2. #692
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Đi thể dục buổi sáng tầm 6h, thấy đôi bạn này ngồi ở đây rồi. Rút máy chụp lén lại khoảnh khắc này. ^^

    Hoa Muong Yen by kachikun, on Flickr
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  3. #693
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Độc ẩm by kachikun, on Flickr

    Nhân sinh như một chén trà.

    ---

    10 tuổi: Bố mẹ dặn bạn phải HỌC GIỎI, để sau này có được 1 công việc ỔN ĐỊNH, rồi còn kiếm tiền nuôi thân

    14 tuổi: Bố mẹ tiếp tục dặn bạn phải CỐ HỌC THẬT GIỎI, để thi được vào 1 trường CẤP 3 tốt, rồi còn thi ĐẠI HỌC nữa.

    18 tuổi: Bạn thi đỗ vào 1 trường ĐẠI HỌC, đúng như tâm nguyện của bố mẹ. Với 1 chuyên ngành cũng khá hot, mà bạn nghĩ là xã hội sẽ cần.

    22 tuổi: bạn TỐT NGHIỆP đại học, nhưng chuyên ngành của bạn lại không dễ tìm việc như bạn nghĩ. Mấy năm đầu bạn phải chạy shipper, rồi Grab, Be,...đủ thứ nghề để kiếm sống

    26 tuổi: bạn tìm được 1 CÔNG VIỆC, tiền lương không nhiều, nhưng cũng tạm ỔN ĐỊNH. Bạn thường xuyên phải làm muộn đến tận khuya để hoàn thành xong công việc của mình

    30 tuổi: bạn KẾT HÔN, cô ấy do 1 người quen giới thiệu cho bố mẹ bạn. Bạn chưa muốn cưới do lương còn chưa đủ nuôi thân, nhưng rồi để chiều lòng bố mẹ, bạn gật đầu đồng ý.

    34 tuổi: Sức khỏe bạn ngày càng yếu đi, công việc thì ngày một nhiều hơn, lời hứa thăng tiến lại tiếp tục được lùi vô thời hạn. Cô vợ rỉ tai bạn: "Con trai mình tháng sau lên mẫu giáo lớn, song ngữ 7 triệu/tháng". Bạn nhíu mày, cô ấy to tiếng: "Anh đã như vậy, anh muốn con cũng như anh sao?" Bạn lặng đi, rút điện thoại chuyển khoản cho vợ thêm 3 triệu, tiền ấy bạn tính sẽ tự thưởng cho mình bộ Vest mới, vì mới được tăng thêm 10% lương sau 3 năm cống hiến hết mình.

    38 tuổi: Thằng bé vào lớp 1. Cô chủ nhiệm nói: "Năm đầu tiên rất QUAN TRỌNG ! Phụ đạo một tháng khoảng 3 triệu". Bạn lặng đi. Đang tính đi học 1 khóa đầu tư để thoát nghèo, nhưng thôi, thấy người ta bảo đầu tư cho con cái là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt nhất.

    42 tuổi: Thế rồi nó cũng sắp lên được cấp hai, thầy chủ nhiệm nói: "Năm ĐẦU TIÊN rất quan trọng", bạn cười: "vâng, em đang tính cho cháu đi học thêm". Dự định năm nay mua 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng chắc thôi, lo cho con ăn học trước đã, rồi tính sau.

    46 tuổi: Một ngày, khi vừa đi học về, thằng bé chạy đến ôm bạn và nói: "Ba, con muốn học Piano. Ba mua cho con 1 chiếc đàn nha". Câu "Ba làm gì có tiền" những năm tháng gần đây, bạn đã nói quá nhiều, nhưng lần này không hiểu sao KHÔNG NÓI NÊN LỜI.

    50 tuổi: Con trai thi được vào 1 trường ĐẠI HỌC cũng không tồi lắm, chắc có lẽ cũng tốt hơn trường bạn ngày xưa. Như vậy là tốt rồi. Lại đúng chuyên ngành của bố. Chắc giờ cũng dễ tìm việc, nhưng mà học phí sao lại cao vậy nhỉ? Không biết còn phải đầu tư cho nó học đến bao giờ.

    54 tuổi: Hôm nay con trai bạn TỐT NGHIỆP đại học. Bạn lấy hết cam đảm, xin cấp trên kém hơn bạn 15 tuổi cho phép được nghỉ buổi sáng, tới trường dự lễ tốt nghiệp của con. Rồi còn đi mua cho nó cái XE MÁY nữa..ĐÃ HỨA mấy năm nay rồi, mà ngày nào nó cũng hỏi.

    58 tuổi: Bạn đi làm về sau 1 chầu nhậu say khướt với Sếp, chỉ thẳng mặt thằng con: "Mày suốt ngày lông bông, chọn cái nghề tử tế mà làm, dẹp mẹ ba cái thứ ĐAM MÊ VỚ VẨN đi". Ấy thế thôi mà lại thành cãi lộn. Chỉ nhớ mang máng câu cuối nó nói: "Con không muốn sống CUỘC ĐỜI NHƯ BA". Bạn phát hiện ra mình đã già, không đủ lý lẽ để nói lại nó, chỉ biết hét lên: "Tao là thằng bố của mày đấy!" Ấy thế mà nó cũng bỏ nhà đi mấy ngày

    62 tuổi: Bạn nghe nói nhà nước chính thức cho tăng tuổi hưu của nam lên 65. Tin vui nhất trong cuộc đời, vậy là được NGỒI KHÔNG hưởng lương thêm 3 năm nữa. Thằng con cũng nói đến chuyện kết hôn. Vậy là lại phải chạy vạy lo cho nó cái đám cưới, để được như CON NHÀ NGƯỜI TA

    66 tuổi: Vậy là bạn đã NGHỈ HƯU được gần 1 năm. Bạn 1 mình nhâm nhi chén rượu cùng mấy cái chân gà luộc. Sống bằng đồng lương hưu quả không dễ dàng. Sau từng đó năm đi làm, thu nhập cũng có tăng, mà sao kiếm được đồng nào, là hết đồng đó. Hơn 40 năm làm việc cật lực, chỉ để dành tiết kiệm được có vài chục triệu. Không hiểu sao nước mắt bất chợt ứa ra, chắc là do rượu cay quá, chứ gần THẤT THẬP CỔ LAI HY rồi, ai lại khóc như đứa trẻ vậy?

    70 tuổi: Cả nhà làm lễ MỪNG THỌ cho bạn. Thằng con tặng bạn 1 chuyến du lịch Phú Quốc, vì cả cuộc đời vất vả, CHƯA CÓ DỊP đi nhiều. Nửa kia bên bạn cũng đã 40 năm cuộc đời; cãi vã, bất đồng cũng nhiều, mà có vẻ như cũng lâu rồi chưa được đi đâu. Lần này có lẽ cũng là cơ hội để cả hai HÂM NÓNG tình cảm. Thế nhưng cây gậy trong tay chỉ có thể giúp bạn đi từ trong nhà ra đầu ngõ mua thuốc rồi quay về.

    78 tuổi: Bạn nằm trên giường bệnh, tỉnh lại sau cơn mê, xung quanh là toàn bộ người thân bạn bè, đồng nghiệp..vợ và con bạn bắt đầu khóc...Bạn nhận ra...bạn đang ở rất gần NGƯỠNG CỬA TỬ THẦN..Bạn muốn để lại chút tài sản cho con cháu, nhưng chợt nhớ ra, mình cũng đã bán sạch để chữa bệnh mấy năm qua.

    Đột nhiên bạn tự hỏi: Mình thực sự đã CHẾT từ khi nào? Bạn nhớ lại khoảnh khắc Khi bạn nhận tấm bằng TỐT NGHIỆP đại học. Rồi bạn tự hỏi, mình có thực sự đã 1 lần nào đó DÁM SỐNG cho BẢN THÂN mình???

    Câu hỏi dường như quá khó để trả lời. Bạn nhắm mắt và lại 1 lần nữa, như hàng trăm lần trước đó...
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  4. #694
    Tham gia
    06-05-2020
    Bài viết
    60
    Ngẫm lại, cuọc đời có bao nhiêu lần mà do dự , mà không dám để rồi bỏ lỡ người mình thương để mình có thể phấn đấu hơn cho cuộc sống hôn nhân, cho dù khởi đầu mình không mấy may mắn nhưng vẫn sẽ hạnh phúc khi chọn đúng người để là hậu phương.
    Tròn House

  5. #695
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Sách by nguyen huy, on Flickr

    Ngày trước mình còn có đủ bộ này, đọc thấy bao ước mơ. Rồi thì tủ sách vàng hay những bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne, về những điều mới mẻ và sáng tạo. Hay những quyển sách về những tấm lòng nhân ái nói về trí dũng tín nghĩa.
    Giờ những quyển sách đó bán trên vỉa hè, ở chợ giời, ve chai.

    Còn vào hiệu sách sáng đẹp, điều hòa lướt qua chỉ thấy dạy lừa đảo, làm giàu không khó, cha giàu cha nghèo, vài chục bộ truyện tranh Nhật Hàn thiếu vải, chém chém, giết giết.

    Đúng là lệch tông mà.
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  6. #696
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    1 giây. by nguyen huy, on Flickr

    Sống chậm lại xíu.

    1 giây.

    Trên máy ảnh phim cũ, giới hạn tối đa để chỉnh màn chập máy chụp là 1 giây. 1 giây cũng đủ để cho ánh sáng đi vào đủ sáng với phim ở iso 200 với khẩu độ 5.6 trong môi trường nhá nhem tối sáng. Và cũng đủ thời gian để ta có thể định hình chính xác khung hình và ấn nút.
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  7. #697
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Chở con đi học by kachikun, on Flickr

    "Đúng 7 giờ sáng, các phụ huynh có mặt ở phòng họp, kí tên điểm danh xong thì tìm đúng ghế của con mình ngồi xuống.

    Có thể nhận ra rằng tất cả mọi người đều chú ý ăn mặc chải chuốt đầu tóc, nhìn quần áo ai cũng là lượt, phẳng phiu. Lúc ổn định chỗ ngồi, có những vị phụ huynh lịch sự nhẹ nhàng đi đến chỗ ngồi của con mình trong yên lặng, có những vị phụ huynh nhao nhao nói chuyện bàn tán này nọ.

    Vừa nhìn thấy cô giáo, một phụ huynh đã lớn tiếng nói “Cô giáo, chả trách mà Bích Ngọc nhà tôi thành tích kém. Vì sao cô xếp nó ngồi tít ở cuối lớp thế này”. Nói xong bà nhấc ghế ngồi xuống tạo tiếng động lớn vang cả gian phòng. Các bậc phụ huynh khác không nói gì chỉ biết lắc đầu, cô giáo cũng không để ý đến người phụ nữ đó, tiếp tục gọi các bậc phụ huynh khác đến kí tên điểm danh và tìm chỗ ngồi.

    Đến giờ, cô giáo mời các bậc phụ huynh yên lặng, ổn định chỗ ngồi và đóng cửa lại. Bỗng cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, một người đàn ông xuất hiện ở cửa, thở hổn hển. Đó là một người đàn ông trung niên, toàn thân đều là dầu nhớt nhưng miệng luôn nở nụ cười, dùng giọng địa phương xin lỗi cô giáo.

    Giọng nói của người đàn ông không quá lớn, nhưng thu hút ánh nhìn của tất cả mọi người trong phòng, ông mặc một bộ quần áo bảo hộ lao động màu xanh nhưng loang lổ lốm đốm màu, quần thậm chí còn không nhìn rõ màu do có quá nhiều bụi và bùn đất, chân đi ủng đi mưa, đầu đội mũ bảo hộ, trên người còn có nhiều móc đeo. Chỉ cần nhìn là biết vừa từ công trường xây dựng chạy qua.

    “Xin hỏi anh là phụ huynh học sinh nào?” “Tôi là bố cháu Trần Trung Lương” “Ồ..” cô giáo phát ra một tiếng ồ kinh ngạc. “Xin hỏi, tôi ngồi ở đâu thưa cô giáo”. “Chính là vị trí trống còn lại bên tay trái” nói xong cô lại nói tiếp “Làm phiền anh kí tên điểm danh và điền phiếu đánh giá”.

    Anh cầm bút, sắc mặt có chút ngượng ngùng, cầm bản điểm danh xoay 360 độ, cô giáo nghĩ rằng anh ta không tìm thấy tên con trai mình nên chỉ “Anh kí tên ở đây này”. “Cô… Cô giáo, tôi không biết chữ”, nói xong anh đầu cúi xuống rất, rất thấp.

    Cả phòng không một tiếng động. Lúc này cô giáo mới nói: “À, không sao, không sao đâu, tôi kí thay anh, mời anh về vị trí của em Trần Trung Lương ngồi.”

    “Kính thưa các vị phụ huynh, hôm nay là cuộc họp phụ huynh cuối cùng của năm học này, cảm ơn mọi người đã có mặt và tham gia đầy đủ. Tôi biết các bậc phụ huynh khi cho con đi học đều “mong con cái thành tài. Thông qua cuộc họp này, mong các vị phụ huynh có thể chia sẻ cách dạy con để mọi người cùng biết và học tập”.

    Cả phòng họp lại lao xao lên một lần nữa, cô giáo yêu cầu giữ trật tự. Bây giờ xin mời phụ huynh em Hoàng Hào Kiệt bước lên”. Phụ huynh của bạn nhỏ Hoàng Hào Kiệt nói xong còn có hai phụ huynh khác bước lên chia sẻ, nói về cách dạy con, cũng không có gì mới, quản con cái làm bài tập còn mời cả gia sư về nhà dạy thêm cho con.

    Lúc cô giáo nói mời phụ huynh em Trần Trung Lương lên phát biểu cả phòng họp đang im lặng đột nhiên lao nhao. Thật quá ngạc nhiên, mọi người không nghĩ đến con trai anh công nhân này lại có thành tích học tập tốt đến như vậy.

    Người ta nhìn thấy bố bé Trần Trung Lương hơi đỏ mặt đứng dậy, bước đi ngượng ngùng lúc đi còn không cẩn thận va vào băng ghế dự bị bằng sắt, xin lỗi rồi tiếp tục tiến lên bục phát biểu.

    “Hì..hì…” anh ta cười ngượng ngùng, mắt vẫn không dám nhìn thẳng những vị phụ huynh ngồi dưới.

    “Học sinh Trần Trung Lương là học sinh có thành tích tốt nhất trong lớp chúng ta, môn Toán em luôn đứng đầu lớp. Em là học sinh rất chăm chỉ, chưa bao giờ đi muộn, cũng rất hòa đồng với những bạn khác trong lớp. Chúng ta cùng im lặng nghe kinh nghiệm dạy con của bố bạn Trần Trung Lương nhé” Cô giáo nói.

    “Kinh, kinh nghiệm tôi không dám nói là mình có. Tôi chỉ là thích xem con làm bài tập, mỗi ngày đi làm về tôi đều ngồi bên cạnh con xem con làm bài tập”. Cha Trần Trung Lương dừng lại, nhìn cô giáo, cô giáo chỉ mỉm cười nói anh tiếp tục.

    “Một ngày nọ, con trai tôi hỏi “Bố ơi, bố ngày nào cũng ngồi xem con làm bài tập, bố có hiểu gì không?” Tôi nói: “Nếu con trai của bố làm rất nhanh còn xoay xoay bút thì bố biết đề bài này dễ, nếu con trai của bố bật quạt, uống nước thì bố biết đề bài này không dễ nhằn”.

    Lớp học im lặng một cách kì lạ, người ta còn nghe rõ được tiếng kim đồng hồ xoay trên tường, ngoài cửa sổ phụ huynh của các lớp khác cũng đến đứng ngoài nghe.

    “Tôi làm việc ở công trường xây dựng, ngày nào cũng bận rộn với sỏi đá, xi măng, nói là dạy chắc tôi không có thời gian dạy nó, chỉ là tôi và con thường hay nói chuyện với nhau. Khi tôi về nhà, làm các công việc nhà, con trai cũng thường hay kể chuyện cho tôi nghe.”

    “Tôi nói: Con trai con có muốn giống giám đốc, suốt ngày được đi ra nước ngoài không?” Con trai tôi nói muốn. Tôi liền nói thế thì con phải học thật giỏi. Con trai tôi gật đầu.

    Tôi chỉ vào tòa nhà mà đội chúng tôi tự tay xây dựng nên, hỏi con, “Con trai, con có muốn sống trong những tòa nhà cao, rộng và đẹp đẽ không?” Con trai tôi gật đầu. Tôi liền nói thế thì con phải học thật giỏi.

    Nhìn thấy trên đường có những chiếc ô tô dài, đen, bóng loáng, chạy tốc độ rất nhanh, tôi lại hỏi con trai mình, con có muốn có một chiếc ô tô dài, bóng như vậy không? Con trai tôi gật đầu. Tôi liền nói thế thì con phải học thật giỏi.

    Tôi chưa từng được đi học, chữ cũng không biết viết, cũng không biết thế nào là đạo lý dạy con, chỉ có thể những lúc làm ở công trường nhìn thấy cái gì về nhà lại nói chuyện với con, nhìn thấy con trai gật đầu, tôi rất vui, xoa đầu con trai.

    Con trai rất thích ngồi bên cạnh tôi, nhìn tôi làm cái này cái nọ, nói chuyện với tôi. Thỉnh thoảng nó mang cho tôi cốc nước. Tôi rất ít cho con trai tiền tiêu vặt vì vậy mà con trai tôi không biết lên mạng cũng không có tiền chơi game online, hay mua đồ ăn vặt. Thời gian nhàn rỗi có thể làm việc nhà, đôi khi còn biết giúp tôi giặt quần áo.

    Những người làm công nhân xây dựng như chúng tôi, tứ hải là nhà, công trường ở đâu nhà tôi ở đó, nói về kinh nghiệm tôi không có kinh nghiệm gì cả. Tôi chỉ là thích nói chuyện với con, thích xoa đầu con, thích nhìn nó làm bài tập, thích hỏi con cái này cái kia… Thật sự rất cảm ơn nhà trường, đã dạy dỗ con tôi tốt như vậy, dạy nó biết hiểu chuyện, nghe lời và lễ phép, các thầy cô, thật vất vả quá.”

    Nói xong những lời này anh hướng về phía cô giáo cúi đầu cảm ơn, sau đó hướng về phía các vị phụ huynh ở dưới cúi đầu."
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  8. #698
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Bình yên by kachikun, on Flickr

    "Người ta thích đập vỡ sự an yên của mình để đổi lấy sự phiền muộn, rồi sau đó lại than thở rằng đời này không mấy bình yên."
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  9. #699
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Người nổi tiếng by kachikun, on Flickr

    “Con người dù có lên đến đỉnh Everest, rốt cuộc thì vẫn phải tìm cách leo xuống.
    Vinh quang đến mấy, rồi cũng đến lúc thoái trào. Như bông hoa, một khi bung nở ắt có ngày tàn phai.
    Như con người, một khi chào đời, sẽ có ngày nằm dưới ba tấc đất.
    Đến các ngôi sao, các thiên hà còn có lúc lụi tàn, huống hồ là một nhành cỏ, cánh hoa.."
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

  10. #700
    Tham gia
    11-04-2011
    Bài viết
    2,648
    Hướng duơng by kachikun, on Flickr

    Thế giới này làm gì có công bằng. Không tin ư?

    Với một cô gái xinh xắn với nụ cười tuơi và với cô gái xấu xí mặt lúc nào cũng như người khác thiếu tiền của mình, nếu muốn gặp và rủ đi chơi thì bạn chọn ai?
    Kẻ săn tìm khoảnh khắc

Trang 70 / 83 Đầu tiênĐầu tiên ... 2060686970717280 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •