Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Những người nhàn rỗi by kachikun, on Flickr
HẦU NHƯ CÁC “B.Ệ.NH” ĐỀU DO RẢNH QUÁ MÀ RA.
1. Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự nhàm chán.
Sau khi tốt nghiệp đại học, với học vấn cao, Hải liền xin được vào một tập đoàn lớn. Anh cho rằng mọi chuyện từ nay là yên ổn, mỗi ngày sau khi hoàn thành công tác về nhà anh tìm cho mình những thú vui giải trí.
Nhưng bên cạnh Hải có người đồng nghiệp tên Lưu, sau khi tan làm, lại chăm chỉ, nghiên cứu, học bổ túc. Hải thường coi thường, cho rằng đồng nghiệp không bằng mình, cố gắng thế nào cũng không nên chuyện.
Mặc dù mỗi ngày hai người đều thực hiện các công việc giống nhau. Nhưng khi sóng gió đến, mới biết được ai là người vững vàng hơn. Sau 5 năm, dưới áp lực cạnh tranh, công ty buộc phải cải tổ, cắt giảm nhân sự. Hải rất bất ngờ vì một người trình độ học vấn cao như mình lại rơi vào danh sách bị cắt giảm.
Lúc ấy anh mới phát hiện rằng, đối mặt với lớp thế hệ trẻ, thể lực và trí lực của mình thôi chưa đủ, mà kinh nghiệm tích lũy mới là cốt lõi. Mặc dù đã tốt nghiệp xong 8 năm, nhưng anh ấy vẫn không tiến bộ nhiều hơn là mấy so với khi mới tốt nghiệp, trong khi đó thế hệ trẻ ngày càng có rất nhiều nhân tài mới nổi lên. Do đó anh cũng gặp phải không ít những thử thách và trắc trở khi cạnh tranh cùng họ.
Kỳ thực đời người giống như chèo thuyền ngược dòng, không tiến lên ắt sẽ thụt lùi. Trong thế giới của những người tài giỏi và xuất sắc, bạn phải không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.
Sự ấm áp khi cuộn tròn trong chăn không bằng sự hạnh phúc của những thành tựu trong tương lai, trong những trang sách luôn có điều mà bạn có thể học. Tham muốn sự an nhàn sẽ chỉ khiến bản thân trở nên “gỉ sét”.
Nhiều người thường than vãn về khủng hoảng trung niên đến bất ngờ. Trên thực tế nó không phải lập tức ập đến ngày một ngày hai. Bạn đã có vô số cơ hội để trui rèn bản thân, tránh khỏi khủng hoảng không cần thiết, nhưng có lẽ chính vì bạn chọn an nhàn mới dẫn đến kết cục như vậy.
Nhà văn nổi tiếng Thẩm Tòng Văn từng nói: “Cả đời tôi sợ nhất là nhàn rỗi, đánh mất ý nghĩa sinh mệnh mình”. Học sinh của ông, Uông Tằng Kỳ, từng miêu tả về ông như sau: “Mùa đông trong nhà không nhóm được lửa, (thầy) liền quấn chăn để tiếp tục viết”.
Trong những năm cuối đời, Thẩm Tòng Văn cũng không muốn dành thời gian nghỉ ngơi nên đã tham khảo lượng lớn tài liệu để biên soạn cuốn “Nghiên cứu về trang phục Trung Quốc cổ đại”. Ông ấy viết khi người khác hưởng thụ, ông ấy vẫn viết khi ai đó chất vấn hay chỉ trích ông.
2. Hãy để sự bận rộn trở thành trạng thái bình thường của cuộc sống, là hiện thực mà đời người cần trải qua.
Sự thật, trên đời này có những người rất bận rộn. Họ tận dụng khoảng thời gian trống khi ngồi trên xe, khi chờ đợi… để đọc, suy tưởng, sáng tạo. Nhưng cũng có người cả ngày không làm gì, lãng phí rất nhiều thời gian. Rảnh rỗi không phải là phúc khí của một người. Ngược lại, cách hủy hoại một người nhanh nhất là khiến họ nhàn rỗi. Như tiểu thuyết gia Roman Rowland từng nói: “Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự nhàm chán”.
Bận rộn không phải là chuyện xấu như mọi người vẫn nói mà là phúc lành từ trời cao. Nhưng ông Lý Thiệu Lỗ dù đã 91 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, có thể leo 10 tầng cầu thang mà không mệt. Bí quyết dưỡng sinh của ông chính là không để mình rảnh rỗi.
Sáng nào ông cũng dậy từ 7 giờ, tập thể dục một tiếng, ăn sáng xong lại đi tản bộ. 9 giờ hơn ông về đọc báo, xem sách. Buổi chiều ông nghe nhạc, tập thư pháp và tiếp tục rèn luyện một giờ, ngoài ra ông còn dành thời gian giúp vợ việc nhà.
3. Có câu: Người rảnh rỗi hay ưu sầu, người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui!
Thực sự là như vậy. Khi một người nhàn rỗi, tinh thần và thể chất của người đó sẽ bị dày vò. Rảnh rỗi dễ suy nghĩ linh, mà lười biếng cũng khiến thân thể uể oải, sức khỏe ngày càng rời xa chúng ta. Ngược lại, bận rộn lại là một liều thuốc quý trên thế gian, từ trước tới nay bận rộn luôn là khởi đầu cho một cuộc sống năng động.
Một người đàn ông ở Anh từ một công nhân dọn rác nghèo đã trở thành triệu phú sau một đêm nhờ trúng số độc đắc. Anh ta bỏ việc, vung tiền mua xe sang và bắt đầu lao vào cuộc sống ăn chơi trác táng với ma túy, mại dâm và cờ bạc.
Chỉ trong vòng 7 năm, anh đã mất 9,7 triệu bảng Anh và lại trở thành kẻ bần cùng, nghèo rớt mồng tơi; cả vợ và con gái đều bỏ anh ta mà đi. Vật chất có thể thỏa mãn d.ục vọng nhất thời của con người, nhưng đắm chìm trong sự buông thả khiến người ta khó cảm nhận được hạnh phúc chân thật của nội tâm.
Rảnh rỗi có thể mang lại niềm vui tạm thời nhưng liên tục nhàn rỗi sẽ khiến người ta nhàm chán, thậm chí là thui chột ý chí, kéo rời bạn khỏi những mục tiêu tốt đẹp mà bạn từng đặt ra.
Bận rộn có thể rất mệt mỏi, thậm chí bạn phải chia nhỏ khoảng thời gian trong ngày. Nhưng nó có thể đem lại cho bạn rất nhiều thu hoạch: Từ kinh nghiệm sống, tài sản, kiến thức cho đến sự hạnh phúc trong nội tâm.
Trong mấy chục năm cuộc đời, chúng ta nên để lại điều gì đó cho thế giới này. Đừng coi “sự nhàn rỗi” như một món quà trời ban, những thứ khiến bạn thích thú, vui sướng một ngày nào đó nó có thể sẽ hủy hoại bạn.
Tất nhiên, quá bận hoặc quá nhàn rỗi đều không nên. Trong Thái Căn Đàm có câu: Đời người nhàn rỗi chớ sinh ý nghĩ tr.ộm c.ướp, quá bận rộn thì đánh mất bản tính chân chính. Trong bận có rảnh, trong rảnh có bận, có việc để làm, có người để yêu thương, có chốn mong đợi, đó mới là trạng thái trọn vẹn nhất của cuộc đời.
Khi bạn bắt đầu biết cách trân trọng, tận dụng thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý là bạn đang kéo dài tuổi thọ, mở rộng giá trị cuộc sống.
Cái gọi là sống hết mình đó chính là chúng ta không buông xuôi mọi giai đoạn của cuộc đời.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Công viên thành phố by kachikun, on Flickr
Con người ấy à, luôn luôn để cái mông quyết định cái đầu.
Con người khi ở những vị trí khác nhau, sẽ có những suy nghĩ khác nhau.
Nếu bạn là tài xế, bạn sẽ cảm thấy người qua đường nên tuân thủ luật giao thông.
Nếu bạn là người qua đường, bạn sẽ cảm thấy tài xế nên nhường đường.
Nếu bạn là ông chủ, bạn sẽ cảm thấy nhân viên thật lười biếng.
Nếu bạn là nhân viên, bạn sẽ cảm thấy ông chủ sao nghiêm khắc thế.
Nếu bạn là người giàu, bạn sẽ cảm thấy thể hiện cái giàu là chuyện bình thường.
Nếu bạn là người nghèo, bạn sẽ cảm thấy thể hiện cái giàu là khoe mẽ.
Bạn có một cô con gái, bạn hi vọng nhà thông gia thêm nhiều sính lễ một chút.
Bạn có một cậu con trai, bạn lại chê đằng gái đòi nhiều sính lễ quá.
Bạn có một cô con dâu, bạn chê con dâu nhiều chuyện, không biết điều.
Bạn có một cô con gái, bạn lại hi vọng con gái làm vương làm tướng bên nhà chồng.
Khi lái xe, bạn ghét người đi bộ.
Khi đi đường, bạn ghét mấy cái xe ô tô.
Khi làm việc, bạn thấy ông chủ cậy quyền, keo kiệt.
Sau khi làm ông chủ, bạn lại thấy nhân viên không có trách nhiệm, quá thực dụng.
Bạn là khách hàng, bạn thấy người bán hàng lãi quá nhiều.
Bạn là dân kinh doanh, bạn thấy khách hàng quá kén chọn.
Vì vậy, mỗi một người đều đang sống trong sự phiến diện của chính mình.
Bạn ở vị trí nào, nó quyết định xuất phát điểm của bạn khi nhìn nhận hay làm việc gì đó.
Bạn cần cái gì, bạn sẽ phán đoán dựa trên giá trị ấy.
Biết người không khó, khó là ở cách tôn trọng người.
Người ta không nhà không xe, bạn nói họ nghèo.
Người ta có nhà có xe, bạn nói họ khôn lỏi.
Người khác khiêm tốn, bạn coi thường.
Người khác cao ngạo, bạn nói người ta không biết điều.
Người khác làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bạn cho là người ta sống vô vị, nhạt nhẽo.
Người khác cật lực làm việc ngày đêm, bạn nói người ta tham công tiếc việc.
Đời người ấy à, chẳng qua cũng chỉ là cười chê người khác, rồi bị người khác cười chê. Động tới lợi ích thì sẽ xuất hiện đấu đá, công kích, so đo, tính toán lẫn nhau.
Có một đoạn đối thoại kinh điển như thế này trong lịch sử Trung Quốc:
Đường Thái Tông hỏi Từ Kính Tông rằng:
"Trong tất cả các văn võ bá quan trong triều, ngươi là người vẹn toàn nhất, nhưng vẫn có người không ngừng bàn tán xấu về ngươi trước mặt ta, vì sao vậy?"
Từ Kính Tông đáp:
"Mưa xuân quý như dầu, người nông dân thích nó vì cây cối được nuôi dưỡng tốt tươi, nhưng người đi đường lại ghét nó vì đường vào mùa này bẩn thỉu, lầy lội.
Ánh trăng mùa thu như tấm gương soi sáng khắp nơi, tài tử giai nhân thích đối trăng thưởng nguyệt, ngâm thơ sáng tác; nhưng những tên trộm lại ghét nó vì nó chiếu rọi hành vi xấu xa của họ.
Đến cả người không gì là không thể như ông Trời mà còn không thể khiến cho tất cả mọi người đều hài lòng, nói gì tới một người bình thường như thần đây?".
Còn có một câu chuyện như này :
Một con lợn, một con cừu và một con bò được nhốt trong cùng một cái chuồng.
Có một hôm, người chủ bắt con lợn ra khỏi chuồng, chỉ nghe thấy tiếng lợn kêu thất thanh, quyết liệt phản kháng.
Con cừu và con bò ghét tiếng kêu của nó nên đã phàn nàn: "Chúng tôi cũng thường xuyên bị bắt ra, nhưng cũng chẳng bao giờ kêu la thảm thiết như cậu".
Con lợn nghe xong liền đáp: "Bắt các cậu và bắt tớ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, họ bắt các cậu chỉ là để lấy lông và sữa, còn bắt tôi là muốn cả cái mạng của tôi đấy!".
Mỗi một người đều có lập trường của mình, và cũng chỉ có thể nhìn thấy được hoàn cảnh mà mình đối mặt.
Sự ngạo mạn của con người nằm ở chỗ, chúng ta luôn cho rằng thế giới mà mình nhìn thấy chính là hoàn cảnh mà người khác đang đối mặt.
Bạn chưa trải qua, không có nghĩa là việc đó không tồn tại.
Đừng bao giờ vì mình ở ngoài ánh sáng mà quên đi bóng tối.
Đừng bao giờ vì mình hạnh phúc mà bỏ qua cái khó cái khổ của người khác.
Rất nhiều khi, sự khác biệt giữa chúng ta, không đến từ bản thân sự việc, mà là bởi lập trường của chúng ta không giống nhau.
Người ở trên cao, không hiểu được quan điểm tiêu tiền của người nghèo.
Người ở trong cảnh bần hàn, cũng rất khó để thích đi là xách ba lô lên mà đi.
Lập trường không giống nhau, xuất phát điểm suy nghĩ vấn đề cũng khác nhau. Hoàn cảnh khác nhau, rất khó để thấu hiểu; góc độ khác nhau, rất khó để có tiếng nói chung.
Đừng tùy tiện phán đoán ai thị ai phi; với bạn có thể là mật ong, nhưng với người khác lại có thể chỉ là nhân ngôn.
Một người nếu chỉ biết đứng từ góc độ của mình đi nhìn nhận người khác, sẽ mãi sống trong sự phiến diện của bản thân, hơn nữa cũng sẽ vĩnh viễn không giải quyết được vấn đề.
Cuộc sống muôn màu, ai cũng có cái khó cái khổ riêng, tuyệt đối không được tùy tiện đánh giá cuộc đời của người khác, bởi lẽ bạn không có trải nghiệm như họ, càng không thấm được cái nỗi bi ai mà họ phải trải qua.
Một trong những dấu hiệu cho thấy một người đã thực sự trưởng thành đó chính là khi anh ta hiểu ra được một đạo lý: Đánh giá của người khác về bạn, hoàn toàn không liên quan gì tới bạn.
Bởi lẽ người ta khi bình luận về bạn, bề ngoài là đánh giá về bạn, nhưng thực ra lại đang âm thầm cho thấy nội tâm của họ.
Bạn chỉ là máy chiếu trong trái tim của họ, chiếu lên trái tim của họ. Mỗi lời họ đánh giá về bạn đều là sự phản ánh chân thực của nội tâm họ.
Người có trái tim u ám, nhìn mọi thứ đều tối tăm; người tích cực lạc quan, đâu đâu cũng thấy ánh mặt trời.
Bạn chẳng qua chỉ đóng vai trò như một tấm gương phản chiếu trái tim họ, để họ nhìn thấy chính mình mà thôi.
Bạn có thể làm tan chảy một tâm hồn sắt đá, nhưng rất khó có thể cứu rỗi một trái tim u ám.
Biết người nhưng không tùy tiện đánh giá họ, biết đứng từ lập trường của người khác để xem xét sự việc, đó chính là đạo làm người.
Cũng như vậy, đối mặt với mọi sự phán xét đến từ người khác, thản nhiên, xem như gió thoảng ngoài tai, đây cũng chính là một kiểu trí tuệ.
Biết người, là nhân tài; kính người, tôn trọng người khác, là đại tài. Biết cái khó của người khác nhưng không tùy tiện bình luận, đánh giá sau lưng, đồng thời kịp thời ra tay tương trợ, đây chính là đỉnh cao của sự lương thiện.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Bạn còn thấy gì nữa? by kachikun, on Flickr
Trong Have A Sip tập 98, khi trò chuyện cùng nhà văn người Pháp - Marc Levy, host Thùy Minh đã đặt câu hỏi:
"Nhiều người coi thời gian là một đường thẳng nên họ dán nhãn "trẻ", "đúng thời điểm", "muộn" nhưng (điều ông nói đã) giải thích vì sao truyện của ông "đùa nghịch" thời gian rất nhiều. Ông cho một người đã qua đời xuất hiện lại trong cuộc sống ai đó. Đó có phải lý do ông bẻ cong mọi khái niệm thời gian không?"
Và nhà văn Marc Levy đã trả lời như sau:
"Tôi không tin rằng thời gian là tuyến tính. Tôi còn nhớ một câu chuyện đùa kể khi tôi còn nhỏ về tính tương đối của thời gian. Trong một ngày vô cùng nóng nực, nếu ta ngồi trên một tấm thép ta sẽ cảm thấy một tiếng dài khủng khiếp, mà ngay cả khi chỉ là năm phút thôi. Nhưng nếu năm phút đó, ta ngồi trên một băng ghế với một cô gái đẹp mà ta rất yêu, thì năm phút cứ như năm giây vậy. Tôi nghĩ khi thời gian "cảm giác" dài ra nghĩa là ta đã già. Vì vấn đề không phải thời gian mà là năng lượng và ta đầu tư bao nhiêu cho năng lượng đó.
Tôi không thích cách xã hội phân loại như độ tuổi 20, 30, 40. Đó là điều rất ngu ngốc, vì tôi chưa từng ở trong độ tuổi 20, ví dụ vậy, tôi không có thời gian để sống đúng tuổi 20. Hồi 20 tuổi tôi đang làm việc trong hội Chữ thập đỏ trong khu cấp cứu. Tôi đâu có thời gian để là một người 20 tuổi. Và nhiều bạn bè tôi ở tuổi 30, họ lại sống hoàn toàn như tuổi 20. Vậy nghĩa là sao?
Tôi không biết ở Việt Nam thế nào, nhưng ở Pháp và Mỹ rất đáng ghét vì chúng tôi có quy tắc về độ tuổi. Ở tuổi 20 phải sống như tuổi 20 ở tuổi 50 phải sống giống người 50 tuổi.
Tại sao? Thật đấy, nếu tôi 65 tuổi và muốn bắt đầu lướt sóng, ai có thể cấm tôi? Và nếu tôi muốn sống thanh tịnh ở tuổi 20, vì muốn tìm thấy chính mình, ai có quyền nói: bạn quá trẻ để làm vậy?"
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Tôi by nguyen huy, on Flickr
Giá trị của bản thân do chính bản thân ta hiểu khi mình đứng trên đỉnh cao của thành công hay dưới đáy của sự thất bại thì cuộc sống này chưa từng dễ dàng với một ai.
Dù thành công, thất bại hay thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất thì đó là bài học cuộc sống để ta nhận ra giá trị của chính mình.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)