giày em tuột này. by kachikun, on Flickr
Ngàn vạn lời nói yêu thương cũng không bằng một cử chỉ nhỏ nhưng chân thành.
giày em tuột này. by kachikun, on Flickr
Ngàn vạn lời nói yêu thương cũng không bằng một cử chỉ nhỏ nhưng chân thành.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Doll girl 3 by kachikun, on Flickr
Khi phải chờ đợi quá lâu trong tuyệt vọng, năm tháng trôi đi, ta thấy tự dưng sự chờ đợi đó thay đổi, không phải còn chờ một ai đó quay về, mà chờ cho một thứ tình cảm nào đó phai đi ...
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Nhìn mấy ảnh phong cách này nhìn hấp dẫn phết bác à
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Hạc giấy. by kachikun, on Flickr
Sadako Sasaki sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại Hiroshima trong thời điểm nước Nhật đang tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Ngay sau khi Sadako ra đời , cha cô bé nhập ngũ trong quân đội Nhật Hoàng, người mẹ ở nhà trông coi hiệu cắt tóc của gia đình.
Bom nguyên tử - thảm họa kinh hoàng
Ngày 6 tháng 8 năm 1945 , Mỹ đã thả 1 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima - quê hương Sadako
Trong lúc này Sadako và gia đình đang sống cách trung tâm vụ nổ bom 1,7 km.
Sadako bị sức ép của bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ.
Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi tất cả những gì trong bán kính 2km đều bị cháy thành than.
Nhiệt lượng phóng xạ và xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức , 150.000 đã người biến mất - không hề để lại 1 dấu vết nào.
Sau chiến tranh - cuộc sống mới bắt đầu.
Nhật Bản là nước thua trận , khủng hoảng lương thực , hàng hóa đã diễn ra khắp nơi... Nhưng với bản tính cần cù , đoàn kết vốn có của người Nhật, gia đình Sadako bắt đầu xây dựng lại của hàng cắt tóc của gia đình.
Năm 1947 - 2 năm sau khi chiến tranh kết thúc , cuộc sống đã trở lại bình thường dù còn nhiều khó khăn.
Sadako giờ đã là 1 cô bé khỏe mạnh , học sinh trường tiểu học Nobori.
Sadako đang học lớp 6 , cô bé cao 1m35 nặng 27 kg .
Cô bé rất nhanh nhẹn và có thể chạy 50m trong vòng 7,5 giây.
Sadako là thành viên đội tuyển chạy tiếp sức của trường .
Mơ ước của cô bé là trở thành giáo viên thể chất.
Triệu chứng ......
Mùa thu năm 1954 , 12 tuổi, Sadako bắt đầu nổi hạch ở cổ và tai, Hạch và các u trên mặt bắt đầu xuất hiện.
Không ai nghĩ rằng bệnh tật đang tấn công cô bé ...
Thần chết lơ lửng trên đầu.........
Sadako đi bệnh viện khám .
Kết quả cho thấy cô đang mắc bệnh Leukemia ( bệnh bạch cầu ác tính hay còn gọi ung thư máu , bệnh máu trắng ).
Căn bệnh của Sadako do chất phóng xạ của quả bom nguyên tử gây ra.
Bác sĩ kết luận , Sadako chỉ có thể sống đuợc 1 năm nữa, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị.
Ngày 21 tháng 2 năm 1955 , Sadako nhập viện của hội chữ thập đỏ Hiroshima để điều trị. Bạn bè cùng lớp tới thăm.
Nghe cô giáo báo tin Sadako lâm bệnh , các bạn bè cùng lớp tới thăm cô bé và mang theo tấm bằng tốt nghiệp tiểu học của Sadako.
1 Tháng sau , Sadako đăng kí theo học một trường trung học nhưng cô bé đã không thể theo học .
1000 con hạc giấy .
Một người bạn đã kể cho Sadako nghe 1 truyền thuyết cổ của Nhật Bản rằng nếu ai gấp đựoc 1000 con hạc giấy người đó sẽ được 1 điều ước.
Sadako bắt đầu gập hạc giấy với ước nguyện mình sẽ lành bệnh.
Sau chiến tranh , nền kinh tế Nhật gặp rất nhiều khó khăn , giấy là 1 thứ xa xỉ phẩm , nên Sadako phải dùng giấy dán trên những chai thuốc , vỏ hộp thuốc và bất cứ tờ giấy nào cô bé bắt gặp để gập hạc .
Gấp hết giấy từ những hộp thuốc của mình , cô bé sang những phòng bên cạnh xin những vỏ chai thuốc đã sử dụng ...
Mặc cho những nỗi đau về thể xác dày vò ,
Sadako vẫn kiên trì gập hạc giấy ......
Do thiếu giấy nên những con hạc bé xíu và mong manh như chính số phận của cô bé vậy ...
Mặc cho cha mẹ can ngăn vì lo cho sức khỏe của mình ,
Sadako vẫn tiếp tục gấp những chú hạc giấy với niềm hi vọng vô bờ bến là sẽ có 1 ngày, mình lành bệnh .
Những chú hạc nhỏ bé và mong manh đuợc Sadako xâu lại thành chuỗi và treo bên cạnh giường bệnh của mình.
Chỉ trong vòng 1 tháng cô bé đã gấp được hơn 1000 con hạc giấy ...
Lúc này bệnh của Sadako đã ngày một nghiêm trọng , cô bé yếu đến mức không thể đi lại được nữa.
Mặc cho mọi người khuyên can , cô bé vẫn tiếp tục gấp hạc ...
Những con hạc tượng trưng cho một niềm hi vọng vô bờ bến của 1 cô bé mới 12 tuổi ...
Lúc này , con số 1000 con hạc giấy thực sự không còn ý nghĩa với cô bé nữa ... mỗi con hạc giờ đây thể hiện nghị lực , khát vọng sống , và niềm hi vọng của cô bé - niềm hi vọng đuợc sống dù nó thật nhỏ nhoi .
Ngày 25 tháng 10 năm 1955, các bác sĩ báo tình trạng Sadako đã rất nghiêm trọng .
Mẹ hỏi Sadako : " Con có muốn ăn gì không ?"
Sadako nói cô muốn ăn 1 bát cháo .
Người mẹ vừa bón cho Sadako ăn được 1 thìa cháo thì cô bé thều thào : " Ngon lắm ...."
Bên cạnh những người thân yêu nhất của mình, Sadako đã ra đi sau 8 tháng nằm viện ...
Sau khi Sadako mất đi, phong trào "Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang " đã diễn ra trên toàn nước Nhật
Người dân Nhật Bản quyết định xây dựng 1 tuợng đài trẻ em vì hòa bình thế giới để tượng niệm Sadako và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử .
Ngày 5 tháng 5 năm 1958 ,
sau gần 3 năm khởi công xây dựng , tựong đài Trẻ em vì Hòa bình năm trong công viên Hòa Bình của thành phố Hiroshima được khánh thành và đi vào hoạt động .
Tượng đài nằm ngay cạnh nơi quả bom nguyên tử rơi năm xưa .
Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako đứng trên quả bom nguyên tử , tay giơ cao con hạc giấy ..tuợng trưng cho Hòa Bình , Khát vọng sống, Nghị lực và Niềm Hi vọng .
Hàng ngày hàng ngàn , hàng vạn con hạc giấy đầy màu sắc được trẻ em khắp nơi trên thế giới gập và gửi về đặt dưới chân tượng đài, thể hiện khát vọng hòa bình đúng như dòng chữ khắc dưới chân tượng đài :" Ước nguyện tha thiết của chúng ta là hòa bình trên trái đất "
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Phản bội by kachikun, on Flickr
Sự phản bội khơi dậy hận thù với những người đã từng thân thiết. Nó khiển mọi hy sinh vì nhau trong quá khứ vốn tốt đẹp trở thành cay đắng.
Sự phản bội mà ta nhận được hôm nay không phải vì do ta ngu ngốc hay không tốt, mà là vì ta đã quá tốt với những thứ chẳng xứng đáng với mình.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Không trên một đường. by kachikun, on Flickr
" Tạ Đình Phong có thể chấp nhận một Vương Phi đã từng đi qua 2 đời chồng và từng sinh con cho 2 người đàn ông khác nhau. Nhưng lại ko thể tha thứ cho một Trương Bá Chi - người vợ đã sinh cho anh ta 2 đứa con xinh xắn.
Trương Bá Chi nói Tạ Đình Phong hằng ngày rảnh chỉ biết chơi game, không chịu cùng cô chăm sóc các con, đừng nói đến giúp cô việc nhà.
Ấy vậy mà giờ đây, khi Tạ Đình Phong quay về với Vương Phi, anh ta lại sẵn sàng vào bếp chuẩn bị cho Vương Phi những bữa cơm công phu, cũng sẵn sàng cùng cô làm việc nhà...
Bởi vậy, người đàn ông đối với người phụ nữ ra sao, tất cả phụ thuộc vào vị trí của người phụ nữ đó trong lòng người đàn ông.
Nếu một người đàn ông không thể vì bạn mà thay đổi, không thể vì bạn mà hy sinh. Đó không phải là tại tính cách của anh ta. Mà là vì anh ta yêu bạn chưa đủ.
Trên đời, tuyệt nhiên không có người đàn ông vô tâm. Chỉ là tâm của anh ta không đặt ở nơi bạn mà thôi..."
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Viết nhật ký by kachikun, on Flickr
Thời đại giờ mà viết thư tay, ép hoa khô hay gửi bưu thiếp lại là một điều quá xa xỉ.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
Vạn sự tuỳ duyên by kachikun, on Flickr
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”
Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”
Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”
Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.
Kẻ săn tìm khoảnh khắc
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)