Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 15

Chủ đề: Thú chơi ảnh nghiệp dư: Cơn nghiện màu sắc và ánh sáng

  1. #1
    Tham gia
    11-02-2011
    Location
    www.opro.vn
    Bài viết
    911

    Red face Thú chơi ảnh nghiệp dư: Cơn nghiện màu sắc và ánh sáng

    Khó có thể thống kê được ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tay chơi ảnh nghiệp dư. Họ không thuộc tầng lớp săn ảnh chuyên nghiệp kiếm sống cả đời bằng nghề chụp ảnh. Họ chỉ chơi ảnh với đúng nghĩa của từ “chơi”. Họ có thể là dân văn phòng, thương nhân, giáo viên, kỹ sư xây dựng... Dẫu sao, khi đã mang lấy nghiệp nhiếp ảnh vào thân, họ đã lao vào một cuộc chơi đầy đam mê, cám dỗ.



    “NHẢY HỐ VÔI” VÀ NIỀM ĐAM MÊ CHỤP CHOẠCH

    Thuật ngữ “nhảy hố vôi” dùng để chỉ những kẻ mới sa chân vào đam mê nhiếp ảnh. Hố vôi ở đây không chỉ là khoản chi phí từ vài triệu đến vài chục triệu động cho một bộ máy ảnh mà còn ám chỉ sức cuốn hút chết người, sự sa lầy trong đam mê và những cám dỗ nguy hiểm trong cuộc chơi săn lùng ánh sáng, màu sắc đầy ma thuật này.

    Ở thời đại “thế giới phẳng”, người ta rất dễ bị xúi “nhảy hố vôi”. Món nhiếp ảnh giờ đây không còn là cái gì đó cao siêu, huyền bí như thời cụ Võ An Ninh lặn lội, rình mò hàng mấy ngày trời để bắt được hình ảnh Sapa trong sương ngày nào nữa. Sức mạnh công nghệ, nguồn cung cấp hàng cả chính thống lẫn xách tay đã đưa vào Việt Nam nguồn thiết bị chụp ảnh chuyên nghiệp dồi dào và dễ mua hơn rau sạch.



    Sắm máy đã dễ, việc tìm kiếm kiến thức sử dụng, “nhiếp ảnh nhập môn, nâng cao, phờ rồ...” còn dễ hơn nhờ sự xuất hiện của các diễn đàn chơi ảnh. Điều này vốn chẳng lạ khi Việt Nam là đất nước có tốc độ phát triển hạ tầng Internet nhanh chóng mặt. Chính vì thế, các tay chơi cứ vô tư “mua súng to, sắm lens khủng” mà rèn luyện tay nghề.

    Nhờ đó, kiến thức và trình chụp của các tay chơi ảnh tinh tiến vù vù nhờ trí tuệ đám đông và sức mạnh tìm kiếm trên mạng. Họ tụ tập thành các hội, nhóm chơi ảnh, với số lượng thành viên có khi lên tới hàng chục nghìn. Ở đó, kiến thức, kỹ năng nhiếp ảnh được chia sẻ qua các bài viết công phu, truyền miệng, thậm chí là cầm tay chỉ việc ở các chuyến đi chụp ảnh ngoài đời.

    Nhờ sự lan tỏa của Internet, sản phẩm ảnh được “khoe hàng” rộng rãi, nhanh chóng trong cả một cộng đồng rộng lớn, thu nhận ngay lập tức những lời khen, phê bình ảnh “sướng nở mũi” hay những lời chê “ném đá” cay buốt óc về sản phẩm và trình độ chụp của mình. Nhưng lạ thay, những thứ đó là liều thuốc kích thích niềm đam mê. Họ càng lăn xả đi chụp, điên cuồng bấm máy như vào cơn để hy vọng mình “săn được con nghệ thuật”.

    Hải “kều”, một nhiếp ảnh gia tiếng tăm (đồng thời là admin của forum xomnhiepanh.com và nhiepanh.vn), chia sẻ: “Phong trào chơi ảnh ngày càng phát triển, nhất là ở thời điểm mạng cá nhân như Facebook bùng nổ, số lượng người chơi ảnh càng phát triển mạnh nhờ tính tương tác, lan tỏa nhanh như điện.

    Một bức ảnh vừa được tải lên, ngay lập tức đã có hàng nghìn người xem và bình luận. Người chơi nhờ đó càng khám phá ra khả năng chụp ảnh của mình, và lại càng bị kích thích lao vào niềm đam mê”.

    CÁI GIÁ PHẢI TRẢ VÀ SỰ TỈNH TÁO CẦN CÓ

    Nếu như các tay máy chuyên nghiệp cuốn cả cuộc đời vào nhiếp ảnh vì đó là nghề nghiệp mưu sinh của họ thì giới chơi ảnh nghiệp dư, hầu như chẳng mấy ai sống nhờ ảnh. Họ đều có công việc ổn định khác, đem lại nguồn thu nhập chính để họ có thể “đốt” vào đam mê chụp choạch.

    Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái, nhất là những thứ thuộc về đam mê cảm tính. Khát khao chụp được một bức ảnh để đời có sức cám dỗ như ma túy. Tay chơi ảnh buộc phải đánh đổi thời gian, tiền bạc, gia đình, công việc cho thú chơi này.

    Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư kể, trong 5 năm chơi ảnh, anh đã đốt 400 triệu đồng chỉ để mua thiết bị, chưa tính các chi phí mềm khác. Nhưng đó vẫn chưa là gì so với nhiều tay chơi khủng khác. Và những “mất mát” đó cũng chưa là gì.

    Chẳng hạn như trường hợp một cư dân trong “xóm nhiếp ảnh” đã phải nếm trái đắng vì quá đam mê. Hễ nhìn thấy ảnh đẹp, anh liền liên hệ với tác giả để hỏi thông tin, sau đó lên đường chụp ngay. Hành trình miên man, nay chụp chè Mộc Châu, mai đi Mù Căng Chải chụp lúa, kia lên Hoàng Su Phì săn ray cứ thế diễn ra. Tác phẩm để đời chưa tới, thì quyết định đuổi việc và lá đơn li dị đã đến tay anh.

    Rồi có những người, đang mùng Một Tết, nghe tin trên Sapa có mây luồn là lập tức bỏ vợ bỏ con, bỏ cả Tết để đi săn. Mà đó cũng chẳng phải những điều cá biệt, bởi có rất nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp, tan vỡ gia đình vì quá ham hố đi chụp ảnh.

    Hải “kều” đúc kết: “Mọi thứ đam mê thái quá đều nguy hiểm, nhất là với món này. Rất may, tôi đã lường trước tình huống nên đã biết sắp xếp để cân bằng gia đình, công việc và sở thích. Là Phó TGĐ của tập đoàn công nghệ Sao Bắc Đẩu nên tôi càng phải tính toán hợp lý. Gia đình là tối thượng, công việc đứng thứ hai vì nó đem lại tiền để nuôi gia đình và niềm đam mê. Chụp ảnh đứng thứ ba vì nó chỉ là thú chơi thuần túy, dẫu rằng nó đem lại nhiều giá trị tinh thần tuyệt vời”.

    Thế nên, điều quan trọng nhất với những ai đam mê nhiếp ảnh là hãy biết “bố cục” khung ảnh cuộc đời của mình. Phải biết “lấy nét” vào mục tiêu chính để hài hòa được những mối quan tâm. Và cần phải có ý thức bảo vệ gia đình và công việc trước những cám dỗ của cuộc chơi.

    VAI TRÒ CỦA NHIẾP ẢNH KHÔNG CHUYÊN

    Nhìn ở góc độ tích cực, trào lưu chơi ảnh và cá nhân người chơi ảnh đã âm thầm cống hiến cho đất nước bằng đam mê nhiếp ảnh của riêng mình. Như đã nói ở trên, sự phát triển của thú chơi ảnh gắn liền chặt chẽ với thế giới mạng nhờ tính tương tác cao độ.

    Người chơi ảnh bây giờ không chỉ bó gọn trong một vài forum ảnh nhỏ nhoi nữa, mà họ chơi ở cộng đồng Facebook rộng lớn hay những trang nhiếp ảnh danh tiếng thế giới như 500px.com với gần 300.000 thành viên khắp hoàn cầu.

    Do đó, một bức ảnh ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Tây Bắc đăng lên Facebook, lập tức được hàng triệu người trên thế giới chiêm ngưỡng. Một bức ảnh chụp thung lũng Bắc Sơn đăng trên 500px.com nhận được hàng trăm lời bình đầy ngưỡng mộ về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó đã rất nhiều tay chơi ảnh nước ngoài đã đến khám phá Việt Nam sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm của những tay máy nghiệp dư như Hải “kều”.

    Một điểm dễ thấy, dân chơi ảnh đa phần là trí thức có trình độ nên không ai bảo ai, khi tham gia các sân chơi quốc tế, họ đều chọn những tác phẩm chụp đất nước, con người Việt Nam đẹp nhất, những giá trị văn hóa, tinh thần đặc sắc để giới thiệu với cả thế giới.

    Hải “kều” rất hãnh diện khi nhắc lại lời khen của ông bạn Tây: “Các ông đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam”. Rõ ràng, những tác phẩm nhiếp ảnh về Việt Nam của giới chơi ảnh không chuyên cũng có giá trị như clip quảng cáo về vẻ đẹp Việt Nam phát trên CNN.

    Khi hỏi lý do tại sao những bức ảnh của cánh nghiệp dư lại có giá trị lớn như thế trong môi trường ảnh quốc tế, Hải “kều” giải thích: “Giờ là thời của mạng xã hội, con mắt xem ảnh hiện có xu hướng ưa thích những góc ảnh nghiệp dư, dù có vụng nhưng vô cùng gần gũi với đời sống, phù hợp với xu hướng xã hội. Do đó, thế giới hiện đánh giá cao ảnh nghiệp dư hơn các tác phẩm chỉn chu như tranh vẽ của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp”.

    Đó có lẽ là sự tưởng thưởng của thế giới với cánh chơi ảnh nghiệp dư ở Việt Nam, những người đang âm thầm phụng hiến cho đất nước thông qua “cơn nghiện” chụp choạch, đùa giỡn với ánh sáng và màu sắc của mình. Vì niềm đam mê của mình, họ đâu ngại gì chuyện “nhảy hố vôi”.

    --------------------
    Trào lưu chơi ảnh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thời điểm này, cộng đồng này có khoảng 30.000-40.000 thành viên sinh hoạt thường trực tại gần chục diễn đàn nhiếp ảnh lớn như xomnhiepanh.com; nhiepanh.vn; vnphoto.net... Đó là chưa kể số lượng người chơi mới hoặc không thường xuyên lớn hơn nhiều ở hàng chục forum quy mô nhỏ khác.

  2. #2
    Tham gia
    13-11-2006
    Bài viết
    2,877
    ! bài này "lụm" của người ta mà tác "giả" "quên" ghi tên tác giả thật . !

  3. #3
    Tham gia
    14-09-2010
    Bài viết
    44
    Cám ơn tác giả bài viết . Tôi rất tâm đắc với câu này ... ((Thế nên, điều quan trọng nhất với những ai đam mê nhiếp ảnh là hãy biết “bố cục” khung ảnh cuộc đời của mình. Phải biết “lấy nét” vào mục tiêu chính để hài hòa được những mối quan tâm. Và cần phải có ý thức bảo vệ gia đình và công việc trước những cám dỗ của cuộc chơi.)) ......Nhưng thà nghiện món này còn hơn những thú vui chết người khác.khi bạn đầu tư vào thiết bị khi không thích bạn vẫn có thể bán đi cơ mà ,vợ tôi có nói (( nghiện ảnh còn hơn nghiện cờ bạc ,gái gú))

  4. #4
    Tham gia
    23-07-2005
    Bài viết
    2,421
    Hình như mình đã đọc bài này ở đâu đó rồi?

  5. #5
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Đề nghị Bác Ồ vào edit bài viết và trích dẫn nguồn nha.
    Không chơi trò đạo văn.
    Nếu không topic sẽ bị xoá.
    "VNphoto nối vòng tay lớn"

    My Gallery
    - My facebook

  6. #6
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Bài này Ồ copy từ nguồn:

    http://bongdaplus.vn/Bong-da-Cuoc-so...sang/69606.bbd
    Của tác giả Hải An - Bóng Đá & Cuộc Sống
    Chúc Bình An
    FaceBook

  7. #7
    Tham gia
    06-10-2012
    Bài viết
    106
    Từ ngày đọc Scandal của Ồ, tôi chẳng buồn xem các bài của chú này.
    D3200+tam 17-50+70-300+35f1.8G

  8. #8
    Tham gia
    15-02-2011
    Bài viết
    135
    đọc nghe thú vị thật, tưởng bài của tác giả thì ra là đạo của người ta

  9. #9
    Tham gia
    06-07-2012
    Bài viết
    73
    Anh Ồ chơi không Thiện với tác giả và độc giả

  10. #10
    Tham gia
    12-06-2005
    Location
    HCM City, Vietnam
    Bài viết
    5,763
    Nhắc lại !
    Đề nghị Bác Ồ vào edit bài viết và trích dẫn nguồn nha.
    Không chơi trò đạo văn đạo ảnh.
    Nếu không topic sẽ bị xoá.
    Thậm chí bị ban cả nick nếu cố tình không chịu vào edit.
    "VNphoto nối vòng tay lớn"

    My Gallery
    - My facebook

Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •