Trang 9 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 78910 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 81 đến 90 / 92

Chủ đề: Những Giây Phút Ngắn Ngủi Trên Không Phận Los Angeles

  1. #81
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Trong California, năm nay là năm thứ 3 liên tục hạn hán và chính phủ cùng các cơ quan cung cấp nước kêu gọi dân chúng tiết kiệm tối đa. Vì hưởng ứng theo, cỏ trên sân trước sân sau nhà mình đều bị cháy rồi! Cách đây 3 tuần, quốc hội ký luật sẽ phạt $500/mỗi ngày cho chủ nhà phí phạm nước.

    Lần cuối cùng tôi bay qua khu này là cách đây 5 năm. Lúc đó, các tua bin gió đều được dựng ở những nơi có gió nhất, đó là đỉnh hay sườn núi. Lần nay thì quang cảnh sa mạc thay đổi nhiều quá; các tua bin được dựng khắp mọi nơi, ngay cả chỗ đất bằng phẳng ở chân núi. Thêm vào đó lại còn có những cánh đồng pan nô photovoltaic (PV) cò bay thẳng cánh. Đây là kết quả của chính sách và luật tiểu bang California là đến năm 2020, 30% số điện bán cho dân chúng trong tiểu bang phải được sản xuất từ nguồn XANH, nghĩa là không được sản xuất từ nguồn nhiệt điện như than hoặc khí đốt (trừ địa điện, geothermal.)

    Wind farms






    PV farms





  2. #82
    Tham gia
    30-10-2012
    Bài viết
    992
    Cám ơn bác rất nhiều về những hình ảnh tuyệt vời cộng với những kiến thức mà bác đã bỏ ra để chia sẻ với mọi người

  3. #83
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    ...Phần này là phần Storage and Generation trong hệ thống giữa 2 hồ cao thấp. Ban ngày điện đắt, nước hồ trên chảy xuống hồ dưới qua tua bin để phát điện. Ban đêm điện rẻ không ai dùng, kích hoạt tua bin trở thành mô tơ, bơm nước lên hồ trên cao để dự trữ nước và tạo sức nước cho chu kỳ như vậy cho ngày hôm sau...
    Hôm qua tình cờ thấy thread này. Hóa ra thread này đã bắt đầu trước khi tôi "chào đời" trên vnphoto! Cám ơn anh Văn Khoa vì những tấm ảnh đẹp và nhiều thông tin hữu ích. Tôi vẫn ngưỡng mộ những công trình vĩ đại như Hoover Dam và thán phục đầu óc họ.

    Như anh nói ở trên, xét một chu kỳ, nghĩa là ban ngày dùng nước chảy xuống để quay turbine (thế năng biến thành điện năng), và ban đêm lại dùng điện bơm nước lên lại hồ trên (điện năng biến thành thế năng), xét về "cân bằng năng lượng (energy balance) cho một chu kỳ thì "net effect" là zero, chưa kể thất thoát do chỉ số hiệu dụng luôn luôn nhỏ hơn 1 (Efficiency coefficient < 1). Vậy giá điện ban đêm phải rẻ hơn giá điện ban ngày nhiều lắm thì mới đáng công cho cái reverse process này. Phải không anh Văn Khoa?

    Tôi cũng rất thích năng lượng mặt trời. Ở vùng CA nếu không tận dụng nó thì phải nói là lãng phí.

    Cám ơn anh.

    ASAV

  4. #84
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Hello hai bạn pterpm và ASAV,

    Cám ơn hai bạn đã ghé xem ảnh. Cuộc đời trôi chảy, đôi khi nó đưa đẩy mình đến những nơi chốn mà mình không định trước được. Mình có diễm phúc là có nhiều may mắn, được sống và có trải nhiệm trong nước Mỹ. Ai có chê thì chê, nhưng đối với mình, đây là mảnh đất để dụng võ.

    Bạn ASAV còn nhớ những từ trong môn vật lý hoặc động học (Dynamics) nhỉ! Nước Mỹ này có ít công trình pump-storage như ở Castaic Lake trong tiểu bang California. Thật ra không hẳn là điện ban đêm rẻ, lý do chính là điện dư thừa trong ban đêm. Dùng điện dư thừa cho một tiện ích là tăng hydraulic potential của mực nước của hồ trên. Hơn nữa, đây không phải là chu kỳ nhất thiết xảy ra trong 24 giờ. Bơm nước nhiều lên thì có thể xả được trong nhiều ngày.

    Mỗi khi vặn vòi nước để uống, tắm rửa, hoặc bật đèn, TV, computer, máy lạnh, ít người biết đến cái công trình vô hình nằm sau vòi nước và công tắc điện. Đối với các công ty điện nước, muốn giữ cho nước thật tinh khiết, điện thật dồi dào đủ để chạy tất cả các máy móc trong nhà quanh năm xuốt tháng thì mức đòi hỏi trên các công ty rất cao và họ vẫn phải chu đáo làm tròn bổn phận vì đây là lĩnh vực công ích căn bản phải có cho cuộc sống. Các nhà máy lọc nước, sản xuất điện phải chịu nhiều điều kiện vô cùng khó khăn của chính phủ liên bang và tiểu bang. Điện nước ở các xứ văn minh không được xem là ơn mưa móc của chính phủ như trong nhiều nước độc tài kém mở mang: Tôi cho dùng bao nhiêu, phẩm chất ra sao thì dùng, cấm có kêu ca! Hôm nay mất điện, ngày mai mất nước? Ráng chịu! Bạn có biết rằng ở Mỹ, mỗi lần điện thế (voltage) trồi xụt trên một giới hạn nào đó thì hãng điện phải đóng phạt cho chính phủ vài chục ngàn đô la!

    Sau đây là những tấm ảnh không liên quan đế điện nước. hihi.

    Bay một chốc thì phải đáp xuống vì có một ê kíp muốn mượn tạm taxi trong 30 phút.


    Để bay đến một công trường xây cất gần đó để thị sát tiến triển vì đó là cách duy nhất. Những người thợ ở Mỹ thật thiện nghệ, họ có trong tay tất cả các phương tiện để hoàn tất công việc.


    Sau đó mình bay tiếp. Đây là một loạt ăng ten nghe nói là của NASA, hay NSA? Chỉ khác nhau có một mẫu tự! hihi



  5. #85
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Những tấm ảnh sau được chụp khi máy bay trực thăng bay song song với sườn phía Đông của rặng Sierra Nevada, một rặng núi lớn chạy hướng Bắc Nam. Rặng S.N. dài 640 km và rộng 110 km và có một đỉnh núi cao nhất lục địa Hoa Kỳ, đó là đỉnh Whitney cao 4421 mét. Tuyết tan từ rặng này ở cả hai bên sườn Đông Tây là một nguồn nước quan trọng cho cả tiểu bang. Năm nào được mùa tuyết thì cả tiểu bang phấn khởi. Nhưng phải được mùa mấy năm liền thì cả tiểu bang mới thoát khỏi hạn hán.

    Rặng S.N. cũng là sân chơi nổi tiếng quốc tế cho những tay nghiền dã ngoại với nhiều sức khỏe và dai sức. Họ mang theo lều, túi ngủ, soong chảo làm bằng hợp kim nhẹ, máy lọc nước, và lương khô cho đủ số ngày họ đi vào núi và trở ra. Nước thì họ lấy ở suối và lọc trước khi uống. Nhiều người thiếu kinh nghiệm đi vào nhưng không trở ra vì bị tai nạn hoặc mất liên lạc.

    S.N. ở về phía Nam, ấm áp hơn nên tuyết tan hết.


    Bay dần lên phía Bắc thì còn thấy một chút tuyết trên các đỉnh cao.









  6. #86
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    ...Tôi vẫn ngưỡng mộ những công trình vĩ đại như Hoover Dam và thán phục đầu óc họ... Tôi cũng rất thích năng lượng mặt trời. Ở vùng CA nếu không tận dụng nó thì phải nói là lãng phí...
    Nước Mỹ giàu tài nguyên, về tài chính, tài giỏi, kỹ thuật, và nhất là sự lương thiện và sòng phẳng. Khi nhân viên nhận được công việc và lương bổng thì chủ nhân mong đợi công nhân hoàn tất công việc như ý muốn và công nhân cũng cảm thấy phải chu toàn nhiệm vụ chủ nhân đã trao phó. Hai bên sòng phẳng, không ai ăn bớt của ai, nhất là không bao giờ lấy ống tre thế thanh sắt, luật lệ xây cất nghiêm minh. Đầu óc của họ đã nghĩ ra và hoạch định chính sách cho cả 30 năm trước, dù lúc đó đa số những người nghĩ ra này chẳng ai còn. Nghĩ mà sợ họ luôn! Đó là điều mình phải công nhận và bắt chước.

    Nắng ở California thì dồi dào không đâu bằng và tiểu bang này là nơi lý tưởng để gặt hái năng lượng mặt trời tái tạo. Chỉ có cái là giá thành cao hơn nhiệt điện. Nhưng đổi lại thì ảnh càng ngày càng trong vì bầu không khí càng ngày cành tinh khiết hơn.

  7. #87
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Vào mùa Thu và Đông, rặng SN thu hút rất nhiều nhiếp ảnh gia và nhất là người ai cũng biết đó là Ansel Adams. Vùng này không có cây phong (maples) mà chỉ có aspens, nhưng lá cây aspens màu vàng ối cũng rất đẹp.

    Trong mùa đông thì đỉnh này trắng xóa.




    Ở cao độ này người ta thấy lác đác loại cây thông (conifers). Thấp thoáng giữa đồi núi là Grand Lake, hồ chứa nước đầu tiên của hệ thống dẫn nước về Los Angeles. Và đây cũng gần cổng phía Đông vào Công Viên Quốc Gia Yosemite với núi đồi trùng trùng điệp điệp.










    Tại địa điểm này trực thăng phải bay về và trên đường tình cờ bắt gặp một đám cháy rừng.


    Xin hết và hẹn các bác kỳ bay lần sau.
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 02:54 AM ngày 30-07-2014

  8. #88
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Phải nói là thật hân hạnh mới có cơ hội như anh Văn Khoa, được trực thăng chở bay tà tà / là đà để chụp những tấm ảnh hiếm quý như thế này.

    Vài năm trước tôi có đi du lịch Singapore từ Sài Gòn, do một công ty của Việt Nam. Khi hướng dẫn viên (người Việt) giới thiệu đất nước này, cô ấy nhấn mạnh cho khách du lịch (hầu hết là những người đang sống tại VN) rằng, nước từ tất cả các vòi ở Singapore đều sạch và có thể uống được mà không sợ nhiễm trùng. Mới nghe thoáng qua thì tôi cứ nghĩ chuyện có gì lạ mà cô ấy cứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ngẫm nghĩ thì hiểu ra rằng, điều đó không đúng với các vòi nước ở Việt Nam, một điều mà dân của các nước kỹ nghệ hóa đã thấy như một chuyện nhưng không (take it for granted).

    Mấy năm gần đây các công viên mới xây trong vùng này đã bắt đầu dùng reclaimed water (nước tái chế biến) để tưới cây cỏ. Nước này không uống được, nên để phân biệt, họ phải dùng các đầu tưới (sprinklers) màu hồng tím, thay vì màu đen. Tôi cũng chưa hiểu họ lấy nước từ đâu để tái chế biến.

    Thấy mấy ngọn núi anh Văn Khoa chụp không có tuyết thì lại càng thấy lo. Vùng này nặng về canh nông, nên nước là mối quan tâm lớn của người dân. Nghe dự báo là năm nay sẽ có El Nĩno, hy vọng đúng thì Calif. đỡ khổ.

    ASAV

  9. #89
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ASAV: tám với bạn dù chẳng liên quan gì đến chủ đề.

    Cứ nhìn vào chất lượng nước từ vòi chảy ra để đoán trình độ tân tiến của nơi đó và sự suy đoán này khó có thể lầm lẫn. Tôi nhớ mấy chục năm trước ở nhà, mình phải đun nước cho sôi, lọc, rồi mới uống. Không biết bây giờ ra sao, chẳng lẽ ai cũng đi mua nước bình về uống?

    Vùng Thung Lũng San Joaquin Valley ở giữa tiểu bang California, cũng chạy dọc theo rặng Sierra Nevada nhưng về phía Tây, là cái vựa rau quả của cả nước Mỹ. Vì nguồn nước từ tuyết tan khan hiếm nên họ bơm nước ngầm lên để tưới những cánh đồng mênh mông. Nhưng vì phí tổn mua/bơm nước cao nên có nhiều cánh đồng bị chủ nhân bỏ hoang, không trồng trọt. Kết quả là giá rau quả sẽ lên cao. Chỉ có giải pháp tiết kiệm nước mới giúp làm giảm thiệt hại do hạn hán gây ra, hoặc chờ ông trời cho vài thằng bé (El Nĩno) đem nước mưa đến.

    Nước tắm rửa, nấu nướng và toilet chảy xuống ống cống (sewer line) đến nhà máy lọc nước thải (wastewater treatment plant) để đi qua nhiều gian đoạn lọc và khử trùng sơ sơ (primary treatment, secondary treatment) và trở thành treated water. Sau đó treated water thường được thải vào sông, hồ, hoặc ngoài biển. Tùy luật lệ của từng địa phương, có nơi bơm nước này xuống các mạch nước ngầm để ngăn chặn nước biển không xâm nhập, có nơi dùng nước này để tưới công viên, sân gôn. Có nơi đổ nước này trên những cánh đồng (spreading ground) để nước thấm xuống đất. Tất cả những cách dùng này đều gọi là water reclamation.

    Cách đây mấy năm, đổ nước trên những cánh đồng đã gặp sự chống đối kịch liệt của dân chúng vì họ cho rằng đó là "uống nước cầu tiêu" (toilet-to-tap). Nhưng họ không biết rằng nước thải sau khi đi qua giai đoạn secondary treatment thì đã sạch đi rất nhiều dù chưa đạt được tiêu chuẩn nước uống. Tùy theo địa chất, nước này phải đi qua lòng đất trong nhiều năm (có khi 10 năm) mới xuống được mạch nước uống. Sau khi được bơm lên, nước sẽ được khử trùng trước khi được phân phối. Hiện nay thì các người này đã thấm đòn hạn hán và nhận thức ra được cái khoa học khử trùng/vệ sinh nên họ dễ chấp nhận "toilet-to-tap" hơn. Trong tương lai, ở các tiểu bang hay bị hạn hán như California, dân chúng có thể sẽ "được" uống nước mà trong đó có một ít nước chính họ đã thải ra trong mấy năm trước.

  10. #90
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Vùng thung lũng San Joaquin là nơi tôi đang ở. Rau quả và các loại hoa màu khác của vùng này lên đến nhiều tỷ dollars hàng năm, và cung cấp 1/3 rau quả cho toàn nước Mỹ. Nhưng hạn hán lâu quá làm kinh tế vùng này bị thiệt hại nặng nề.

    Mỗi lần lái xe trên I-5 khi đổ đèo để vào thung lung này, hai bên là vách núi, còn trước mặt là một vùng đồng bằng bát ngát, tôi cứ nhớ lại cảnh trong phim Ten Commandments, khi ông Môi-sen (Moses) được nhìn thấy Đất Hứa Canaan từ đỉnh Nebo.

    Vùng này có nhiều căn nhà lớn ngày xưa xài nước giếng, nhưng nay giếng cạn nước, và họ phải mua nuớc chở đến bằng xe để xài. Hạn hán làm thềm nước ngầm (water table) sụt xuống quá sâu, đào giếng khác cũng không tới. Các nghiên cứu mới đây cho biết, các thềm nước ngầm sau khi bị khô do hạn hán, thì sẽ bị hư hại vĩnh viễn (permanently damaged), cho dù sau này có được mưa nhiều đi nữa thì cũng không khôi phục được. Đáng lo sợ!

    Không có nước thì không có sự sống! Đó là một trong những mục đích NASA/JPL phóng phi thuyền Curiosity lên Sao Hỏa để xem trên đó có nước không.

    Thêm một chuyện ngoài lề nữa: “tám với bạn dù chẳng liên quan…
    Chữ “tám” đó phải đánh vần với chữ M hay chữ N? Thấy có nhiều người dùng chữ M nên tôi muốn hỏi anh Văn Khoa. Theo tôi thì phải dùng chữ N, nghĩa là tán, như tán tỉnh, tán dóc, tán phét, tán gẫu, v.v. Xin ý kiến của anh.

    ASAV

Trang 9 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 78910 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •