Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 51

Chủ đề: Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range) trong máy ảnh số

  1. #21
    Tham gia
    17-03-2011
    Location
    HCM City
    Bài viết
    714
    Haiz...Bây giờ lại lộ nguyên hình của 1 kẻ ăn tiền Nikon chuyên đi dìm hàng Canon đây! Lộ liễu quá bác ơi!

  2. #22
    Tham gia
    12-08-2005
    Bài viết
    1,247
    Quote Được gửi bởi tomlong View Post
    Haiz...Bây giờ lại lộ nguyên hình của 1 kẻ ăn tiền Nikon chuyên đi dìm hàng Canon đây! Lộ liễu quá bác ơi!
    Xin đăng mấy ý này thay cho trả lời nhá bác

    Tóm lại, trên diễn đàn nhiếp ảnh thường có 2 dạng thành viên tham gia:

    - Một là ngừoi chơi:
    Chia sẻ, cung cấp thông tin, phát hiện, tranh luận, trao đổi, cổ vũ, thắc mắc... có thể đúng, có thể sai, có thể ngược ý kiến, trái chiều, có thể căng thẳng... nhưng vẫn thực sự vẫn là người tham gia cuộc chơi

    - Hai là người để tiêu khiển:
    Mà đặc điểm nổi bật là khi có chủ đề nói hay về thiết bị mình không dùng, hoặc nói điểm hạn chế, nhược điểm của thiết bị mình dùng, hoặc topic so sánh... là họ sẽ "nhảy tưng tưng" bình loạn, không cần biết nội dung "cuộc chơi" là gì, kiến thức đó đúng, sai có ích cho mình hay không và mình đang đứng ở đâu trong đó, và thường không đủ hiểu biết để tham gia hoặc đủ hiểu biết cần thiết nhưng nóng quá mà mất khôn nên cách thể hiện dễ nhất là "ném đá" cá nhân. Vì vậy cũng chả cần câu kéo, Pr gì, tự khắc họ sẽ có mặt tham gia khi thích cần "lôi" họ vào topic

    Dưới góc độ người quản trị diễn đàn thì đều cần 2 dạng thành viên này cả, thiếu người tiêu khiển thì mất độ hot, còn thiếu người chơi thì diễn đàn giảm chất lượng... Duy trì được cân bằng là tốt nhất

    Có người thì lúc là ngừoi chơi, lúc là ngừoi tiêu khiển nhưng với nhiều năm tham gia diễn đàn tôi biết là rất nhiều bác thuộc nhóm tiêu khiển khi "ngộ" ra lại trở thành người chơi rất hay với cộng đồng ( có lẽ bởi tính hiếu thắng và thích tham gia đám đông...)...

    Hy vọng sẽ có thêm nhiều người chơi hay từ những người tiêu khiển!
    Được sửa bởi Lekima lúc 06:21 PM ngày 21-04-2012

  3. #23
    Tham gia
    17-03-2011
    Location
    HCM City
    Bài viết
    714
    Quote Được gửi bởi Lekima View Post
    Tôi đã biết kiểu ra cũng sẽ có các còm men kiểu này nên viết sẵn cái bài phúc đáp từ trước. Xin đăng thay cho trả lời nhá

    Tóm lại, trên diễn đàn nhiếp ảnh thường có 2 dạng thành viên tham gia:

    - Một là ngừoi chơi:
    Chia sẻ, cung cấp thông tin, phát hiện, tranh luận, trao đổi, cổ vũ, thắc mắc... có thể đúng, có thể sai, có thể ngược ý kiến, trái chiều, có thể căng thẳng... nhưng vẫn thực sự vẫn là người tham gia cuộc chơi

    - Hai là người để tiêu khiển:
    Mà đặc điểm nổi bật là khi có chủ đề nói hay về thiết bị mình không dùng, hoặc nói điểm hạn chế, nhược điểm của thiết bị mình dùng, hoặc topic so sánh... là họ sẽ "nhảy tưng tưng" bình loạn, không cần biết nội dung "cuộc chơi" là gì, kiến thức đó đúng, sai có ích cho mình hay không và mình đang đứng ở đâu trong đó, và thường không đủ hiểu biết để tham gia hoặc đủ hiểu biết cần thiết nhưng nóng quá mà mất khôn nên cách thể hiện dễ nhất là "ném đá" cá nhân. Vì vậy cũng chả cần câu kéo, Pr gì, tự khắc họ sẽ có mặt tham gia khi thích cần "lôi" họ vào topic

    Dưới góc độ người quản trị diễn đàn thì đều cần 2 dạng thành viên này cả, thiếu người tiêu khiển thì mất độ hot, còn thiếu người chơi thì diễn đàn giảm chất lượng... Duy trì được cân bằng là tốt nhất

    Có người thì lúc là ngừoi chơi, lúc là ngừoi tiêu khiển nhưng với nhiều năm tham gia diễn đàn tôi biết là rất nhiều bác thuộc nhóm tiêu khiển khi "ngộ" ra lại trở thành người chơi rất hay với cộng đồng ( có lẽ bởi tính hiếu thắng và thích tham gia đám đông...)...

    Hy vọng sẽ có thêm nhiều người chơi hay từ những người tiêu khiển!
    VNPT chẳng cần những thủ đoạn như bác thì vẫn hot! Mình chỉ nói rằng bác là người chơi lâu năm có những bài viết chuyên môn hay thì nên có những thái độ khách quan (mặc dù rất khó, vì bác là fan cuồng của Nikon mà) Còn những bài chỉ mang tính đả kích gây chia rẽ nấp dưới hình thức này thì không nên! Bài đầu của bác rất dáng để đọc nhưng dần dần bác dẫn người đọc vào ý đồ của bác, vậy bác nói là sân của mọi người hay bác đang tiêu khiển mọi người để phục vụ cho mục đích cá nhân của bác?

  4. #24
    Tham gia
    12-08-2005
    Bài viết
    1,247
    Quote Được gửi bởi tomlong View Post
    VNPT chẳng cần những thủ đoạn như bác thì vẫn hot! Mình chỉ nói rằng bác là người chơi lâu năm có những bài viết chuyên môn hay thì nên có những thái độ khách quan (mặc dù rất khó, vì bác là fan cuồng của Nikon mà) Còn những bài chỉ mang tính đả kích gây chia rẽ nấp dưới hình thức này thì không nên! Bài đầu của bác rất dáng để đọc nhưng dần dần bác dẫn người đọc vào ý đồ của bác, vậy bác nói là sân của mọi người hay bác đang tiêu khiển mọi người để phục vụ cho mục đích cá nhân của bác?
    Khi nào bác "ngộ" ra tôi sẽ nói chuyện tiếp với bác, còn giờ nói bác cũng chả hiểu giề đâu

    7. DR trên các máy chuyên nghiệp và không chuyên khác nhau ở điểm gì:

    Thứ nhất DR trên các máy chuyên nghiệp thường cao hơn máy không chuyên ra cùng thời kỳ, bởi không chỉ cảm biến lớn của nó sẽ làm có nó có lợi thế về DR mà còn cả công nghệ tiến tiến trên nó nữa

    Thứ hai Khi ISO tăng DR của máy thường bị giảm đi, chính vì vậy khi chụp phong cảnh, trong studio, chân dung... người ta thường để ISO thấp nhất và có thể bạn sẽ thấy các máy Medium Format dải ISO cực thấp, 800 hay 1600 thôi đã là 1 con số xa xỉ, mất đi chất lựong của máy

    Và ở đây cũng sẽ thể hiện đẳng cấp của các máy khi tăng ISO, DR trên các máy chuyên nghiệp thường giảm từ từ, còn DR trên các máy không chuyên thì lại giảm nhanh hơn khi tăng ISO

    Các máy chuyên nghiệp khi tăng ISO thường DR giảm từ từ ( Như Nikon D4 chẳng hạn)



    Các máy bán chuyên ( như Canon 5D Mark III, hay Nikon D800) sẽ giảm nhanh hơn chút




    Còn các máy cho người mới bắt đầu thừong nhảy cắm đầu luôn, trên hình các bác có thể thấy chú D3S ra cách đây đã 3 năm nhưng khi ở ISO cao, DR vẫn duy trì tốt, hơn đứt các máy FF bán chuyên mới ra ( như Nikon D800 hay Canon 5D Mark III). Đó là điều quan trọng cho những người dùng chuyên nghiệp như chụp bóng đá ở sân Mỹ đình tôi vẫn thường dùng ISO 1600, chụp thể thao trong nhà ISO có thể là 3200

    Trong khi Sony Nex7 ( dù trong top 10) DR của nó như vận động viên chỉ biết nhảy cắm đầu ngay lập tức
    Được sửa bởi Lekima lúc 08:00 PM ngày 21-04-2012

  5. #25
    Tham gia
    11-01-2011
    Bài viết
    236
    vì sao dùng prime lens cho ảnh đẹp hơn là vậy, càng tăng iso màu ảnh càng bết đi, thiếu sáng thì mở khẩu thoai )
    "Con đường xưa em đi"
    http://www.flickr.com/photos/27273581@N07/

  6. #26
    Tham gia
    03-11-2011
    Bài viết
    979
    Cái bác tomlong có lẽ không hiểu vấn đề gì và ăn nói như vậy thì chẳng ai thèm nói chuyện với bác ta nữa cả. Chờ tiếp bài viết của bác Lekima.

  7. #27
    Tham gia
    09-04-2010
    Bài viết
    736
    bác lekima hình như tới giờ vẫn chưa giải thích tại sao nhiều máy mới ra nhưng DR lại bèo. Và theo DxO Lab thì Canon thường có DR thấp. Tui đoán trước luôn! Có lẽ số chấm thường cao hơn Nikon.

  8. #28
    Tham gia
    12-08-2005
    Bài viết
    1,247
    Quote Được gửi bởi omnislash View Post
    Chờ tiếp bài viết của bác Lekima.
    Cám ơn bác động viên!

    8. DR với công nghệ sản xuất cảm biến của Fuji:

    Như phần trước tôi đã giới thiệu 10 máy ảnh có DR caoo nhất hiện nay trên thị trường


    ĐIỀU SẼ LÀM CHO NHIỀU BÁC NGẠC NHIÊN LÀ CÓ 2 CHÚ FUJI NẰM CHỄM TRỆ TRÊN ĐÓ DÙ CHÚNG RA ĐỜI TỪ 2004 VÀ 2006, CÁCH ĐÂY 8 NĂM. HẲN PHẢI CÓ ĐIỀU GÌ ĐÓ KHÁC BIỆT TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CẢM BIẾN CỦA FUJI


    Chiếc Fuji S3 ra đời năm 2004 DR còn hơn hẳn cả máy FF Nikon D700 ra đời năm 2008 và Canon 5D Mark III ra đời năm 2012 khi chụp ở ISO từ 800 đổ xuống

    Fujifilm FinePix S3 Pro


    Được sửa bởi Lekima lúc 09:27 PM ngày 21-04-2012

  9. #29
    Tham gia
    12-08-2005
    Bài viết
    1,247
    (tiếp theo)

    Ngày xưa thì máy ảnh dùng CCD là chủ yếu chứ không phải Cmos như bây giờ, Fujifilm với sự kiêu hãnh của nhà sản xuất film (có thể coi là cảm biến trước thời kỳ số) và không hài lòng với kiến trúc CCD chuẩn nên đưa ra Super CCD với nhiều cải tiến mới tạo ảnh chi tiết, sáng và gam màu rộng hơn.



    Vào tháng 10/1999, Fuji Photo Film chính thức công bố bộ cảm biến Super CCD thế hệ đầu tiên với sự thay đổi đột phá về kiểu dáng thiết kế và cách bố trí điểm ảnh.

    Tế bào cảm quang hình bát giác và cách bố trí theo dạng tổ ong giúp tăng diện tích ghi nhận ánh sáng, tăng độ nhạy, tỷ số S/N và khoảng biến thiên ánh sáng hơn so với cảm biến CCD thông thường

    Kiểu bố trí tổ ong rất phù hợp với đặc trưng cảm nhận của mắt người nên lượng điểm ảnh hiệu dụng cao gấp 1,6 lần lượng điểm ảnh thực của cảm biến. Kiến trúc này cũng giúp bảo toàn chất lượng ảnh khi phóng đại số và quay phim.



    Từ đó Fuji ra nhiều thế hệ, tới Super CCD IV được giới thiệu đầu năm 2003, thiết kế Super CCD SR lúc đó được Fujifilm sáng tạo dựa trên kiến trúc phim ảnh 4 lớp đặc trưng của hãng. Phim nhũ tương bạc được bọc bởi các hạt thạch anh kích thước khác nhau. Hạt nhạy sáng cao có kích thước lớn (diện tích nhận sáng rộng) để 'bắt' được ánh sáng cường độ yếu. Hạt nhạy sáng thấp tương ứng sẽ có kích thước nhỏ hơn để giảm diện tích tiếp sáng. Super CCD SR cũng được thiết kế trên chip 1/1,7' nhưng có đến hai loại điểm ảnh: 3,35 triệu điểm ảnh nhạy sáng cao (điểm ảnh S) và 3,35 triệu điểm ảnh nhạy sáng thấp (điểm ảnh R, độ biến thiên màu rộng hơn điểm ảnh S đến 4 lần). Ảnh cuối cùng sẽ được tổng hợp dựa trên thông tin của cả hai hệ thống điểm ảnh nên thể hiện chi tiết hơn những cảnh có môi trường ánh sáng phức tạp: vùng quá tối thì sáng hơn, vùng quá sáng bớt chói và rõ chi tiết.





    Công nghệ điểm ảnh kép CCD SR II đã được ứng dụng trên FinePix S3 Pro. Bộ cảm biến mới 12,34 triệu điểm ảnh hiệu dụng, kết hợp giữa 6,17 triệu điểm ảnh có độ nhạy cao (S-pixel) và 6,17 triệu điểm ảnh có độ nhạy thấp (R-pixel) tương tự những hạt muối bạc có độ nhạy sáng khác nhau trên phim 35mm. Công nghệ này cùng với một số tính năng nâng cấp về khoảng bắt sáng hiệu quả hơn, cho độ nhạy cao hơn, cải thiện tình trạng nhiễu và cho màu sắc tự nhiên... Và sẽ dễ dàng nhận thấy DR của nó ngon hơn khi chụp cách tình huống chênh sáng, S3 Pro vẫn bắt được các chi tiết ở vùng sáng và vùng tối thường bị mất nếu dùng máy ảnh số thông thường lúc đó





    Và khi đó tôi cũng biết khá nhiều bác chụp Studio, đặc biệt ở nước ngoài vẫn dùng S3 với S5... Nhưng kể từ đó đến nay Fuji im hơi lặng tiếng trên thị trường máy ảnh DSLR...

    Vừa rồi Fuji lại tung ra cảm biến mới, không phải CCD nữa mà là một cảm biến CMOS lai hữu cơ. Cảm biến này có một lớp phủ bằng vật liệu hữu cơ bên trên mạch hệ thống mạch điện silicon thay vì lớp bán dẫn thường gặp trên các cảm biến CMOS hay CCD trước đây.



    Chúng ta lại chờ xem
    Được sửa bởi Lekima lúc 09:39 PM ngày 21-04-2012

  10. #30
    Tham gia
    13-04-2012
    Bài viết
    83
    Quote Được gửi bởi thuongshoo View Post
    bác lekima hình như tới giờ vẫn chưa giải thích tại sao nhiều máy mới ra nhưng DR lại bèo. Và theo DxO Lab thì Canon thường có DR thấp. Tui đoán trước luôn! Có lẽ số chấm thường cao hơn Nikon.
    Phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn.

    Tại sao sensor D3x, A850, A900 24 mpx ra đời từ cách đây 4 năm mà lại có DR cao hơn tất cả FF của Canon?

    Tại sao D7000, D5100, K-5, Nex 5N ít chấm hơn 18mpx của Canon mà DR cũng cao hơn?

    => ít hay nhiều chấm ko ảnh hưởng đến DR, vấn đề là ở kiến trúc sensor và công nghệ đi kèm.

Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •