Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 23

Chủ đề: Chỉ có quê hương mới thấu tình, đậm nghĩa

  1. #1
    Tham gia
    28-06-2006
    Bài viết
    2,855

    Chỉ có quê hương mới thấu tình, đậm nghĩa

    (không biết rằng tôi đưa điều dứơi đây ra có hợp với diễn đàn hay không? Mỗi nơi một khác, nếu không hợp thì xin adm. cứ việc xóa - Xin cám ơn trứơc)

    Thưa các bạn,

    Bên này chúng tôi có thói quen là mỗi khi tham dự một diễn đàn, hoặc ngay trong các phiên họp của công ty, khi có một thành viên lạ là mỗi người trong chúng tôi phải lần lượt đứng lên để giới thiệu đôi hàng về mình, để mỗi người dễ nhận biết lẫn nhau.

    Trong tâm tình đó, hôm nay, tôi xin đề nghị với các bạn cũng tự giới thiệu về mình để anh em dễ hiểu biết lẫn nhau mà tìm đến nhau trong niềm cảm thông, chia sẻ.

    Là ngừơi đề nghị thì tôi xin mở đầu.

    Tôi sinh ra trong một làng quê nghèo mà chiến tranh đã cướp đi cái tuổi thanh xuân, rồi lớn nên trong nỗi sầu buồn viễn xứ. Chính cái nghèo khó đó nó đã hằn in trên thân xác và dậm khắc trong tận cùng tâm tư, não trạng. Rồi cái nỗi lòng sầu buồn viễn xứ như lúc nào cũng gợi nhớ trong tôi những hình ảnh thân thương của quê hương.

    Những lát cơm nắm ăn trộn với bát nước vối cùng với trái cà ghém trong luồng gió mát hương đồng trên bờ đê Yên Phụ trong những buổi trưa hè, những con châu chấu được nướng vội bên chiếc thông phong, rồi những trò đánh khăng, đánh đáo, những trò bịt mắt bắt dê,…….

    Những hình ảnh thân thương của quê hương như đã bám chật trong tôi và nó đã vượt ra khỏi những ký ức mờ ảo, ẩn, hiện thông thừơng mà nó là một thực thể hiện diện trong tôi mọi mơi, mọi chốn.

    Vì công việc, ngay trong những bữa ăn giao tế với đủ sơn hào, hải vị đài trang, tôi vẫn thấy cõi lòng trống trải và tẻ lạnh như trong cõi lạ khó quen. Cái nghèo nó đã bám lấy tôi, nên thật khó mà uốn, ép để học làm sang, dù mình được may mắn bứơc chân vào cái ngưỡng cửa đó để mà tò mò, thử thách. Nhiều khi, trước những món ăn sang trọng mà môi mép tôi vẫn cứ như đang thèm nếm mùi vị hương đồng bên cạnh những thằng bạn để chỏm quê xa..





    Cũng chỉ là phù phiếm.



    Sau khi học xong, tôi nộp đơn xin việc 3 nơi nhưng mang mặc cảm của một thằng da vàng mũi tẹt nên không mấy tin rằng mình sẽ đựơc thu nhận. Trong lúc đợi chờ, thằng bạn cùng lớp với tôi đến từ Hồng Kông, bàn với tôi hay là sang Hong Kong một chuyến coi sao. Biết đâu, tìm đựơc phương cách làm ăn với bố nó. Tôi đồng ý và nó biết tôi là thằng sinh viên nghèo không có tiền nên đã xin bố nó mua vé cho tôi.

    Bố thằng Tan Chee Song thật dễ thương và là một thương gia có tầm nhìn rất xa. Ông ta biết trứơc răng sớm muộn gì thì Hong Kong cũng bị trả lại Trung Quốc và đề nghị với tôi là tìm cách nào đó, đưa thằng Chee Song sang làm ăn tại Thụy Sĩ. Muốn làm đựơc điều này thì tôi phải về lại Thụy Sĩ học lấy bằng quản trị nhà hàng, để ông giúp tiền mở nhà hàng Tàu. Chương trình học là 6 tháng và thằng Chee phải đi học lấy bằng đầu bếp ở Hong Kong hoặc Trung Quốc.

    Sở dĩ phải làm điều trên vì luật Thụy Sĩ cho phép mỗi nhà hàng Tàu hay Việt, hay một đặc sản của một quốc gia nào đó mà Thụy Sĩ chưa có trường đào tạo thì, nếu nhà hàng có trên 40 chỗ ngồi thì đựơc mướn 1 đầu bếp từ quốc gia mình trưng bảng, nếu trên 60 chỗ ngồi thì 2,…..

    Khi về lại Thụy Sĩ thì những dự tính trên đã không thể thực hiện và may là chỉ mới bàn tính chứ chưa một lời hứa. Trong 3 cái đơn xin việc tôi gửi đi thì 1 trả lời không, 2 trả lời hẹn ngày phỏng vấn. Sau 2 cuộc phỏng vấn thì cả hai công ty đều nhận tôi. Bây giờ thằng sinh viên nghèo lại hóa ra oai, được quyền chọn, đựơc quyền chê. Sau nhiều đắn đo suy nghĩ và tìm cố vấn nơi nọ, nơi kia, cuối cùng tôi nhận làm ở văn phòng trung ương của một công ty đa quốc gia, đứng đầu thế giới về thực phẩm mà số tiền bán ra hằng năm gần 100 tỷ đô la.









    Sau 25 năm trời ròng rã tận tâm, phục vụ rồi cũng sắp tới ngày chia tay, nghỉ hưu. Thình thoảng từ vp, tôi nhìn lên đỉnh Mt Pelerin, nơi đấy có những vườn nho trùng điệp, những ngôi làng cổ đan, che







    Và đặc biệt một nơi an nghỉ an bình của những thân xác, linh hồn sau quãng đời tạm gửi. Tôi rất thích lên đây, lên đây để tìm được những khoảnh khắc thanh vắng, để hứơng lòng về quê hương, thầm thỉ nguyện cầu cho cha mẹ, tổ tiên, bằng hữu cũng đang an nghỉ như thế này. Mỗi khi lên đây, nhiều lần tôi không cầm được lòng vì qua những lúc chợt gợi nhớ, gợi thương.



    Tôi làm việc trên lầu 5 nhưng thật ít khi dùng tháng máy mà chỉ cuốc bộ cho dẻo dai cái thân gìa đã nhiều năm hao mòn, mỏi mệt.



    Giống như cự ông này đã ngoài 80 tuổi mà vẫn chống gậy leo giốc, ngày nào cũng leo bộ như thế



    Trong khi những thân gìa không quản nhọc nhằn, oằn lưng đóng thuế thì gánh nặng xã hội lại è ra, trải thảm để nuôi báo cô những lớp thanh niên di dân hư hỏng chỉ biết chơi bời trác táng, sáng xỉn chiều say…..

    Nhìn vào những thành phần này, tôi thấy thương cho những thành phần hiếu học nơi quê hương tôi. Nhiều cháu phải thức dậy từ 4g sáng để đi bán báo, bán bánh mì trứơc giờ đi học. Tôi không kỳ thị vì cách nào đó mặc dầu đã mang quốc tịch Thụy Sĩ từ lâu nhưng vẫn là gốc di dân, nhưng tôi tiếc nuối số tiền thuế mà tôi phải đóng hàng tháng để nuôi những kẻ chỉ biết ăn, biết uống như thế này:









    rong khi những người di dân như vừa kể trên, được nhận vào Thụy Sĩ thì xã hội lo cho họ, chu cấp cho họ rất chu đáo, nguyên tiền quần áo một năm mỗi người lớn là 720 quan, trẻ em dưới 18 tuổi 360 quan (1US$ =1.2 quan), trong khi chúng tôi thì:

    - Hoặc phải xin những việc làm thay cho các bà nội trợ, để lau chùi nhà cửa, ủi quần áo, trông nom người gìa.
    - Hoặc làm việc lặt vặt tại các nhà hàng, làm việc lặt vặt mấy giờ thôi chứ không được đúng bán hàng……
    - Hoặc đi câu sớm, vừa tiêu khiển vừa kiếm cá ăn.
    Ngoài những việc kể trên, tôi còn kiếm được một việc là đi chợ cho một bà cụ gìa, cứ mổi 2 ngày thì đi chợ một lần, mỗi lần bà cho 20 quan. Sau đó, thấy hoàn cảnh của tôi, bà cho tiền mua chiếc xe gắn máy và thường lì xì thêm, sau mỗi lần phát tiền lương.




    (còn tiếp)
    Được sửa bởi Hung dong lúc 10:30 PM ngày 31-07-2007
    Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài

  2. #2
    Tham gia
    08-10-2005
    Bài viết
    972
    Bài " Sơ yếu lý lịch " bằng hình của bác Hừng Đông quá ngộ . Tiếp nữa đi bác ạ .
    VNPHOTO.NET...Connecting people... ( Source by Nokia :p )

  3. #3
    Tham gia
    15-12-2006
    Bài viết
    625
    hình như cháu đang khóc.......ứoc chi Bác nghe dc bài "về đi em "của trần Tiến,kg giống Bác nhưng cũng chua lắm.Đọc bài của bác,lúc nào cái tình nó cũng chan chứa và tuôn trào.Về VN đi bác,bác sẽ được tắm trong cái tình Việt(cháu kg tả nổi bác ơi.......)
    Mong đọc nhiều hơn những tâm sự của Bác,người đi trước,để những người đi sau như cháu biết trước những gì trước mắt để trân trọng hơn những gì mình đang có.....trân trọng một người Bác đã đọc nhiều,biết mặt,biết tên nhưng chưa gặp bao giờ.

  4. #4
    Tham gia
    19-02-2006
    Bài viết
    353
    Xin được chia sẻ những tâm tư của bác, chúc bác khi về hưu được thanh nhàn và có những chuyến về thăm quê hương đằm thắm nghĩa tình. Mong được tiếp tục xem những hình ảnh, những câu chuyện của bác.

  5. #5
    Tham gia
    23-07-2005
    Bài viết
    2,421
    Lần đầu được đọc một sơ yếu lý lịch kèm hình và thấm đậm tình người như của bác Hungdong.
    Mong đến ngày được gặp mặt, offline với bác.
    Mong lắm thay.

  6. #6
    Tham gia
    02-03-2006
    Bài viết
    22
    Em cũng đã từng được đi làm ở phương trời Tây tới 5 năm nên hiểu được thế nào là nỗi nhục của người mũi tẹt da vàng, mặc dù mũi em không tẹt, và em hiểu không có đâu bằng quê hương mình Bác ạ, mong được gặp Bác trên quê hương mình, chúc Bác nhiều sức khỏe.

  7. #7
    Tham gia
    27-07-2006
    Location
    Hà nội
    Bài viết
    4,085
    Bác ơi hãy trở về...Bác sẽ được sống trong tình thương yêu đùm bọc của quê hương...Được đóng góp sức nhỏ bé của mình cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này....
    Con nghệ thuật, nó ở đâu nhỉ ?

  8. #8
    Tham gia
    31-10-2006
    Bài viết
    190
    Cháu thấy được sự khao khát về quê hương của chú trong lời chú kể.
    Khi nào chú mới về Việt Nam? Mong được đón tiếp chú tại quê nhà.

    Cháu đã từng mơ một ngày nào đó có thể đặt chân đến Thụy Sĩ, và một trong những những nơi sẽ đến là tòa nhà mà chú đã chụp.

    Như chú đã kể, sự khác biệt giữa người da vàng và người da trắng rất nhiều, điều đó xảy ra cả trên đất Việt. Những bữa ăn sang trọng, những cái bắt tay, lời khen thưởng chỉ là phù phiếm.

    Người Việt làm việc cật lực vì cuộc sống và vì gia đình. Sự căng thẳng trong công việc dẫn đến trầm tư đôi khi cáu gắt với gia đình.

    Đỡ hơn chú là cháu ở quê nhà, cuối tuần còn được lang thang offline với anh em vnphoto giảm stress.

  9. #9
    Tham gia
    17-10-2005
    Bài viết
    753
    Đọc những lời tâm tư của bác hungdong em rất cảm động. Ngày xưa các cô gái đi lấy chồng chỉ ở xóm bên, làng bên thôi mà còn đau đáu nhớ về quê mẹ:
    Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều
    (Ca dao)

    Huống hồ gì một ngườni nặng tình quê hương như bác mà phải xa quê nửa vòng trái đất! Chúc bác sớm thỏa lòng mong nhớ quê mẹ!
    Được sửa bởi Macro lúc 05:02 PM ngày 01-08-2007

  10. #10
    Bác làm nhà văn còn được nữa là...

Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. Thể loại trừu tượng, ai nghĩ sao thì nghĩ
    By Baohoangvan in forum Nhóm VNPhoto.net tại Huế -Đà Nẵng
    Trả lời: 31
    Bài viết cuối: 09-05-2009, 09:23 PM
  2. Các tư thế chụp ảnh ngộ nghĩnh.
    By kaka in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 14-12-2007, 05:22 PM
  3. hình ngộ nghĩnh
    By than_lan in forum Ảnh chụp macro, tĩnh vật, sản phẩm
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 28-11-2007, 12:40 PM
  4. Bùi Đình Nghĩa
    By Khot in forum Ảnh chân dung
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 25-10-2007, 12:33 AM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •