Trang 3 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 35

Chủ đề: Khi bạn chụp hình với người mẫu

  1. #21
    Tham gia
    17-04-2009
    Bài viết
    1,131
    Quote Được gửi bởi banhmitrung View Post
    5 phút cho quảng cáo.

    Tất cả các bác chụp mẫu các thể loại, hãy chuyển sang sài lens 135 trên crop và 200 trên FF. Lúc đó bảo đảm chỉ vài lần di chuyển thì các bác sẽ chán và dùng...loa để điều khiển mẫu hoặc hô hào stylist làm hộ.

    Bác nào cảm thấy tâm mình còn hay dậy sóng thì nên đầu tư lens...400mm
    e cũng dùng 200 trên FF khi chụp mẫu nè, nên e tránh xa được những tình huống đó, may thiệt
    A900 # min 2870G - 85f1.4 - 200f2.8APO HSG (min 2x APO) - 75300 BB - 5400HS

  2. #22
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Em đã đọc kỹ toàn bộ bản model release của Getty cung cấp mà bạn Vikhoa đã đưa link trong trang trước. Bạn Vikhoa có nhờ em xem và kiểm tra giúp xem bản này có dùng được với giao dịch ngoài Getty hay không.

    2. Theo em thì hoàn toàn có thể sử dụng được với một số lưu ý nhỏ:

    2.1 Chúng ta sử dụng ở Việt Nam cho nên nên sử dụng văn bản tiếng Anh mà sử dụng ngôn ngữ đơn giản để cho người bình thường tiếng Anh trung bình có thể dịch bản MR ra tiếng Việt dễ dàng và dùng làm bằng chứng nếu có tranh chấp sau này. Nếu các bạn đồng ý với suy nghĩ này, nên sử dụng bản kia có tiếng Anh đơn giản hơn. Bản Getty chi tiết hơn một chút tất nhiên sẽ tốt hơn.

    2.2 Tuy nhiên có hai thông tin trong đó em cho rằng không cần thiết trong trường hợp từ trung bình đến vụ nhỏ. Thứ nhất là đòi hỏi phải ghi thông tin về ethnicity (gốc) của mẫu và thứ hai là phải có người làm chứng. Hợp đồng riêng rẽ giữa hai bên không cần thiết phải có người làm chứng thì chữ ký mới có hiệu lực pháp lý (nó không phải như di chúc). Chỉ cần hai người đủ tư cách pháp nhân là có thể ký được.

    3. Em tóm lại là tùy các anh chị, ở nơi cần phải có MR, sử dụng văn bản nào cũng được cho trường hợp không phải Getty.

    4. Nếu như sử dụng văn bản đơn giản hơn mà em quote ra, hôm qua em có nói là nên dịch ra tiếng Việt vì dùng ở Việt Nam và vì chưa chắc mẫu hiểu tiếng Anh là gì. Tuy nhiên, em có ý kiến này và theo khả năng tốt nhất em phân tích, em nghĩ rằng hoàn toàn có thể áp dụng được. Lợi ích của điều em nêu dưới đây là không cần phải dịch ra tiếng Anh.

    4.1 Các anh/bạn hãy đánh lại bản đơn giản đó trừ ra tên photographer riêng không cần thiết trong đó và giữ nguyên bản tiếng Anh. Nếu như có bạn nào cảm thấy không chắc ăn không biết trừ bỏ cái nào thì vui lòng cho em biết. Em sẵn sàng soạn lại trên Word chuyển sang PDF và dùng host của website này để đăng lên cho tất cả mọi người sử dụng như là một bản mẫu.

    4.2 Khi mẫu không biết tiếng Anh, hãy giải thích bằng tiếng Việt cho mẫu biết nội dung chính của văn bản là gì. Trong bài post tiếp lần sau em sẽ ghi ra toàn bộ nội dung (bằng tiếng Việt) để các bạn giải thích.

    4.3 Rất quan trọng việc model không biết tiếng Anh phải hiểu đơn giản (do bạn nói) nó nói cái gì. Ở vùng tài phán em đang ở, nếu như mẫu không biết và ký vào sau này mẫu sẽ đáp trả lại là mẫu ký đại mà không hiểu gì cả theo nguyên tắc của luật pháp ở đây gọi là unconscionable conduct. Nguyên tắc này hiện tại luật hợp đồng của Việt Nam không có. Dựa vào đó, hợp đồng sẽ không có hiệu lực ngay từ đầu (tiếng Latin gọi là void in ab initio).

    4.4 Sau này khi có tranh chấp thì chỉ cần ra phòng công chứng dịch bản tiếng Anh đó ra là có thể dùng bản dịch tiếng Việt kèm bản gốc tiếng Anh làm bằng chứng là được.

    5. Hôm nay em làm việc hơi mệt một chút, em xin hẹn lại vấn đề cuối cùng em nói đến điều các bạn phải cần thận khi đăng lên website bán ảnh những người nổi tiếng thế giới mà các bạn chụp ở Việt Nam sau. Đồng thời em giải thích thêm về cách sử dụng MR để mọi người trong forum khi cần thiết lấy ra dùng (theo cách em nêu ngay ở trên) mà không phải quan tâm về tiếng Anh hay tiếng Việt.

    6. Nếu các bạn không giỏi tiếng Anh, không nên dịch bản MR ra tiếng Việt mà viết sai một số từ trong đó và ký vào bảng tiếng Việt dịch sai. Làm như vậy rủi ro có thể xảy ra chỉ vì dịch không đúng.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  3. #23
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Xin lỗi mọi người về sự chậm trễ đến hôm nay em mới có thể viết phần cuối cùng của bài viết này cho kết thúc. Trong phần cuối này em nêu lên hai vấn đề như tiêu đề bên dưới.

    Ký model release bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt

    2. Trong trang trước thì các anh đã có bảng mẫu model release (MR) bằng tiếng Anh. Ở nơi cần phải yêu cầu model ký vào bản này để phòng hờ rủi ro về sau và trong trường hợp model hiểu tiếng Anh nhưng lại không có bản chuẩn tiếng Việt để ký, thì em nghĩ hoàn toàn có thể đánh lại bản mẫu tiếng Anh trong trang trước bỏ đi tên riêng và cho cả hai bên ký vào bản tiếng Anh. Sau này khi có rủi ro tranh chấp thì đem ra phòng công chứng dịch ra tiếng Việt và đóng dấu vào để bản dịch đầy đủ và đúng như hợp đồng. Tòa án Việt Nam sẽ không chấp nhận bản tiếng Anh làm bằng chứng.

    3. Trong trường hợp làm như vậy, các anh phải có trách nhiệm giải thích cho model hiểu bản tiếng Anh này có ý nghĩa như sau:

    - Model đồng ý cho người chụp hoàn toàn sử dụng ảnh cho mục đích mua bán trừ những hoạt động vi phạm luật pháp (chẳng hạn như quảng cáo xxx).

    - Model đồng ý sẽ không đòi người chụp ảnh phải bồi thường thiệt hại cho model phát sinh từ việc sử dụng mua bán ảnh.

    - Model đồng ý người chụp ảnh là chủ sở hữu hoàn toàn của bức ảnh.

    4. Sau khi giải thích xong, các anh yêu cầu model ký vào bản tiếng Anh và ghi thêm dòng chữ tiếng Việt model đã được giải thích các ý trên và đã hiểu ý nghĩa của bản hợp đồng này.

    Về việc bán ảnh các anh chụp những người nổi tiếng đến Việt Nam

    5. Em có thấy một số anh chụp người nổi tiếng đến Việt Nam hoặc ở Việt Nam và đem bán ảnh lên mạng một cách tự do.

    6. Thông thường những người nổi tiếng nhất là cấp thế giới và trong lĩnh vực thể thao thì họ ký hợp đồng quảng cáo độc quyền với một số công ty thương mại. Nếu như người mua ảnh của các anh sử dụng ảnh cho mục đích thương mại vi phạm hợp đồng kia thì công ty quảng cáo sẽ đòi người nổi tiếng bồi thường thiệt hại. Lúc đó, rất có khả năng người mẫu sẽ nộp đơn lên tòa án yêu cầu công ty mua ảnh ngưng sử dụng và/hoặc bồi thường thiệt hại họ bị kiện tụng. Công ty mua ảnh sẽ đồi bồi thường lại các bạn.

    7. Vì lý do này cho nên trước khi em bước vào sân Grand Slam để chụp ảnh em đều phải ký hợp đồng với BTC liên quan đến việc bồi thường nói trên nếu BTC bị kiện tụng vì những tấm ảnh em chụp. Đồng thời, em phải ký vào hợp đồng hứa rằng ảnh chụp những người nổi tiếng kia phải chỉ dùng (hoặc bán) cho mục đích thông tin thời sự. Vì vậy, người được phép mang media pass vào chụp phải được tòa soạn bảo lãnh và tờ báo đó phải có trang thông tin thời sự liên quan đến sự kiện đi chụp. Nếu không, nộp đơn vào xin media pass bị loại từ vòng gửi xe đạp. Ở mức độ quốc tế, những việc này BTC họ rất kỹ lưỡng vì những vụ rủi ro kiện tụng này. Em không biết khi các anh được phép chụp ở Việt Nam thì có bị ràng buộc bởi hợp đồng phải ký hay không. Nếu điều này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam thì cũng nên nghĩ đến rủi ro bị thiệt hại sau này khi bán ảnh mà không ràng buộc mục đích sử dụng với người mua.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #24
    Tham gia
    16-02-2007
    Bài viết
    1,536
    Trước hết cảm ơn bác Nikonian2006 đã giải thích.

    Mình có thắc mắc: khi nào thì paparazzi bị kiện? hay ngược lại họ làm cách nào để chụp những cảnh đặc biệt của những người nổi tiếng mà không bị kiện?!
    Tại sao họ bán được ảnh khi (chắc chắn) không có model release? như vậy ảnh của họ chụp chỉ để cung cấp cho mục thông tin thời sự?

  5. #25
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Anh Adegsm

    1. Paparazzi có nghĩa là đây là một phóng viên chuyên đi chụp những người nổi tiếng trong xã hội celebrities để phục vụ cho mục đích thời sự. Nếu như họ chụp ảnh không phải vì định nghĩa này thì họ không phải là paparazzi. Vì vậy, trả lời một phần câu hỏi của anh, anh xem lại phần em đã viết ở trang trước về chụp ảnh người mẫu để phục vụ cho mục đích thông tin thời sự.

    2. Về câu hỏi trong trường hợp nào paparazzi sẽ dính vào tranh chấp dân sự ở tòa án thì anh phải xem vào từng hoạt động cụ thể của họ để tính ra rủi ro này. Paparazzi có hai loại. Một loại là những người chụp ảnh như một cộng tác viên độc lập không phải là nhân viên hãng chụp ảnh hoặc tòa soạn nào cả và một loại là nhân viên employee của một hãng thông tấn chuyên chụp ảnh như AP hay AFP chuyên đi bán ảnh cho các tờ báo.
    2.1 Trong trường hợp họ là nhân viên employee, khi họ đang trong quá trình làm việc của họ phục vụ cho chủ employer, thì bất cứ tranh chấp dân sự nào liên quan đến việc chụp ảnh của họ đều không kiện đến họ. Người nổi tiếng sẽ kiện chủ của họ theo nguyên tắc chủ chịu trách nhiệm cho nhân viên trong khi nhân viên đang thực hiện công việc phục vụ cho người chủ. Tiếng Anh là vicarious liability. Trong trường hợp này, nếu như paparazzi không làm theo những nguyên tắc mà employer đã đề ra để tránh cho employer bị kiện tụng thì (ngoài việc có thể bị mất việc) employer sẽ có thể tiếp tục kiện paparazzi đòi bồi thường thiệt hại do employee đã vi phạm hợp đồng lao động với employer gây thiệt hại tài chính cho employer. Điều này đã xảy ra trong thực tế và đa số là vào lúc employee là một trong những người có tiếng trong lĩnh vực và tạo ra nhiều thu nhập đủ để cho employer theo đuổi vụ kiện.

    2.2 Trong trường hợp paparazzi (từ đây trở xuống em gọi tắt cho nhanh là P) là một người chụp ảnh độc lập, celebrities sẽ kiện trực tiếp họ. Ở đây chúng ta lại phân ra hai trường hợp là dân sự và hình sự tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi vụ xảy ra thế nào:

    Rủi ro cho paparazzi về mặt dân sự hoặc hình sự

    2.2.1 Em ví dụ như như P trong khi chụp ảnh đã vô tình xâm nhập vào những nơi riêng tư privacy của celebrity thì đây là vi phạm hình sự tội nhẹ tiếng Anh gọi là trespass. Có một số trường hợp P tạo ra những tình huống theo đuổi mà gây ra nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của celebrity thì cũng có thể là vi phạm hình sự tội nhẹ tùy thuộc vào luật pháp từng tiểu bang quy định trong trường hợp này.

    2.2.2 Em lấy ví dụ như vào năm 2005 diễn viên Nicole Kidman nộp đơn lên tòa án địa phương xin lệnh cấm chế cấm hai phóng viên ảnh Jamie Fawcett và Ben McDonald không được quấy rối Kidman và không được đến gần hơn 20m so với ngôi biệt thự mà Kidman đang ở. Tòa án ra lệnh cấm chế tạm thời nhưng đến trước khi ra phiên xử cuối cùng thì Kidman bỏ không ra tòa và bỏ luôn vụ kiện cho nên lệnh cấm chế vĩnh viễn không có. Sau đó Kidman tiếp tục nộp đơn lên tòa án vào năm 2007 xin lệnh cấm chế Fawcett vì tội quấy rối stalking nhưng cũng thất bại trong việc xin lệnh cấm chế này.

    2.2.3 Trong ví dụ trên thì em chỉ cho anh thấy trong thực tế đã xảy ra một số trường hợp P bị liên lụy đến tòa án do chụp ảnh mà ra. Tuy nhiên, có bị buộc tội hay không phải xem bằng chứng của celebrity ở tòa án thế nào.

    2.2.4 Một trường hợp P có thể bị kiện nữa là liên quan đến vấn đề dân sự em ví dụ như vu khống defamation chẳng hạn. Trong trường hợp này, em lấy ví dụ như P và một phóng viên viết bài sẽ viết một bài báo trong đó có hình ảnh mà theo celebrity là vu khống làm mất danh sự của celebrity. Tất nhiên là có vu khống hay không là phải xem bằng chứng của celebrity đưa ra tại tòa án.

    Chụp ảnh mang tính vu khống đối với quyền tự do ngôn luận được hiến pháp cho phép


    3. Về vấn đề luật vu khống defamation thì em chỉ lưu ý anh một điểm thật nhỏ mà không đi vào chi tiết ở đây vì nó không liên quan nhiều đến nhiểp ảnh và liên quan đến chi tiết của luật pháp. Đối với quốc gia có hiến pháp có ghi rõ ràng cấp quyền tự do ngôn luận cho nhân dân như ở Mỹ (xem tu chính án số 1 về freedom of speech) thì để celebrity có thể kiện thành công với P rất khó khăn không phải dễ vì P được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận. Không phải là không thành công nhưng cái ngưỡng threshold để thành công sẽ cao hơn ở các nước khác. Với những quốc gia khác em ví dụ như Anh và Úc chẳng hạn khi trong hiến pháp không có ghi rõ ràng ra quyền tự do ngôn luận thì ở những nước này nhân dân được hiến pháp ngầm (impliedly) cho phép có quyền tự do trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến chính trị. Tiếng Anh của cái em nói là freedom of political communications. Nó có nghĩa là nhân dân được phép bình luận bất cứ vấn đề gì liên quan đến chính trị mà không bị cấm không cho nói. Vì vậy nếu celebrity mà liên quan đến vấn đề chính trị thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ra tòa kiện P liên quan đến tội vu khống.

    4. Ở điểm số 3 nói trên em nói hơi vắn tắt liên quan đến ảnh hưởng của hiến pháp lên quyền tự do ngôn luận (trong việc tự do chụp ảnh của P) cho nên có thể anh không hiểu hết. Anh chỉ lưu ý là ở các nước đó, không phải cảnh sát nói anh có tội là anh sẽ có tội mà khi ra tòa phải xem hiến pháp cho phép anh (là một thường dân) có quyền được nói đến mức nào và tòa án không bao giờ chịu áp lực chính trị của cảnh sát để phán có tội theo ý muốn của cảnh sát.

    5. Nếu còn thắc mắc gì nữa thì cho em biết.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  6. #26
    Tham gia
    16-02-2007
    Bài viết
    1,536
    Giải thích rất chi tiết và rõ ràng điều mình thắc mắc. Cảm ơn bác rất nhiều!
    Được sửa bởi adegsm lúc 04:52 PM ngày 22-12-2011

  7. #27
    Tham gia
    04-06-2010
    Bài viết
    649
    Em đều hỏi xin Mẫu trước nếu vui vẻ ,đồng ý thì em mới đụng vào Mẫu nhưng rất hạn chế(chỉ những Mẫu ko tự tạo dáng theo lời chỉ dẩn của mình).Vì chụp Mẫu em thấy phức tạp và phiền toái nếu mình ko kỉ tính ,chín người mười ý -biết đâu có người lại cho rằng mình lợi dụng mà cũng nói thật là có và có thật những người lợi dụng nhiếp ảnh phục vụ nhu cầu ko tốt của cá nhân mình.Rất ngại và rất buồn vì AE có thể bị ít nhiều liên can.Cám ơn bài của các bác sẽ giúp cho AE cẩn trọng hơn nữa .Riêng em sẽ cố tiếp thu thật tốt các ý kiến trên để tự hoàn thiện mình.Chúc cả nhà Mùa Giáng sinh An lành

  8. #28
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Lý do có bài viết mới

    1. Kể từ khi có topic này, có một số ít bạn chụp ảnh thương mại có sử dụng người mẫu và khách hàng (đối tác thứ ba) đã pm riêng hỏi em một số vấn đề chi tiết liên quan đến nội dung của topic này ở phần làm việc với người mẫu.

    2. Vì những thông tin hỏi pm mang tính riêng tư cho nên em nghĩ việc pm là hoàn toàn có thể hiểu được chỉ có vấn đề là những điều các bạn hỏi hầu như giống nhau cho nên làm cho em tin rằng có nhiều bạn ở trên đây cùng một hoàn cảnh. Vì vậy, em viết bài này ra public để giúp cho đa số các bạn thành viên forum có hoàn cảnh tương đương có thể không phải bây giờ nhưng sẽ gặp phải trong tương lai. Khi nào gặp phải thì bạn quay lại đọc lại topic này.

    3. Với một ít bạn đã pm hỏi em, những thông tin riêng tư của bạn sẽ được giữ kín hoàn toàn. Em không sử dụng nhưng thông tin đó và ngay sau mỗi lần em trả lời em xóa pm đi cho nên cho dù tài khoản của em có bị hacked thì cũng không có thông tin gì còn lại.

    Những điều cần biết thêm khi dung Model Release (MR)


    4. Trong điều kiện hệ thống giải quyết tranh chấp kiện tụng của quê hương hiện tại, nó làm cho một số bạn chụp ảnh thương mại đang là thành viên forum chưa thấy sự cần thiết phải có MR. Tuy nhiên, em tin rằng trong 10 năm đến khi xã hội phát triển hơn, giao dịch thương mại nhiều hơn (nghĩa là rủi ro tranh chấp nhiều hơn và lớn tiền hơn) sử dụng MR trong tất cả hoạt động chụp thương mại có người mẫu sẽ rât phổ biến. Vì vậy, nếu bạn đang chuẩn bị đi theo ngành này trong nhiếp ảnh, đây cũng là lúc nên đọc và nghiên cứu qua vấn đề đang thảo luận trong topic để hiểu và ứng dụng cho sau này. Nó chỉ mang lại lợi ích cho bạn sau này (hạn chế rủi ro thiệt hại trong tranh chấp thương mại).

    5. Em chỉ lập lại điều đã nói. Trong hai bản MR cung cấp ở trên, bản của Getty sử dụng từ ngữ tiếng Anh của luật pháp nhiều nên hơi phức tạp với một bạn có trình độ tiếng Anh trung bình hiểu và dịch cho chính xác. Vì vậy, bạn nên dùng bản nào viết tiếng Anh dễ dàng hơn mà bản quote thứ hai chỉ là một ví dụ minh họa. Không cần phải chỉ sử dụng bản đó. Điều quan trọng là sử dụng bản mà cùng một nội dung chặt chẽ nhưng viết bằng ngôn ngữ đơn giản.

    6. Bạn phải lưu ý bản MR mà quote trong topic này là mang tính chung chung. Trong nhiều trường hợp nó không phục vụ cho mục đích của bạn. Em lấy ví dụ khách hàng của bạn (thuê bạn chụp model) yêu cầu A, B hoặc C. Vào lúc đó, bạn không thể nào dùng bản mẫu ở trên mà bạn phải sửa bản mẫu MR lại sao cho nó phải ghi ra rõ ràng những yêu cầu của khác hàng ràng buộc với model.

    7. Bạn phải lưu ý một điều quan trọng. Mỗi cá nhân tham gia vào hợp đồng phải hiểu rõ những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Vì vậy, bạn cần phải dành thời gian giải thích cho model hiểu và yêu cầu họ phải đọc trước khi ký. Nếu bạn muốn làm việc có uy tín với model, bạn phải nói cho model nghe những ràng buộc bạn muốn trên MR sao cho họ hiểu rõ trách nhiệm của họ cũng như quyền lợi. Những việc này hay xảy ra với model mới vào nghề chưa có kinh nghiệm.

    8. Khi bạn phải sửa MR, nó không phải đơn giản là bỏ thêm những điều khoản riêng vào trong đó. Bạn phải cẩn thận đọc cả toàn bộ MR sao cho các điều khoản không mâu thuẫn với nhau. Nếu bạn không có khả năng làm việc này và làm việc với khách hàng lớn nên tìm người có trình độ làm việc này cho bạn.

    9. Khi bạn trao đổi điều khoản ràng buộc với khách hàng, và trước khi ký hợp đồng, nếu bạn có thắc mắc về quyền lợi của bạn bạn phải nên hỏi khách hàng bằng văn bản và được trả lời bằng văn bản (không nên hỏi miệng vì sẽ không có bằng chứng sau này). Em ví dụ như bạn không biết bạn chụp xong đưa cho khách rồi bạn có được sử dụng hình bạn đã chụp hay không cho profile của bạn, bạn phải hỏi chứ đừng suy nghĩ mặc định là bạn sẽ được. Bạn được làm gì hoặc họ ràng buộc đến đâu hoàn toàn là do thỏa thuận giữa hai bên.

    Privity of contract (PC)

    9. Khi nào bạn rơi vào hoàn cảnh bạn phải ký hai hợp đồng một với khách hàng một với người mẫu mà bạn là người trung gian ở giữa hai bên (khách hàng và model) thì bạn phải nghĩ ngay đến khái niệm PC.

    10. Nó có nghĩa là chỉ có người nào ký trong hợp đồng mới có quyền đòi hỏi quyền lợi đối với đối tác ký trong hợp đồng. Vì vậy, khi bạn là model chẳng hạn, bạn phải lưu ý.

    11. Em ví dụ như em là model em ký với photographer thuê em (collateral contract). Photographer ký một hợp đồng khác với khách hàng (main contract). Vào lúc đó, vì model không ký vào trong main contract cho nên có vấn đề gì phát sinh mâu thuẫn, model sẽ không tranh chấp được với khách hàng. Đây là ý nghĩa của PC trong luật hợp đồng.

    12. Cũng tương tự, nếu như khách hàng ký với model và không có bạn (photographer) trong đó, coi chừng bạn không được phép ràng buộc model theo điều kiện của hợp đồng.

    13. Vì vậy, nên đọc (cho dù hợp đồng dài) và suy nghĩ trước khi đặt bút ký và nên nhớ là thỏa thuận miệng rất khó kiếm ra bằng chứng nếu có tranh cãi sau này nhất là các hợp đồng có nhiều tiền.

    14. Nếu còn gì thắc mắc thì vui lòng cho biết. Hy vọng là thông tin của em giúp được cho nhiều bạn đang và sẽ trong hoàn cảnh của bài viết.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  9. #29
    Tham gia
    22-07-2007
    Bài viết
    3,023
    em xin bổ sung cho anh Nikonian2006 1 chút về Paparazzi

    các Paparazzi ở các nc có ngành công nghiệp giải trí phát triển thường dc ngầm hiểu là họ sẽ dc các tòa soạn bảo kê nếu họ đem lại giá trị cao.

    việc các Celeb kiện tụng thì có 2 trường hợp :

    1. họ bắt tại trận việc 1 paparazzi xâm phạm vào lãnh địa riêng tư của họ, hoặc họ có bằng chứng cho điều đó (camera ghi hình lại cảnh xâm phạm).

    2. họ kiện tòa soạn khi hình dc tung ra, vì khi đó họ mới biết được sự tồn tại của nó.


    đôi khi các tờ báo họ luôn trong tình trạng sẵn sàng kiện tụng, sẵn sàng bồi thường vì lí do những hình ảnh đó là độc quyền, họ bán dc báo đồng nghĩ với rất nhiều quảng cáo, chưa kể nó sẽ tăng xếp hạng của tờ báo.

    các Celeb buộc phải chấp nhận hình ảnh của mình nếu bị chụp ở môi trường công cộng, bị phát tán vì khi đó rất khó xác định dc nguồn gốc tấm ảnh, các tòa soạn hoàn toàn có thể bảo rằng nguồn ảnh là nặc danh.

    trong trường hợp hình ảnh vô thưởng vô phạt các Celeb về mặt lí thuyết họ có thể kiện nhưng họ ko làm thế vì sẽ gây bất lợi về mặt hình ảnh.

    trong trường hợp hình ảnh mang tính chất phản cảm, nhưng thuộc phạm vi đời tư,hình ảnh dc chụp tại nơi ở riêng, họ có quyền kiện, và họ sẽ thắng.

    báo chí là 1 loại hình kinh doanh đặc biệt vì nó mang thông tin đến cho mọi người, việc 1 bức ảnh dc xác định có vi phạm bản quyền hay không nó tùy thuộc vào "luật báo chí" và "quyền được thông tin" của pháo luật nưởc sở tại, nhiều khi kiện thì cứ kiện nhưng vẫn thua như thường nếu 1 bức ảnh nó không bóp méo sự thực và dc luật báo chí bảo vệ.


    chúng ta phải hiểu chuyện Model release và ảnh của Paparazzi là 2 sự khác nhau
    0902742790
    Flik
    Facebook

  10. #30
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Các bạn.

    1. Đây là một sự kiện vừa mới xảy ra với thành viên trong forum là anh zinnguyen thợ chụp ảnh và khách hàng http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=123301. Mình đã chờ cho hai bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau mới viết bài này. Mình hoàn toàn không có quan hệ quen biết với cả hai bên. Vì vậy, mình viết bài này không phải thể nói về quá khứ mà nhìn vào tương lai viết ra một số kinh nghiệm cho các bạn thành viên trong forum nào mà đang phục vụ tương tự như vậy cho khách hàng để các bạn biết và phòng tránh về sau.

    Cần ghi thỏa thuận vào văn bản hợp đồng thay vì thỏa thuận miệng

    2. Mình đã đọc hết toàn bộ thông tin về sự kiện xảy ra cho hai bên cung cấp trong topic. Cho dù thật sự với mình vẫn chưa đầy đủ để mình biết được thực tế hai bên đã thỏa thuận với nhau thế nào, bài viết của anh zinnguyen trong topic rất chi tiết.

    3. Vì thực tế cung cấp không nói cho mình biết hai bên đã có văn bản hóa thỏa thuận của họ vào hợp đồng hay không cho nên kinh nghiệm đầu tiên mình muốn nói đến như tiêu đề đã ghi ở trên.

    4. Theo kinh nghiệm xử lý tranh chấp hợp đồng của mình, đa số các trường hợp mọi người đều không ghi thỏa thuận của họ rõ ràng và chi tiết vào hợp đồng ngay từ đầu. Rất có thể là họ thảo luận rất chi tiết nhưng lại thỏa thuận bằng miệng và kết quả là khi xảy ra tranh chấp, không có cơ sở rõ ràng để xác định đâu là thỏa thuận thật sự giữa hai bên.

    5. Khi có tranh chấp, mỗi bên đều đưa ra quan điểm ủng hộ cho họ và không có bằng chứng cụ thể nào bằng văn bản thể hiện đúng điều gì đã xảy ra. Ở trong tòa án, cái khó khăn không phải là áp dụng luật nào để giải quyết tranh chấp mà khó khăn nằm ở chỗ phải xác định cho ra thực tế đã diễn ra điều gì khi cả hai đều lý giải và cung cấp thực tế theo suy diễn có lợi cho họ.

    6. Chính vì vậy, trong tương lai, khi nào các bạn thành viên trong đây phục vụ cho khách hàng có bất cứ cao kiến gì trong việc sáng tác ảnh của các bạn mà nó mang một phong cách mới (xem thực tế xảy ra vụ tranh chấp trong link), bạn nên văn bản hóa những gì bạn thỏa thuận với khách hàng và ghi vào trong hợp đồng. Càng rõ ràng và càng chi tiết càng tốt.

    7. Là một người đi phục vụ khách hàng, ở nơi mà không có bằng chứng bằng văn bản rõ ràng cho thấy thỏa thuận ra sao dẫn đến ai đúng ai sai trong tranh chấp và cho dù có sự thật là bạn đã làm đúng thỏa thuận đi chăng nữa, uy tín của bạn (người chụp ảnh) vẫn bị ảnh hưởng. Quảng cáo bằng miệng mouth-advertisement vẫn là một trong những phương thức hữu hiệu để giúp cho các bạn có thêm khách hàng. Vì vậy, bạn phải nên cẩn thận với thỏa thuận trước hợp đồng và phải hạn chế tranh chấp và tranh cãi với khách hàng.

    8. Ngành chụp ảnh thương mại kiếm tiền ở Việt Nam sẽ là một ngành càng cạnh tranh gắt gao trong tương lai khi có nhiều thợ chụp ảnh ra nghề. Vì vậy, bạn nên cẩn thận không nên xảy ra xích mích với khách hàng cho dù bạn đúng hai sai.

    Về vấn đề người không có tên trong hợp đồng tham gia vào tranh chấp hợp đồng

    9. Về việc này mình đã có một bài viết chi tiết ngay trong trang trước. Nếu bạn đã chưa đọc, vui lòng đọc lại mình không giải thích thêm.

    10. Là một người thợ chụp ảnh bạn nên nhớ là những người nào không phải là đối tác trong hợp đồng không có quyền tham gia vào việc tranh chấp hợp đồng với bạn. Đó là vi phạm nguyên tắc privity of contract trong luật hợp đồng.

    11. Mình hoàn toàn hiểu được và thông cảm với trường hợp phụ huynh của một bên trong hợp đồng cảm thấy có việc không đúng và muốn bảo vệ con cái của mình. Điều đó không có gì là sai cả về mặt tình cảm.

    12. Theo luật hợp đồng, phụ huynh hoặc là bảo mẫu (guardian or carer) của một bên trong hợp đồng chỉ được xem là một bên của hợp đồng (được phép yêu cầu về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng) khi nào bên ký kết với bạn là người chưa đủ tuổi thành niên (minor) hoặc không có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng.

    13. Trong trường hợp nếu khách hàng của bạn có phụ huynh lo ngại con cái của họ chưa đủ kinh nghiệm để ký hợp đồng thì bản thân phụ huynh đó phải tham gia vào thương thuyết tiền hợp đồng ngay từ đầu và phải là một bên ký trong hợp đồng. Nếu như điều này xảy ra, người con mà được cha mẹ đại diện đó sẽ không được phép yêu cầu với bạn về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vì họ lại không phải là một bên đã ký.

    14. Nói cách khác đi, chỉ có một trong hai và nếu ai muốn đứng ra tranh chấp với bạn về sau họ phải là một người ký trong hợp đồng.

    15. Mình theo dõi forum và mình thấy đây là lần thứ hai có tranh chấp trên diễn đàn về hợp đồng chụp ảnh mà trong đó có sự tham gia của phụ huynh mà không phải là người đã ký trong hợp đồng. Để phòng ngừa việc này xảy ra với bạn, bạn nên thêm vào một điều khoản trong hợp đồng bao gồm hai điểm (i) chỉ có người ký kết trong hợp đồng mới tham gia vào việc tranh chấp (nếu có) phát sinh từ hợp đồng và (ii) tất cả thỏa thuận nào ngoài những điều khoản ghi rõ ràng trong hợp đồng đều không có giá trị. Làm điều đó sẽ tránh được rất nhiều rủi ro tranh chấp sau này.

    16. Trong những hợp đồng có giá trị trung bình đến cao, sau khi bản thỏa thuận xong bằng miệng (điện thoại hoặc gặp) với khách hàng, bạn nên viết kèm theo một email hay văn bản gửi cho khách hàng những điểm quan trọng đã thỏa thuận và lưu trữ tất cả giao tiếp qua lại giữa bạn và khách hàng một cách có thứ tự để làm bằng chứng sau này khi có tranh chấp. Làm thư thế cho dù tốn bạn thêm thời gian nhưng sẽ giúp cho uy tín của bạn rất nhiều về sau.

    17. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về vấn đề kinh nghiệm mình đã nói ở trên thì vui lòng cho biết. Với các bạn liên quan mà đã có nói chuyện hoặc trao đổi với mình, nếu cần giữ kín thông tin khách hàng không viết lên public thì bạn pm cho mình biết.

    18. Mình hy vọng các bạn sẽ đọc bài viết này và rút ra kinh nghiệm cho tương lai để bảo vệ uy tín của các bạn trong việc phục vụ khác hàng.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

Trang 3 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •