Trang 2 / 39 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 387

Chủ đề: Một bài viết về ống kính Canon

  1. #11
    Tham gia
    08-10-2005
    Bài viết
    972
    Rất cám ơn bài dịch thật công phu của bác . Mong bác sẽ tiếp tục công việc hữu ích này để anh em được mở mang thêm tầm nhìn .
    VNPHOTO.NET...Connecting people... ( Source by Nokia :p )

  2. #12
    Tham gia
    14-01-2007
    Bài viết
    265
    bác dịch quá tốt rồi,tất nhiên còn 1 số sai sót rất nhỏ như :
    "nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương."chỗ này bác tính sai tỷ lệ crop 1.6 chỉ cần sửa lại tí ti.hình như là tương đương tiêu cự 17-65 mm
    Và chỗ này bác dịch thế này hơi khó hiểu vì mọi người quen gọi đó là ông kính macro :"ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S" chỉ cần sửa lại để nguyên là ống kính macro là ok .
    Đọc xong rất sướng vì chẳng mấy khi có 1 bài hệ thống lại kiến thức như thế này,em nghĩ rằng bài này tốt cho tất cả mọi người chứ không riêng gì người mới chơi.mong bác nhanh chóng tiếp tục dịch nốt phần còn lại cho mọi người
    chữ ký vi phạm nội qui

  3. #13
    Tham gia
    28-04-2007
    Bài viết
    211
    Hay lém bác, hôm nào bác rảnh làm thêm bài về Ni nữa nha, ko anh em nhà Ni lại tị:P.
    Thanks bác

  4. #14
    Tham gia
    02-07-2005
    Bài viết
    300
    Thk giáo chủ và các bác đã ghé thăm và khích lệ tinh thần. Kinh nghiệm chơi máy của em sơ đẳng lém, cung phu cũng mỏng mờ.
    @xichlo: Đúng là ống kính nhanh hay chậm ám chỉ đến độ mở, không liên quan đến tốc độ lấy nét, cái này tác giả NK Guy cũng đã đề cập trong bài viết của ngài, dưng em mới lướt qua, chưa dịch đến đấy, chắc phải xâu chuỗi cả bài mới thấy đủ lôgic của tác giả.
    @manhquangmd: Riêng về số má, em chã dám thay đổi của NK Guy, các số tương đương này nguyên bản nó dzay mờ. Riêng "macro" em không bít dùng thuật ngữ Việt nào cho đúng ("cận cảnh" chắc chỉ thay cho "close up" được thui), có lẽ vẫn phải xài "macro", tuy dùng nhiều Anh ngữ quá có lẽ không hay lém.
    Phần hai của bài viết:
    II. Các loại ống kính
    II.1. Ống kính dòng L của Canon

    Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.
    Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.
    Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.
    II.2. Phân nhóm ống kính
    Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:
    Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
    Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng, gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu tạp hoá, siêu thị…nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.
    Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)
    Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn, ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử tế” tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường “đồ cổ”.
    Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
    Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.
    Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)
    Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.
    Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)
    Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO…
    II.3. Một số ống kính thường gặp.
    Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng). Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact Macro cần bộ chuyển Life-Size để đạt tỷ lệ này.
    Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
    Vỏ và ngàm gắn đều bằng nhựa (trừ 75-300 và 28-200 ngàm kim loại), không in thước đo. Những ống kính nhóm này dùng USM là loại USM rẻ tiền (micromotor USM) không phải USM dạng vòng và đánh dấu bằng một vạch vàng ở đuôi ống. Một số ống kính có đánh dấu bằng vạch màu bạc. Đa phần các ống kính nhóm này có thể chuyển chế độ sang lấy nét bằng tay, nhưng vòng lấy nét thường là khó sử dụng.
    EF-S 18-55 3.5-5.6, Ø58
    Ống kính bộ, chất lượng khá
    EF-S 18-55 3.5-5.6 USM, Ø58
    Chỉ bán ở Nhật
    EF-S 18-55 3.5-5.6 II, Ø58
    Cải tiến từ ống kính trên
    22-55mm 4.0-5.6 USM, Ø58
    28-105mm 4.0-5.6, Ø58
    28-105mm 4.0-5.6 USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6, Ø58
    28-200mm 3.5-5.6, Ø72
    28-200mm 3.5-5.6 USM, Ø72
    28-80mm 3.5-5.6, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 II, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 II USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 III, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 III USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 IV USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 V USM, Ø58
    28-90mm 4-5.6, Ø58
    28-90mm 4-5.6 USM, Ø58
    28-90mm 4-5.6 II, Ø58
    28-90mm 4-5.6 USM II, Ø58
    Đánh dấu bằng vòng màu bạc
    35-70mm 3.5-4.5 A, Ø52
    Không có vòng lấy nét tay
    35-80mm 4-5.6, Ø52
    35-80mm 4-5.6 PZ, Ø52
    35-80mm 4-5.6 II, Ø52
    35-80mm 4-5.6 III, Ø52
    35-80mm 4-5.6 USM, Ø52
    35-105mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    38-76mm 4.5-5.6, Ø52
    55-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
    55-200mm 4.5-5.6 II USM, Ø52
    75-300mm 4-5.6, Ø58
    75-300mm 4-5.6, Ø58
    75-300mm 4-5.6 II, Ø58
    75-300mm 4-5.6 II USM, Ø58
    75-300mm 4-5.6 III, Ø58
    75-300mm 4-5.6 III USM, Ø58
    75-300mm 4-5.6 USM, Ø58
    80-200mm 4.5-5.6, Ø52
    80-200mm 4.5-5.6 II, Ø52
    80-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
    90-300mm 4.5-5.6, Ø58
    90-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    100-200mm 4.5 A, Ø58
    Không có vòng lấy nét tay
    Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự tầm trung
    Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
    EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
    Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
    EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
    EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
    Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
    20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
    24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
    Có cả màu đen và bạc
    28-70mm 3.5-4.5, Ø52
    28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
    28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
    Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
    28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58
    28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58
    28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø72
    35-70mm 3.5-4.5, Ø52
    Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
    35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
    50-200mm 3.5-4.5, Ø58
    Vỏ kiểu cũ
    70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
    70-210mm 4 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
    75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
    100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.
    Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
    Tất cả đều có vỏ kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp) trừ ống 50mm 1.8 mark II
    28mm 2.8, Ø52
    35mm 2, Ø52
    50mm 1.8, Ø52
    50mm 1.8 II, Ø52
    Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8
    Nhóm 4- Ống kính “xịn” một tiêu cự
    Giống ống đa tiêu cự tầm trung, ống kính này có vỏ chế tạo theo cả kiểu cũ và kiểu mới.
    15mm 2.8 (ống kính mắt cá)
    Vỏ kiểu cũ
    20mm 2.8 USM, Ø72
    Vỏ kiểu mới
    24mm 2.8, Ø58
    Vỏ kiểu cũ
    28mm 1.8 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới
    50mm 1.4 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới
    50mm 2.5 Compact macro, Ø52
    Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt tỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổi
    EF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52
    Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S
    85mm 1.8 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới.
    100mm 2 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro
    100mm 2.8 Macro, Ø52
    Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng
    100mm 2.8 Macro USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng
    135mm 2.8 SF, Ø52
    Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.
    Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt
    Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
    MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
    Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
    TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    TS-E 45mm 2.8, Ø72
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    TS-E 90mm 2.8, 58
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    EF 70-300 4.5-5.6 DO IS USM
    Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
    EF 400mm 4 DO IS USM
    Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
    Nhóm 6- Ống kính dòng L
    Tất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ “L” ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.
    Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế tạo từ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc từ kim loại sơn trắng. Những ống kính sản xuất gần đây (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế tạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang học không thua kém.
    Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy khá đắt. Gần đây Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn, khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S.
    14mm 2.8 L USM
    24mm 1.4L USM
    16-35mm 2.8 L USM, Ø77
    16-35mm 2.8 L II USM, Ø82
    17-35mm 2.8 L USM, Ø77
    17-40mm 4 L USM, Ø77
    20-35mm 2.8 L, Ø72
    24-70mm 2.8 L USM, Ø77
    24-105mm 4 L IS USM, Ø77
    28-70mm 2.8 L USM “Macro”, Ø77
    28-80mm 2.8-4 L USM, Ø72
    28-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77
    35mm 1.4 L USM, Ø72
    35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø72
    50mm 1 L USM, Ø72
    50mm 1.2 L USM, Ø72
    50-200mm 3.5-4.5 L, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    70-200mm 2.8 L USM, Ø77
    70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
    70-200mm 4 L USM, Ø67
    80-200mm 2.8L
    Vỏ kiểu cũ
    85mm 1.2 L USM, Ø72
    85mm 1.2 L USM II, Ø72
    100-300mm 5.6 L, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
    Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    135mm 2 L USM, Ø72
    180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
    Ống macro tỷ lệ 1:1
    200mm 1.8 L USM
    200mm 2.8 L USM, Ø72
    200mm 2.8 L II USM, Ø72
    300mm 2.8 L USM
    300mm 2.8 L IS USM
    300mm 4 L USM, Ø77
    300mm 4 L IS USM, Ø77
    400mm 2.8 L USM
    400mm 2.8 L II USM
    400mm 2.8L L IS USM
    400mm 5.6L USM
    500mm 4 L IS USM
    500mm 4.5 L USM
    600mm 4 L USM
    600mm 4 L USM II
    1200mm 5.6L USM
    II.4. Ống kính bộ bán kèm thân máy
    Canon bán nhiều máy ảnh phổ thông giá cả khá hợp lý, hoặc chỉ có thân máy hoặc kèm theo ống kính, dây đeo và một số phụ kiện khác. Những bộ máy ảnh này có giá hấp dẫn và phần lớn người tiêu dùng hài lòng vì chúng thuận tiện và ống kính kèm theo khá rẻ. Những ống kính bán kèm này thường được gọi là ống kính bộ (kit lens), mặc dù chúng ta có thể mua rời nếu muốn.
    Không may là các ống kính bộ của máy ảnh bình dân được sản xuất nhằm mục tiêu rẻ nhất có thể, chất lượng quang học thường không cao nên tạo ra các bức ảnh không được sắc nét lắm và có độ tương phản thấp. Về hình thức, các ống kính này cũng có vẻ thô kệch hơn và đều là các ống kính chậm, không phù hợp lắm khi chụp trong môi trường thiếu sáng. Những đặc điểm này thấy rõ đối với nhiều hãng khác, ở các mức độ khác nhau chứ không chỉ là máy ảnh của Canon.
    Các ống kính bộ cũng có thể cho ra những bức ảnh tốt, nếu bạn không chụp ở góc rộng nhất hoặc khép khẩu độ nhỏ lại tới f/8 chẳng hạn thì có thể tăng độ nét cho bức ảnh.
    II.5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đến vậy?
    Ống kính là một sản phẩm rất phức tạp và vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế tạo, mỗi bộ phận được gia công cực kỳ chính xác và được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rất đắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như các ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại càng đắt hơn, oái oăm thay, đây chính là các ống kính mà chúng ta thường thèm muốn.
    Các ống kính tầm giá 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học tốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sự là một thú vui khá tốn kém.
    Body to ra, lens thì bé lại, may mà còn zoom!

  5. #15
    Tham gia
    29-03-2007
    Bài viết
    447
    Bác ơi, chữ "hàng chợ" xuất phát từ chữ tiếng Anh là gì vậy bác? Xin cảm ơn các bài dịch rất bổ ích của bác. Mọi con đường đều dẫn đến L nhỉ?
    SẾP ơi, Em muốn lên lương!
    ---Thèm 85---

  6. #16
    Tham gia
    11-10-2006
    Bài viết
    1,185
    bài dịch chi tiết lắm. Nhưng em nghĩ nên chỉnh lại vài chỗ để dễ hiểu hơn.

    Quote Được gửi bởi A60
    70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
    75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
    nên ghi như thế này cho dễ hiểu

    70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58 : Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM

    75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58 : Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS


    Quote Được gửi bởi A60
    Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
    MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
    Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
    TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    bác ghi thế này coi chừng bị hiểu ngược là khổ, theo em nên viết như thế này

    Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
    Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1) :
    MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay :
    TS-E 24mm 3.5 L, Ø72



    Quote Được gửi bởi A60
    .....
    100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
    Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    135mm 2 L USM, Ø72
    180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
    Ống macro tỷ lệ 1:1
    200mm 1.8 L USM
    200mm 2.8 L USM, Ø72
    200mm 2.8 L II USM, Ø72
    ......
    Cái này cũng vậy, ghi ngược lại cho dễ hiểu, nhất là với những người mới chơi không rành về ống kiếng cho lắm, nhìn vào dễ bị hiểu lầm lắm


    100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77 : Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    135mm 2 L USM, Ø72
    180mm 3.5 Macro L USM, Ø72 ( Ống macro tỷ lệ 1:1 )
    200mm 1.8 L USM
    200mm 2.8 L USM, Ø72
    200mm 2.8 L II USM, Ø72
    ......


    bởi vì ống Macro cũng là ống fix, mà một loạt ống ghi phía sau cũng là ống fix luôn nên nếu đọc không kỹ sẽ dễ bị hiểu sai lắm, nhất là sau khi nhìn một đống số với ký hiệu thì cứ gọi là ù tai hoa mắt đầu choáng váng

  7. #17
    Tham gia
    09-12-2006
    Bài viết
    59
    nhân tiện có các cao nhân ở đây cho em hỏi 1 câu :

    Em đọc 1 số bài viết thấy có sự liên quan giữa khẩu độ với tốc độ chụp ,em tưởng tốc độ chụp shutter speed là do mình thiết lập được ?

  8. #18
    Tham gia
    09-12-2006
    Bài viết
    59
    em hỏi thêm 1 câu nữa : VD thông số sau 70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
    nghĩa là cả khi f = 70 hay 200mm thì khẩu độ đều đạt được lớn nhất = f/2.8 ?

    Em rất rất cảm ơn các bác . :wub:

  9. #19
    Tham gia
    11-10-2006
    Bài viết
    1,185
    Quote Được gửi bởi moonworld
    em hỏi thêm 1 câu nữa : VD thông số sau 70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
    nghĩa là cả khi f = 70 hay 200mm thì khẩu độ đều đạt được lớn nhất = f/2.8 ?
    Dạ, đúng rồi đó bác

    Quote Được gửi bởi moonworld
    Em đọc 1 số bài viết thấy có sự liên quan giữa khẩu độ với tốc độ chụp ,em tưởng tốc độ chụp shutter speed là do mình thiết lập được ?
    cái này thì bác phải đọc, tìm hiểu kỹ hơn rồi, chứ nói rõ ràng ra dài dòng lắm. Chỉ có thể nói nôm na như thế này : Khẩu độ và tốc độ chụp là 2 yếu tố để cho ra 1 tấm hình đủ sáng, thiếu sáng hay dư sáng. Tuỳ theo từng trường hợp, nếu bác chụp mode Tv thì bác tự chọn tốc độ, còn khẩu độ thì máy tự chọn. Nếu bác chụp mode Av thì bác tự chọn khẩu độ, còn máy tự chọn tốc độ. Thường thường thì tốc độ chụp sẽ tỉ lệ nghịch với khẩu độ, vd như thông số speed 1/250, khẩu độ f = 10 hình sẽ đủ sáng, nhưng nếu bác tăng speed lên 1/300 thì f sẽ giảm xuống ( vd như 7.1 chẳng hạn ) hay ngược lại nếu bác tăng f lên 11 thì speed sẽ giảm xuống chừng 1/200 ( ví dụ vậy )

    bác vào đây xem thử nè
    http://www.vnphoto.net/forums/showth...1&page=1&pp=10

  10. #20
    Tham gia
    02-07-2005
    Bài viết
    300
    @Biendong: Ths bác đã góp ý, các phần sau sẽ chỉnh theo kiểu của bác
    Body to ra, lens thì bé lại, may mà còn zoom!

Trang 2 / 39 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •