Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 28

Chủ đề: Chụp chân dung có cần thiết luôn phải xoá phông?

  1. #1
    Tham gia
    12-07-2009
    Bài viết
    79

    Chụp chân dung có cần thiết luôn phải xoá phông?

    Nhân đọc bài "Gái teen xoá phông", tôi chợt nhớ ra một vấn đề liên quan đến việc chụp chân dung. Đã từ lâu, cái định kiến cho rằng hể chân dung thì phải xoá phông, chúng ta phải nên nhìn lại vấn đề này ở một góc nhìn đa dạng hơn. Vấn đề đặt ra là khi nào bạn cần phải xoá phông và khi nào không nên. Đã có rất nhiều bức ảnh của nhiếp ảnh gia nước ngoài đoạt giải mà chẳng cần xoá phông gì hết, đó là một thực tế mà chúng ta phải suy nghĩ. Thật ra,khi dùng đến kỹ thuật xoá phông, một mặt bạn muốn nhấn mạnh chủ thể rõ nét trên một hậu cảnh mờ ảo và thứ hai bạn chẳng cần tới những chi tiết của hậu cảnh, kỹ thuật này nó quá "hớp hồn" cho bất cứ ai mới cầm máy, và gần như được xem là một chuẩn mực trong vệc chụp chân dung, và những cuộc chạy đua "vũ trang" liên tục tìm kiếm những ống kính có độ mở khẩu cực to, và người ta dần dần đi vào một lối hẹp, một con đường sáo mòn duy nhất.
    Bây giờ chúng ta thử nhận xét về một bức ảnh chụp chân dung nhưng dùng kỹ thuật "lia máy" xem sao. Ví dụ như bộ ảnh:"Chiến thắng tật nguyền" của NAG Lê Tú, trong bộ ảnh này bức thứ 2 người ngồi trên xe lăn được lấy rõ nét vào khuôn mặt, còn hậu cảnh là những vật thể chạy xẹt xé toạt ra sau, thậm chí còn thấy rõ người bảo vệ đường đua đang phi nước đại trên chiếc moto phân khối lớn nữa, nếu không nhờ những chi tiết hậu cảnh này thì không thể nào diễn tả nước rút của người ngồi trên xe lăn được, hay tấm ảnh chân dung của anh chàng cụt tay đang xốc một mẻ lưới đầy cá,tất cả bộ ảnh này(gồm 4 tấm) tác giả không hề xoá phông.(Bộ ảnh này đã đoạt giải huy chương Vàng tại Áo năm 1999). Chúng ta cứ mãi mê bị những "ảo giác" mờ ảo của những khẩu mở 1.8-1.4 thậm chí 1.2 và quên mất rằng để hướng tập trung vào chủ thể, vào khuôn mặt chúng ta có rất nhiếu cách sáng tạo, chẳng hạn như dùng ánh sáng nóng trên một hậu cảnh ánh sáng lạnh, hay sự tưong phản sắc màu, hay sự sáng tối của ánh sáng vẫn tạo nên một sự tập trung cao độ của người xem mà chẳng cần gì xoá phông cả. Một điều đặc biệt trong thể loại chân dung là bạn hãy nhớ đôi khi những chi tiết hậu cảnh sẽ làm bật lên chủ thể rất nhiều, với điều kiện bạn phải biết liên kết giữa hậu cảnh và chủ thể.Ví dụ chụp một bà lảo ăn xin nếu có một hậu cảnh là một chiếc chiếu rách với cây gậy tre cũ kỹ chắc chắn sẽ chạm đến cảm xúc người xem hơn hẳn thay vì chỉ một khuôn mặt bà lão rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè.Nói như vậy chúng ta không phải chối bỏ việc chụp xoá phông, nhưng bạn phải cân nhắc thật rõ bạn muốn truyền đến người xem điều gì ở khuôn mặt ấy,những chi tiết hậu cảnh có thực sự cần thiết hay không, nếu hậu cảnh chỉ lả những chi tiết bầy hầy, không liên thì bạn hãy tận dụng vũ khí mà bạn đang có với khẩu mở lớn nhất, còn nếu hậu cảnh với những vật thể, những sắc màu, đường nét, độ sáng tối...có thể nói được ý nghĩ của bạn thì hãy đừng vội, và với lúc ấy, trong tay bạn chỉ có một đồ nghề ít tiền với độ mở khẩu lớn nhất là 4.5 chẳng hạn thì bạn hãy yên tâm xiết khẫu lên 8, thận chí với F11 mà bắn như một tay súng cự phách nhất...

  2. #2
    Tham gia
    30-05-2011
    Bài viết
    295
    em nghĩ bác đã hiểu rồi đấy thôi :D . chụp jì cũng cần sự sáng tạo , cần ý đồ cụ thể , còn xóa phông hay hok chỉ là phương thức giúp mình thực hiện ý đồ thôi , chân dung xóa phông là 1 thể loại chứ hok phải 1 sự cứng nhắc vô nghĩa .

  3. #3
    Tham gia
    14-03-2006
    Bài viết
    2,687
    Đã có quá nhiều bài viết nhãm rồi ! chứng tỏ mấy cái lý thuyết bằng hình cho mình học hỏi cái đi
    ArTuan.com
    Cái đẹp là cái đã qua ...!

  4. #4
    Tham gia
    11-10-2010
    Bài viết
    568
    Giá như có hình ảnh minh họa kèm theo thì ok hơn.

  5. #5
    Tham gia
    27-08-2007
    Location
    hochiminh
    Bài viết
    288
    Chụp xóa phông nó dễ anh ơi. Chụp không xóa thì phải biết phối cảnh, ánh sáng..bla..bla... Phức tạp hơn 1 bậc đó nghe. Bởi vậy hình tui chụp cũng toàn xóa phông, hehe...Nói thì dễ, chụp lè lưỡi luôn đó!
    Không khoái chụp, chỉ khoái dòm mẫu thôi
    http://www.flickr.com/photos/shalala80/

  6. #6
    Tham gia
    14-10-2009
    Location
    https://t.me/pump_upp
    Bài viết
    4,466
    Quote Được gửi bởi tiasang View Post
    Nhân đọc bài "Gái teen xoá phông", tôi chợt nhớ ra một vấn đề liên quan đến việc chụp chân dung. Đã từ lâu, cái định kiến cho rằng hể chân dung thì phải xoá phông, chúng ta phải nên nhìn lại vấn đề này ở một góc nhìn đa dạng hơn. Vấn đề đặt ra là khi nào bạn cần phải xoá phông và khi nào không nên. Đã có rất nhiều bức ảnh của nhiếp ảnh gia nước ngoài đoạt giải mà chẳng cần xoá phông gì hết, đó là một thực tế mà chúng ta phải suy nghĩ. Thật ra,khi dùng đến kỹ thuật xoá phông, một mặt bạn muốn nhấn mạnh chủ thể rõ nét trên một hậu cảnh mờ ảo và thứ hai bạn chẳng cần tới những chi tiết của hậu cảnh, kỹ thuật này nó quá "hớp hồn" cho bất cứ ai mới cầm máy, và gần như được xem là một chuẩn mực trong vệc chụp chân dung, và những cuộc chạy đua "vũ trang" liên tục tìm kiếm những ống kính có độ mở khẩu cực to, và người ta dần dần đi vào một lối hẹp, một con đường sáo mòn duy nhất.
    Bây giờ chúng ta thử nhận xét về một bức ảnh chụp chân dung nhưng dùng kỹ thuật "lia máy" xem sao. Ví dụ như bộ ảnh:"Chiến thắng tật nguyền" của NAG Lê Tú, trong bộ ảnh này bức thứ 2 người ngồi trên xe lăn được lấy rõ nét vào khuôn mặt, còn hậu cảnh là những vật thể chạy xẹt xé toạt ra sau, thậm chí còn thấy rõ người bảo vệ đường đua đang phi nước đại trên chiếc moto phân khối lớn nữa, nếu không nhờ những chi tiết hậu cảnh này thì không thể nào diễn tả nước rút của người ngồi trên xe lăn được, hay tấm ảnh chân dung của anh chàng cụt tay đang xốc một mẻ lưới đầy cá,tất cả bộ ảnh này(gồm 4 tấm) tác giả không hề xoá phông.(Bộ ảnh này đã đoạt giải huy chương Vàng tại Áo năm 1999). Chúng ta cứ mãi mê bị những "ảo giác" mờ ảo của những khẩu mở 1.8-1.4 thậm chí 1.2 và quên mất rằng để hướng tập trung vào chủ thể, vào khuôn mặt chúng ta có rất nhiếu cách sáng tạo, chẳng hạn như dùng ánh sáng nóng trên một hậu cảnh ánh sáng lạnh, hay sự tưong phản sắc màu, hay sự sáng tối của ánh sáng vẫn tạo nên một sự tập trung cao độ của người xem mà chẳng cần gì xoá phông cả. Một điều đặc biệt trong thể loại chân dung là bạn hãy nhớ đôi khi những chi tiết hậu cảnh sẽ làm bật lên chủ thể rất nhiều, với điều kiện bạn phải biết liên kết giữa hậu cảnh và chủ thể.Ví dụ chụp một bà lảo ăn xin nếu có một hậu cảnh là một chiếc chiếu rách với cây gậy tre cũ kỹ chắc chắn sẽ chạm đến cảm xúc người xem hơn hẳn thay vì chỉ một khuôn mặt bà lão rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè.Nói như vậy chúng ta không phải chối bỏ việc chụp xoá phông, nhưng bạn phải cân nhắc thật rõ bạn muốn truyền đến người xem điều gì ở khuôn mặt ấy,những chi tiết hậu cảnh có thực sự cần thiết hay không, nếu hậu cảnh chỉ lả những chi tiết bầy hầy, không liên thì bạn hãy tận dụng vũ khí mà bạn đang có với khẩu mở lớn nhất, còn nếu hậu cảnh với những vật thể, những sắc màu, đường nét, độ sáng tối...có thể nói được ý nghĩ của bạn thì hãy đừng vội, và với lúc ấy, trong tay bạn chỉ có một đồ nghề ít tiền với độ mở khẩu lớn nhất là 4.5 chẳng hạn thì bạn hãy yên tâm xiết khẫu lên 8, thận chí với F11 mà bắn như một tay súng cự phách nhất...
    bài viết này khá hay và rất bổ ích với nhiều người, tuy nhiên, ko có hình minh họa nên giá trị chỉ còn chừng... 1/10.

    và ngay cả có hình minh họa thì 1 bài viết nhỏ nhoi này cũng như "nước đổ đầu vịt". phong trào "xóa phông" vẫn sẽ tiếp tục phát triển, chỉ có xóa phông, các bác nhà ta mới có dịp tiêu tiền thể hiện đẳng cấp trọc phú, và chụp cho nó nhanh gọn đơn giản, đỡ suy nghĩ nhức đầu (hoặc là có muốn suy nghĩ cũng ko có khả năng)

    nhân tiện, có cái link khá thú vị, bác nào chưa đọc, nên đọc qua cho ....vui

    http://jamesphotoworld.wordpress.com...ai-gu-vnphoto/
    Được sửa bởi condaohailuoi lúc 06:37 PM ngày 03-11-2011

  7. #7
    Vì xóa phông là 1 cách để làm nổi bật chủ thể rất tốt , so với những điều kiện để làm nổi bật chủ thế khác , mà quan trọng nhất vẫn là ý nghĩa và nội dung bức hình muốn truyền đạt thôi .

  8. #8
    Tham gia
    03-10-2008
    Location
    Saigon, VN
    Bài viết
    2,547
    Quote Được gửi bởi tiasang View Post
    Nhân đọc bài "Gái teen xoá phông", tôi chợt nhớ ra một vấn đề liên quan đến việc chụp chân dung. Đã từ lâu, cái định kiến cho rằng hể chân dung thì phải xoá phông, chúng ta phải nên nhìn lại vấn đề này ở một góc nhìn đa dạng hơn. Vấn đề đặt ra là khi nào bạn cần phải xoá phông và khi nào không nên. Đã có rất nhiều bức ảnh của nhiếp ảnh gia nước ngoài đoạt giải mà chẳng cần xoá phông gì hết, đó là một thực tế mà chúng ta phải suy nghĩ. Thật ra,khi dùng đến kỹ thuật xoá phông, một mặt bạn muốn nhấn mạnh chủ thể rõ nét trên một hậu cảnh mờ ảo và thứ hai bạn chẳng cần tới những chi tiết của hậu cảnh, kỹ thuật này nó quá "hớp hồn" cho bất cứ ai mới cầm máy, và gần như được xem là một chuẩn mực trong vệc chụp chân dung, và những cuộc chạy đua "vũ trang" liên tục tìm kiếm những ống kính có độ mở khẩu cực to, và người ta dần dần đi vào một lối hẹp, một con đường sáo mòn duy nhất.
    Bây giờ chúng ta thử nhận xét về một bức ảnh chụp chân dung nhưng dùng kỹ thuật "lia máy" xem sao. Ví dụ như bộ ảnh:"Chiến thắng tật nguyền" của NAG Lê Tú, trong bộ ảnh này bức thứ 2 người ngồi trên xe lăn được lấy rõ nét vào khuôn mặt, còn hậu cảnh là những vật thể chạy xẹt xé toạt ra sau, thậm chí còn thấy rõ người bảo vệ đường đua đang phi nước đại trên chiếc moto phân khối lớn nữa, nếu không nhờ những chi tiết hậu cảnh này thì không thể nào diễn tả nước rút của người ngồi trên xe lăn được, hay tấm ảnh chân dung của anh chàng cụt tay đang xốc một mẻ lưới đầy cá,tất cả bộ ảnh này(gồm 4 tấm) tác giả không hề xoá phông.(Bộ ảnh này đã đoạt giải huy chương Vàng tại Áo năm 1999). Chúng ta cứ mãi mê bị những "ảo giác" mờ ảo của những khẩu mở 1.8-1.4 thậm chí 1.2 và quên mất rằng để hướng tập trung vào chủ thể, vào khuôn mặt chúng ta có rất nhiếu cách sáng tạo, chẳng hạn như dùng ánh sáng nóng trên một hậu cảnh ánh sáng lạnh, hay sự tưong phản sắc màu, hay sự sáng tối của ánh sáng vẫn tạo nên một sự tập trung cao độ của người xem mà chẳng cần gì xoá phông cả. Một điều đặc biệt trong thể loại chân dung là bạn hãy nhớ đôi khi những chi tiết hậu cảnh sẽ làm bật lên chủ thể rất nhiều, với điều kiện bạn phải biết liên kết giữa hậu cảnh và chủ thể.Ví dụ chụp một bà lảo ăn xin nếu có một hậu cảnh là một chiếc chiếu rách với cây gậy tre cũ kỹ chắc chắn sẽ chạm đến cảm xúc người xem hơn hẳn thay vì chỉ một khuôn mặt bà lão rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè.Nói như vậy chúng ta không phải chối bỏ việc chụp xoá phông, nhưng bạn phải cân nhắc thật rõ bạn muốn truyền đến người xem điều gì ở khuôn mặt ấy,những chi tiết hậu cảnh có thực sự cần thiết hay không, nếu hậu cảnh chỉ lả những chi tiết bầy hầy, không liên thì bạn hãy tận dụng vũ khí mà bạn đang có với khẩu mở lớn nhất, còn nếu hậu cảnh với những vật thể, những sắc màu, đường nét, độ sáng tối...có thể nói được ý nghĩ của bạn thì hãy đừng vội, và với lúc ấy, trong tay bạn chỉ có một đồ nghề ít tiền với độ mở khẩu lớn nhất là 4.5 chẳng hạn thì bạn hãy yên tâm xiết khẫu lên 8, thận chí với F11 mà bắn như một tay súng cự phách nhất...


    dòng tô đỏ, in đậm, bác làm thử đi sẽ thấy ạh. Em ko nói chuyện xoá phông, em nói về màu và độ tương phản trong ảnh chân dung nhé. Đặc biệt là nếu chơi strobe )
    Người không có máy

  9. #9
    Nếu nói về xiết khẩu và không xóa phông, những tấm này rất đẹp (theo con mắt của mình):

    1.

    2.

    3.

    4.

    5.

    6.

    7.

    8.

    Theo mình biết thì bộ đồ chơi của tác giả lúc chụp đa số trong các tấm ở trên là:
    - 5D mark II
    - Sigma 50 1.4
    - Strobe Alienbee đánh qua softbox 60 x 60

    Flickr của tác giả (sinh năm 91) ở đây:
    http://www.flickr.com/photos/rowandtaylor/

  10. #10
    Tham gia
    14-10-2011
    Bài viết
    252
    về xóa phông mình thấy gồm có 3 nấc : khỏi xóa , xóa nhè nhẹ, xóa mù mịt. theo mình nghĩ xóa hay ko xóa còn phụ thuộc vào dụng ý của bức ảnh.
    - khi cần chụp chân dung cận cảnh và thể hiện nét mặt và cảm xúc nhân vật. xóa phông làm cho sự tập trung cao độ và chủ thể nổi bật => gud.





    - khi chụp toàn người , lúc này nét mặt chỉ 1 phần , còn quan trọng tư thế , dáng vóc , pose của chủ thể. sự tập trung bị lan tỏa ra nhiều nơi cho nên việc xóa phông ko cần quá mạnh. xóa phông nhè nhẹ => gud





    - khi chụp toàn người , nhưng nhân vật chính và cảnh vật hòa quyện nhau để tạo nên 1 chủ đề cho bức ảnh, thì việc xóa phông cần hạn chế . ví dụ chụp mẫu fashion dạo phố trên 1 đường phố. chụp mẫu áo tắm giữa bãi biển . chụp 1 bức ảnh phiêu lưu thì cần chủ thể đứng trong rừng cây ... ect


Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •