Trang 6 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 92

Chủ đề: kỹ thuật chụp Panorama !?

  1. #51
    pnphan Guest
    Quote Được gửi bởi TeddyLoves
    5. chụp pano cũng như chụp ảnh thường, cũng cần có chủ đề, bố cục.. trước khi chụp nên tưởng tượng ảnh chụp ra sẽ như thế nào. các bác mới chụp thường bị "choáng" nên hay chụp ảnh dài ngoằng (em cũng thế). không phải là xấu nhưng cũng không phải lúc nào cũng "càng dài càng tốt" đâu ạ. để ý ảnh của mấy bác chụp đẹp như bác hoangnhiem chẳng hạn, lúc nào cũgn có chủ đề, bố cục rõ ràng, kích thước ảnh luôn luôn có tỉ lệ chuẩn (1:1, 1:2 hoặc 1:3)
    điều này thì em đồng ý với TeddyLoves. Lu'c mới chụp chúng ta cứ tướng phang cho nhiều là đủ, nhiều khi chả cần để ý tới bố cục của ảnh, cứ tưởng hình dài chừng nào tốt chừng đó, khi đi in mới thấy nó không giống ai

  2. #52
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi TeddyLoves
    1. để tiện hình dung, các bác thử chụp 1 cái pano có tiền cảnh & hậu cảnh thử xem ạ. lúc đó sẽ ra vấn đề.

    thường thường khi nối panorama với mục đích làm tăng độ phân giải của ảnh, bác muốn nối kiểu rectilinear. nếu ảnh chụp bằng ống tele thường thường làm giảm độ "parallax" đáng kể, chương trình nối sẽ không mất công "nắn" nhiều. nhưng nếu chụp với ống kính góc rộng một chút, hoặc ảnh có cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh, lúc đó độ "parallax" rất lớn, có khả năng không nối được hoặc khi nối ảnh bị méo mó quá không chấp nhận được.

    2. còn 1 kiểu chụp cuối cùng nữa là chụp song song (hay là "linear" như bác shoop gọi). kiểu này bác nào có ống tilt/shift sẽ thực hiện được dễ dàng tuy nhiên chỉ nối được 3 ảnh.

    3. ảnh chụp trong điều kiện một vài vật trong ảnh thay đổi vị trí một chút, vd như lá cây rung rinh hoặc mây trôi, các chương trình nối hiện giờ cũng khá thông mình & chỉnh sửa được dễ dàng. tuy nhiên nếu sự thay đổi khá lớn, vd 1 cái cần cẩu đang xoay, hoặc có người đi lại... nhiều khi ảnh nối bị những lỗi nhìn rất buồn cười, và nhất là chi tiết phần nối dễ có hiện tượng "ghosting": cần cẩu cong/gãy, người 2 đầu 3 chân... những hiện tượng này nếu ảnh thu nhỏ lại thì rất khó nhận ra, nhưng khi xem ở 50 đến 100% crop hoặc lúc in ra sẽ nhìn thấy ngay.

    4. "nodal point" mà các bác nói đến, thực ra gọi là "entrance pupil". đây là 2 khái niệm quang học khác hẳn nhau. mặc dù không ảnh hưởng gì mấy.

    5. chụp pano cũng như chụp ảnh thường, cũng cần có chủ đề, bố cục.. trước khi chụp nên tưởng tượng ảnh chụp ra sẽ như thế nào. các bác mới chụp thường bị "choáng" nên hay chụp ảnh dài ngoằng (em cũng thế). không phải là xấu nhưng cũng không phải lúc nào cũng "càng dài càng tốt" đâu ạ. để ý ảnh của mấy bác chụp đẹp như bác hoangnhiem chẳng hạn, lúc nào cũgn có chủ đề, bố cục rõ ràng, kích thước ảnh luôn luôn có tỉ lệ chuẩn (1:1, 1:2 hoặc 1:3)
    Chuyên gia màu sắc và in ấn nói luôn chính xác.

    - Lúc mới chụp panorama, tôi cũng vậy, chụp lung tung, chẳng cần bố cục, chỉ chú trong kỹ thuật và ghép:D
    - Lúc mơí chụp macro cũng thế: chụp dí sát vào, chủ yếu là cố gắng không crop, sau này, chụp mãi, mơí để ý bố cục và AS :LOL:


    - Ảnh Phật Nằm: Cái Lư hương cách vị trí chụp khoảng 5 thước cũng được coi là tiền cảnh, cũng phải chỉnh lại bằng tay. :D
    - Ảnh Suối Vàng, Suối Bạc: Những con ngưạ đang ăn cỏ, chóp cây thông chỉ cách vị trí chụp khoảng 20 thước, coi như là trung cảnh, cũng lệch tí, phải chỉnh tay :D
    - Ảnh Giang Sen: Đàn chim đang bay lên, có nhiều bóng ma khi ghép, cũng phải làm tay :D

    Nói chung ảnh panorama cuả tôi, ghép lại đềi phải chỉnh tay lại ít nhiều :LOL:
    Được sửa bởi 11002 lúc 08:09 AM ngày 24-05-2007
    Chúc Bình An
    FaceBook

  3. #53
    Cái cách bác súp nói, về việc chụp dọc rồi crop lại còn tí ti ở giữa, thực ra cũng là để giảm sai số, do phép chiếu hình cầi lên mặt phẳng, thì ở rìa biến dạng (barrel, perspective) nhiều hơn ở giữa, nên phải crop, phỏng ạ?
    @các bác khác: bọn em nghịch tí, thích mò mẫm tí về bản chất thôi. nhân tiện chơi ảnh, là nghệ thuật, thì tự tìm hiểu xem bản chất nó thế nào, như kiểu "thế giới quanh em" ý ạ.
    các bác thông cảm nhá.
    em lạc đề tí: em nghiên cứu công nghệ USM, thấy cũng kinh phết, mà sao giá thành rẻ quá các bác nhỉ.

  4. #54
    Quote Được gửi bởi pnphan
    điều này thì em đồng ý với TeddyLoves. Lu'c mới chụp chúng ta cứ tướng phang cho nhiều là đủ, nhiều khi chả cần để ý tới bố cục của ảnh, cứ tưởng hình dài chừng nào tốt chừng đó, khi đi in mới thấy nó không giống ai
    Chết rồi, em mắc phải problem mà bác đề cập rồi : chỉ chú ý chụp càng dài càng tốt, ko bố cục gì cả :mad:

  5. #55
    pnphan Guest
    Quote Được gửi bởi S5500
    Chết rồi, em mắc phải problem mà bác đề cập rồi : chỉ chú ý chụp càng dài càng tốt, ko bố cục gì cả :mad:
    chuyện bình thường nhưng chúc mừng bác khám phá ra chân lý sớm hơn em

  6. #56
    Tham gia
    24-06-2006
    Bài viết
    7,825
    Quote Được gửi bởi S5500
    Chết rồi, em mắc phải problem mà bác đề cập rồi : chỉ chú ý chụp càng dài càng tốt, ko bố cục gì cả :mad:
    Mắc phải mà vẫn làm được thì lại còn trên "nhà nghề".
    Các bác nhà nghề, được đào tạo cơ bản họ hiểu bản chất và 1 phần được truyền kinh nghiệm qua nhau, còn dân Á mà tớ thì như người điếc "đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng, anh vẫn đi...". Ảnh càng ngắn (chưa nói đến bố cục), kính càng ít distorsion thì ghép càng giống "thật" hơn!
    Còn nói đến bố cục, thì chụp có mỗi 1 cái, chưa cần ghép đã chẳng đâu vào đâu rồi còn gì?

    Tuy vậy vẫn thử chụp 1 tấm không có tripod bằng ống "Normal" có gắng giữ cho đường chân trời và 1 điểm "tâm" đằng sau lưng. Phải chụp giữa trưa, nhưng may trời đầy mây (gió mùa đông bắc hôm nay!), trông sóng nước thì biết được ngay có dùng PF.
    Được sửa bởi coolpix8700 lúc 09:45 PM ngày 25-05-2007

  7. #57
    Tham gia
    20-11-2006
    Bài viết
    88
    @Teddy:
    1. - Sai 1: bác hiểu cách ghép ảnh qua nắn (distort/stretch) là không được. Nghe vậy thành ra mỗi ảnh được biến đổi một kiểu. Mọi ảnh đều được biến đổi theo cùng 1 quy luật thôi ứng với 1 loại ảnh panorama. Ngoài ra không có chuyện chiếu lên mặt cầu đâu nhé. Trên mạng nói linh tinh vậy cho dễ hiểu thôi chứ sai toét. Cách nắn như bác hiểu cũng có nhưng chỉ đóng vai trò cực nhỏ thôi. Ngoài 3 phép chiếu bác nói, còn vô số phép chiếu khác, nhưng 3 phép chiếu này có cái hay riêng của nó nên hay được dùng (thêm chiếu lên mặt hộp vuông là 4).
    - Sai 2: ống kính góc rộng dùng chụp pano chả khác gì ống kính tele. Ai nối bằng tay là tự mình chơi khó mình, bóp méo linh tinh theo kiểu nắn phát biểu ở trên.
    - Sai 3: Tớ chưa nghe đến perspective correction trong pano, chỉ nghe thấy len correction thôi.

    2. - Sai 1: Có vô số kiểu chụp chứ không phải chỉ có 2 loại cố định nodal point và linear.

    Em không hiểu tilt/shift len liên quan gì đến chụp ảnh linear.

    3. Trong điều kiện vật thay đổi, ghép tốt hay không phụ thuộc vào bước trộn ảnh (blend) chứ không phải bước biến đổi ảnh ở trên. Ví dụ ptgui có nhiều plugin trộn khác nhau như enblend, smartblend.v.v., mỗi cái có ưu nhược điểm riêng. Ngoài ra phải chỉnh tay là đương nhiên vì các bác không có máy panorama chuyên dụng. Các bác chụp ảnh chứ có phải quay phim đâu. Chụp 2 cái ghép vào, mỗi cái ở một thời điểm khác nhau nên không giống nhau hoàn toàn được dù cố định nodal point. Lúc chụp tĩnh vật thì không có chuyện chỉnh tay nếu biết cách chụp.

    4. Bác giải thích kỹ hơn cái nodal point và entrance pupil được không.

    5. Đúng rồi, người ta vẫn bảo ảnh panorama trước hết là ảnh. Nhân tiện trả lời bác bonny luôn là ảnh gì giống nhìn thật bằng 1 mắt nhất: Nếu HFOV lớn thì chỉ có ảnh 360*180 xem bằng virtual tour.

    @pnphan: đúng vậy bác ạ, cứ vừa chụp vừa học, nhưng không phải chụp được 1 cái là hiểu hết.

    @bonny: Không phải vậy, ảnh linear không giống ảnh panorama bình thường. Vấn đề distortion không liên quan gì ở đây mấy. Crop đi không phải giảm distortion mà để giả lập một máy ảnh có kích thước sensor là một hình chữ nhật hẹp thẳng đứng.
    Được sửa bởi sh0_0p lúc 12:05 AM ngày 01-06-2007
    Nhìn đời bằng một con mắt.

  8. #58
    @bác súp: ý bác ko khác ý em. chỉ là cách diễn đạt. ok!
    vụ xem ảnh bằng phần mềm em ứ khoái. kể cả pano 360 in ra xem vẫn sướng hơn.
    cho em hỏi tí: ảnh pano nào là có tiêu cự, ảnh nào là không? đúng hơn là phép chiếu nào bảo toàn tiêu cự ạ?

  9. #59
    Tham gia
    20-11-2006
    Bài viết
    88
    @bonny: Bác đang đòi hỏi tối ưu đa mục tiêu, không thể xảy ra cả 2 mặt đều tốt ở đây được. Với ảnh hay gặp nhất là cylindrical pano có HFOV lớn, VFOV nhỏ, bác có thể in ra và tìm căn phòng nào hình tròn mà dán lên, đững giữa phòng mà ngắm thì ok nhất. Tớ đã phân tích khá nhiều vấn đề này trong các mục Biến dạng 1 và Biến dạng 2.

    Câu hỏi về tiêu cự tớ trả lời rồi mà. Tớ đã phân tích rất kỹ về tiêu cự để làm gì trong loạt bài pano của tớ (phần HFOV).
    - Tiêu cự để xác định các FOV.
    - Cùng một tiêu cự, nhưng cho các FOV (HFOV, VFOV, DFOV) khác nhau tùy theo ok thường, ok fisheye, hay ok của máy panorama chuyên dụng. Rồi thì VFOV của ảnh rectilinear lại có ý nghĩa khác với VFOV của ảnh cylindrical.v.v.

    Phép chiếu không liên quan gì đến bảo toàn tiêu cự.

    Cho vài ví dụ để bác hiểu thêm:
    - Ảnh rectilinear pano giống được chụp bằng ống kính thông thường nên có tiêu cự (với điều kiện được crop.v.v. đúng cách).
    - Một ví dụ về ảnh không có tiêu cự: một bức ảnh chụp bằng ok thông thường bị crop lệch tâm.
    - Ảnh cylindrical pano giống được chụp bằng máy panorama chuyên dụng nên có tiêu cự.

    @pnphan: "Ảnh" về mặt nghệ thuật các bác phải học đủ thứ như bố cục, ánh sáng, màu sắc .v.v. Rồi trong mỗi mảng con của nó như ảnh đời thường, ảnh phong cảnh .v.v. các bác cũng học đủ thứ. Có nhiều bác trên này chụp được nhiều tấm ảnh đời thường đẹp nhưng vẫn chưa dám bảo tôi hiểu hết mảng đó rồi, xem ảnh cao thủ khác vẫn còn tấm tắc. Ảnh panorama cũng vậy, em cho rằng chả thể làm chủ một sớm một chiều.

    Bản thân em, để tổng kết kiến thức viết loạt bài pano và để trả lời các câu hỏi của mọi người, em ngày càng hiểu sâu thêm.

    "Ảnh" về mặt kỹ thuật trước tới giờ các bác chủ yếu nghĩ rằng làm chủ chiếc máy về mặt đo sáng, focus.v.v. là hết. Các bác ít để ý tới mặt biến dạng. Nhìn chung các bác chỉ để ý đến cỡ:
    - ok thường thì thẳng, ok fisheye thì cong
    - ống wide tạo hiệu ứng gì, cái này bác loayhoay rất giỏi.

    Vì các bác ko có máy panorama chuyên dụng nên để làm chủ "ảnh panorama", các bác cần hiểu rõ hơn mặt kỹ thuật của "ảnh".

    "Ảnh" = "thông tin" + "cách lưu trữ thông tin"
    "thông tin" là các tập hình sao (trong bài pano em viết).
    "cách lưu trữ thông tin" là các phép chiếu, phụ thuộc vào loại ống kính.

    Với loại ảnh panorama thông thường. Để 2 ảnh ghép được với nhau thì:
    - "thông tin" phần ghép phải trùng khít, nghĩa là phải cố định nodal point.
    - "cách lưu trữ thông tin" phải giống nhau. Do đó từng ảnh phải được đưa về cùng 1 "cách lưu trữ thông tin". Cách chuyển này có quy luật chứ không phải mỗi ảnh bị bóp méo lung tung. Giống như 1 quyển sách, chương 1 tiếng Việt, chương 2 tiếng Tàu. Muốn ghép lại thì phải để cả 2 cùng 1 thứ tiếng.
    Nhìn đời bằng một con mắt.

  10. #60
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Đừng nóng các bạn. Nào mọi người hãy làm một cốc beer lạnh :beer_smil: và ngồi xuống để cùng nhìn lại vấn đề:
    - Chụp Panorama để bức ảnh có độ phân giải lớn: Thay vì dùng wide ta dùng nomal hay tele lens. Đây là 1 cách chụp để hạn chế khuyết điểm cuả film 35mm hay DSLR có độ phân giải chưa cao so vơí MF.
    - Chụp panorama khi điều kiện không cho phép ta lui xa chủ thể hơn đươc nưã: Dùng phương pháp line panorama hay nôm na là bước chân:D
    Cả hai cách chụp trên đều có chung mục đích là cho ra 1 ảnh toàn cảnh (panorama) mà giới hạn cuả máy anh không cho phép.
    Các vệ tinh đều phối hợp 2 cách chụp này để cho 1 hình ảnh chi tiết mặt đất, mà nếu không dùng cách này thì không thể nào có một hình ảnh như chúng ta thấy. Cái gọi là "sáng tạo" cuả tôi đều học lóm từ những bức anh chụp trái đất từ vệ tinh :D
    - Chụp 360* x 180*: Để thấy cái nhìn toàn cảnh từ một vị trí trên mặt đất - Có bạn nào chụp ngược lại để thấy 1 cái nhìn toàn cảnh từ mặt nước không???:D
    - Chụp 360* x 360*: Từ máy bay hay từ vị trí lặn dưới nước, để thấy cái nhìn toàn cảnh hay từ vị trí đứng cuả Cha xứ ngay 1 trong 2 tiêu điểm cầu ellipse cuả nhà thờ để thấy toàn cảnh nhà thờ (trần chạm khắc nổi, giáo dân đang xem lễ, các cửa sổ kính màu....). Cái này không biết có bạn nào ở web mình chụp chưa??? :D
    Nhiều lắm các bạn ạ.

    Nhưng đôi khi chúng ta hãy tự xem lại.
    Chụp panorama để phô diễn kỹ thuật hay chụp panarama đển cho ra mốt bức ảnh đẹp? Một bức ảnh panorama đẹp cần có những yếu tố nào?
    - Ảnh pano chưa ai chụp được? Nặng về kỹ thuật và sẽ có người có thiết bị + kiến thức mới hơn ==> sẽ có những ảnh đẹp hơn.
    - Ảnh pano có khoảng khắc đặc biệt? vấn đề này không phải ai cũng có khoảng khắc này, lúc đó kỹ thuật chỉ là yếu tố hổ trợ, và ta quyết định sẽ chụp cái gì, chụp như thế nào.....
    - Ảnh pano có AS đặc biệt: khi đứng trước cảnh hoàng (hoàn) hôn bình minh hay một thời khắc đặc biệt cuả AS mặt trời bạn quyết định bấm máy ra sao: chụp bao nhiêu tấm, xoay máy theo hướng nào, có nên trung thành với khổ 1:1, 1: 2 1:3 hay phá cách ???
    - Ảnh pano có bộ cục độc đáo: khi quan sát toàn cảnh bạn nhận ra các điểm nhấn, rule ... và quyết đinh chụp như thế nào.

    Đa phần các bạn tập trung vào yếu tố kỹ thuật mà xem nhẹ yếu tố mỹ thuật, cho nên mới có sự tranh luận giưã 2 yếu tố này. Muốn có 1 ảnh đẹp ta phải tìm hiểu kỹ cả 2 khiá cạnh.

    @Anh Sh0_0p: Thật sự ảnh pano ra ma :D cuả tôi làm file để in kích thước lớn, mà ảnh in lớn thì hay bị nhạt màu nên tôi cố tăng saturation trong file lưu. Anh góp ý chính xác thì tôi ghi nhận vì anh góp ý trên những gì nhìn thấy. :D

    Vài dòng để tôi và mọi người cùng nhìn lại bản thân mình
    Được sửa bởi 11002 lúc 10:10 PM ngày 03-06-2007
    Chúc Bình An
    FaceBook

Trang 6 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Những chủ đề tương tự

  1. dành cho bác nào thích panorama: 360o panorama
    By TeddyLoves in forum Tán gẫu - Chuyện trong nhà ngoài phố
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 21-07-2013, 09:43 PM
  2. Trao đổi kỹ thuật chụp Panorama 180,360 độ
    By 12345 in forum Nhiếp ảnh cơ bản
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 21-07-2013, 03:40 PM
  3. Thủ thuật chuyển từ ảnh màu sang ảnh bút chì nghệ thuật bằng PS
    By milkvn in forum Kỹ thuật Hậu kỳ - Studio - Phòng tối
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 10-07-2013, 10:11 AM
  4. Chụp Panorama bài bản có phải s.dụng Head chuyên về Panorama?
    By pnp.sgn in forum Trao đổi về các loại máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh
    Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 14-01-2011, 06:50 PM
  5. Ảnh Panorama chụp ở Ninh Thuận
    By savatage in forum Ảnh thiên nhiên, phong cảnh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-08-2009, 03:41 PM

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •