Trang 6 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 82

Chủ đề: Bình chọn cho Vịnh Hạ Long

  1. #51
    Tham gia
    13-03-2006
    Bài viết
    65
    Quote Được gửi bởi toiyeumetre View Post
    Hôm nay bên NH nhỏ bạn gái em, HDQT bắt mỗi người phải spam đủ 500 sms để bầu chọn cho VHL đấy ạ! Ai ko làm tròn nghĩa vụ sẽ bị xếp hạnh kiếm íu và ko có...lương :D

    Have fun!
    Có thật không ? Sao lại có chuyện phi lý dường ấy !

  2. #52
    Tham gia
    25-03-2007
    Bài viết
    1,363
    - Mời các bác (nhà nình) và thân nhân một ( vài lần ) ghé Vịnh Hạ Long - nếu có thể được, ... xin ghé Cát Bà vài ngày .
    - Vui, buồn, tốt, hay chưa hoàn hảo (trong dịch vụ) , xin các bác góp ý trực tiếp ... có lẽ những người có trách nhiệm sẽ làm việc tốt hơn, và điều này Cần thiết, ... Có được không ạ ?

    - Phong cảnh VN ... bao giờ mới ngắm hết !

    - Việc bầu bán, em không rành, nên không có ý kiến .


    ...

    mk đã ghé VHL và mong có dịp trở lại ;-)


    .

  3. #53
    Tham gia
    25-12-2008
    Bài viết
    126
    Quote Được gửi bởi apham View Post
    Khổ quá, có nhiều bác rất bức xúc ... như em

    Hãy đừng nói về việc nhà mình làm công tác dân vận theo kiểu XHCN mà thế hệ anh em ta đã trải qua (sorry ko nói sâu hơn vì vi phạm quy định VNPhoto). Cái mà bác joe ở đây cần là mình phải thật giỏi để đưa con em mình đi đến những kỳ quan trên thế giới, và họ sẽ biết được, nghe được, và cảm nhận được bằng hay mắt hai tai

    Đừng bức xúc làm gì. Các bác hãy nhìn nhận nó ở 1 khía cạnh tích cực, hãy coi mình ở vị trí Vịnh Hạ Long thì sẽ thấy địa danh này chưa bao giờ có được cơ hội như ngày hôm nay về mặt quảng bá hình ảnh, tiếp thị, PR. Điều đó với marketing nó là vô giá cho dù có lọp vào top hay không top 7 kỳ quan mới.

    Một cô giáo đưa ra 1 tờ giấy có 1 dấu chấm, gần hết cả lớp sẽ nhao nhao nói là vết mực trong khi chỉ có 1 vài em nói đó là tờ giấy trắng. Đây chính là thái độ của con người với 1 sự vật, không có gì lạ.

    Một câu nói của vị đồng sáng lập ra tập đoàn Intel mà apham bị ảnh hưởng: Don't be encumbered by history, go off and do something wonderful.

    Vậy nhé, vịnh Hạ Long bây giờ được biết đến với những người chưa bao giờ đến và các anh chị hay cha mẹ phải đưa chúng đến
    Vẫn bức xúc bác Apham ơi.
    Hiện nay tôi thấy chúng ta chỉ thích hô hào khẩu hiệu, thích lập kỷ lục.
    Làm thế nào để mọi người tự nguyện chứ đừng hô hào, theo tôi BTC của VN nên tuyên truyền hoặc làm thế nào để mọi người dân hiểu, biết việc Hạ Long (được bầu) kỳ quan thế giới sẽ có những lợi ích thế nào(các bác đừng kêu tôi là chỉ quan tâm đến lợi ích nhé) thay vì chỉ kêu gọi mọi người nhắn tin, gửi email. Các cơ quan yêu cầu đoàn thanh niên tụ họp nhắn tin, hô hào khản cổ rất mất thời gian. Biết rằng khách du lịch đến nước ta đều một đi không trở lại. Tại sao?
    Gửi tin nhắn bầu chọn như thế :---> để tiền đó nhắn tin góp đá xây dựng cho Trường Sa, xây trường cho các em ở khu vực vùng sâu, vùng xa (như chương trình Đèn đom đóm)... ý nghĩa hơn nhiều.

  4. #54
    Tham gia
    22-06-2008
    Location
    USA
    Bài viết
    359
    Riêng em thì thắc mắc rằng số tiền mất qua tin nhắn ấy cuối cùng chui vào tay ai? Có người nhà của quan to nào thầu vụ này không?
    Nothing lasts forever so... a rollingstone gathers no moss!
    http://www.flickr.com/photos/drifterus/

  5. #55
    Tham gia
    22-02-2010
    Location
    Viet nam
    Bài viết
    878
    Các bác trước khi bầu chọn vui lòng lên google tìm kiếm với từ khóa "bình chọn vịnh hạ long lừa đảo" :D
    Hội Sony Alpha Thủ Đức
    https://www.facebook.com/groups/sonythuduc/

  6. #56
    Tham gia
    28-06-2009
    Bài viết
    73
    Quote Được gửi bởi joetran View Post
    Hôm qua con gái tôi học tại một trường QT, tưởng chừng không bị ảnh hưởng của mấy trò tào lao này, ai dè cô chủ nhiệm bắt buộc HS phải online tại trường để bầu chọn. Con gái tôi ko chịu bầu, do nó nói là chưa từng đến vịnh Hạ Long bao giờ, Cô nổi nóng quát nó là đồ cứng đầu, he he mới lớp 6 mà đã bị mất quyền " dân chủ " rồi ! Trong môi trường giàu dục trẻ con mà người lớn còn hành xử theo kiểu " chính trị " như vậy thì không trách cả XH đang phải " ngoan ngoãn " đi bầu.
    Đọc trên mạng thấy có người nói câu này : " “Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm”. Sự tự ti đôi khi khiến người ta thủ dâm với những cái danh, dù hão. Nhưng cũng không thể vì thế mà xui nhân dân ăn cứt gà sáp. " Lòng tự hào dân tộc đang bị lạm dụng . 630 đồng tin nhắn , mại dzô !
    Ông bạn mình gọi trò này là "Bốc c.... ăn vã". Quả thật nghĩ mãi vẫn không hiểu mục tiêu chính của cái trò này là gì nữa, không lẽ xxx nhà mình lại stupid tới mức độ đấy?

  7. #57
    @apham: Em bức xúc là bức xúc cái vụ "ép mọi người phải vote" và cái trò nhắn tin SMS kiếm tiền. Nếu chỉ vận động và tuyên truyền thì không đến mức phải quá bức xúc.

    Intel VN có "ép" nhân viên phải SMS để vote không anh? :D
    1D4 + 5D2 + 5D3 + 7D + 14L -> 200L
    D4 + 24-70N + 85
    www.vikhoa.com

  8. #58
    Tham gia
    21-04-2005
    Bài viết
    1,345

    Cuộc bầu chọn các kỳ quan TG – Một sân chơi trống vắng...

    nguồn

    Cuộc bầu chọn các kỳ quan TG – Một sân chơi trống vắng...


    ha_long(Ngày Nay) Cách đây một tháng, sau nhiều lần được một tờ báo điện tử mời mọc, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm TTK Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới (WFUCA), đã đồng ý phát biểu quan điểm dưới hình thức một bài phỏng vấn liên quan đến việc Việt Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng 7 kỳ quan thiên nhiên do NOWC tổ chức.

    Bài báo có nhiều nội dung quan trọng nhưng bị coi là không phù hợp trong không khí tưng bừng thắng lợi nên đã không được sử dụng. Trước đó gần một năm, tháng 7/2007 ngay sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc thế giới ông Thắng cũng đã cho đăng trên Tạp chí Ngày Nay bài viết mang tính cảnh báo về cuộc bình chọn của NOWC, đồng thời ông đã trình bày quan điểm với một số cơ quan chức năng của Chính phủ về việc này. Nhận thấy thông tin và đánh giá của ông Thắng sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm, cần hiểu đúng sự việc xung quanh cuộc vận động bầu chọn hiện nay, Mái Nhà Chung xin đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng.

    - Được hỏi về dư luận khác chiều đối với cuộc bình chọn 7 kỳ quan Ông Thắng cho biết:

    Thời gian qua có nhiều người gọi điện đến Hiệp hội UNESCO Việt Nam đề nghị giải đáp có phải cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long có liên quan đến Liên Hợp Quốc và do UNESCO chủ trì hay không, NOWC (New Open World Corporation) là ai, tại sao cuộc bầu chọn không có tiêu chí, mà chỉ theo luật chơi ai đông người ấy chiến thắng. Một số trường trung học hỏi liệu các cháu học sinh có được quyền bầu cho các địa danh thật sự nổi tiếng như trong sách giáo khoa dạy mà không nằm trong lãnh thổ của Việt Nam hay không…

    Đứng trước những đòi hỏi chính đáng của đại chúng, chúng tôi thấy có trách nhiệm được chia sẻ một số thông tin để mọi người tham khảo khi tìm hiểu về 02 cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới: Năm ngoái kết thúc cuộc bình chọn 7 kỳ quan văn hoá, năm nay đang diễn ra cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    Thứ nhất, nhà tổ chức sự kiện này là New Open World Corporation. Bản thân tên gọi đã cho thấy đó không phải là một tổ chức quốc tế (organization) như một số cơ quan thông tấn do vô tình hoặc cố ý đã dịch sai làm cho dư luận lẫn lộn hiểu nhầm. Đó là một công ty (corporation), vả lại là công ty tư nhân.

    Khác với các tổ chức và cơ chế quốc tế có uy tín, có thẩm quyền đối với các vấn đề quốc tế về văn hoá thông qua hệ thống công pháp quốc tế như UNESCO (ra đời năm 1946, hiện có 191 quốc gia thành viên), ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về các công trình kiến trúc và thắng cảnh, thành lập từ 1964 với hệ thống trên 7.500 chuyên gia hàng đầu thế giới về các công trình văn hoá), Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên (ra đời năm 1972, với 185 quốc gia chính thức phê chuẩn, đến 3-2008 đã có công xếp hạng 851 kỳ quan quốc gia thành di sản mang tính toàn nhân loại, trong đó có Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha, Hội An)… thì ngược lại NOWC được thành lập khoảng năm 2000 theo sáng kiến của một cá nhân. Bản thân công ty này không công bố tôn chỉ, cũng không đưa ra được bất kỳ một tiêu chí nào về lịch sử, văn hoá hoặc khoa học nhằm định hướng cho cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới mà họ đang chủ trì.

    Thứ hai, thông qua cuộc bầu chọn với quy mô quốc tế rầm rộ này, công ty này đã và đang được hưởng lợi rất lớn từ các hoạt động thông tin và truyền thông. Do đó NOWC đã bị một bộ phận dư luận quốc tế chỉ trích và tỏ thái độ nghi ngờ về mục đích trong sáng trong việc phát động các cuộc bình chọn theo lối bỏ phiếu qua mạng và bằng điện thoai di động, là cách làm thường thấy của các công ty quảng cáo hiện nay. Trong con mắt của các công ty truyền thông thì Việt Nam với số lượng người bình chọn được huy động đống nhất thế giới như hiện nay đang trở thành một miếng mồi béo bở. Chắc chắn NOWC sẽ không bỏ cơ hội đưa ra những yêu sách bắt chẹt mang tính vụ lợi để làm tiền Việt Nam.

    Thứ ba, UNESCO và Liên Hợp quốc không liên quan và không có bất kỳ động thái ủng hộ nào đối với NOWC. Ngược lại, UNESCO đã bày tỏ sự lo âu về sự khiếm khuyết tính khoa học và hiệu lực quốc tế của cuộc bình chọn này. Dư luận quốc tế cũng lo ngại rằng một tổ chức dám đưa những giá trị thiêng liêng của các quốc gia để xếp hạng mà chỉ dựa vào sự áp đảo của số đông sẽ gây bất lợi về mặt quan hệ quốc tế, thiệt thòi cho các quốc gia có dân số nhỏ bé và không có nền tin học - truyền thông phát triển. Sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc vào 7-2007, ngay cả báo chí phương Tây cũng phàn nàn không ít về việc Angcor Vat bị gạt bỏ khỏi danh sách vì dân số Campuchia quá bé nhỏ và không có ngành truyền thông phát triển. Nhà báo Ai Cập Al-Sayed khuyến cáo NOWC đã trục lợi thông qua việc khích lệ tính hiếu thắng của một bộ phận dân cư thế giới thiếu cảnh giác, thúc đẩy sự ganh đua mang nặng tính hiềm tị và làm cho thế giới ngày càng chia rẽ, các dân tộc càng xa cách nhau.

    - Ông nghĩ sao khi có người cho rằng: “UNESCO có tiêu chí riêng của họ” còn “phong trào bầu cho các địa danh ở Việt Nam theo chương trình NOWC là mang tính tự giác”? Theo ông, có sự khác biệt gì giữa các tiêu chí và khái niệm “Kỳ quan thế giới” của NOWC và “Di sản thế giới” của UNESCO?

    Sẽ thật nực cười và bất cập nếu đem NOWC để so sánh với những tổ chức uy tín và có tính hiệu lực quốc tế như ICOMOS hoặc UNESCO. NOWC chỉ đại diện cho quyền lợi của một nhóm người rất nhỏ mượn cớ văn hoá để kiếm tiền. Điều này được minh chứng bằng việc họ không hề đả động đến các tiêu chí bình bầu (khía cạnh văn hoá và khoa học) mà chỉ quan tâm đến số lượng người tham gia bình chọn trên website của họ (khía cạnh kinh tế), tức là càng đông người tham gia thì họ thu càng nhiều lợi. Bởi vậy họ chỉ đưa ra một luật chơi duy nhất là huy động số đông để chọi lại số ít, là “lấy lớn chọi bé”, “cậy đông thắng yếu” để khích lệ thị trường.

    Ngược lại, UNESCO là một tổ chức Liên chính phủ được mệnh danh là diễn đàn quốc tế về văn hoá và trí tuệ quan trọng nhất hiện nay, hoạt động không tách rời với tiếng nói, ý chí của trên 190 quốc gia thành viên, trong đó có Chính phủ Việt Nam đại diện cho quyền lợi của 80 triệu nhân dân Việt Nam. Ở một mức nào đó có thể nói UNESCO chính là chúng ta, chứ không phải là “họ”, là “ai đó”. Cho nên thật sai lầm khi có một quan chức ở Bộ Văn hoá nhận xét rằng “họ”- tức là UNESCO - “có tiêu chí riêng của họ”. Đó là sự sai lầm cả về nhận thức và tình cảm, có thể dẫn đến định hướng sai khi cổ động người dân tham gia vào cuộc bình chọn không có tiêu chí và không có lựa chọn này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh ở một số trường phổ thông thắc mắc và các thầy cô giáo không thể giải thích được khi yêu cầu các em chỉ được “chỉ bỏ phiếu cho Hạ Long”, “cho “Phong Nha”, cho “Phang Xi Păng”, trong khi các thày cô lại dạy các em là có những ngọn núi trên thế giới cao hơn, quan trọng hơn, vĩ đại hơn.

    Ngoài ra có sự khác nhau căn bản trong các khái niệm. “Kỳ quan thế giới” không phải là khái niệm do NOWC đề xướng. Đây là một tên gọi đã xuất hiện cách đây trên 23 thế kỷ và trong suốt 23 thế kỷ qua nó luôn được mặc định là không tách rời với những công trình tiêu biểu nhất của nền văn minh cổ đại ven Địa Trung Hải. Tự cổ chí kim chưa từng có ai đi ganh tị với những kỷ niệm của quá khứ, đến mức đòi thay đổi nội dung khái niệm đó như người sáng lập ra NOWC đã làm. Bằng việc làm cố chấp và thiếu khoa học ấy chính NOWC đã đắc tội với lịch sử, đang tay xóa sổ gần hết các di tích đã có trong ý niệm từ xa xưa của loài người về một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá nhân loại ra khỏi danh sách “7 kỳ quan thế giới mới” thông qua một cuộc bình chọn không tiền khoáng hậu kết thúc vào giữa năm 2007. Trong khi đó UNESCO và Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên đã đưa ra các tiêu chí mang tính phổ quát và khoa học nhất, bảo đảm lợi ích tinh thần căn bản cho mọi quốc gia trên hành tinh này. Đó là 6 tiêu chí cho các công trình văn hoá, vật thể và phi vật thể, 4 tiêu chí cho các di sản thiên nhiên, mà hễ quốc gia nào, dân tộc nào có các tài sản văn hoá và thiên nhiên đủ tiêu chuẩn thì đều được tôn vinh thành di sản mang tính toàn nhân loại, không giới hạn về số lượng. Thực chất, các di sản văn hoá và thiên nhiên chính là các kỳ quan thế giới theo khái niệm rộng. Nhưng theo tôi khái niệm “di sản” còn cao hơn khái niệm “kỳ quan” vì nó thể hiện được tính kế thừa và trách nhiệm bảo tồn. Tinh thần chỉ đạo của Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản Văn hoá và Thiên nhiên tiến bộ là ở chỗ nó không chỉ làm nhiệm vụ tôn vinh để đem lại vẻ vang cho ai đó, dân tộc nào đó, mà trước hết nó kêu gọi trách nhiệm của chính các quốc gia sở hữu các di sản đó phải bảo vệ chúng vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Ngược lại, Công ước kêu gọi cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đối với từng di sản đang hiện hữu ở mỗi quốc gia khi nó lâm nguy (như đã từng lên án việc phá bỏ bức tượng Phật đứng tại Afganistan, tài trợ cấp cứu cho Cố đô Huế mỗi khi có thiên tai…). Nhưng theo tôi, điểm ưu việt mang tính nhân văn cao của Công ước chính là ở chỗ nó không dành chỗ cho bất kỳ một ý đồ ganh đua hay tư tưởng hẹp hòi nào, dù là ganh đua về văn hoá. Với UNESCO và Công ước quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thì các di sản của bất luận quốc gia lớn hay bé đều có giá trị ngang nhau, đáng tôn kính như nhau, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Đó chính là nhân lành để hướng đến một thế giới ổn định, hoà bình và phát triển.

    - Như vậy, theo ông cuộc chơi này có đủ tầm cỡ để chúng ta tham gia?

    Điều này thuộc thẩm quyền phán quyết của các nhà quản lý và các cơ quan có trách nhiệm. Nhưng với tư cách là một công dân, từ đáy lòng tôi thấy bất an trước việc chúng ta đã huy động thái quá sự cố gắng của nhân dân vào một cuộc chạy đua rất tốn kém về tiền của và thời gian nhưng lại không rõ ràng về tiêu chí này. Lợi ích quốc gia là cao cả, là tối thượng và cũng vì lợi ích quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế. Tôi xin mạnh dạn nhận xét rằng: Khẩu hiểu ”Bầu cho Hạ Long là yêu nước” có thể đúng và có ý nghĩa trong một bối cảnh khác chứ không phải trong cuộc chạy đua do một tổ chức tư nhân như NOWC thao túng. Lòng yêu nước của nhân ta vô cùng thiêng liêng, non sông của chúng ta cùng với các di sản văn hoá do cha ông ta để lại là báu vật vô giá, là phước thiêng của dân tộc, không phải là của riêng của địa phương nào, bộ ngành nào. Vì vậy việc huy động tất cả những thứ thiêng liêng ấy cho một cuộc chạy đua không rõ tiêu chí, không rõ ràng về hiệu lực thi hành là một điều cần được mạnh dạn xem xét đánh giá lại. Như vậy mới thực sự là yêu nước, là có ý thức tự tôn dân tộc, là có trách nhiệm đối với nhân dân và Tổ quốc.

    - Ông nghĩ thế nào trước một số ý kiến cho rằng nếu các địa danh của Việt Nam được bình bầu là kỳ quan thế giới thì du lịch của Viêt Nam sẽ phát triển?

    Đó chỉ là cái lợi bề nổi trước mắt. Nhưng ai dám bảo đảm với Nhà nước, với nhân dân rằng thành quả đạt được từ cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ đem lại vinh quang cho đất nước và làm cho du lịch Việt Nam chuyển vận? Ai dám chứng minh và dám chịu trách nhiệm về điều này? Chỉ có danh tiếng không làm nên kỳ tích, nhất là đối với ngành du lịch. Nếu môi trường Hạ Long ngày càng ô nhiễm như đà hiện nay, cảnh quan ngày càng bị lạm dụng khai thác bừa bãi, ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù chúng ta có giành được bao nhiêu danh hiệu cao quý thì tình hình cũng khó thay đổi, thậm chí là càng phản tác dụng. Nhân đây cũng xin nói thêm, Du lịch là một ngành kinh tế kinh doanh dựa trên việc khai thác tài nguyên văn hoá của đất nước, còn Văn hoá là cả một sự nghiệp toàn dân nhằm bảo tồn gìn giữ các giá trị cao quý mang tính kế thừa. Hai quá trình này tuy hậu thuẫn nhau nhưng ngược chiều, nếu văn hoá mất đi là vĩnh viễn không thể lấy lại được. Điều này không phải là chúng tôi nói mà là UNESCO nói, thế giới nói, đã được khuyến cáo nhiều trong Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá do Liên Hợp quốc phát động cách đây 20 năm. Những bài học cay đắng của Indonesia vì quá ưu tiên cho du lịch đã để mất đi văn hoá Bali mà nếu phải huy động một khối lượng tiền bằng cả trăm lần doanh thu do du lịch đem lại trong mười năm tàn phá Bali thì có mất cả một thế kỷ để khắc phục cũng chưa chắc lấy lại được những gì Bali đã mất. Thái Lan cũng vậy, họ đang vô cùng khó khăn khi cố đô Authaya nguy nga tráng lệ 600 tuổi của họ vốn được xếp hạng Di sản văn hoá thế giới từ rất sớm, hiện đang có nguy cơ bị UNESCO đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới. Các bạn Thái Lan đang phải đau đầu lựa chọn: Tiếp tục khai thác cạn kiệt Authaya cho du lịch hay gìn giữ Authaya cho các thế hệ mai sau. Chúng ta đang chứng kiến việc danh thắng của một số quốc gia đã và đang bị đưa ra khỏi danh mục các di sản của thế giới, mà đáng tiếc nguyên nhận chủ yếu đều do các hoạt động hoạch định phục vụ các mục tiêu kinh tế tại các quốc gia đó đã phương hại đến giá trị căn bản của các công trình văn hoá và thiên nhiên của chính quốc gia mình.

    - Như vậy là có quá nhiều mâu thuẫn mà chúng ta chưa tính đến khi lao vào cuộc chạy đua này. Vậy theo ông thì ai sẽ được lợi nhất trong cuộc bình chọn này?

    Xét cái lợi ở tầm quốc tế, người có lợi nhất là Công ty NOWC. Còn trong nước, không còn nghi ngờ gì nữa, đắc lợi nhất chính là các công ty PR ăn theo NOWC: Các nhà kinh doanh truyền thông và tổ chức các sự kiện. Tham mưu để tạo nên các sự kiện càng ồn ào, chi phí càng tốn kém thì họ càng được hưởng lợi.

    - Gần đây được tin cả ba danh thắng của Vệt Nam là Vịnh Hạ Long, động Phong Nha và đỉnh Phan Xi Păng đều chiếm vị trí cao nhất trong bảng danh sách xếp hạng của các kỳ quan thế giới, chúng tôi đã liên hệ tham khảo nhận xét của Văn phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội, nhưng họ đã từ chối bình luận về kết quả trên. Ông có thể giải thích vì sao Việt Nam lại đạt kết quả cao như vậy? Theo ông, có thể coi đây là kết quả đáng tự hào?

    Tôi không có đủ thẩm quyền để đánh giá việc này. Nhưng chúng tôi đã thử thăm dò thông tin tại một số hội nghị quốc tế trong thời gian gần đây, tra cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thấy chính phủ các nước không cấm và cũng không khuyến khích sự tham gia của nhân dân vào cuộc bình chọn trên mạng này. Họ chỉ coi đó chỉ là cuộc chơi tự phát của cư dân mạng. Tuy nhiên, tôi thực sự lúng túng trước một viễn cảnh mà theo logic như hiện nay rất có thể xảy ra, là trong số 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được bình chọn thì mai đây 3/7 kỳ quan này sẽ nằm tại Việt Nam (nếu vẫn như kết quả hiện nay). Điều đó đồng nghĩa với việc đỉnh Phan Xi Păng của Việt Nam sẽ đứng trên đỉnh Evrest cao 8,848 mét vốn xưa nay được mệnh danh đỉnh núi Thiêng và nóc nhà của thế giới, đứng trên ngọn Phú sĩ mà cả thế giới ca ngợi bốn mùa tuyết phủ của Nhật Bản, hơn cả đỉnh Aconcagua 6,962m của dãy Andes - Cổng trời của châu Mỹ… Điều này nói lên cái gì? Việc Việt Nam đang giành vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba là hồi chuông, nhưng không phải để ăn mừng mà báo động rằng chúng ta đang hào hứng thi đấu bằng tổng lực trong một sân chơi vắng vẻ.

    - Xin cảm ơn về những ý kiến thẳng thắn và bổ ích của Ông.


    Nhà báo Ngô Văn Quán - Tạp chí Ngày Nay (thực hiện)
    coi bộ mình "thủ dâm" có mình ên à
    chữ ký vi phạm chính trị

  9. #59
    Tham gia
    28-06-2009
    Bài viết
    73
    Em nhặt nhạnh thêm được 1 bài để các cụ tỏ tường hơn về cai trò "Bốc c...." này :

    Khi Lý Nhã Kỳ xuất hiện với hình ảnh Vịnh Hạ Long trước...ngực, hẳn nhiều người đã bất giác mỉm cười khi nhớ lại đoạn tiểu thư Julie "ôm đến chết" viên đại tá Pirot trong vở kịch phát hình trực tiếp "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên". Bấy giờ, khi đoạn phim "lộ ngực khủng" được post lên youtube, đã có lời bình rằng Đại tá Pirot ăn hai trái bom đó thì chết là đúng rồi. (Trả lời phỏng vấn sau đó, người đẹp "thanh minh": Với những người có số đo vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa như tôi thì mặc gì cũng bị lộ ngực").
    "Bom đạn" như thế, ăn nói như vậy, làm đại sứ du lịch là đúng rồi. Và dù Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Nguyễn Văn Tình khăng khăng rằng "Chẳng điên mà dùng Lý Nhã Kỳ để gây Scandal"- nhưng rõ ràng, người đẹp đã có vai trò quan trọng trong việc kêu gọi cổ vũ cho Vịnh Hạ Long.
    Đơn giản là vì cô quá gợi tình. Và đẹp thì không bao giờ là lỗi cả.


    Bởi thế, bỏ mặc những cảnh báo "cả quốc gia đang bị lừa", hẳn nhiều đấng mày râu sẵn lòng nhắn tin Halong gửi tới 147 (Nhưng chắc là để vote cho nụ cười Lý Nhã Kỳ chứ không phải vì yêu nước). 630 đồng/tin nhắn. Mất nửa cốc trà đá mà vote được cho người đẹp "vòng 1 lớn tự nhiên không chỉnh sửa", nhân tiện đất nước có được cái danh, dù hão, kể như chả vấn đề gì.
    Trò tự sướng, còn gọi là thủ dâm, ở mình giờ có khi lại là một lối thoát hay khi người ta chẳng biết tự hào về cái gì, hoặc giả như trong bối cảnh bị cuộc sống với những khó khăn chật vật thường ngày tát cho đến tối tăm mặt mày.

    Nhưng đến sáng nay, đọc hai bản tin TTX về chuyện Hạ Long thì lại thấy thương thương họ Lý.
    Đầu tiên là TT&VH với một bản tin về chuyện người nhắn tin bầu chọn nhiều nhất. Anh này tên Hoàng. Ở Đà Nẵng. Làm thợ cơ khí. Dùng điện thoại cào. Nghèo. Theo TT & VH thì anh này cầm số tiết kiệm, khoảng hơn 7 triệu đồng, ra cửa hàng điện thoại nhờ nhắn tin bầu chọn cho Vịnh Hạ Long. "Lý do anh Hoàng nhắn tin nhiều vì vịnh Hạ Long quá đẹp và “Tôi quá yêu Hạ Long. Thế thôi”. Người đàn ông nghèo này đã đốt sạch khoản tiền tiết kiệm 7 triệu khi "bắn" tới 11.601 tin nhắn bầu chọn.


    Còn đây là VTC: Cứ thế, anh Hoàng nhắn tin bình chọn cho vịnh Hạ Long. Hết tiền, anh lại nạp. Mỏi mắt, đau tay vì tin nhắn, anh Hoàng lại nghĩ ra cách làm sao nhắn thật nhanh, thật đơn giản. Chỉ trong gần 1 tháng, anh Hoàng đã nhắn gần 12.000 tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long bằng chiếc điện thoại Nokia 5130 từ số máy 0975695***... Đầu tháng 11, khi để dành được số tiền cũng khá với ý định sẽ mua quà sinh nhật con gái tròn 5 tuổi vào ngày 9/11 sắp đến. Nhưng tiền trong tài khoản điện thoại hết do nhắn tin quá nhiều, lương thì chưa nhận nên anh Hoàng lấy luôn tiền mua quà cho con nạp thẻ điện thoại rồi…hướng Hạ Long mà nhắn.
    TT & VH dẫn lời Hoàng "dọa" anh sẽ còn tiếp tục "bắn". Thế mới kinh.
    Vài tiếng sau đó, vietnamplus đưa tin: Lượng tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long tăng đột biến, từ 7, lên gần 9 triệu.


    Với sự nhanh nhạy và sáng tạo của các nhà báo, chưa biết chừng ngày mai sẽ lại có hàng loạt bài viết về những cậu học sinh yêu nước nhịn tiền game để bầu chọn cho Hạ Long. Hay những cụ hưu bán nhà xua con ra đường để lấy tiền "bắn tin". "Đơn giản vì Hạ Long quá đẹp. Thế thôi".
    Nghi ngờ "tình yêu nước" và "lòng tự hào dân tộc", đặc biệt là xúc phạm đến việc tiêu tiền của những người nhắn tin thì dứt khoát là bá đạo. Cười nhạo chuyện hơn 11 ngàn tin nhắn quả thực cũng là phường... kiết lỵ. Tuy nhiên, khi "Câu chuyện anh Hoàng", một người không biết dùng Internet- được đưa lên báo, chỉ thấy hiển hiện sự lạm dụng niềm tự hào dân tộc của dân chúng.
    "Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm". Sự tự ti đôi khi khiến người ta thủ dâm với những cái danh, dù hão. Nhưng cũng không thể vì thế mà xui nhân dân ăn cứt gà sát.


    Câu chuyện chưa dừng lại ở đây bởi Quảng Ninh vừa quyết định treo thưởng cho những người nhắn tin. Theo đó, hễ thuê bao nào nhắn trên 100 ngàn tin sẽ nhận thưởng 10 triệu. Thuê bao nào 1 triệu tin nhận thưởng 20 triệu. Đặc biệt nhất, thuê bao nào trên 10 triệu tin sẽ nhận thưởng 30 triệu.


    Vừa mấy hôm trước, cả hăm mấy "kỳ quan" mới có hơn trăm triệu tin nhắn, thế mà giờ Quảng Ninh treo thưởng cho 1 thuê bao với con số 10 triệu tin. Không biết khi đưa ra hình thức cột mỡ này, quan chức Quảng Ninh có sờ lên tai?


    Vì đất nước, có thời những bà Mẹ Thứ đã hy sinh đến những đứa con cuối cùng. Nhưng rất khó để có những "anh Hoàng" nhắn đến cả triệu cái tin, tiêu đến cả gia tài vì những cái danh hão được kích động dưới danh nghĩa yêu nước hay tự hào dân tộc.
    Thật khó có thể nhịn chửi bậy trước chuyện treo thưởng cột mỡ của Quảng Ninh bởi khi vận động nhân dân chí ít cũng cần tối thiểu sự tôn trọng chứ không thể cứ mặc định họ cũng kêu ò ò như mình.


    Với giá bèo nhất 630 đồng/tin nhắn của đầu số 147 thì 10 triệu tin nhắn sẽ không còn chỉ là 1 cuốn sổ tiết kiệm. Con bò cũng có cách lựa chọn khác để bớt ngu đến mức vô đối như những người nhắn tin lấy thưởng.
    Và giả dụ ai đó yêu nước đến nỗi nhắn đến 10 triệu tin nhắn thì dứt khoát buông máy cái là vào thẳng Trâu Quỳ.
    Người điên cũng có cách lựa chọn khác còn để được coi là điên bình thường

  10. #60
    Tham gia
    13-03-2006
    Bài viết
    1,123
    Quote Được gửi bởi The loner View Post
    Riêng em thì thắc mắc rằng số tiền mất qua tin nhắn ấy cuối cùng chui vào tay ai? Có người nhà của quan to nào thầu vụ này không?
    Số tiền tin nhắn này sẽ quy thành 1 cục, chia thành 4 phần mà có tới 7 thằng đòi chia :D

Trang 6 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •