Trang 1 / 10 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #1
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175

    Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

    Vì không muốn làm loảng đề tài Cá biển miền Trung bị nhiểm độc chất thải của Formosa, em xin dời vấn đề bằng cấp sang mục này. Em cũng xin phép các bác Accord 2000, bác Văn-Khoa, và bác Nikonian2006 để dời các comments của các bác liên quan đến "bằng cấp" qua mục này luôn thể.
    Phần dưới đây là em post lại từ bên kia:

    Trong những năm gần đây em thấy cái nhãn hiệu "tiến sĩ" đã trở thành nhan nhãn trong các bài báo ở VN, đến độ nó trở thành "lạm phát", hay không còn mang ý nghĩa nguyên thuỷ của từ "tiến sĩ" nữa. Bằng tiến sĩ thì nước VN chúng ta đã có từ thời vua chúa qua những cuộc thi "Đình". Trong những năm cận đại và trước 1975, thì số tiến sĩ ở Miền nam VN phải nói là hiếm, và hầu hết là được đào tạo từ ngoại quốc. Nếu em không lầm, thì các đại học ở Miền Nam VN trước 1975 (* chú thích thêm ở cuối bài) không cấp bằng tiến sĩ (nhờ bác Văn Khoa kiểm chứng điểm này giùm em).

    Học vị "tiến sĩ" trong tiếng Việt có thể xem tương đương với "doctorate" hay "doctoral degree" trong tiếng Anh, cụ thể là trong hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ. Bằng Cử nhân thì tương đương với "B.S." (Bachelor of Science) hoặc "B.A." (Bachelor of Arts). Lên một cấp nữa là bằng Cao học "M.S." (Master of Science) hoặc "M.A." (Master of Arts).

    Loại bằng tiến sĩ phổ biến nhất có lẽ là "Ph.D." (Doctor of Philosophy), và được cấp cho đa số các ngành học. Trong các ngành y tế thì có Bác Sĩ = M.D. (Doctor of Medicine); Dược sĩ = Pharm. D. (Doctor of Pharmacy), và Nha Sĩ = D.D.S. (Doctor of Dental Surgery) = D.M.D. (Doctor of Dental Medicine). Ngành Luật thì có J.D. (Juris Doctor). Ngoài ra cũng còn nhiều loại doctoral degrees khác với những acronyms (viết tắt) khác, nhất là trong lãnh vực thần học và tôn giáo.

    Em lấy thí dụ một sinh viên kỹ sư ở Mỹ muốn học cho đến cấp tiến sĩ. Trước tiên họ phải lấy bằng B.S., và sau đó nộp đơn vào "graduate school" (tạm dịch là chươgn trình hậu cử nhân). Khi được nhận vào, họ có thể chọn theo học chương trình Master rồi lấy bằng M.S. sau khi lấy đủ 60 semester credits (90 quarter credits), hoặc họ có thể học thẳng vào chương trình Ph.D. mà không cần lấy bằng M.S.

    Tuy nhiên, cái khó là tất cả những ai muốn tiếp tục học Ph.D. thì phải vuợt qua được kỳ thi sát hạch Qualification Exam, nếu đậu thi viết thì được vào pha gay cấn nhất là thi vấn đáp, thường gồm 10 (muời) cuộc thi vấn đáp, mỗi lần 10 phút. Nếu qua được Qualification Exam, thì sinh viên được chính thức gọi là "Ph.D. Candidate". Sau đó họ sẽ làm nghiên cứu (research) với một giáo sư hướng dẫn trong vong vài năm, rồi sẽ trình luận án (thesis) của mình. Khi ra trường rồi, thì họ có thể ghi Ph.D. kèm theo tên của mình. Thí dụ: FirstName LastName, Ph.D.

    Sau khi có bằng Ph.D. thì họ có thể đi làm cho các công ty, hoặc có người muốn nghiên cứu thêm thì đi làm "Post-Doc" trong các đại học.. Thời gian này họ có thể xin dạy các lớp undergraduate (cho sinh viên chưa có bằng B.S.). Có thể họ được gọi là "Lecturer" hay là "Instructor". Sau vài năm nghiên cứu và có kết quả hay, họ có thể xin đi dạy đại học, và mới vào thì được gọi là Assistant Professor. Các giáo sư ở Mỹ đều phải vừa dạy vừa ... học, nghĩa là phải tiếp tục nghiên cứu và phải có publications (các kết quả nghiên cứu phải được các tạp chí khoa học đăng). Tối thiểu 6-7 năm sau thì có thể được lên Associate Professor, và cũng tiếp tục vừa dạy vừa nghiên cứu. Vài ba năm sau nếu kết quả tốt thì có thể được lên Professor. Tất cả các professors ở ĐH Mỹ đều vừa dạy vừa nghiên cứu. Nghiên cứu là thú vui và là lẽ sống của họ.

    Em không biết ở VN thì các ngài "giáo sư" như thế nào. Thấy ai cũng ghi "giáo sư tiến sĩ" cả.

    Ở Mỹ họ không cần ghi "tiến sĩ" sau chữ "giáo sư", vì thừa. Khi họ là "giáo sư" thì đương nhiên họ đã là tiến sĩ, vì tối thiểu phải có Ph.D. thì mới được dạy.

    Khi rãnh, em sẽ viết thêm về các bằng trong ngành y tế.


    (*): Ngoại trừ các trường y khoa.

  2. #2
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Em dời comment của bác Accord 2000 qua đây:


    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Hay quá bác ASAV, chờ bài tiếp của bác.

    Ở VN thì ít ai nghiên cứu cái gì, hễ có chức vị thì đi dạy, đi làm, kiếm tiền thôi. Cho nên bằng phát minh hay báo cáo khoa học của VN thuộc dạng nghèo nhất xóm nhà nghèo. Tuy nhiên sĩ số tiến sĩ giáo sư thì nghe nói là nhiều hơn Nhật tính theo mật độ dân cư.

    Nói chung là giáo dục VN rất khủng hoảng, rất mất căn bản. Tuy nhiên, nhiều người ko chịu nhìn nhận chuyện đó. Mình biết 1 người từng du học Mỹ, về VN kinh doanh thành công vì con của quan chức. Anh này nói rằng GD Mỹ cũng tệ như VN. Thật quá thất vọng cho du học sinh mà nhận thức như vậy. Mà đó ko phải là 1 số ít đâu.

  3. #3
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Em dời comment của bác Văn-Khoa qua đầy:


    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Dù chưa hết Formosa nhưng em cũng góp gió.

    Em không nhớ rõ chi tiết lắm, có khi bác ASAV nhớ hơn em. Em được đào tạo trong một nền GD trước 1975, phải nói là một nền GD rất hà khắc. Cái mà em hận nhất là bạn bè khi rớt tú tài I và đến tuổi quân dịch thì coi như là "vị quốc vong thân". Nhưng chính nền GD đó đã đào tạo cho em và con người của em, cho bác ASAV con người của bác ASAV một con đường và sự nghiệp vững chắc khi đặt chân đến xứ người.

    Phải nói là chúng em học ngày học đêm, học đến ... mất trí nhớ! Động lực làm em chăm chỉ cũng là nhờ vào các thấy cô. Họ làm guơng, thương mến và thúc dục học sinh rất nhiều. Họ chẳng bao giờ tự xưng Giáo Sư Tiến Sĩ bao giờ, họ chẳng khoe bằng này bằng nọ, học ở đâu. Khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, họ cũng là người khóc với học sinh, sinh viên của mình.

    Tối thiểu là họ cũng phải có M.S. trong các ban ở Văn Khoa, Sư Phạm hoặc học xong cử nhân Luật như các giáo sư ngày xưa ở Học Viện Quốc Gia Hành Chính. Trường Kỹ Sư Phú Thọ thì có các giáo sư tốt nghiệp kỹ sư từ ngoại quốc về. Riêng Luật Khoa thì có nghiều giáo sư có PHD từ các đại học bên Pháp. Y khoa cũng có các bác sĩ tốt nghiệp bên Pháp, bên Mỹ về dạy. ĐH Khoa Học thì cũng có các giáo sư tốt nghiệp PHD từ Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ về. Em không biết nhiều về Dược Khoa và trường Nông Lâm Súc. Ngày xưa sách luật còn bằng tiếng Pháp nữa mà.

    Nói chung là các GS đại học ngày xưa rất uyên thâm, họ có tinh thần cấp tiến và theo chuyên ngành của họ. Ban Anh Văn, Pháp Văn trong Văn Khoa và Sư Phạm thì có thêm các GS người Anh, Mỹ, Pháp dạy về phonetics, phonemic, morphology, literature, civilization của Anh, Mỹ, Pháp. Nó chung thì học xong ĐH VN trước 1975 cũng chật vật lắm. Nhưng học xong thì khá!

    Xin góp theo bác Accord 2000: Mỹ có cả ngàn cả ngàn ĐH, từ hạng bét (có mục đích lợi nhuận, buôn bán, lường gạt, kiểu bán bằng) cho đến đứng đầu thế giới với quỹ endowment hàng tỷ đô la cho sinh viên nghèo học miễn phí. SV VN sau này đa số sang học ở những trường ĐH vô danh tiểu tốt hoặc trường tư hạng bét vì các trường này không đòi hỏi, có tiền đóng học phí là vô và có mảnh bằng đem về thôi. SV VN cũng chẳng cần chọn lựa vì về nước ai biết đấy là đâu! Lòe ai chẵng được, ra điều ta cũng học ở Mỹ về! Thôi thì cho họ một chỗ đứng ở ...VN!

  4. #4
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Em dời comment của bác Nikonian2006 qua đây:


    Quote Được gửi bởi Nikonian2006 View Post
    Anh ASAV, cám ơn bài viết của anh. Nếu như mà anh nói về giáo dục Mỹ thì thật sự nói gần cả 1000 trang như topic ebay cũng không hết. Cái mà em ghét nhất là dùng bằng giả tiến sĩ để phục vụ cho chức.

    Giáo dục nó đi vào cái gì đó rất nền tảng và đầu tư sai hoặc quản lý sai là chết cả một thế hệ con người. Em xin nói ra một ý nhỏ thôi vì như anh thấy ngay hiện tại ở những nơi mà quan điểm là không thích nghe ý kiến chỉ trích ngược lại thì hễ anh nói ra càng sâu thì anh sẽ gặp phải nỗi sợ hãi càng nhiều để cho anh không nói nữa. Em có người bạn làm chuyên viên cấp cao trong hệ giống giáo dục nay cũng đã bỏ đi sang nước khác định cư. Anh này nói với em là hệ thống quản lý giáo dục VN rất khó sửa vì cơ chế đã ăn sâu, cho dù anh có thay một vị bộ trưởng giỏi lên đó cũng không làm được trừ phi phải đổi cơ chế. Nó chồng chéo nhau ví dụ như sở anh phải chịu lệnh của vừa lãnh đạo thành phố vừa lãnh đạo bộ. Rất khó làm việc. Anh thay đổi cái gì mà không có sự đồng thuận cả hai nơi là không được.

    Chuyện ý thức ứng xử nơi công cộng chẳng hạn gồm cả giao thông, tốt hay xấu là phải từ những đứa nhỏ được giáo dục ra. Giáo dục cộng thêm sự nghiêm túc của luật pháp mới ra ý thức tốt. Và nếu anh thấy ý thức xấu thì cội nguồn của nó phải có vấn đề. Khi anh không có sự cạnh tranh, nghĩa là anh làm tốt hay xấu không ảnh hưởng đển lá phiếu của anh thì anh không có động cơ nào phải làm cho tốt không có động cơ phải thay đổi cho nhanh, có thì cũng từ từ vì nhanh chậm chẳng ăn thua gì với anh. Đừng có nghĩ sửa mấy cái bên ngoài chắp vá là sẽ OK.

  5. #5
    Tham gia
    21-04-2014
    Bài viết
    87
    Bác ASAV,

    Bác nói đúng MN trước 75 không có "quyền hạn" phê chuẩn Bằng Cấp TS. Bởi vì hệ thống và giá trị bằng cấp của MN được công nhận trên thế giới theo tiêu chuẩn giáo dục Pháp.

    Những bậc giáo sư tại chức hoặc những sinh viên ưu tú sau khi tốt nghiệp Cao Học thì phải cần có một vị TS đở đầu cho chương trình nghiên cứu học vị Tiến Sĩ. Nên nhớ rằng, vì tiếng tăm của mình cho nên những vị Giáo Sư TS rất dè dặt và khó khăn trong việc chọn một sinh viên hay một người xin theo học/ nghiên cứu vào lãnh vực chuyên môn của mình ...

    Thường thường thì chương trình cho Học Vị Tiến Sĩ không có giới hạn thời gian và không có một lịch trình cụ thể nào bời vì học sĩ được đỡ đầu sẽ có thể vừa làm việc vừa nghiên cứu đề tài hoặc chủ đề cho luận án của mình.

    Thí dụ một SV Cao Học muốn làm một Luận Án TS về một đề tài nào đó thì việc đầu tiên người đó sẽ phải tìm một vị TS trong lãnh vực mình muốn trình luận án đỡ đầu. Tùy theo thời gian hoàn tất luận án, có thể từ 2 đến 10 năm, và luận án này phải được vị TS đỡ đầu phê duyệt, sau đó học sĩ này sẽ trình luận án của mình trước một Hội Đồng Giáo Sư có thẩm quyền quyết định về Học Vị TS.

    Trước 75, Giáo Sư TS đở đầu thường là những GS ở ngoại quốc vì ở đó họ có những trung tâm nghiên cứu thật rộng và sâu trong những lãnh vực mà học sĩ muốn làm luận án. Tôi còn nhớ có một GS trình luận án bằng cách gởi Bài Luận Án sang Pháp để trình và vị Giáo Sư TS đở đâu thuyết trình dùm ( vì tình hình chiến tranh không xuất ngoại được ).

    Ngoài học vị Tiến Sĩ, còn có học vị Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp mà Miền Nam lúc bấy giờ xem như tương đương với học vị TS. Em cũng không rỏ lắm về học vị này, nhưng thầy của em có bằng TS Đệ Tam Cấp nói rằng không có gì khác cả ngoài tỉ lệ đồng thuận của Hội Đồng Giám Khảo phê chuẩn khi trình luận án.

    Điều đáng nói ở đây là giá trị bằng cấp ở Miền Nam trước 75 được mọi nước trên thế giới công nhận, theo giá trị tương đương với học trình ở nước đó. Không như bây giờ.

  6. #6
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn bác SillyTalk đã kiểm chứng và giải thích lý do cốt lõi của việc giới hạn phê chuẩn bằng cấp của các ĐH Miền Nam trước 1975.

    Những năm cuối thập kỷ 1970, một số giáo sư có bằng tiến sĩ từ ngoại quốc còn bị "kẹt" lại và tiếp tục dạy tại Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (nay là ĐH Bách Khoa). Tuy nhiên cũng có rất nhiều "thầy cô" vừa với tốt nghiệp cử nhân từ ĐH Bách Khoa Hà Nội, và được phái vào dạy năm 2 hay năm 3 ở Sài Gòn!! Các thầy cô này chẳng làm gì hơn là đọc sách giáo khoa cho học trò nghe. Rất nhiều lần học trò có thắc mắc thì các thầy cô này chẳng biết giải thích thế nào cả.

    Ở Mỹ, những người vừa tốt nghiệp cử nhân và vào học "graduate programs" (chương trình master hay PhD thì có thể xin làm TA (teaching assistant), để phụ giúp các professors trong các lớp học hay chấm bài homework hoặc bài thi. Những TA này cũng thường đến dự những lớp mà họ là TA để nghe professors giảng, như một cách để ôn lại kiến thức mà họ đã học ngày xưa, chứ họ không được đứng giảng trong lớp.

    Các giáo sư ĐH ở Mỹ thường dạy những môn nằm trong lãnh vực nghiên cứu của mình, vì vậy họ thông hiểu vấn đề một cách thấu suốt, và có thể diễn thuyết về đề tài hoặc môn học đó cả ngày mà chẳng cần một tờ giấy nào để xem. Thế mới là "dạy".

    Ngay cả ở Mỹ, không phải ĐH nào cũng có thể cấp bằng PhD. Đơn cử tiểu bang California có hai hệ thống ĐH công lập, đó là University of California (UC) và California State University (CSU). Có thể nói hầu hết các ngành học trong UC đều có chương trình dẫn đến văn bằng PhD, tuy nhiên chỉ một phần rất nhỏ của các chương trình trong CSU là có PhD programs.

    Em có đọc đâu đó là VN đặt ra chỉ tiêu hàng năm phải "sản xuất" khoảng 350 tiến sĩ! Hóa ra họ chỉ chú trọng về lượng mà không cần đến phẩm.

  7. #7
    Tham gia
    04-03-2008
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    175
    Em xin phép đi lạc chủ đề của bác chủ thớt 1 chút nhưng cũng là hỏi về giáo dục ạ. Các bác (nhất là ở Bắc Mỹ) cho em hỏi về chương trình giáo dục ACELLUS với ạ.

    Bà xã em đang định đi 1 buổi hội thảo về chương trình học này nên gửi link cho em đọc qua. Em có đọc nhưng chưa hiểu lắm về tính hiệu quả của nó. Các bác có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ giúp em không ạ? Ưu và nhược điểm của nó ạ.

    Em xin chân thành cảm ơn.

  8. #8
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Anh ASAV, cám ơn anh đã mở topic riêng và chuyển bài sang đây.

    2. Hôm nọ em đã quote link bài viết chính thống báo VN nói về tình trạng bậy bạ môi trường nhà nước ở VN tạo động cơ cho người quản lý nhà nước phải lấy học vị tiến sĩ và qua đó tạo ra môi trường làm bằng giả. Nay mình quote tiếp một bài khác cũng liên quan từ báo chính thống ở VN nghĩa là được phép nói.

    3. Bài viết nêu nên sáu cách vĩ mô chấn chỉnh đào tạo tiến sĩ tại VN sao cho một bằng tiến sĩ phải được công nhận ngoài VN là có khả năng thật sự http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-du...gn=boxtracking. Mình chỉ muốn bạn xem câu trả lời của vị bộ trưởng. Không làm được. Bạn hãy đọc lại bài mình viết ngay ở trên hôm trước. Mình đã nói với bạn là cơ chế giáo dục VN hiện tại không sửa được. Cho dù bạn có bỏ BT giỏi vào vẫn không làm gì được. Nó là chỗ cơ chế. Càng để lâu càng ăn sâu càng khó sửa.

    4. Như mình đã nói, topic này nói ví dụ vi mô về giáo dục Mỹ tất nhiên OK nhưng bạn phải nhớ là chuyện đó ai cũng biết không cần phải nói nhiều thêm. Tất cả ai ở VN có tiền trong tuổi học đại học đều muốn sang Mỹ học đại học. Tại sao vậy?

    5. Vấn đề ở đây là, nếu bạn muốn những cái gì thuộc nền tảng của VN phải tốt hơn trong vài chục năm đến, bạn phải xây dựng cơ sở nền tảng ngay từ bây giờ. Nếu không, nếu bạn chấp vá trên đường đi, không bao giờ bạn sẽ giải quyết tận gốc. Cho dù có 300 năm sau cũng khá hơn chút. Nhưng nếu bạn ở trong cơ chế mà bạn không bị áp lực nào phải thay đổi thì bạn không cần phải nghĩ đến, có phải không?

    6. Giáo dục và luật pháp tốt từ nền tảng rất quan trọng. Bạn đừng tưởng là càng ngày càng có nhiều người giàu thì hai cái này sẽ đi đúng nền tảng đâu. Bạn nhìn lại đi, càng ngày ý thức giao thông (chẳng hạn) càng kém đi, càng ngày ý thức cung cấp thực phẩm tốt càng kém đi, con người càng không sợ luật pháp chỉ nghĩ đến tiền. Tại sao vậy? Tại vì họ có làm sai đi nữa luật pháp không đủ làm cho họ sợ. Họ vẫn có thể tồn tại được bằng cách đi đêm. Rồi từ việc dựa hơi đó họ làm gương cho con của họ coi thường luật pháp.

    7. Phải nhìn vấn đề vĩ mô như vậy đã rồi sẽ thấy. Đừng có đi ra đường thấy nhiều xe hơi quá nhiều đại gia quá nhiều xe sang quá nghĩ là sẽ OK.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  9. #9
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Intello View Post
    Em xin phép đi lạc chủ đề của bác chủ thớt 1 chút nhưng cũng là hỏi về giáo dục ạ. Các bác (nhất là ở Bắc Mỹ) cho em hỏi về chương trình giáo dục ACELLUS với ạ.

    Bà xã em đang định đi 1 buổi hội thảo về chương trình học này nên gửi link cho em đọc qua. Em có đọc nhưng chưa hiểu lắm về tính hiệu quả của nó. Các bác có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ giúp em không ạ? Ưu và nhược điểm của nó ạ.

    Em xin chân thành cảm ơn.

    Em chưa bao giờ nghe đến ACELLUS. Sau khi đọc câu hỏi của bác thì em hỏi bác Google. Hình như đây là chương trình học online và chỉ dành cho K-12 (lớp mẫu giáo đến lớp 12) mà thôi.

  10. #10
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Bác Nikonian2006,

    Cám ơn các ý kiến của bác.

    Em không có tham vọng viết những bài này để "cải tổ bộ máy giáo dục tại VN." Gần nửa triệu sinh linh đã làm mồi cho cá trên biển và nay 8-9 chục triệu dân đang lầm than trong một vũng lầy trước mắt họ, mà tập đoàn lãnh đạo vẫn không mảy may động tâm, thì sá gì mấy hàng tán gẫu này.

    Em chỉ muốn viết về những quá trình đòi hỏi trong các ĐH ở Mỹ để có được những văn bằng xứng đáng, so với các bằng hà ràm ở VN. Em không nghĩ "chuyện đó ai cũng biết, không cần phải nói nhiều thêm." Ngay cả học sinh trung học tại Mỹ, đứng trước ngưỡng cửa ĐH, hầu hết cũng không am tường về những yêu cầu thiết yếu để có thể tốt nghiệp văn bằng cử nhân, chưa nói đến các chương trình hậu ĐH (graduate hay professional schools). Và để giúp bác nào ở VN muốn tim hiểu về trường ĐH của Mỹ.

    Chuyện bằng tiến sĩ VN nay đã trở thành một trò cười. Vài năm trước em nghe nói các ngài tiến sĩ VN đòi dành một công viên để xây bia tiến sĩ cho họ. What a joke! Đành rằng ngày xưa các vua chúa cho xây bia tiến sĩ, như ở Văn Miếu tại Hà Nội, nhưng những vị đó xứng đáng.

    Em thương cho những người có thực tài ở VN, họ giỏi, nhưng giờ cũng bị mang tiếng lây. Họ chỉ là những điểm son nhỏ trong một bãi lầy.

    Làm sao các công ty hay các trường ĐH ngoại quốc có thể tin (trust) vào khả năng thực sự của một ứng sinh, khi mà mảnh bằng họ cầm không có giá trị hơn một miếng giấy lộn? Tháng 3 năm ngoái (2015) em có lưu lại được một tấm quảng cáo làm bằng ĐH giả tại VN, đăng trên VNPhoto này.




    "Dịch Vụ Làm Bằng Đại Học sẽ giúp bạn tìm được những công việc tốt nhất, những tấm bằng đại học uy tín sẽ ở trên tay bạn."

    Nghe khiếp thật!

    Thượng bất tín, hạ tắc loạn. Người dân thấy thủ tướng ăn hối lộ hàng tỉ, thì nếu họ mang cá ngộ độc về làm nước mắm bán kiếm vài trăm ngàn thì chẳng có gì phải bận tâm. Học trò thấy ban giám hiệu xài bằng giả và bán bằng giả kiếm tiền, thì làm sao các em không quay cóp hay tìm mọi cách để cho có được tấm bằng, thiệt giả như nhau thì cần gì phải học.

Trang 1 / 10 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •