Trang 7 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #61
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Em thì con em còn nhỏ mới 4 và 6 tuổi nên ngồi học cách các bác nuôi dạy con cáị Quan trọng dạy nó nên nguời . Học ra bác sỹ hay luật sư thì không nhất thiết, nhất thiết nên nguời và học hành làm sao cho đúng với khả năng và sở thích là đuợc. Em cũng thích truờng public hơn .
    PW2000

  2. #62
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi PW2000 View Post
    Em thì con em còn nhỏ mới 4 và 6 tuổi nên ngồi học cách các bác nuôi dạy con cáị Quan trọng dạy nó nên nguời . Học ra bác sỹ hay luật sư thì không nhất thiết, nhất thiết nên nguời và học hành làm sao cho đúng với khả năng và sở thích là đuợc. Em cũng thích truờng public hơn .
    Bác thích nhé! Hãy tận hưởng những giây phút tuổi trẻ hồn nhiên của con cái. Đây là tuổi vỡ lòng, em nhớ là mua rất nhiều sách của nhà xuất bản Scholastics và tập san Spider cho các con em vào tuổi này.

    Chẳng bao lâu mọi thứ sẽ thay đổi mãi mãi và nhiều khi sự thay đổi sẽ không như ý mình muốn "dạy cho nó nên người". Đến lúc đó, tùy theo thành quả, hoặc là mình tự an ủi "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", hoặc "thây kệ, trời sinh voi sinh cỏ", hoặc "tự hào là đã không làm gì sai."

    Không ai có thể đoán trước con cái sẽ làm gì sau này. Chẳng ai ép chúng học gì và có ép cũng không được!!! Điều mà bố mẹ làm được là đi theo để hỗ trợ tinh thần và vật chất theo khả năng trong xuốt con đường học vấn và trưởng thành.

    Khi con cái khôn lớn và bắt đầu giao du với bạn bè, em còn nhớ ba điều tâm niệm của bậc phụ huynh: Bao giờ cũng phải biết con cái đang ở đâu, với ai, và làm gì. Sau này bác cứ nhớ ba điều này cho em!

    Trở lại nghề BS hay LS, em cũng nghĩ là hai nghề này không phải là nghề nhất thiết phải theo hoặc là cái rốn của vũ trụ. Nhiều nghề khác làm nhiều tiền hơn hai nghề này, đơn cử là BS gia đình vs. kỹ sư. Nhưng hai VC em nghĩ là đứa con trai đã chọn thì mình không bàn ra vì đó là đường đi riêng của con mình, không phải nghề của mình, do đó không có quyền xía vào.

  3. #63
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Cám ơn bác ASAV đã có một bài viết về hệ thống matching. Hệ thống này thành công nhờ vào máy điện toán chứ làm bằng tay thì chịu. Không có máy điện toán thì không thể có một cá nhân hay đoàn thể xếp đặt chỗ đi nội trú cho trên 18,000 MD.

    Trong phong bì có gì? Chẳng có gì hết ngoại trừ các hàng chữ sau. Ảnh kèm theo một câu ngắn gọn qua iphone "Mom and dad, I got matched!"
    IMG_0062 by Dat's Photos, on Flickr

  4. #64
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Bác Văn Khoa: Chúc mừng cháu T. được về làm residency gần nhà! Còn gì sướng bằng có mẹ lo cho cơm nước!

    Bây giờ chỉ cần another matching là êm chuyện. Em nghe các cô người Việt hay bảo nhau là phải "hit the ROAD" (Radiology, Ophthalmology, Anesthesiology, Dermatology).
    Haha. Good luck!

  5. #65
    Cách chỗ em chừng 50m có cái trung tâm đào tạo tiến sỹ , tiền vào là lên . :D

  6. #66
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Cám ơn bác ASAV. Ông con vẫn còn muốn đi xa. 1st choice là UofW ở Seattle, USC là 2nd. Nghe nói là ở đó có nhiều SV Việt Nam và hy vọng cháu tìm được một cái match ưng ý sau 12 giờ làm việc mỗi ngày, 6 ngày một tuần.

  7. #67
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Con bác VK giỏi quá, vậy là coi như viên mãn rồi bác.
    Năm ngoái em qua thăm anh con ông bác, có 2 con trai và gái. Đứa con trai giờ là ks rồi. Ba nó kể hồi nhỏ nó theo cái mốt mặc quần tụt qua đít. Ổng thấy nó về nhà như vậy, lấy dây nịt quất mấy cái.
    Giờ ngồi nhắc lại, nó cười nói ba con rất dữ, nhưng đúng lúc. Thường thì xuề xòa.
    Nói chung tuổi trẻ sẽ có những suy nghĩ ko chín chắn, cha mẹ ko kịp gò cương thì con nít cũng dễ đi sai lắm.

  8. #68
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Ở Mỹ thì làm công việc gì cũng cần có license (bằng hành nghề), ngay cả hớt tóc hay làm “neo” (nails) cũng phải có license, huống chi nghề bác sĩ. Các giai đoạn như vào học y khoa, làm residency, và fellowship là những bước huấn luyện tay nghề, nhưng chưa thể hành nghề hợp pháp nếu không có license.

    Trước khi ra trường có bằng MD, các SV phải qua 2 kỳ sát hạch Part 1 và Part 2 của NBME (National Board of Medical Examiners, gọi tắt là National Board), và thi Part 3 sau khi xong Intership (PGY1). Phải đậu cả 3 phần thì mới hoàn tất National Board. Đây là điều kiện tối thiểu để được cấp license. Nhưng License thì do từng tiểu bang cấp và chỉ có giá trị trong tiểu bang đó mà thôi. Đa số các tiểu bang công nhận National Board làm tiêu chuẩn để cấp license. Vài tiểu bang khác, thí dụ Texas, thì đòi phải đậu một Board exam riêng của tiểu bang đó trước khi cấp license. Nếu muốn hành nghề trong nhiều tiểu bang thì phải có license của tất cả các tiểu bang đó. Thường cứ 2 năm thì phải renew license (xin license mới), với điều kiện đơn giản là mỗi năm phải học thêm 25 tín chỉ trong ngành y khoa, Continuing Medical Education (CME), tạm dịch là “tu nghiệp” hay “bồi dưỡng.”

    Riêng mỗi chuyên khoa thì lại có một Board riêng của chuyên khoa đó, nằm trong American Board of Medical Specialties. Em lấy thí dụ ngành Anesthesiology (Gây Mê), chuyên khoa của con trai của bác Văn Khoa. Ngành này đòi hỏi 4 năm nội trú (PGY1 – PGY4). Năm đầu PGY1 có thể làm về Nội Khoa (Internal Medicine), về Giải Phẩu (Surgery), hay là pha trộn nhiều thứ (Transitional), cộng thêm 3 năm chuyên về Anesthesiology (PGY2 – PGY4), 3 năm này cũng có khi được gọi là CA1-CA3 (Clinical Anesthesia). Sau đó có thể đi huấn luyện chuyên sâu hơn trong các fellowships.

    Khi xong CA3 thì các bác sĩ gây mê (anesthesiologist) phải thi Board Exam của American Board of Anesthesiology (ABA), gồm phần thi viết, và khoảng 1 năm sau khi đậu thi viết thì được vào thi vấn đáp (oral exam). Oral exam là phần gay cấn nhất, và thường được tổ chức trong một khách sạn, và phòng thi là những phòng ngủ của khách sạn. Khi thí sinh đến trước cửa phòng mà mình đã được ấn định, thì sẽ thấy đề thi riêng của mình trên một trang giấy để trên một cái ghế ngay trước cửa phòng. Thí sinh được khoảng 5-10 phút để ngồi suy nghĩ về đề thi. Sau đó một vị giám khảo từ trong phòng mở cửa và mời thí sinh vào thi, trong đó đã có sẵn 2-3 giám khảo đang chờ đón mình. Oral exam gồm hai buổi thi, mỗi buổi 35 phút.

    Đa số giám khảo là các giáo sư về chuyên khoa đó trong các trường y khoa hay trong các residency programs. Nếu thí sinh nhận ra ai trong các vị giám khảo là người mà mình đã biết trước đây, thì phải nói lên, hoặc vị giám khảo nào nhận ra thí sinh là người mà mình đã biết thì cũng phải làm như thế, và họ sẽ đổi vị giám khảo khác. Và cuộc thì bắt đầu.

    Các câu hỏi thường xoay quanh đề thi mà thí sinh đã được xem qua trước cửa phòng, nhưng giám khảo có quyền hỏi ngoài đề tuỳ theo họ muốn. Giám khảo thay phiên hỏi, thí sinh trả lời, và giám khảo không bao giờ có lời nói hay cử chỉ hay nét mặt cho biết là câu trả lời đúng hay sai. Có khi họ hỏi xong và quay mặt nhìn ra cửa sổ như không thèm nghe, nhưng thí sinh vẫn phải trả lời. Khi đồng hồ báo hết 35 phút thì chấm dứt. Một giám khảo sẽ dẫn thí sinh ra và chỉ cho họ phòng thi thứ hai, thường là phòng đối diện hành lang. And the fun repeats! Có nhiều người lo sợ quá nên ói mửa trong phòng thi; cũng có người xin vào restroom và ngồi trong đó chờ hết 35 phút mới ra. Dĩ nhiên là rớt. Đôi khi trong góc phòng cũng có thêm một người ngồi như bụt, chẳng nói chẳng rằng, mà chỉ quan sát. Người này có thể là một vị đang thực tập để làm giám khảo, và cũng có thể là một vị trong ban tổ chức muốn xem xét để tìm cách làm cho việc thi được tốt đẹp hơn.

    Phải đậu cả thi viết và vấn đáp thì mới được gọi là Board Diplomate, hay Board Certified. Đây là bước cuối cùng trong quá trình huấn luyện. Có Board Certification thì được xem như có đầy đủ khả năng để tác nghiệp trong chuyên khoa đó (attained the highest standards of the practice of anesthesiology).
    Được sửa bởi ASAV lúc 11:14 AM ngày 29-05-2016

  9. #69
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Con bác VK giỏi quá, vậy là coi như viên mãn rồi bác.
    Năm ngoái em qua thăm anh con ông bác, có 2 con trai và gái. Đứa con trai giờ là ks rồi. Ba nó kể hồi nhỏ nó theo cái mốt mặc quần tụt qua đít. Ổng thấy nó về nhà như vậy, lấy dây nịt quất mấy cái.
    Giờ ngồi nhắc lại, nó cười nói ba con rất dữ, nhưng đúng lúc. Thường thì xuề xòa.
    Nói chung tuổi trẻ sẽ có những suy nghĩ ko chín chắn, cha mẹ ko kịp gò cương thì con nít cũng dễ đi sai lắm.
    Cám ơn bác Accord 2000. Em chẳng biết cháu giỏi hay không, nhưng điều chắc chắn là cháu có tính kiên trì. Cách đây 9 năm, Khi xin học ĐH, hai VC chúng em hỏi xin đi đâu và học gì, thằng nhỏ nói con đi Brown học biology để học bs sau này. Quả thật là hắn giữ đúng con đường đi như thế cho đến hôm nay.

    Nhưng em và con em nhờ bà xã em rất nhiều. Một người hy sinh sự nghiệp cho gia đình. Công của BX em rất lớn.

  10. #70
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Giây phút mong đợi sau 9 năm. Lễ tốt nghiệp trường y.

    DSC_0380 by Dat's Photos, on Flickr

    Trời đổ mưa, tất cả dời vô trong. "Hooding", cái này bác ASAV đã từng trải qua.

    DMQ_0016 by Dat's Photos, on Flickr
    DMQ_0022 by Dat's Photos, on Flickr

    DSC_0807 by Dat's Photos, on Flickr

Trang 7 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •