Trang 4 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #31
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi PW2000 View Post
    Có mật bằng tuy đuợc lệt kê vào hàng doctoral degree nhưng tui chưa thấy ai gọi là Dr. A, Dr. B cầ Degree này là J.D, tức Juris Doctor, tức là luận sự Ở MỸ muốn hành nghề luật sư thì phải học xong chuơng trình J.D rồi thì cai state bar exam.

    Về Pharmacy, thuờng thì không cần thì PCAT nếu học cùng truờng có truờng pharmacy school. Thuờng thì PCAT là do học truờng A Nuiversity ròi xin học truờng Pharmacy cua B Universitỵ Pharmacy tuơng đối dễ vô nếu học truờng tự Ở Boston có truờng Massachusetts College of Pharmacy kha; dễ vào học. Thấy nhiều nguời từ Cali chạy qua học. Truờng này dân gốc Á học nhiều lám và dân VN học cũng khá đông . Hồi xưa ngày Pharmacy chỉ học có 5 năm ra cai bằng gọi là Bachelor of Pharmacỵ Sau này chác thấy nhu cầu học nhiều nên tăng le6n thành Doctor of Pharmacỵ Theo mình thì ngành ngày hơi bị lạm pháp cái bằng, cũng như ỌD, tức Doctor of Optometrỵ ỌD thì chẳng làm gì cả ngọai trừ đo mắt và bán kiếng. Ðo mát thì máy đó rồi ông ỌD ngồi hỏi "this one or that one". Ðụng vào con mắt như mỗ sẻ hay coi bênh thì toàn bác sĩ M.D coi .

    Bác nói rất đúng về Juris Doctor, là không có luật sư nào dùng title "Dr." cả. Tuy nhiên họ có thể, nếu họ muốn, và điều đó cũng không có gì quá đáng cả. Em có gặp một luật sư Mỹ, và ông ta nói, "I can call myself a doctor, too, because I have a Juris Doctor degree!"

    Nếu em không lầm, thì khoảng 10 năm trở lại đây, tất cả các trường pharmacy ở Mỹ chỉ còn dạy chương trình Doctor of Pharmacy mà thôi, không cỏn cấp bachelor nữa.

  2. #32
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Chương trình học y khoa tại Hoa Kỳ gồm 4 năm, nhưng chỉ có hai năm đầu là ngồi trong lớp học. Các sinh viên (SV) trở lại kiểu như trung học bên VN, nghĩa là tất cả học chung với nhau trong cùng một lớp hằng ngày, vì các môn học (courses) thì đã được định sẵn, và ai cũng phải hoàn tất những môn đó trong vòng 2 năm. Khối lượng bài vở thì dĩ nhiên rất nhiều. Trong các ĐH nếu học 12 credits/units mỗi semester thì được xem là full time; những SV chịu khó hơn thì học 15-20 credits. Còn trong trường y khoa thì trung bình phải học 30 credits mỗi semester! Đa số các trường y khoa không dùng thang điểm A, B, C, D, F, mà chỉ dùng Pass và Fail, có trường thì thêm điểm Honor.

    Mùa nghỉ hè 2 tháng giữa năm I và II là mùa nghỉ dài ngày cuối cùng trong cuộc đời của SV/bác sĩ đó, vì năm thứ III sẽ bắt đầu ngay sau khi chấm dứt năm II. Hai năm III và IV thì các SV bắt đầu đi clinical rotations, nghĩa là đi thực tập trong bệnh viện (BV), xem như là student doctors, và phải làm qua tất cả các chuyện khoa chính, nhờ đó SV hiểu được công việc để giúp mình chọn chuyên khoa khi ra trường. Thường mất khoàng 18 tháng cho các rotations này. Thời gian còn lại của năm IV thì SV có thể chọn vài chuyên khoa nhiệm ý (electives) và có thể xin làm những electives này trong các BV mà sau này mình muốn làm nội trú,để có thể tìm hiểu thêm về BV đó, hoặc để BV đó biết mình trước khi mình đi phỏng vấn sau này, hoặc các BV gần nhà cha mẹ, vì có thể đây là dịp cuối để sống gần cha mẹ.

    Các trường y khoa tại Hoa Kỳ còn có một chương trình rất đặc biệt dành cho một số SV thật ưu tú, đó là chương trình MD/PhD, nghĩa là khi tốt nghiệp thì SV đó sẽ được cấp hai bằng MD và PhD. Nên để ý thứ tự liệt kê bằng: MD, PhD; chứ không phải PhD, MD. (Em sẽ giải thích sự khác biệt sau.) Khi được nhận vào các chương trình này, không những các SV không phải trả tiền học phí, mà còn được chu cấp tiền để sống trong lúc theo học, vì họ được xem là “the very best” và chính phủ tư bản muốn họ hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề sinh sống, mà chỉ chú tâm vào nghiên cứu.

    Chương trình học của các sinh viên MD/PhD như thế này: Hai năm đầu họ học chung với các sinh viên MD, và có làm thêm một chút nghiên cứu theo đường hướng họ chọn. Qua năm III, khi các sinh viên MD vào BV thực tập, thì họ vào phòng thí nghiệm để làm nghiên cứu cho phần PhD, có thể mất 3-4 năm để hoàn tất nghiên cứu. Sau đó, họ quay lại BV để làm rotations của năm III và IV của chương trình MD, và trong ngày ra trường thì họ sẽ được đội hai “hoods”, một cho MD và một cho PhD. (Em sẽ nói về áo mão mặc trong lễ ra trường ). Hầu hết các MD/PhD sau này tiếp tục nghiên cứu và làm professors trong các trường y khoa, chỉ một số ít ra làm trong các private practices ( phòng mạch tư.)

    Hầu như không có ai đã có bằng MD rồi và đi học lấy các bằng khác, nhưng có nhiều người đã là nha sĩ hay dược sĩ rồi xin vào học y khoa. Những SV này cũng không được miễn chuẩn gì cả, và vẫn phải học tất cả như những người khác trong lớp. Cũng có nhiều người đã có bằng PhD và vào học y khoa, và sau khi tốt nghiệp, cho chính xác, họ sẽ ghi bằng PhD trước MD. Thí dụ: Peter Nguyen, PhD, MD; vì cụm “MD, PhD” dành riêng cho những người học chương trình đặc biệt nói trên.

  3. #33
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Bác ASAV: 4 năm đó là sau khi đã hoàn thành chương trình đại cương hả bác? Tổng thời gian là 8 năm?
    Bác sĩ gia đình, bs trong bv có sự khác nhau thế nào khi học hả bác?
    KHi vào bv làm bs thực tập, mất bao lâu mới trở thành bs chính thức?

  4. #34
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi ASAV
    ... Hai năm III và IV thì các SV bắt đầu đi clinical rotations, nghĩa là đi thực tập trong bệnh viện (BV), xem như là student doctors
    Em chạy vòng ngoài theo bác ASAV.

    Đây là giai đoạn cực nhất của 4 năm trong trường y khoa. Thực tập không lương, 12 tiếng mỗi ngày, 6 ngày 1 tuần và nhiều khi phải làm ca đêm! Lúc này SV sẽ thấy rõ hơn về các chuyên khoa để chọn con đường mình sẽ đi trong tối thiểu 4 năm nữa.

    Vào khoảng đầu tháng 12 năm thứ IV cho đến đầu tháng 3 thì SV dễ thở hơn vi phải đi phỏng vấn khắp nơi để xin vào residency (chuyên khoa). Mỗi SV có khoảng 5-15 interviews từ bờ Đông sang bờ Tây, tùy nơi muốn làm residency trong 4 năm kế tiếp.

    Hằng năm, cứ vào ngày 3rd Friday của tháng ba, ngày mà các SV gọi là "Match Day", tất cả các SV trên toàn nước Mỹ sẽ biết mình sẽ đi học residency ở đâu. Đây là ngày vui nhất của họ, nhưng cũng là ngày buồn cho một thiểu số rất ít "No match!" như ý muốn.

    Đây là một đám bạn con trai em (trong đám có 3 đứa VN). Cả bọn mới đi về sau khi backpacking ở VN, Thái Lan, Cambodia, Myanmar trong 6 tuần.

    SS16-22 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #35
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Bác ASAV: 4 năm đó là sau khi đã hoàn thành chương trình đại cương hả bác? Tổng thời gian là 8 năm?
    Bác sĩ gia đình, bs trong bv có sự khác nhau thế nào khi học hả bác?
    KHi vào bv làm bs thực tập, mất bao lâu mới trở thành bs chính thức?

    Như em đã có giải thích trước kia, là muốn vào học y khoa ở Mỹ thì phải có bằng cử nhân trước đã. Sau đó học tiếp 4 năm trong trường y khoa. Nếu đường danh nghiệp suôn sẻ, thì tính từ lúc hết trung học đến lúc có mảnh bằng MD là 8 năm, sớm nhất thì cũng đã là 26 tuổi đời.

    Các BS ở Mỹ khác nhau về chuyên khoa của mỗi người, và BS nào có phòng mạch tư thì cũng đều phải có "privileges" (dịch nôm na là "phép xử dụng BV") của một BV gần đó, để khi cần thì họ có thể nhập viện bệnh nhân của mình.

    Tốt nghiệp trường y khoa với mảnh bằng MD thì xem như mới được ½ đường. Các tân khoa phải chọn cho mình một chuyên khoa, từ nội khoa, nhi khoa, đến giải phẩu, gây mê, v.v. và v.v., và phải hoàn tất chương trình residency (nội trú) của chuyên khoa đó thì mới được hành nghề. {Đó là về mặt đào tạo mà thôi. Em sẽ nói về "bằng hành nghề" (license) và "Board Certification" sau}.

    Ở đây em sẽ dùng ký hiệu mà hệ thống y khoa tại Mỹ dùng để chỉ số năm từ lúc một MD đã tốt nghiệp medical school và đang tiếp tục huấn luyện. Đó là PGY# (Post-Graduate Year). Thí dụ: PGY1 là năm thứ nhất sau khi ra trường, hay còn gọi là Intern/Internship. PGY5 là năm thứ 5 sau khi ra trường. Trong thời gian đang làm Residency (nội trú) thì được gọi là Resident; Khi làm Fellowship thì được gọi là Fellow. Fellowship là chương trình huấn luyện chuyên sâu hơn vào một khía cạnh của một chuyên khoa (specialty) sau khi hoàn tất Residency của specialty đó.

    Tất cả các BS đều học cùng một chương trình như nhau trong 4 năm của med school. Khi tốt nghiệp, mọi người đều phải chọn cho mình một specialty để đi làm residency, lúc đó chương trình huấn luyện sẽ thay đổi tùy theo chuyên khoa. Ngắn nhất thì cũng phải thêm 3 năm (PGY1, PGY2, PGY3) và có thể dài đến 8 năm (PGY8).

    Các ngành như BS gia đình (Family Practice), Nội khoa (Internal Medicine), hay Nhi Khoa (Pediatrics) phải mất 3 năm mới xong chương trình nội trú, nghĩa là hết PGY3. Các BS nội khoa Internist (đừng lộn với Intern) khi xong residency có thể huấn luyện thêm về GI fellowship (bệnh đường ruột) thì mất thêm 3 năm nữa (PGY6); về Cardiology Fellowship (tim mạch) để trở thành cardiologist thì cần thêm 3-4 năm nữa (PGY6 hoặc PGY7). Ngành hộ sản OB/GYN thì 4 năm; gây mê (Anesthesiology) 4 năm (PGY4), chưa kể nếu muốn làm fellowship.

    BS giải phẩu tổng quát (General surgeon) thường mất 5 năm nội trú (PGY5). Nếu họ muốn chuyên về mổ tim (cardiac surgeon) thì mất thêm 3-4 năm nữa (PGY8-9), nghĩa là khi có thể ra hành nghề thì đã 35 tuổi đời.

    Những năm làm nội trú thì còn cực khổ hơn thời còn trong trường, mặc dù bắt đầu được trả lương, nhưng cũng chỉ vừa đủ sống, nếu tiện tặn. Khoảng 20 năm trước, tiểu bang New York đầu tiên ra luật là các chươgn trình residency không được phép bắt các residents hay fellows làm việc mỗi tuần quá 80 tiếng, và không được làm quá 24 tiếng liên tục!!! Trước khi có luật đó thì họ phải làm trên 100 tiếng mỗi tuần. Em để các bác tính xem, nếu làm 100 tiếng một tuần thì mấy giờ đi, mấy giờ về.
    Được sửa bởi ASAV lúc 10:41 PM ngày 12-05-2016

  6. #36
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Bác Văn Khoa: Cám ơn bác treo tấm hình cho thêm linh hoạt, chứ chỉ có chữ không thì nó khô quá! Chúc mừng bác! Và chúc mừng cháu T. Hôm nào nếu bác không nề hà chi thì xin bác treo hình lễ ra trường. Nếu có giờ, em sẽ viết về áo mão mặc trong lễ ra trường, và tại sao có các màu sắc khác nhau. Nếu có hình của bác minh họa thì hay lắm. Tháng Năm/Sáu là 2 tháng của Graduation mà!

    National Match Day: Em sẽ dành một post riêng cho đề tài này.

    Hôm trước bác có nhắc đến các đường binh khác nhau để lấy MD. Có khá đông người vì không xin vào được Med schools ở Mỹ nên đã xuống Mễ hoặc Dominican Republic học. Những người này sau khi ra trường, nếu muốn trở về Mỹ hành nghề, thì cũng phải xin vào cho được các residency programs ở Mỹ. Thường rất khó cho nhưng người này. Ngoài ra họ phải thi một cái test (FLEX), tạm dịch là bằng tương đương, trước khi được làm residency. Có nhiều người sau bao nhiêu năm trầy vi tróc vảy vẫn không qua được cửa ải này, và bỏ cuộc, xem như cái bằng từ Mễ hay DR chỉ để treo cho vui mà thôi.

  7. #37
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ASAV: Em sẽ cố gắng chụp vài tấm technique couleur cho bác giải thích. Em thì em thấy nó đẹp mắt và làm buổi lễ ra trường nhộn nhịp, sang trọng hẳn lên như những tấm ảnh sau chụp các giáo sư tiến sĩ chạy đầy đường ở Brown University.

    Hình 1
    Brown_0870 by Dat's Photos, on Flickr

    Hình 2
    Brown_0864 by Dat's Photos, on Flickr

    Hình 3
    Brown_0873 by Dat's Photos, on Flickr

    Hình 4
    Brown_0875 by Dat's Photos, on Flickr

    Hình 5
    Brown_0880 by Dat's Photos, on Flickr

    Hình 6
    Brown_0886 by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 11:08 AM ngày 15-05-2016 Reason: numbering the photos

  8. #38
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Những năm gần đây em thấy trong lễ ra trường của các ĐH ở VN thì SV cũng mang áo thụng (gown) như các ĐH ở Mỹ, tuy nhiên về màu sắc của các trường ở VN thì em không hiểu. Em đoán trường nào thích màu thế nào thì cứ … thoải mái.

    Các trường trung học của Mỹ có lẽ cũng thế. Các học sinh tốt nghiệp lớp 12 cũng mặc gown có màu không theo một công thức nào cả.

    Tuy nhiên, từ bậc cử nhân trở lên, áo mão trong lễ ra trường của các ĐH Hoa Kỳ thì được ấn định bởi Committee on Academic Costumes and Ceremonies, nhưng không phải tất cả các ĐH đều theo đúng quy cách này. Em chỉ nói một các tổng quát, vì không thể đi vào tất cả chi tiết. Nếu bác nào có câu hỏi chi tiết thì, nếu biết, em sẽ trả lời.

    Những điều em viết dười đây là áp dụng cho các “tân khoa” trong ngày họ ra trường. Các giáo sư trong ban giảng huấn thì thay vì mang gown (áo) màu đen, họ thường có màu gown khác, tuỳ theo từng trường, hay mang gown có màu ngành học của mình.

    Bậc Cử Nhân (Bachelor)
    Gown hoàn toàn đen, ống tay thụng, có fermeture/zip kéo tận cổ.
    Mũ mortarboard (vuông, phẳng) màu đen, kèm với chùm tassel thường là những màu của trường mình học.
    Không có hood.

    Bậc Cao Học (Master)
    Gown màu đen, nhưng ống tay lại may bít kín ở cuối, và cánh tay của tân khoa thì thò ra từ một vành cắt bên hông của ống tay.
    Hood: Nhỏ và ngắn hơn hood của bậc Doctor. Màu sắc thì xem bậc Doctor.

    Bậc Tiến sĩ (Doctor)
    Gown thì giống như bậc Cử Nhân, nhưng có thêm 3 vạch vải nhung trên cánh tay, và hai dãi vải nhung chạy dọc từ trên xuống dưới hai bên fermeture/zip. Các vạch vải nhung này có thể là màu đen, hoặc màu của ngành mà tân khoa đó đã học. Dễ nhận diện nhất: Chỉ có bậc Doctor mới có 3 vạch trên cánh tay.
    Hood: Dài và rộng hơn hood của Master. Có hai mặt: mặt ngoài có một dãi nhung có màu của ngành học, dễ thấy nhất ngay dưới cổ của tân khoa. Mặt trong thì bằng vải lụa trơn và có màu của trường mình học, thường theo dạng chevron (chữ V). Phía trước có sợi dây để móc vào fermeture của gown, để khỏi bị kéo ra phía sau, làm nghẹt cổ. Phía sau có hai móc để giữ hai thân của hood lại với nhau khỏi gió bay. Khi mang hood xong, thì người ta hay lận mặt trong của hood ra sau, để lòi các chevron của trường ra.

    Hood mang tượng trưng về ngành học và trường học của tân khoa. Trong lễ ra trường bằng Doctor thường có phần “hooding”, nghĩa là khi tân khoa được gọi lên khán đài, thì giáo sư hướng dẫn (mentor) của họ sẽ choàng hood vào cổ cho họ. Lần trước em có nói là các tân khoa MD/PhD được mang 2 hoods là vậy.

    Bậc Doctor được quyền mang mũ bằng vải nhung, hoặc mortarboard, hoặc mũ 6 cạnh như mũ beret. Tân khoa thường mang mortarboard, giáo sư mang tam (beret).

    Trở lại màu sắc ngành học trên các vạch nhung trên gown và hood:

    Tất cả các PhD, bất kỳ ngành học, đều mang màu xanh đậm.
    Luật: Purple
    Y khoa: dark green
    Dược khoa: Olive green
    Nha Khoa: Lilac
    Kỹ sư: Orange
    Khoa học: Gold
    Nhân văn/nghệ thuật/văn chương: Trắng

    Đa số gown đều được mặc kéo zip kín phía trước, nhưng các cô các bà bây giờ cũng thích mặc gown chỉ cài phía gần cổ, và để mở phía trước, để lộ ra bộ đồ đẹp họ mặc bên trong, hay để khoe đôi chân dài, etc.
    Được sửa bởi ASAV lúc 01:29 PM ngày 14-05-2016

  9. #39
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Đây là giải thích của em về các vị trong những tấm hình của bác Văn Khoa. Bác nào thấy em sai thì xin chỉnh sửa.

    Hình 1 và 2: Các vị này không có văn bằng doctoral vì gown của họ không có 3 vạch trên tay. Có hai vị mang hood với viền trắng: ngành học của họ có thể là nhân văn, nghệ thuật. Có hai vị mang hood màu scarlet: Ngành thần học (Theology).

    Hình 3: Vị tận cùng bên trái của chúng ta mặc gown đặc trưng cho PhD, hai dãi nhung màu xanh đậm, và hood có viền màu xanh đậm. Vị mặc gown đỏ và vàng cũng là PhD vì mang hood có viền màu xanh đậm. Bà giáo sư kia không mang hood nên không thể biết rõ, nhưng bà có 3 vạch trên tay, nghĩa là bà có doctoral degree.

    Hình 4: Vị đi đầu không có 3 vạch trên tay. Bà giáo sư tiếp theo sau mang hood màu tím: Luật. Ông giáo sư kế bên có doctoral degree về kỹ sư.

    Hình 5: Từ trái qua phải. Vị đầu tiên có PhD (màu xanh đậm). Vị ở giữa tấm hình (lòi cà vạt): có lẽ mặc áo mão của các trường Anh Quốc. Kế đến là bà giáo sư mang gown và viền hood cùng màu hồng: Âm nhạc.

    Hình 6: Có 3 vị PhD. Bà giáo sư lớn tuổi mang hood viền màu vàng thì em không đoán được ngành gì.

    Các bác thấy chỗ nào em sai thì xin cho em biết.

  10. #40
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Cũng tuỳ truờng nữa mà màu aó các ngành học có màu khác nhaụ Tui thấy bên UCSD, Ph.D Engineering ra truòng mạc aó đen hay Caltech Ph.D về Engineering cũng mạc áo đen .
    PW2000

Trang 4 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •