Trang 30 / 42 Đầu tiênĐầu tiên ... 20282930313240 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 291 đến 300 / 415

Chủ đề: Luân Đôn và Ba lê Nhìn Qua Leica Q

  1. #291
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    Em cũng nghĩ là không có một tập thể hay các nhân nào có quyền mua bán những di sản quốc gia, chứ đừng nói là ăn cướp.

    Nhưng em cũng có một dilemma, là tuy ăn cướp nhưng các di sản bảo vật này đã được curate, bảo quản & giữ gìn cẩn thận chắc vẫn còn hơn là bị mục nát hay tàn phá bởi chiến tranh. Cho dù thời bình nhưng nếu được bảo quản bởi những cá nhân thiếu hiểu biết hoặc vô tâm như news em vừa đọc được ở đây thì thôi có lẽ di sản bị lưu vong còn hơn.
    Cũng tùy vào từng món đồ cổ giá trị của nó. Vấn đề là có tự do giao dịch thương mại hợp pháp giữa người mua và kẻ bán hay không.

    Bên mua (hoặc đi cướp, ăn cắp) có “lý lẽ” của họ là món đồ cổ sẽ được bảo quản kỹ càng hơn và cả cộng đồng thế giới sẽ có dịp biết đến nền văn minh văn hóa của quốc gia nguyên thủy hơn. Nếu để yên trong một quốc gia kém thông minh, kém văn minh, và nghèo nàn thì cổ vật đó có nguy cơ bị thiên nhiên tàn phá hoặc bị kẻ gian ăn cắp, tẩu tán bán cho tư nhân, do đó thiệt thòi cho văn minh, văn hóa của cả nhân loại. Họ có nhiều lý do biện hộ.

    Về phương diện đạo đức thì không bao giờ nên ăn cắp, cướp, hoặc mua bán bất cứ gì không hợp pháp, nhất là từ cương vị của một VBT có tầm vóc lớn. Nhưng phải công nhận rằng ngày xưa làm gì có giấy tờ để chứng minh sự hợp pháp trong việc mua bán. Tất cả các tranh cổ, đồ cổ đều qua tay bao nhiêu người và giấy tờ hợp pháp chỉ được tạo ra giữa những người cuối cùng. Nhiều VBT vô tình, tưởng mình đã mua một món đồ có giấy tờ đàng hoàng, nhưng về phương diện pháp lý thì họ lầm vì họ không biết quá khứ của món đồ. Báo chí gần đây nhất đăng hai vụ kiện tụng. Vụ thứ nhất là tòa án tối cao bên Ý đã xử là tượng “Victorious Youth” thuộc về Ý. Tượng này đang nằm trong VBT Getty Villa. Vụ thứ hai đang xử trong tòa bên Mỹ liên quan đến bức tranh Rue Saint-Honore, après midi, effet de pluie do Camille Pissarro vẽ (đáng giá 30 triệu đô la). Bà Lilly Cassirer, chủ nhân bức tranh, người Do Thái, đã bị buộc nộp bức tranh cho Đức Quốc Xã để đổi lấy tự do định cư tại nước Mỹ. Cháu bà là David Cassirer đang kiện VBT Museo Nacional Thyssen-Bornemisza ở Madrid để đòi lại. Cả hai VBT đều có tình ngay nhưng lý gian. Họ đã vô tình mua đồ có xuất xứ ăn cắp hoặc cướp của người khác dù có giấy tờ hợp lệ sau này.

    Em thì thiên về tiêu chuẩn đạo đức hơn. Của ở đâu để yên đó. Nếu chủ nhân không có trí tuệ, tiền của để đi đến bị hao mòn, mất cắp thì ráng chịu. Em không cần xem những tượng cổ của những quốc gia khác trong Guimet, có thì đến xem, không có thì đi xem những thắng cảnh khác, chẳng chết ai. Dù gì thì đi đến tận nơi xem cổ vật, di tích vẫn hơn, nếu thật thích.

  2. #292
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Nhiều chữ rồi, bây giờ em mời các bác xem những tượng có xuất xứ từ Việt Nam. Em nói cho rõ là có xuất xứ từ VN chứ không phải là đại diện cho văn minh hay văn hóa đặc thù VN. Đa số các tượng đều được nặn từ đất sét với nét văn minh/văn hóa Khmer. Điều này hiển nhiên vì các tượng đền từ các đền trong Nam Phần thuộc về Vương Quốc Chàm trước khi có cuộc Nam tiến của các triều đình ta ngày xưa. Những người viết sử thuộc về “bên thắng cuộc” luôn dùng những từ ngữ để biện minh cho hành động của mình. Xâm lăng thì nói mẹ nó là xâm lăng, còn bày đặt Nam tiến hay thống nhất đất nước làm cái con mẹ gì!

    Nếu hỏi tại sao các tượng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Kon Tum, Bình Định, Sóc Trăng lại có mặt trong Guimet thì có mà đi hỏi ông giời hoặc các tổ hợp luật sư quốc tế chuyên đi đòi đồ cổ.

    Nguồn gốc từ: Sóc Trăng
    [/url]L1040714 Viet by Dat's Photos, on Flickr

    Nguồn gốc: không rõ
    url=https://flic.kr/p/2con3p5][/url]L1040754 by Dat's Photos, on Flickr

    Trà Kiệu, Quảng Nam
    L1040755 by Dat's Photos, on Flickr

    Trà Kiệu, Quảng Nam
    L1040757 Viet by Dat's Photos, on Flickr

    Trà Kiệu, Quảng Nam
    L1040761 by Dat's Photos, on Flickr

    Bình Định
    L1040764 Viet by Dat's Photos, on Flickr

    Kon Tum
    L1040767 Viet by Dat's Photos, on Flickr

    Đông Dương, Quảng Nam
    L1040769 by Dat's Photos, on Flick

    Đông Dương, Quảng Nam
    L1040771 by Dat's Photos, on Flickr

  3. #293
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Đông Dương, Quảng Nam
    L1040774 by Dat's Photos, on Flickr

    Ngũ Hoành Sơn, Đà Nẵng
    L1040780 by Dat's Photos, on Flickr

  4. #294
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Còn các tượng sau dù đến từ một Chùa ở Việt Nam nào đó nhưng em không chụp ảnh về xuất xứ vì lười. Tượng được tạc bằng gỗ.

    L1040783 by Dat's Photos, on Flickr

    L1040785 by Dat's Photos, on Flickr

    L1040786 by Dat's Photos, on Flickr

    L1040787 by Dat's Photos, on Flickr

    L1040788 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #295
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Em có chụp một số bát đĩa có xuất xứ từ đất Giao Chỉ, thời đó là một tỉnh dưới sự cai quản từ Tàu phù. Các cổ vật này cũng xưa hơn cả chục thế kỷ nhưng trông rất thô sơ, không đẹp nên em không để ảnh vào album.

    Tấm ảnh sau cho thấy một trang trại tí hon bằng đất sét được nặn để chôn theo một người có lẽ là chủ trại. Bàn tay nghệ nhân không được khéo lắm.

    L1040795 by Dat's Photos, on Flickr

    L1040796 by Dat's Photos, on Flickr

    Riêng chỉ có cái trống đồng này thì đẹp. Trống chỉ được dùng trong các buổi lễ nghi, tế thần thánh. Nhưng em sẽ không đồng ý nếu ai bảo đó là văn hóa đặc thù của Việt Nam. Trống đồng này có mặt khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, sang đến Thái Lan. Tháng Mười vừa qua em đi Thái Lan và ghé Phu Ket một tuần. Trong phòng có một bàn kính mà chân là cái trống đồng, dĩ nhiên là giả, nhưng cho thấy sự phổ thông của món đồ cổ này. Em treo ảnh cũng để mời các bác ăn trái cây vùng nhiệt đới! 👍👍👍

    Sông Đà, văn hóa Đông Sơn
    L1040789 by Dat's Photos, on Flickr

    L1120281 by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 12:07 PM ngày 06-12-2018

  6. #296
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    .... Rất ít tượng còn nguyên lành, đa số bị sứt mẻ, không gẫy chân thì gẫy tay. Đây là dấu hiệu tượng bị bẻ, bứng đi một cách vội vàng, nhất là các tượng chỉ có ống chân trở lên. Vì ngày xưa tượng và bàn chân và đế là một khối đá. Nghĩ đến điều đó làm em hơi bất bình!
    Theo em nghĩ thì các tượng bị sứt mẻ là vì bị bứng đi khỏi vị trí nguyên thủy một cách vội vàng, hoặc lén lút nên không có phuơng cách và phương tiện thích nghi. Như thế là bị bứng đi một cách không hơp pháp.

    Rất nhiều tượng ở Cam Bốt (thí dụ Angkor Wat) hay ở Thái Lan bị ăn trộm để bán cho ngoại kiều sưu tập đồ cổ. Nếu đến tham quan Ayutthaya ở Thái Lan (có lẽ bác Văn Khoa đã ghé) thì sẽ thấy hàng trăm tượng bị mất đầu, có lẽ cùng một lý do. Hay như đầu tượng Phật bó trong thân cây tại Ayutthaya. Giả thuyết cho rằng những người ăn trộm đã cắt đầu tượng này rồi giấu vào gốc cây đó, với dự tính sẽ trở lại lấy nhưng vì một lý do nào đó đã không trở lại được, hoặc vì bỏ quên, hoặc vì trở lại mà không nhớ đã giấu trong gốc cây nào. Hoặc co thể khi đang ăn trộm thì bị động nên vội vàng bỏ lại,

    Sau nhiều năm thì các rể phụ của cây bọc trùm lấy đầu tượng Phật đó.

  7. #297
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Theo em nghĩ thì các tượng bị sứt mẻ là vì bị bứng đi khỏi vị trí nguyên thủy một cách vội vàng, hoặc lén lút nên không có phuơng cách và phương tiện thích nghi. Như thế là bị bứng đi một cách không hơp pháp.

    Rất nhiều tượng ở Cam Bốt (thí dụ Angkor Wat) hay ở Thái Lan bị ăn trộm để bán cho ngoại kiều sưu tập đồ cổ. Nếu đến tham quan Ayutthaya ở Thái Lan (có lẽ bác Văn Khoa đã ghé) thì sẽ thấy hàng trăm tượng bị mất đầu, có lẽ cùng một lý do. Hay như đầu tượng Phật bó trong thân cây tại Ayutthaya. Giả thuyết cho rằng những người ăn trộm đã cắt đầu tượng này rồi giấu vào gốc cây đó, với dự tính sẽ trở lại lấy nhưng vì một lý do nào đó đã không trở lại được, hoặc vì bỏ quên, hoặc vì trở lại mà không nhớ đã giấu trong gốc cây nào. Hoặc co thể khi đang ăn trộm thì bị động nên vội vàng bỏ lại,

    Sau nhiều năm thì các rể phụ của cây bọc trùm lấy đầu tượng Phật đó.
    Em cũng có đi Bangkok một tuần và từ đó đi thăm các danh lam thắng cảnh ở ngoại ô, trong đó có Cố Đô Ayutthaya của Xiêm vào giữa thế kỷ thứ 14 và 18.

    Theo sử thì SiamBurma, tên ngày xưa của Thái Lan và Miến Điện, có hai cuộc xung đột lớn. Và trong trận chiến lần thứ nhì giữa hai quốc gia vào giữa thế kỷ thứ 18, quân Burma đã có một hành động không đẹp, đó là phá hủy Thủ Đô Ayutthaya của Siam một cách hoàn toàn và dã man đến độ triều đình Siam phải bỏ và dời thủ đô về nơi mà ngày nay gọi là Bangkok. Một hành động thông thường của bên thắng cuộc là phá xập nơi thờ phụng của đối phương, nhất là khác tôn giáo và cũng cùng một tôn giáo vì lòng thù hận. Trong tiếng Anh, hành động này gọi là iconoclasm và người đi phá hủy gọi là iconoclast. Tất cả các tượng Phật trong Cố Đô đều bị mất đầu, tay chân. Nhưng theo hướng dẫn viên du lịch của em thì cũng có một phần do các người có lòng tham, đập tượng đem bán. Nghĩ lại rất tội cho người Thái, một dân tộc rất hiền hòa. Nhưng có lẽ vì theo Phật Giáo, họ không mang lòng thù hận dân Miến Điện. Tượng Phật mất đầu nhưng niềm tin không mất, nhiều tượng được chắp nối và họ tiếp tục thờ cúng. Em có bốn tấm ảnh treo cho bác xem. Ai muốn xem thêm ảnh thì em mời vào Flickr albums về chuyến đi của em.

    L1130065 by Dat's Photos, on Flickr

    L1130159 by Dat's Photos, on Flickr

    L1130088 by Dat's Photos, on Flickr

    DSC_7227 by Dat's Photos, on Flickr

  8. #298
    Tham gia
    30-03-2008
    Bài viết
    228
    Cũng như các bác, em bị ‘xung đột’ giữa hai dòng suy nghĩ: những cổ vật có giá trị của Quốc gia nên yên vị ở trong nước đó hay nên nằm ở ngoại quốc? Cuối cùng em cho rằng, một số đồ vật nên nằm ở chỗ nào càng để được nhiều người biết đến để tiếp cận và được bảo quản gìn giữ một cách có văn hóa vẫn là một cái hay. Những đồ giấu diếm trong những bộ sưu tập tư nhân, việc mua bán khơi gợi và làm động lực cho sự ăn cắp là một tội ác.

    Em xin tiếp tục câu chuyện của mình trong VBT Louvre bằng những cổ vật cũng có khoảng niên đại gần với những tượng trong VBT Guimet, nhưng đến từ … Ai Cập.

    Dường như chỉ có Kim tự tháp (Pyramyd) là là quá lớn nên Pháp không thể bợ về để trưng bày, còn lại thì những gì đặc trưng nhất của văn hóa Ai Cập cổ đại đều ‘anh em ta về cùng nhau ta quây quần nè’ trong Louvre gần như không thiếu món gì.

    Lối vào khu Ai cập cổ đại được canh giữ bởi một con Sphinx (nhân sư). Cũng lạ là con Sphinx này cũng bị sứt ngay mũi giống như con mẹ đang còn nằm ở thung lũng Giza – Ai Cập. Có người nói rằng con Sphinx ở Giza bị đạn pháo canon của quân đội Napoleon bắn vào nên bay mất cái mũi.

    [IMG]picture 796 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Quanh đây không chỉ một con Sphinx mà có rất nhiều con.

    [IMG]picture 828 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 829 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 830 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Có những con ngược lại mặt sư tử nhưng thân người ở tư thế ngồi. Không biết có gọi là Sphinx không nữa.

    [IMG]picture 833 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Những con này em thấy có khuôn mặt giống con chó hơn là sư tử. Một hàng tượng 4 con tạc liền nhau. Trông đã bị bào mòn nhiều, chắc do gió và cát sa mạc.

    [IMG]picture 831 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Nhìn đôi bàn chân khổng lồ này cảm xúc thật khó tả.

    [IMG]picture 835 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Quang cảnh chung quanh khu vực này.

    [IMG]picture 832 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]
    Được sửa bởi hieuthien lúc 10:45 AM ngày 07-12-2018

  9. #299
    Tham gia
    30-03-2008
    Bài viết
    228
    Tiếp theo, em xin mời các bác xem một đặc sản quen thuộc khác của cổ vật Ai Cập. Đó là các quan tài với các xác ướp (Mummy).

    Lối vào khu đặt các quan tài và các Mummy.

    [IMG]picture 856 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 854 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 860 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Khi trông thấy rất nhiều quan tài đặt ở đây và còn bao nhiêu cái khác nằm ở khắp nơi trên thế giới, em tự hỏi vậy ở Ai Cập còn gì?

    [IMG]picture 853 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 849 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 858 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    [IMG]picture 859 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

    Một quan tài còn nguyên vẹn với hoa văn và màu sắc thật đẹp. Bên cạnh hình như là lọ đựng trái tim người được ướp xác.

    [IMG]picture 852 by Hieu Thien, on Flickr[/IMG]

  10. #300
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post

    Riêng chỉ có cái trống đồng này thì đẹp. Trống chỉ được dùng trong các buổi lễ nghi, tế thần thánh. Nhưng em sẽ không đồng ý nếu ai bảo đó là văn hóa đặc thù của Việt Nam. Trống đồng này có mặt khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, sang đến Thái Lan. Tháng Mười vừa qua em đi Thái Lan và ghé Phu Ket một tuần. Trong phòng có một bàn kính mà chân là cái trống đồng, dĩ nhiên là giả, nhưng cho thấy sự phổ thông của món đồ cổ này. Em treo ảnh cũng để mời các bác ăn trái cây vùng nhiệt đới! 👍👍👍

    Sông Đà, văn hóa Đông Sơn
    L1040789 by Dat's Photos, on Flickr
    Tớ có đọc một bài viết về trống đồng Ngọc Lữ của VN. Người viết đưa vài dẫn chứng và cho rằng trống này được đưa vào VN từ một nơi khác.

    Dẫn chứng dựa trên các thứ kiếm được quanh đó - nói chung lại là "kỹ nghệ" của vùng đó..

    Người viết hỏi rằng tại sao đùng một cái toàn kỹ nghệ đồ đá mà nhẩy lên đồ đồng mà không thấy những kỹ nghệ giữa đá và đồng. Đây là hoàn toàn dựa trên những thứ kiếm được quanh đó.

    Lâu quá rồi không nhớ là từ cuốn sách nào nữa.

Trang 30 / 42 Đầu tiênĐầu tiên ... 20282930313240 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •