PDA

View Full Version : Amateur ? Pro ? Nhiếp Ảnh Gia ? ... Khác nhau như thế nào ?



KhongGianPhang
23-06-2011, 08:22 PM
Chào các bạn,

Tôi thực lòng muốn biết Các Bạn ( ở VN ) khi gọi một photographer ( theo nguyên nghĩa là một ngưởi chụp hình ) là một Amateur, hay một Pro hay một NAG thì dựa trên những yếu tố nào ạ ?
Cái danh xưng này có phải dựa trên một tiêu chuẩn/điều kiện/ hay bằng cấp gì không ?
Thắc mắc này do bởi trong một số topic tôi thấy nhiều bạn có lúc viết là Pro, lại có lúc viết là NAG.

Đây chỉ là để Tán Gẩu cho vui thôi , chứ không có gì nghiêm trọng cả.
Mong các bạn góp ý.

Thân,

KGP

trung81187
23-06-2011, 08:41 PM
Theo ý em:
Amateur: người chơi ảnh, chụp ảnh vì thú vui, sở thích, không có ý đinh kiếm tiền từ những bức ảnh mình chụp ra (nhưng nếu kiếm được thì quá tốt :D).
Pro: Người chụp ảnh với mục đích làm nghề kiếm sống, không cần biết chụp xấu, đẹp ra sao miền là hài lòng khách hàng/ ông chủ. Mục đích số 1 là kiếm tiền từ chụp ảnh
Nhiếp ảnh gia: Là những người có đầu tư thực sự cho mỗi bức ảnh để có thể cho ra những bức ảnh nghệ thuật chứ không phải chụp ngẫu hứng theo sở thích. Mục đích chính của những NAG là là có được những bức ảnh nghệ thuật, thỏa mãn thẩm mĩ cá nhân và chia sẻ cho những người có cùng gu thẩm mĩ. Mục đích kiếm tiền từ ảnh chỉ là thứ yếu.

maycatang
23-06-2011, 08:56 PM
Dạ người biết chụp ảnh sẽ có các danh hiệu, danh xưng như sau :
- Nhiếp ảnh gia
- Nghệ Sỹ nhiếp ảnh
- Nhà nhiếp ảnh
- Phó Nhòm

Loạn cào cào luôn, em không còn biết phân biệt thế nào luôn hí hí .....Có người có Danh hiệu, Dang xưng nhưng cầm cái máy hổng biết chỉnh luôn :) :).

Còn tên gì các bác liệt kê tiếp đi. ha ha....

vikhoa
23-06-2011, 09:33 PM
Em thích làm phó nhòm cà tàng thôi, haha

KhongGianPhang
23-06-2011, 09:57 PM
Cảm ơn các bạn trung81187, maycatang, vikhoa đã hồi đáp...
Riêng với bạn trung81187, nếu vậy thì khi một người nói : tại sao các pro đều dùng máy Canon ( chẳng hạn ) thì anh ấy có tính luôn mấy bác chụp hình dạo ở Đầm Sen luôn hay không ? hahahaha

Tôi cố gắng và kiên nhẩn để chờ tiếp các cao kiến của những bạn khác để có một khái niệm tương đối rỏ ràng về việc này.

KGP

Tonyle91
23-06-2011, 10:35 PM
e chắc là chạy theo phong trào hehe

trungnguyen
23-06-2011, 11:17 PM
theo ý của em,,,vui thôi nhe

Amateur........là những người chụp ảnh bằng máy nhỏ(PnS) không tính LC M8,M9 nhe

Pro................Những người chụp máy DSLR ,,có lens to,dài

NAG.........Những người chuyên đi săn giải thưởng,hay sinh hoạt trong các CLB nhiếp ảnh nước nhà

photo.....Là tô phở to,,,dành cho những người kiếm sống bằng nghề ảnh

Phó nhòm.....là em của ông trưởng nhòm..::))))

Nhà nhiếp ảnh......Những người ở nhà tự chụp ,chưa đi ra ngoài bao giờ

Nhiếp ảnh gia,,,,,,Là những người không mập,rất ốm còn bộ gia như anh maycatang::))) gọi là nhiếp ảnh gia

[HD|Photo]
23-06-2011, 11:40 PM
Em nghĩ để phân biệt rạch ròi thì cũng không dễ ! Em xin phân tích theo quan điểm bác đã nêu ở trên, nếu 1 Pro và 1 Amateur được định nghĩa như thế, thì có cảm giác như sự khác biệt giữa "Pro" và "Amateur" là không rõ ràng lắm. Trong khi về nghĩa - theo từ điển - thì 2 từ này rất khác biệt nhau. Em xin ví dụ 1 cái, em giả sử mình đang là Amateur, bỗng 1 ngày xấu trời nọ,ông anh họ bận chở vợ đi bơi,thế là em phải thay ổng chụp 1 cái đám tiệc (có thù lao)...như vậy là em tạm thời được thành Pro (thích quá ;))). Kể từ lần đó em thấy chơi ảnh cũng có thể kiếm chút ít cafe thuốc lá,nên hàng tháng em nhận vài kèo chụp tiệc,event để "kiếm thêm",phần để luyện tay nghề,phần bớt phụ thuộc tài chính vào thầy u :D Như vậy là em Amateur cũng chẳng phải mà Pro cũng chẳng xong phải không ạh? :))

tpham
23-06-2011, 11:43 PM
Chào các bạn,

Tôi thực lòng muốn biết Các Bạn ( ở VN ) khi gọi một photographer ( theo nguyên nghĩa là một ngưởi chụp hình ) là một Amateur, hay một Pro hay một NAG thì dựa trên những yếu tố nào ạ ?
Cái danh xưng này có phải dựa trên một tiêu chuẩn/điều kiện/ hay bằng cấp gì không ?
Thắc mắc này do bởi trong một số topic tôi thấy nhiều bạn có lúc viết là Pro, lại có lúc viết là NAG.

Đây chỉ là để Tán Gẩu cho vui thôi , chứ không có gì nghiêm trọng cả.
Mong các bạn góp ý.

Thân,

KGP

Để nhận xét một người khác, đa phần là chủ quan, thì phải dựa trên mức độ cảm thụ nghệ thuật của chính người nhận xét
VD: một anh mới cầm máy thì thấy ai có hình đẹp hơn mình là pro, ai có hình đoạt giải là NAG
Nhưng một anh cầm máy lâu năm, sẽ lại thấy ảnh mấy anh này có tốt nhưng là thường quá, thậm chí nhàm quá. Hay ảnh của những NAG đoạt giải chỉ là mối quan hệ xã hội ...
Tóm lại là chủ quan, dựa trên cấp độ của chính người nhận xét

Còn nếu chung chung for fun, bác tham khảo bài này của Ken Rockwell nhé http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=94236

KhongGianPhang
24-06-2011, 05:13 AM
Cảm ơn các bạn góp ý cho topic...

@tonyle91 : Chúc bạn nhiều sức khỏe để ... chạy theo phong trào :D :D :D
@trungnguyen : theo bảng Phong Thần của bạn thì Amateur không được xử dụng DSLR ? hihihihi Bảng Phong Thần này rất lý thú.
@HDIPhoto : Như vậy còn có một cấp nửa : Nhiếp Ảnh HI FI . hahahaha
@tpham : Cảm ơn bạn rất nhều về cái link . Tôi đồng ý với bạn bất cứ những gì có liên quan đến Văn Hóa và Nghệ Thuật thì đều có tính Chủ Quan và có giá trị Tương Đối.

Xin các bạn cứ góp ý cho vui. mình đang thư giản mà .... phải không ? hihihihihihi

KGP

pro-k
24-06-2011, 05:56 AM
;1676431']Em nghĩ để phân biệt rạch ròi thì cũng không dễ ! Em xin phân tích theo quan điểm bác đã nêu ở trên, nếu 1 Pro và 1 Amateur được định nghĩa như thế, thì có cảm giác như sự khác biệt giữa "Pro" và "Amateur" là không rõ ràng lắm. Trong khi về nghĩa - theo từ điển - thì 2 từ này rất khác biệt nhau. Em xin ví dụ 1 cái, em giả sử mình đang là Amateur, bỗng 1 ngày xấu trời nọ,ông anh họ bận chở vợ đi bơi,thế là em phải thay ổng chụp 1 cái đám tiệc (có thù lao)...như vậy là em tạm thời được thành Pro (thích quá ;))). Kể từ lần đó em thấy chơi ảnh cũng có thể kiếm chút ít cafe thuốc lá,nên hàng tháng em nhận vài kèo chụp tiệc,event để "kiếm thêm",phần để luyện tay nghề,phần bớt phụ thuộc tài chính vào thầy u :D Như vậy là em Amateur cũng chẳng phải mà Pro cũng chẳng xong phải không ạh? :))

vẫn là amatuer thôi, ko phải nửa này nửa kia đâu

em định nghĩa trên từ điển thế này nhé :

Amatuer = Nghiệp Dư : chụp ảnh là thú vui, nghề phụ, ko theo đuổi thường xuyên và dùng như công cụ kiếm tiền chính

Professional = Chuyên nghiệp : là nghề nghiệp chính, theo đuổi thường xuy ên, là công cụ kiếm tiền chính, có thể dc đào tạo hoặc tự đào tạo, danh hiệu Professional có thể là chính thống dựa trên bằng cấp hoặc tự nhận.

sự khác nhau về "đẳng cấp chuyên môn" giữa amatuer và professional dc chia ra do phần đông Amatuer là chơi 1 cách ngẫu nhiên tự phát, còn Professional do phải theo đuổi nghề nghiệp nên cần có ý thức về mặt chuyên môn, nên xét về phần đông thì Professional có chuyên môn cao hơn Amatuer.

ở VN ng ta dùng loạn cào cào ý nghĩa của từ Professional và Amatuer với định nghĩa bị méo mó đi, biến nó từ 1 danh từ định nghĩa công việc thành 1 tính từ để ám chỉ "đẳng cấp" "khả năng".

nhưng nó lại vô hình chung cũng đúng vì 1 số người làm chuyên nghiệp nhưng lại ko hề có ý thức chuyên nghiệp, ko có ý tự đào tạo chuyên môn, cho nên dù gằn mác Pro nhưng chuyên môn vẫn ko thể bằng 1 anh Amatuer................. (vì bản thân khả năng tự đào tạo đã ko có)

Nhiếp ảnh gia : là từ Hán Việt.

Phó nhòm/Phó Nháy : từ thuần việt, kiểu cổ, ra đời từ lâu khi nhiếp ảnh còn ở giai đoạn chụp lại ảnh gia đình và cuộc sống

photographer : tiếng anh, chỉ những người chụp ảnh

tất cả các từ trên chỉ là những định nghĩa bình thường, do dc dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, và do xã hội hóa nên tự nhiên nảy sinh ra 1 số "thành phần ko có sự am hiểu về ngôn ngữ" tự gán thêm các ý nghĩa hàm ý level cho nó mà thôi.

nói chung các biến thể của từ ngữ đều đi cùng với sự phát triển của xã hội, các biến thể ý nghĩa này sẽ dc công nhận dù rằng nó xuất phát từ bất kì tình huống nào

glintbee
24-06-2011, 08:05 AM
em có dịp tiếp xúc với mấy bác được xem là pro và cũng không ít các bác chỉ nhận mình là amatuer, theo ngu ý của em thì amatuer và pro có những điểm em thấy vậy:

Pro:
+ Chuẩn bị kỹ về cả concept, ý tưởng kết hợp với stylist chọn trang phục đạo cụ....Khi tiến hành chụp thì cũng theo ngẫu hứng nhưng có sự chuẩn xác cao gần với ý đồ ban đầu, sẵn sàng làm option tốt hơn khi khách hàng đã ok được rồi.

+ Giao file đúng hẹn, đúng chất lượng (khác với một số bác show cho coi trước thì dữ lắm nhưng khi final thì bó tay!)

+ Có một phong độ tốt đều đặn, chịu áp lực cao trong các yêu cầu cao

+ Tôn trọng cộng sự

+ Không ngừng nâng cao kiến thức hoàn thiện mình, ít chém gió lung tung, thậm chí ít show hàng

Còn amateur thì các bác trên đã nói hết rồi! Nhưng không hẵng là amateur chỉ chụp ảnh cho vui đa số dịch vụ của các tay máy này kiếm tiền hẵng hoi theo tiêu chí tiền nào của đó!

Chealse
24-06-2011, 10:12 AM
Ngoài pro và amateur còn nhiều bậc lưng chừng như enthusiastic, emerging...
Em thì nghĩ:
- amateur: mới tập chụp, chưa có khả năng kiếm tiền từ chụp ảnh.
- enthusiastic: có thể chụp lấy tiền hay bán hình ảnh... nhưng mục đích chỉ dừng ở dạng hobby hay nghề tay trái.
- emerging: đi từ enthusiastic lên và có ý định theo đuổi chụp ảnh như một nghề nghiệp chính, chỉ có chưa đủ kinh nghiệm làm việc, kinh doanh... như pro.
- pro: có thu nhập chính từ chụp ảnh.

Cái này em cũng chỉ định nghĩa chung chung, dựa vào mục đích mỗi nhóm, còn nếu đi sâu vào cách làm việc, kiến thức chuyên môn... thì chắc tùy người mới định nghĩa được :D

trungnguyen
24-06-2011, 12:49 PM
Em xin bổ sung thêm :))

-Máy ảnh gia..........là những người mê sưu tầm máy

KhongGianPhang
24-06-2011, 03:25 PM
@Pro-K : Tôi đồng ý với bạn rất nhiều điểm. Nhưng không tiện nói ra vì để đến giai đoạn đúc kết. Cảm ơn về những điều khác biệt rất logic của bạn.

@glintbee : Bạn có một góp ý rất hay và quan trọng. Tôi sẽ quote lại trong phần đúc kết.

@chealse : Thật ra bạn cũng đúng một phần. nhưng nhìn chung chung thì vẫn chỉ là Amateur-Pro-NAG. Vì nếu cho rằng Amateur là chỉ Văn Nghệ ( không là chuyên nghiệp ) thì Enthusiastic và Merging cũng thuộc về dạng này. Tuy nhiên tôi không muốn đề cập đến thứ bậc rằng ai hơn ai... Chỉ là sự khác biệt thôi. Rieng định nghĩa về Amateur thì tôi nghĩ sai rồi . Vì có rất nhiều Amateur mà kiến thức và kinh nghiệm hơn hẳn Pro / NAG rất nhiều ( điểm này đã được pro-k nói rồi và tôi đồng ý nhất điểm này ).

@trung nguyen : Cảm ơn cái bổ túc ...

Các bạn nhiếp ảnh thân, gọi vậy cho thân nhen ?, trong topic này tôi mong các bạn tránh 2 điều : một là thứ bậc cao thấp và thứ 2 là thương hiệu thiết bị nhiếp ảnh. Do việc tế nhị nếu có đến các Mem trong DĐ.

Tôi thấy có một số topic khi nói đến một thương hiệu nhiếp ảnh nào cũng đều kéo Pro/NAG vào như một dạng PR . Theo các bạn thì thương hiệu thiết bị nhiếp ảnh có xác định được là Pro/NAG vối Amateur không ạ ? Điểm này chưa có bạn nào đề cập đến...

Tôi biết vẫn còn một số mem cũng đang tự hỏi tại sao có topic này... cho nên chưa muốn bày tỏ ý kiến. Tôi cũng xin thưa rằng : Tôi lớn lên trong thế hệ máy phim, khi rời VN thì lãng vực nhiếp ảnh không được phổ biến như hiện nay. Ở Úc tôi có dịp tiếp cận với nhiều dạng photographer. Cho nên tôi chỉ biết hạn chế ở đây thôi, và tôi cũng muốn biết rằng ở nước mình hiện nay nghĩ sao về các danh xưng này.
Sau khi các bạn cho/góp ý, tôi sẽ chia xẻ những gì tôi biết ở đây. Rồi từ đó mình học hỏi lẫn nhau.
Chủ đích của tôi rất tích cực trong việc chia xẻ những gì người ta ở đây nghĩ về danh xưng này... đến với các bạn.
Thân,

KGP

Tắc kè
24-06-2011, 05:51 PM
vẫn là amatuer thôi, ko phải nửa này nửa kia đâu

em định nghĩa trên từ điển thế này nhé :

Amatuer = Nghiệp Dư : chụp ảnh là thú vui, nghề phụ, ko theo đuổi thường xuyên và dùng như công cụ kiếm tiền chính

Professional = Chuyên nghiệp : là nghề nghiệp chính, theo đuổi thường xuy ên, là công cụ kiếm tiền chính, có thể dc đào tạo hoặc tự đào tạo, danh hiệu Professional có thể là chính thống dựa trên bằng cấp hoặc tự nhận.

sự khác nhau về "đẳng cấp chuyên môn" giữa amatuer và professional dc chia ra do phần đông Amatuer là chơi 1 cách ngẫu nhiên tự phát, còn Professional do phải theo đuổi nghề nghiệp nên cần có ý thức về mặt chuyên môn, nên xét về phần đông thì Professional có chuyên môn cao hơn Amatuer.

ở VN ng ta dùng loạn cào cào ý nghĩa của từ Professional và Amatuer với định nghĩa bị méo mó đi, biến nó từ 1 danh từ định nghĩa công việc thành 1 tính từ để ám chỉ "đẳng cấp" "khả năng".

nhưng nó lại vô hình chung cũng đúng vì 1 số người làm chuyên nghiệp nhưng lại ko hề có ý thức chuyên nghiệp, ko có ý tự đào tạo chuyên môn, cho nên dù gằn mác Pro nhưng chuyên môn vẫn ko thể bằng 1 anh Amatuer................. (vì bản thân khả năng tự đào tạo đã ko có)

Nhiếp ảnh gia : là từ Hán Việt.

Phó nhòm/Phó Nháy : từ thuần việt, kiểu cổ, ra đời từ lâu khi nhiếp ảnh còn ở giai đoạn chụp lại ảnh gia đình và cuộc sống

photographer : tiếng anh, chỉ những người chụp ảnh

tất cả các từ trên chỉ là những định nghĩa bình thường, do dc dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, và do xã hội hóa nên tự nhiên nảy sinh ra 1 số "thành phần ko có sự am hiểu về ngôn ngữ" tự gán thêm các ý nghĩa hàm ý level cho nó mà thôi.

nói chung các biến thể của từ ngữ đều đi cùng với sự phát triển của xã hội, các biến thể ý nghĩa này sẽ dc công nhận dù rằng nó xuất phát từ bất kì tình huống nào

Bác giải nghĩa rất hay ! Em rất thích <Nghía lên cái avatar thấy chữ Pro càng ngưỡng mộ^^ >

Topic này mới mở, mới vài cm mà em học hỏi biết thêm được nhiều điều hay ghê! Cảm ơn các bác rất là nhiều!

KhongGianPhang
25-06-2011, 04:45 AM
Tôi nghĩ sự góp ý của những bạn vào topic này chắc cũng đủ và có thể là ý kiến chung của những bạn có ghé vào xem nhưng không góp ý vào.
Bây giờ mình đi vào phần trao đổi ... Tôi tạm để Nhiếp Ảnh Gia vào một phần khác. Nhân tiện tôi xin cảm ơn bạn maycatang về định nghĩa NAG, mà các bạn khác không nói nhiều đến. Tôi không quote post của bạn vì tôi không muốn ảnh hưởng đến những góp ý của các bạn sau.

1. Amateur : Nghiệp Dư >>>>>>>> Pro : Chuyên Nghiệp

Hầu như mọi người đều đồng ý với ý kiến/ nhận xét trên phải không ?
Có nghĩa là Amateur là những người coi Nhiếp Ảnh như một thú tiêu khiển, và nguồn lợi tức chính không phải từ các lãnh vực Nhiếp Ảnh.
Còn Pro là những người làm việc trong các lãnh vực nhiếp ảnh, và nguồn lợi tức chính là "doanh thu" từ Nhiếp Ảnh.

Như vậy, vô hình chung các bạn đồng ý rằng các bác ở Đầm Sen-SG, Suối Vàng-DaLat ( không phải Âm Ty ), Hòn Chồng- NT, Hồ Tây-HN.... đều được sánh ngang hàng với ... Vi Khoa và Pro-K ... ( xin lổi tôi chỉ biết được 2 bạn này thôi ) và những Pro's khác .
Ép cho VK và Pro-K và các pro's khác quá chừng ... hic!hic!hic! :D :D :D

Có Pro nào hoặc Bạn nào có thể "làm sáng tỏ" cái "nghịch lý" này không ạ ?

Thân,

KGP

victhai
25-06-2011, 06:10 AM
em mới chập chững bước vào nhiếp ảnh thôi, nên chỉ hi vọng sau này mọi người gọi em là phó nhòm là đc :))

nguyen huu hanh
25-06-2011, 09:47 AM
Pro hay amateur thể hiện qua kỹ năng, tác phong, sản phẩm. Tất cả hình thành nhờ học tập, trau dồi, rèn luyện.
Một người chụp ảnh gọi là gì? Không nằm trên con người mà ở môi trường họ làm việc. Khi bạn là nhân viên của hãng thông tấn, người ta gọi bạn là phóng viên. Bạn sinh hoạt một tổ chức hoạt động chuyên ngành nhiếp ảnh nghệ thuật, bạn là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Bạn chụp ảnh cho khách hàng, bạn đang là một người thợ. Bạn thỉnh thoảng tác nghiệp ở các lĩnh vực trên, bạn đang làm công việc của họ.

11002
25-06-2011, 11:22 AM
Tôi nghĩ sự góp ý của những bạn vào topic này chắc cũng đủ và có thể là ý kiến chung của những bạn có ghé vào xem nhưng không góp ý vào.
Bây giờ mình đi vào phần trao đổi ... Tôi tạm để Nhiếp Ảnh Gia vào một phần khác. Nhân tiện tôi xin cảm ơn bạn maycatang về định nghĩa NAG, mà các bạn khác không nói nhiều đến. Tôi không quote post của bạn vì tôi không muốn ảnh hưởng đến những góp ý của các bạn sau.

1. Amateur : Nghiệp Dư --------- Pro : Chuyên Nghiệp

Hầu như mọi người đều đồng ý với ý kiến/ nhận xét trên phải không ?
Có nghĩa là Amateur là những người coi Nhiếp Ảnh như một thú tiêu khiển, và nguồn lợi tức chính không phải từ các lãnh vực Nhiếp Ảnh.
Còn Pro là những người làm việc trong các lãnh vực nhiếp ảnh, và nguồn lợi tức chính là "doanh thu" từ Nhiếp Ảnh.

Như vậy, vô hình chung các bạn đồng ý rằng các bác ở Đầm Sen-SG, Suối Vàng-DaLat ( không phải Âm Ty ), Hòn Chồng- NT, Hồ Tây-HN.... đều được sánh ngang hàng với ... Vi Khoa và Pro-K ... ( xin lổi tôi chỉ biết được 2 bạn này thôi ) và những Pro's khác .
Ép cho VK và Pro-K và các pro's khác quá chừng ... hic!hic!hic! :D :D :D

Có Pro nào hoặc Bạn nào có thể "làm sáng tỏ" cái "nghịch lý" này không ạ ?

Thân,

KGP
Vì lỗi sắp xếp ký tự của site nên không thể hiện đúng như bác KhongGianPhang muốn trình bày. Xin phép ngắt bằng những cái gạch ngang.

11002
25-06-2011, 11:29 AM
Cái cần phân biệt để chia nhóm là:
- Pro (chuyên nghiệp): Bao gồm những người chụp ảnh kiếm tiền chính từ công việc chụp ảnh kể cả anh thợ chụp ảnh dạo lẫn những anh thợ chụp ảnh cao cấp. Chỉ khác nhau duy nhất là anh Pro chụp ảnh cao cấp thì sẽ có nhiều ý tưởng và cách setup để thực hiện ý tưởng đó.
Trường hợp này giống như Hoạ Sĩ và Thợ Vẽ (bao gồm cả thợ sao chép)

- Amateur (Nghiệp dư): Bao gồm tất cả những người chụp ảnh còn lại, kể cả những người giảng dạy trong các trường dạy về nhiếp ảnh mà không thuộc thành phần Pro như ở trên

nguyen huu hanh
25-06-2011, 11:44 AM
... trong topic này tôi mong các bạn tránh 2 điều : một là thứ bậc cao thấp và thứ 2 là thương hiệu thiết bị nhiếp ảnh. Do việc tế nhị nếu có đến các Mem trong DĐ.


... vô hình chung các bạn đồng ý rằng các bác ở Đầm Sen-SG, Suối Vàng-DaLat ( không phải Âm Ty ), Hòn Chồng- NT, Hồ Tây-HN.... đều được sánh ngang hàng với ... Vi Khoa và Pro-K ... ( xin lổi tôi chỉ biết được 2 bạn này thôi ) và những Pro's khác .
Ép cho VK và Pro-K và các pro's khác quá chừng ... hic!hic!hic! :D :D :D
Bác mong người khác tránh phân cao thấp, nhưng vô hình chung bác là người so sánh đầu tiên, hihihi!

caotrung0418
25-06-2011, 12:09 PM
Mình thấy có một số định nghĩa thế này trong vnphoto

_Nhiếp ảnh gia: pro-K, ốc bu, bác nguyen huu hanh,hafoto và toàn thể anh em cầm máy trong vnphoto
_Thiết bị gia: Vikhoa và các anh em thích thẩm du thiết bị
_Sưu tầm gia: bác apham và các bác thích sưu tầm đồ cổ quý hiếm
_Bình gia: các bác hay bình ảnh trong box chân dung ( nhiều quá không nhớ tên):hug:
_Chém gió gia: các bác hay khiêu chiến Nikon Canon trong box tán gẫu :8:
_Tục gia : bác James Dương :19:
_Phúc gia: bác xichlo :9:

KhongGianPhang
25-06-2011, 01:45 PM
Bác mong người khác tránh phân cao thấp, nhưng vô hình chung bác là người so sánh đầu tiên, hihihi!

hahahahaha .... Good point !!! Thankyou !

Tôi xin lổi vì không được rỏ ràng. Ý của tôi là không muốn đưa ra một sự so sánh về trình độ/kinh nghiệm nhiếp ảnh giửa danh xưng Amateur-Pro-NAG.
Còn cái statement mà bạn Hanh quote là một kỷ thuật nhấn mạnh vào sự Mâu Thuẩn/Nghịch Lý của điểm cần trao đổi thôi... nhằm để kích thích và tạo thêm hứng khởi hihihi.
Cái đó dân gian gọi là "chọc tức " ấy...
Post này reply nhanh cho bạn Hanh, còn những bạn khác tôi sẽ reply sau.

Tôi cứ tưởng topic này chìm xuồng... "Nobody cares ..." rồi chớ ...
Cảm ơn các bạn. We'll surely have a good time. Believe me.

À @ BQT VNPhoto :
Tôi thường bị cái sự cố này khi post bài là : sau khi viết xong, bấm "trả lời" thì đôi khi computer cho biết không log được. Và tất cả bị mất hết ... Công cóc.
Như bài này tôi viết lần thứ 2 đây. Không biết có up được ko ?

Thân,

KGP

vietvunvut
25-06-2011, 02:48 PM
Dùng tiếng Việt thì chỉ có 2 loại, NAG chuyên nghiệp và NAG không chuyên.

Sự khác biệt lớn nhất của chuyên nghiệp và không chuyên, cũng như tất cả các ngành nghề khác là cách làm việc.

NAG chuyên nghiệp sẽ tự xây dựng (hay theo học trường lớp) để có một quy trình làm việc cụ thể, chi tiết.
VD như một quy trình thực hiện công việc là B1: tiếp xúc khách hàng, B2: lên ý tưởng, B3: thống nhất ý tưởng, B4: chọn bối cảnh, chọn mẫu, chọn đối tác thực hiện, B4: thực hiện, B5: thực hiện hậu kỳ, chỉnh sửa theo ý khách hàng vv..vv..
Sự chi tiết của quá trình làm việc này sẽ phản ánh mức độ chuyên nghiệp của người làm nghề, để phân biệt ra các đẳng cấp khác nhau. Các bác pro-k, vikhoa ... và các bác chụp dạo ở công viên tuy cũng là NAG chuyên nghiệp nhưng có sự khác nhau về đẳng cấp. Có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tùy vào mục đích của mình mà khách hàng sẽ chọn NAG chuyên nghiệp có đẳng cấp phù hợp với mục đích của mình.

NAG không chuyên thường làm theo kiểu ngẫu hứng, không theo ý khách hàng, không có quy trình làm việc cụ thể. Tuy vậy họ vẫn có những sáng tác rất tốt không thua kém các NAG chuyên nghiệp, là do lòng đam mê, yêu thích cái đẹp, ít vụ lợi.

Sản phẩm đầu ra của NAG chuyên nghiệp và không chuyên không thể nói cái nào tốt hơn cái nào. Vì nghệ thuật không có giới hạn, không có quy chuẩn cụ thể. Tuy nhiên do có quy trình làm việc cụ thể nên NAG chuyên nghiệp thường sẽ có những sản phẩm tốt hơn, đáp ứng đc các nhu cầu của khách hàng.

Và vì mục đích khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, phục vụ nhu cầu của mình, nên NAG chuyên nghiệp có thể kiếm sống bằng nghề, còn NAG không chuyên chỉ là thú vui giải trí, ít khi kiếm được tiền.

meoluoi
25-06-2011, 03:53 PM
We definitely have a good time!

Bác mở topic hay và sôi nổi quá nên em cũng chạy vào múa một tí nhân ngày cuối tuần có tí thời gian rảnh rỗi.

Việc gọi tên cũng giống như việc phong danh hiệu hay chức tước, nó cũng phụ thuộc vào cái gọi là thành tựu hay sự công nhận (Achievement / Recognition) của xã hội. Dựa trên ý này thì em sẽ chia thế này nhé.

1. Professional Photographer - có thể tạm gọi là Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Co thể chia làm 2 dạng NAG chuyên nghiệp

~ Người có nhiều giải thưởng, được tổ chức nhiếp ảnh chuyên nghiệp công nhận những tác phẩm. Không cần phải cả đời chụp ảnh đẹp mà chỉ cần một vài tấm ảnh, 1 công trình có giá trị lả đủ để được gọi là NAG CN rồi, nhỉ! Ví dụ như chẳng may em đi ngang qua đoàn biểu tình trước LSQ Trung Quốc, bấm 1 phát được cái ảnh phóng sự thời khắc đáng giá gấp 1 vạn lần bác Nason, rồi thì em được cái giải Press Photo. Mí bác NAG chiên nghiệp nhiều giải thưởng treo đầy nhà thế này thì rất nhiều em xinh tươi tròn xoe mắt ngưỡng mộ rồi thì một ngày các em xinh tươi cùng các bác ý đi sáng tác nghệ thuật bảo vệ môi trường.

~ Người làm nghề nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp ở đây có thể tính bằng $$ cho mỗi project chụp hình. Ví dụ như Chin-su food sẵn sàng trả cho em 5,000$ chỉ để chụp mỗi một chai nước mắm bé tí. Không cần biết em chụp có đẹp hơn hafoto hay KhoanTuong hay không, nhưng công ty này tuyệt đối tin là chỉ có em mới chụp tốt được. Cái niềm tin này phải được xây dựng từ rất nhiều thành công trước đó, để hôm nay em thẳng tay tính 5,000$ cho 1 cái hình. Em thí dụ thế thôi chứ nếu mà chụp thật thì em tính 10,000$ luôn. Mà mí bác này chắc chắn ko tán gái với cái máy ảnh hay nghệ thuật nhiếp ảnh huyền bí quái quỉ mà chỉ tán gái trong quán bar, trong lúc tranh thủ networking với các em giám đốc marketing để lấy mấy project chụp ảnh. Đúng hem?


2. Photographer - tạm gọi là nhiếp ảnh gia, bỏ cái từ amateur đi cho nó đơn giản.

(khi nào hứng sẽ viết tiếp phần này, post trước cái ảnh đã)

http://farm2.static.flickr.com/1057/533519559_b05a0d7db9_z.jpg


3. Photography Hobbyist – tạm gọi là người đam mê nhiếp ảnh.

Mí bác thuộc dạng này thường là người rất hy sinh vì nghệ thuật. Nghệ thuật thì không nhiều nhưng hy sinh có vẻ rất nhiều. Hy sinh có khi là vật chất, có khi là mạo hiểm đến sự an toàn của bản thân.

~ Camera hobbyist: là mấy bác nghiện ngắm máy hơn ngắm người yêu. Sáng ngủ dậy nhìn cái tủ máy âu yếm. Tối tối lọ mọ lôi máy ra lau lau chùi chùi từng tí một, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Đắm đuối nhìn cái cục lẫn lộn nhựa và kim loại đen đen trắng trắng rồi thốt lên rằng "ôi sao mà đẹp thế!". Trên bàn làm việc lúc nào cũng có vài cái máy, làm việc mệt thì relax bằng cách vuốt ve em máy một tí. Mà đa số các em máy chỉ để làm kiểng trong tủ kính chứ hình chụp ra thì chắc chắn các em gái sẽ chê ỏng chê eo "eeewwwww, anh chụp gì mà xấu thía". Thông thường mấy bác thuộc dạng này sẽ ko tán gái theo kiểu rủ đi Thảo Cầm Viên chụp hình chân dung mà sẽ rủ các em gái đi đâu đó chơi vì có điều kiện mà, hê hê

Tủ máy ảnh của 1 bác vnphoto đây. Hoành tráng nhá!

http://farm6.static.flickr.com/5275/5868493643_7b5c5ba14a_z.jpg


em lại meoluoi rồi, khi nào em rảnh em viết tiếp, bây giờ phải làm việc rồi. Lúc đầu định viết đàng hoàng, về sau ba lăng nhăng tí cho nó gọi là gặp nhau cuối tuần. hihi

jump
25-06-2011, 04:04 PM
3. Photography Hobbyist – tạm gọi là người đam mê nhiếp ảnh.

Mí bác thuộc dạng này thường là người rất hy sinh vì nghệ thuật. Nghệ thuật thì không nhiều nhưng hy sinh có vẻ rất nhiều. Hy sinh có khi là vật chất, có khi là mạo hiểm đến sự an toàn của bản thân.

~ Camera hobbyist: là mấy bác nghiện ngắm máy hơn ngắm người yêu. Sáng ngủ dậy nhìn cái tủ máy âu yếm. Tối tối lọ mọ lôi máy ra lau lau chùi chùi từng tí một, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Trên bàn làm việc lúc nào cũng có vài cái máy, làm việc mệt thì relax bằng cách vuốt ve em máy một tí. Mà đa số các em máy chỉ để làm kiểng trong tủ kính chứ hình chụp ra thì chắc chắn các em gái sẽ chê ỏng chê eo "anh chụp gì mà xấu thía". Thông thường mấy bác thuộc dạng này sẽ ko tán gái theo kiểu rủ đi sợ thú chụp hình chân dung mà sẽ rủ các em gái đi đâu đó chơi vì có điều kiện mà, hê hê

Tủ máy ảnh của 1 bác vnphoto đây. Hoành tráng nhá!

http://farm6.static.flickr.com/5275/5868493643_7b5c5ba14a_z.jpg




Hình như mấy bác thuộc dạng này thường mua thiết bị vào rồi thì không bao giờ bán ra, thấy cái đẹp hơn thì cũng chỉ mua thêm thôi, cái củ xấu hơn vẫn giữ...

mrphatdao
25-06-2011, 04:24 PM
Pro (chuyên nghiệp) và amateur (nhiếp ảnh tài tử) cái khác nhau lớn nhất, rỏ nhất chính là: " vấn đề lợi nhuận trước khi bấm máy". Cơ bản cái ranh giới một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nhiếp ảnh tài tử là rất mong manh! Bởi khi một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp bấm máy ko phải vì lợi nhuận mà vì sướng với đam mê, sướng với cái đẹp trong tấm ảnh thì lúc đó nhà nhiếp ảnh đó trở thành nhiếp ảnh tài tử (amateur) và ngược lại.Thân chào.

trungnguyen
25-06-2011, 11:07 PM
[QUOTE=meoluoi;1678976]
2. Photographer - tạm gọi là nhiếp ảnh gia, bỏ cái từ amateur đi cho nó đơn giản.

(khi nào hứng sẽ viết tiếp phần này, post trước cái ảnh đã)

http://farm2.static.flickr.com/1057/533519559_b05a0d7db9_z.jpg


Cám ơn mèo cái hình này nhe,,gim hàng lâu quá,,đúng là nhiếp ảnh gia:)))

huutrong
26-06-2011, 08:23 AM
Em thích và tán thành ý kiến của bác nguyenhuuhanh..^^
Em thì đánh giá và nhìn theo khả năng, kỹ thuật chụp cũng như cách xử sự của người đó.
Một người được gọi là pro mà cách xử sự tệ, không đúng mực với đồng nghiệp, nhất là với những anh em mới bước vào nghề, với khách hàng thì cũng vẫn không bao giờ là pro được.

KhongGianPhang
26-06-2011, 01:52 PM
Trước hết xin cảm ơn các bạn đã theo dỏi topic này và nhất là các bạn đã nhiệt tình góp ý cho topic...
Tôi sẽ lần lượt hồi đáp từng bạn về những góp ý mà các bạn viềt lần này...

@nguyen hưu Hanh : Sự phân tích về sự khác nhau giửa photographers theo từng công việc làm, theo tôi, là một sự phân định chuyên ngành chứ không phải là theo nhóm như topic này muốn bàn đến. Ví dụ như : Một anh photographer muốn trở thành một Pro thì cần vào những yếu tố nào để được công nhận. Dù muốn hay không, chấp nhận hay không, trên thế giới hiện nay vẫn còn một quan niệm cổ hửu là photographer được chia ra làm 3 nhóm chính : Amateur-Pro-và tạm gọi là NAG. Mặc dù không có một văn bảng chính thức, song điều này luôn hiện hửu trong lãnh vực nhiếp ảnh.

@11022 : Cảm ơn về cái chiện Spacing trong bài viết. Hèn gì viết cho khoảng trống mà sau đó thì thấy sát nhau.
Hì hì bạn lại thêm vào cái điểm phụ cho Pro là Pro Cao Cấp và Pro Sơ Cấp. Nhưng tựu trung ý của bạn cũng nằm trong sự khác biệt giửa Ngiệp Dư và Chuyên Nghiệp về lợi tức phải không ?

@caotrung0418 ; Hahaha dí dỏm thật !!!

@chuotcoduoi : Rất cảm ơn bạn ! Nếu tôi có ý định làm business, tôi sẽ chọn bạn làm partner ngay. Bạn là một Planning Expert. Có những điểm trong bài viết của bạn thuộc về phần sau trong topic này. Tôi xin mạn phép không nói ra để các bạn khác có một sự góp ý khách quan hơn. Những điều bạn viết quả là một vài điều trong những gì tôi mong đợi từ những góp ý các bạn ở quê nhà. Tuy nhiên bạn vẫn tự khóa mình trong những định nghĩa về Danh Xưng. Góp ý của bạn tôi sẽ trở lại vào những phần thảo luận kế tiếp.

@meoluoi : Chà chà ... cái bạn này nhanh quá... Ăn cắp ý những gì tôi sẽ viết ở page thứ .... 30 hihihihi . Bravo !!! Chỉ là hơi giống giống ý của tôi thôi. Chứ chưa chắc gì tôi và bạn đã đúng. Nhưng để đó... Khi nào tới trang 30 thì tôi sẽ móc "bạn" lên để nói chiện.
À cái hình tủ kinh chứa đầy máy ảnh chụp hay quá ... giống như cái tủ được kê lên bởi ... mấy cái nệm cao su và ... kệ sách nhỏ . Hey, cái anh phó nháy trên ghe chụp xong về là phải chỉnh lại đường chân trời đấy. hahahaha. Cảm ơn bạn nhiều. Lại có máu tếu nửa ...

@mrphatdao : Hàhà tức là theo bạn thì sự khác biệt là cách "sướng" khác nhau. hihihìhi. Cái này cần phải kiểm chứng lại.... Một cái sướng khi bấm/nhấn được tiền. Một cái sướng khi bấm/nhấn mất tiền ( mua thiết bị nhiếp ảnh mà không kiếm tiền được) > Nghe quen quen hình như mình cũng có nhiều lần như vậy .... hahahahahhahaha.

@huutrong : cảm ơn sự góp ý của bạn. Đó là một yếu tố mà chúng ta sẽ trao đổi với nhau trong topic này.

Theo tôi thấy thì các bạn vẫn còn quây quần chung quanh những định nghĩa trên mặt ý niệm và nhận định có tính cách tiêu cực/bài bản ... ( xin lổi về cách dùng từ và hành văn nếu có gì sai hoặc xúc phạm thì tôi xin lổi vì không có ý đó có thể lâu ngày không dùng tiếng Việt nhiều).
Ví dụ khi tiếp xúc với một người photographer không quen biết trước, những yếu tố thực tiển/căn bản nào khiến cho bạn thấy được người đó là 1 Pro.
Rỏ ràng là trong phần 2 này, thì các bạn đã nhận thấy rằng Sự khác biệt giửa Amateur và Pro không chỉ là sự khác nhau vể nguồn lợi tức ( Nghiệp Dư và Chuyên Nghiệp ). Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn, điều này nhưng chưa đủ. Khi mình tìm ra được những yếu tố, điều kiện những đòi hỏi Cẩn và Đủ để trở thành Pro thì tự nhiên chúng ta thấy ngay rằng những người "tự nhận" là pro sẽ không còn thuộc vào Nhóm Pro chân chính nửa.

Như vậy : Những yếu tố, điều kiện, đòi hỏi Cần và Đủ nào để cho một người trở thành Pro trong lãnh vực nhiếp ảnh ?

Mong các bạn góp ý ...

Thân,

KGP

meoluoi
26-06-2011, 04:53 PM
Em thích cách bác KGP đặt vấn đề và dẫn dắt câu chuyện. hihi. Em có dịp làm việc với khá nhiều photographer từ chuyên nghiệp, tự nhận là chuyên nghiệp đến nghiệp dư và cả những người chỉ đam mê chụp ảnh. Đối với câu hỏi của bác vừa đặt ra, câu trả lời sẽ rất rộng và liên quan đến lĩnh vực phát triển nghề nghiệp / business của chính người photographer đó. Nếu em viết tiếp, em sẽ phân tích từ cái Return on Career Investment (ROI) ngược lên yếu tố, điều kiện, đòi hỏi để thành Pro. Photographer. Khi nào có thời gian nhiều hơn em sẽ ba lăng nhăng tiếp cái topic này.

kenzy
26-06-2011, 09:41 PM
theo em thì tùy cảm hứng, đôi khi mình gọi dân dã cho thoải mái giao lưu !

nguyen huu hanh
26-06-2011, 11:23 PM
Keke, bác KhongGianPhang chịu khó chỉnh focus một tí sẽ thấy câu hỏi của bác em đã trả lời ngay những dòng đầu tiên. Em không liệt kê ra họ phải làm gì, vô tình trở thành giáo trình mất, hihihi!
Qua những lần làm việc với Pro nước ngoài (http://dantri.com.vn/c23/s23-339954/chop-hinh-chau-tan-tai-ga-ha-noi.htm) cũng như rút tỉa kinh nghiệm từ đồng nghiệp đến bản thân, em đút kết và đã nói ngay từ đầu:
-Kỹ năng (chuyên môn, kinh nghiệm, mức độ tinh xảo,...)
-Tác phong (tính chuyên nghiệp, bài bản từ hình thành ý tưởng, kế hoạch thực hiện đến tác nghiệp. Trong đó bao gồm tính kỷ luật, độ nhạy bén, chính xác, kết hợp nhóm, tôn trọng cộng sự từng lĩnh vực chuyên môn,...)
-Sản phẩm (hiệu quả công việc).
để trả lời các dòng này

Như vậy : Những yếu tố, điều kiện, đòi hỏi Cần và Đủ nào để cho một người trở thành Pro trong lãnh vực nhiếp ảnh ?
của bác.
Em vẫn tuân thủ không ai chọn cửa mà sinh và thời thế tạo anh hùng nên không so sánh cấp độ hay nêu trường hợp cá biệt, hihihi!
Quan điểm của bác thì sao?

KhongGianPhang
27-06-2011, 08:54 PM
Em thích cách bác KGP đặt vấn đề và dẫn dắt câu chuyện. hihi.


Cảm ơn meoluoi rất nhiều. Thật ra tôi là một người rất tầm thường không có biết gì nhiều như meoluoi nghĩ đâu. Tôi cố gắng tìm cách học hỏi thêm với các mem trên DĐ này qua những post như thế này. Có rãnh meoluoi đóng góp cho vui nhen !



theo em thì tùy cảm hứng, đôi khi mình gọi dân dã cho thoải mái giao lưu !

Chúng ta luôn luôn có sự tự do trong quyết định chọn dịch vụ nào tốt và thích hợp cho mình. Cảm ơn bạn ghé topic và để lại cảm tưởng.



Keke, bác KhongGianPhang chịu khó chỉnh focus một tí sẽ thấy câu hỏi của bác em đã trả lời ngay những dòng đầu tiên. Em không liệt kê ra họ phải làm gì, vô tình trở thành giáo trình mất, hihihi!
Qua những lần làm việc với Pro nước ngoài (http://dantri.com.vn/c23/s23-339954/chop-hinh-chau-tan-tai-ga-ha-noi.htm) cũng như rút tỉa kinh nghiệm từ đồng nghiệp đến bản thân, em đút kết và đã nói ngay từ đầu:
-Kỹ năng (chuyên môn, kinh nghiệm, mức độ tinh xảo,...)
-Tác phong (tính chuyên nghiệp, bài bản từ hình thành ý tưởng, kế hoạch thực hiện đến tác nghiệp. Trong đó bao gồm tính kỷ luật, độ nhạy bén, chính xác, kết hợp nhóm, tôn trọng cộng sự từng lĩnh vực chuyên môn,...)
-Sản phẩm (hiệu quả công việc).
để trả lời các dòng này của bác.
Em vẫn tuân thủ không ai chọn cửa mà sinh và thời thế tạo anh hùng nên không so sánh cấp độ hay nêu trường hợp cá biệt, hihihi!
Quan điểm của bác thì sao?


Ái chà .... kekeke . Thiết bị thì Ok, out nét có thể do người chụp hoặc chủ thể quá mờ hay quá tối ...
Chắc tại tôi không focus chính xác điểm nào... Hoặc không có điểm nào rỏ rệt nhất để Focus

Những gì mà bạn viết có một cái ý chung chung, có thể áp dụng cho mọi ngành. Theo tôi , những yếu tố đó là những điều mà một Pro phải luôn luôn có để còn giữ được cái Danh Xưng mà không bị đào thải theo đà tiến hóa của Xã Hôi, Nhu Cầu, Kỷ Thuật ... có liên quan đến nhiếp ảnh.
Bạn cũng không hoàn toàn giải thích về cái Nghịch Lý mà tôi đã nêu lên ở post trước. Bạn nghĩ là những bác ở Đầm Sen không học hỏi sao ? Họ không chia xẻ những kinh nghiệm và kiến thức với nhau sao ? Họ không biết tạo ra nhu cầu cho khách hàng để tăng doanh thu sao ? Tôi đã từng nói chuyện và tiếp xúc nhiều với họ. Họ là những người thực lòng muốn học hỏi những kỷ thuật và kỷ năng mới trong lãnh vực nhiếp ảnh vì đó là sự sống còn cho chính họ ...
Nhưng trên thực tế thì họ không thuộc vào Nhóm Pro. Vì họ có những giới hạn ... Và họ không có những gì mà một Pro Chân Chính cần phải có trước tiên, để có thể trở thành Pro trong tương lai.

Nếu bạn xiết khẩu lại để cho DOF sâu một chút thì bạn thấy ngay cái ý của tôi bao gồm cả câu ... những yếu tố thực tiển căn bản nào ... ở trong paragraph đó.

Như vậy thì trong phần này : Quan điểm của tôi là : Một trong những yếu tố căn bản thực tiển đầu tiên để một người có thể có đủ tư cách tự nhận là PRO là những Văn Bằng Tốt Nghiệp trong lãnh vực Nhiếp Ảnh..

Đây là một thực tế trong bất cứ xã hội tây phương nào....

Các Bạn nghĩ thế nào ? Chỉ một câu mà chúng ta đã tách biệt được nhóm hành nghề ở Đầm Sen, chẳng hạn, ra khỏi Nhóm Pro !

Thân,

KGP

nguyen huu hanh
27-06-2011, 10:37 PM
Như vậy thì trong phần này : Quan điểm của tôi là : Một trong những yếu tố căn bản thực tiển đầu tiên để một người có thể có đủ tư cách tự nhận là PRO là những Văn Bằng Tốt Nghiệp trong lãnh vực Nhiếp Ảnh..

Đây là một thực tế trong bất cứ xã hội tây phương nào....

Các Bạn nghĩ thế nào ? Chỉ một câu mà chúng ta đã tách biệt được nhóm hành nghề ở Đầm Sen, chẳng hạn, ra khỏi Nhóm Pro !

Thân,

KGP
Theo quan điểm của bác thì bác dẫn chứng em xem nghịch lý nằm ở chổ nào ạ?

KhoanTuong
28-06-2011, 12:42 PM
Người dạy học thì gọi là thầy. người công tác trong ngành giáo dục cũng gọi là thầy , mặc kệ dạy giỏi hay , có là hiệu trưởng mua dâm cũng gọi là thầy , còn cái thứ hạng thế nào thì người sử dụng dịch vụ tức là học trò và phụ huynh họ đánh giá . áp dụng vô ngành này cũng được đúng hôk, nhà giáo ưu tú thì cũng là người làm lâu năm mà ưu tú , ,,, rộng đường thoải mái bớt bàn cãi chuyện vô bổ .

Theo mấy cái qui cách gọi tên trên, thì em là Pro , nghiệp dư , nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ nhiếp ảnh, ....tất tần tật liên quan tới ảnh đều gom vô được, ... ngoài cái việc buôn bán cho thuê như 1 số bác nhà mình đảm nhiệm thêm,

KhongGianPhang
28-06-2011, 06:46 PM
Theo quan điểm của bác thì bác dẫn chứng em xem nghịch lý nằm ở chổ nào ạ?


Ông Bạn Hanh, mặc dù tôi chưa biết bạn nhưng tôi rất ngưỡng mộ và tôn trọng bạn. Tôi đang chuẩn bị để hồi đáp cho bạn thì nhận được post của bạn Khoan Tuong. tôi xin lổi hồi đáp cho bạn ấy trước nhé.
Tôi thành thật xin lổi bạn.



Người dạy học thì gọi là thầy. người công tác trong ngành giáo dục cũng gọi là thầy , mặc kệ dạy giỏi hay , có là hiệu trưởng mua dâm cũng gọi là thầy , còn cái thứ hạng thế nào thì người sử dụng dịch vụ tức là học trò và phụ huynh họ đánh giá . áp dụng vô ngành này cũng được đúng hôk, nhà giáo ưu tú thì cũng là người làm lâu năm mà ưu tú , ,,, rộng đường thoải mái bớt bàn cãi chuyện vô bổ .

Theo mấy cái qui cách gọi tên trên, thì em là Pro , nghiệp dư , nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ nhiếp ảnh, ....tất tần tật liên quan tới ảnh đều gom vô được, ... ngoài cái việc buôn bán cho thuê như 1 số bác nhà mình đảm nhiệm thêm,

Chào bạn Khoan Tuong,

Cảm ơn bạn đã vào đọc và để lại cảm tưởng.

1. Tôi nghĩ đây chỉ là thiển ý của riêng bạn ... đúng không ? Ở đây người ta gọi 1 ông Hiệu Trưởng mua dâm bất hợp pháp là kẻ phạm tội nếu bắt được quả tang. Và gọi Thầy Giáo dạy dở là Người Thất Nghiệp. Vì ông HT sẽ bị tù và Thầy Dạy Dở sẽ bị sa thải. Xem ra bạn là người đắc đạo có tấm lòng từ bi không biệt được cái hay cái dở, cái tốt cái xấu. Dưới mắt bạn thầy nào cũng thầy.

2. Bạn có đứng vào vị thế của những ngưới thầy giáo mô phạm, đạo đức, ưu tú khác để nhìn những người đồng nghiệp của mình như vậy không?

Tại sao ở đây người ta trân quí danh xưng PRO. Đó là một danh dự. Cho nên những tiêu chuẩn, điều kiện, yếu tố để trở thành PRO rất khó khăn và khắc khe. Nhìn chung, đó cũng có thể là lỳ do tại sao Made-In các nước Tây phương thường được chọn hơn Made-In các nước Á Châu.
Đây không phải là cái nhìn hay quan điểm của cá nhân tôi, mà tôi chỉ muốn chia xẻ với các bạn cái nhìn, quan điểm của giới Nhiếp Ảnh ở đây về 1 PRO như thế nào, để từ đó các bạn có một cái nhìn thế nào là 1 PRO theo tiêu chuẩn quốc tế...
Tôi thấy bạn đâu có mất mát gì đâu, biết thêm thì làm phong phú thêm kiến thức cho mình. Còn không muốn biết thêm, hay đọc mà xót xa : thấy người rồi nghĩ đến ta ... thì đừng đọc. Đơn giản !!!

3. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mổi người, thuốc bổ của người này có thể là thuốc vô bổ ( và có khi thuốc độc) của người khác. Lý luận tương tự : tủy theo trình độ Tư Duy của mổi người : Những gì tôi viết có thể sẽ là điều bổ ích, còn những người khác thì không.

3. Bạn quả là một người Đa Tài ... cái gì cũng có thể làm được hết. Rất ngưỡng mộ !!! Ở đây người ta gọi một người như thế là HANDYMAN.

4. Bạn viết chỉ có vài chữ nhưng tôi nghĩ , dưới cái nhìn của giới nhiếp ảnh ở đây, Bạn Không Thể Nào Là 1 PRO. Nếu bạn kiên nhẩn thì từ từ tôi sẽ giải thích cho bạn thấy.
Có thể dưới những con mắt của đồng nghiệp của bạn ... bạn là một PRO. Cũng như dưới con mắt bạn Thầy nào cũng là Thẩy ...

À mà bạn đừng lo ... nếu tôi nhận thấy topic này không có ai vào đọc thì tôi sẽ stop ngay. Vì tôi nghĩ những gì tôi muốn chia xẻ là những điều Vô Bổ.

Chúc Bạn luôn là một người Đa Tài !

Thân,

KGP

KhoanTuong
28-06-2011, 10:57 PM
Chào bạn Khoan Tuong,

Cảm ơn bạn đã vào đọc và để lại cảm tưởng.

1. Tôi nghĩ đây chỉ là thiển ý của riêng bạn ... đúng không ? Ở đây người ta gọi 1 ông Hiệu Trưởng mua dâm bất hợp pháp là kẻ phạm tội nếu bắt được quả tang. Và gọi Thầy Giáo dạy dở là Người Thất Nghiệp. Vì ông HT sẽ bị tù và Thầy Dạy Dở sẽ bị sa thải. Xem ra bạn là người đắc đạo có tấm lòng từ bi không biệt được cái hay cái dở, cái tốt cái xấu. Dưới mắt bạn thầy nào cũng thầy.

1 ví dụ : anh HQT , một nghệ sĩ nhiếp ảnh, bị phanh phui là đạo ý tưởng của nước ngoài, trên báo TN , và source từ diễn đàn này , hiện giờ anh vẫn là nghệ sĩ nhiếp ảnh , anh TTN, chụp bộ ảnh môi trường, bị đâm chém tơi bời, các báo vẫn gọi anh là NAG . nhiêu đây tạm đủ cho ý trên anh nhỉ?


2. Bạn có đứng vào vị thế của những ngưới thầy giáo mô phạm, đạo đức, ưu tú khác để nhìn những người đồng nghiệp của mình như vậy không?



Tại sao ở đây người ta trân quí danh xưng PRO. Đó là một danh dự. Cho nên những tiêu chuẩn, điều kiện, yếu tố để trở thành PRO rất khó khăn và khắc khe. Nhìn chung, đó cũng có thể là lỳ do tại sao Made-In các nước Tây phương thường được chọn hơn Made-In các nước Á Châu.
Đây không phải là cái nhìn hay quan điểm của cá nhân tôi, mà tôi chỉ muốn chia xẻ với các bạn cái nhìn, quan điểm của giới Nhiếp Ảnh ở đây về 1 PRO như thế nào, để từ đó các bạn có một cái nhìn thế nào là 1 PRO theo tiêu chuẩn quốc tế...
Tôi thấy bạn đâu có mất mát gì đâu, biết thêm thì làm phong phú thêm kiến thức cho mình. Còn không muốn biết thêm, hay đọc mà xót xa : thấy người rồi nghĩ đến ta ... thì đừng đọc. Đơn giản !!!

2 và 3, em trả lời chung, : Pro quốc tế chả ai quan tâm tới vì sao họ được gọi là Pro , 1 loạt các tên tuổi đa phần chả ai xen chữ Pro vào trước tên họ, cái tên là đủ minh chứng cho giá trị sản phẩm của họ . chỉ ở Vn mới có cái chữ Pro to đùng ,

3. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mổi người, thuốc bổ của người này có thể là thuốc vô bổ ( và có khi thuốc độc) của người khác. Lý luận tương tự : tủy theo trình độ Tư Duy của mổi người : Những gì tôi viết có thể sẽ là điều bổ ích, còn những người khác thì không.

3. Bạn quả là một người Đa Tài ... cái gì cũng có thể làm được hết. Rất ngưỡng mộ !!! Ở đây người ta gọi một người như thế là HANDYMAN.

Đa tài thì không, trong nhiếp ảnh thì cũng tạm tạm, nhưng em bắt đầu từ điễn đàn này, sau đó tham gia các cuộc thi, sau đó có giải, sau đó kiếm tiền, sau đó làm cho tạp chí tạm tạm , thế thì chẳng phải cái gì cũng qui vô được sau , 1 lần nữa thì những danh xưng, vẫn chỉ là danh xưng trong cái môi trường nhiếp ảnh hiện nay .



4. Bạn viết chỉ có vài chữ nhưng tôi nghĩ , dưới cái nhìn của giới nhiếp ảnh ở đây, Bạn Không Thể Nào Là 1 PRO. Nếu bạn kiên nhẩn thì từ từ tôi sẽ giải thích cho bạn thấy.
Có thể dưới những con mắt của đồng nghiệp của bạn ... bạn là một PRO. Cũng như dưới con mắt bạn Thầy nào cũng là Thẩy ...

Cái này đả kích cá nhân hơi cao, mà em cũng đâu cần các bạn "Ở đây" xem mình là Pro, họ học cách xem ảnh trước đã . rồi xem người chụp sau .

À mà bạn đừng lo ... nếu tôi nhận thấy topic này không có ai vào đọc thì tôi sẽ stop ngay. Vì tôi nghĩ những gì tôi muốn chia xẻ là những điều Vô Bổ.

Sẽ bổ ích hơn, nếu theo ý của meoluoi ở post trên . cách build tên của 1 photographer chứng tỏ độ "PRO" , cái này thì vì tính cách cá nhân cũng như nhân sinh quan mà người này người khác ,

Có sai sót gì k nhỉ ?

Nikonian2006
29-06-2011, 11:26 AM
1. Lâu lắm rồi mình không viết bài dài trong forum này như mọi khi. Người chủ viết topic này có hai điều làm mình chưa thấy topic này hấp dẫn để đọc chi tiết. Điểm đầu tiên là cách viết không rõ ràng ý muốn thể hiện điều gì khi viết dài làm cho mình đọc cả bốn trang mà vẫn chưa hiểu rõ ràng người viết muốn nói cái gì. Mình hiểu một vài ý nhưng chỉ không hiểu rõ ràng. Điểm thứ hai là người viết bài đưa ra những quan điểm mà nó mang tính khái quát hóa generalization mà lẽ ra không nên làm như vậy khi nói chuyện trên public. Ở điểm này mình sẽ ghi rõ ràng bên dưới tại sao mình nói như vậy (xem bên dưới).

Thế nào là professional?

2. Professional là một từ tiếng Anh có nghĩa là một người có nghề nghiệp chuyên về một lĩnh vực nào đó. Đơn giản là vậy thôi. Không nên diễn giải những cái gì đơn giản cho nó ra phức tạp.

3. Trong link đây http://www.dannysteyn.com/how-to-become-a-professional-photographer.htm, anh Danny Steyn đã giải thích cho chúng ra rõ ràng từ professional nghĩa là gì (sorry các bạn không đọc được tiếng Anh).

4. Nếu dịch ra tiếng Việt "I am a professional [tên nghề]" hãy dịch ra đơn giản thế này "tôi là một người có nghề chuyên môn là [tên nghề nghiệp]". Nó có nghĩa là tôi kiếm thu nhập chính của tôi để sống hàng ngày vào nghề này. Ví dụ, tôi là một người dọn toilet chuyên nghiệp và tôi là một bác sĩ chuyên nghiệp.

5. Hai câu nói đó, chỉ khác nhau ở mức độ phức tạp của nghề nghiệp, nhưng tính từ chuyên nghiệp chỉ ra hai người này kiếm tiền để sống từ hai nghề họ nêu. Là một con người có trí thức và biết tôn trọng mọi người, người này không nên vì chữ toilet mà coi thường công việc này. Không ai muốn dọn toilet cả và tất nhiên ai cũng muốn làm bác sĩ cả nhưng không phải muốn là được. Một con người cha mẹ sinh ra kém may mắn không đủ trí thông minh không thể học làm bác sĩ thì không nên bị xã hội của những con người làm bác si coi thường họ.

6. Vì những lý lẽ nói ở trên, chúng ta không nên coi nặng từ "professional". Nó không có nghĩa gì cả nhất là dùng nó để tạo ra một ý nghĩa phân biệt cao thấp trong xã hội. Đúng là bạn là một luât sư hay bác sĩ trong xã hội thì bạn có tay nghề cao nhưng không vì thế mà mình coi thường lao động tay nghề thấp hơn.

Không nên generalization mà phải dựa vào chất lượng từng sản phẩm một

7. Trong những bài viết của bạn chủ, bạn có hai ý này hoàn toàn không đúng:



7.1 Bạn nói để trở thành professional photgrapher phải có bằng cấp. Bạn nói câu này chỉ đúng khi nào bạn là bác sĩ hay nha sĩ vì nghề này không thể nào tự đào tạo. Trong nhiếp ảnh, điều này hoàn toàn sai. Hãy đọc lại link của Danny Steyn, anh ta tự học. Trong nhiếp ảnh bạn không cần bằng cấp chính quy. Photography cũng như đánh billiards, không cần phải có bằng cấp. Link của Danny giải thích lý do này.

7.2 Bạn nói sản phẩm sản xuất (made in) phương Tây xem trọng hơn ở châu Á. Đây là một nhận xét generalization không chính xác 100%. Không nên chỉ dựa vào made in ở đâu mà xét chất lượng sản phẩm mà phải dựa vào quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào và tên tuổi của hãng sản xuất ra sao. Hàng Iphone/Ipad toàn là made in China nhưng vẫn tốt. Áp dụng vào thợ chụp ảnh cũng vậy, đừng nghĩ là photographer bằng cấp ở nước lớn về vn sẽ ngon hơn local photographer ở vn. Ngon hơn hay không ngon hơn hãy xem ở chất lượng mà hai người đó tạo ra trên từng sản phẩm một.

ktphong
29-06-2011, 02:31 PM
Nhiếp ảnh gia là khái niệm chỉ có ở Vietnam, ko so sánh đc với khái niệm amatuer hay professional của nước ngoài. do đó, so sánh cao thấp với nhau sao được.

Ai cầm máy chụp được cái ảnh nào đưa lên báo/tạp chí của VN là thành NAG ngay thôi, từ của báo chí mà.
còn amatuer với pro thì đã nhiều bạn phân tích rồi, cái này cũng chẳng phải là danh xưng gì, nếu có cũng tự phong ở VN thôi, mà cũng chẳng ai chứng nhận cho. Cái gì mà trân quý danh xưng pro, lại còn là một danh dự gì gì, rất chi là vớ vẩn.

KhongGianPhang
29-06-2011, 03:10 PM
1.
[/INDENT][/INDENT][/INDENT]

Cảm ơn bạn bạn đã nhắc nhở. Lẻ ra không nên viết một đề tài như thế này trên public. Bạn hoàn toàn đúng.

Tôi cũng thành thật xin lổi tất các Members đã theo dỏi topic này.

Tôi nợ bạn Hanh một lời giải thích. Sẽ cố gắng diện kiến để tạ lổi khi có dịp về VN .

Tôi xin ngưng topic ở đây...

Thân,

KGP

thanhoanhung
29-06-2011, 03:53 PM
Làng chụp ảnh Việt Nam có rất nhiều dạng, tôi đã đọc hết bài của các bạn đưa lên trong topic này. Hầu hết các bạn đều hiểu phần nào đó của "nghề chụp ảnh" ở Việt Nam. Tuy nhiên, với kỹ thuật tiến hóa nhanh và nhiều hãng máy như hiện nay thì chúng ta cho ra rất nhiều người chụp ảnh. Bạn đi đến bất cứ nơi nào, ở đâu cũng thấy lấp ló vài máy ảnh du lịch hoặc ống kính rời. Nhiều như giới ca sĩ vậy - cứ hát một vài bài, thậm chí không đào tạo cũng được gắn mác "ca sĩ".

Trong phần đông giới cầm máy, còn có một bộ phận chủ yếu là cho oai nữa cơ. Họ có thể thay, lên đời body, sắm thêm lens nhưng chưa có ảnh nào cho ra hồn, chủ yếu là "đặc tả". Cho nên, khái niệm "nhiếp ảnh gia" hay "chuyên nghiệp" hoặc "bán chuyên nghiệp"...vân vân...là một khái niệm "biên giới" (có thể đúng, có thể chưa đúng).

Chúng ta, đa số là khi lớn lên mới tiếp cận máy tính, internet, diễn đàn...nảy sinh ý tưởng chụp ảnh. Tiết kiệm tiền, mua máy rồi chụp ảnh...nâng cấp...tầng lớp này sử dụng nhiều trở thành đam mê, tổ chức offline với nhau cho ra nhiều ý tưởng chụp ảnh...

Còn một số người là con cháu đại gia, nhiều tiền nhưng lại không thích chụp ảnh. Ví dụ nhỏ là Cường Đô La chẳng hạn, anh ta mà mua sắm thiết bị thì có lẽ ở làng nhiếp ảnh chúng ta không ai đua kịp. Kể cả vikhoa con anh Khôi cũng không đua được.

Điểm lại ở Việt Nam - nhiều anh nhiều chị, chỉ bằng máy ảnh cà tàng + len kit chụp ảnh ở mấy điểm du lịch vẫn sống khỏe. Thế thì có gọi họ là Nhiếp Ảnh Gia được không? khi mà họ chỉ sử dụng quen máy của họ, đưa cho D1 thì việc căn chỉnh ... quả là một điều khó. Thậm chí, nhiều người chụp ảnh kiếm tiền nuôi cả gia đình, gầy dựng sự nghiệp nhưng nói về mấy khái niệm 1/3 hoặc xóa phông... cũng chưa chắc nắm rõ.

Bởi thế cho nên, theo tôi, những người cầm máy ảnh, chụp được ảnh chúng ta đều là Nhiếp Ảnh Gia. Bỏ hết những khái niệm khác đi nhé các Nhiếp Ảnh Gia.

11002
29-06-2011, 04:09 PM
Cảm ơn bạn bạn đã nhắc nhở. Lẻ ra không nên viết một đề tài như thế này trên public. Bạn hoàn toàn đúng.

Tôi cũng thành thật xin lổi tất các Members đã theo dỏi topic này.

Tôi nợ bạn Hanh một lời giải thích. Sẽ cố gắng diện kiến để tạ lổi khi có dịp về VN .

Tôi xin ngưng topic ở đây...

Thân,

KGP

Ha! Hôm nay trở vào đọc topic ở đây mới thấy bác chủ mong muốn trình bày một vấn đề lớn hơn, cũng lá 1 cách rất hay để học hỏi.



@11022 : Cảm ơn về cái chiện Spacing trong bài viết. Hèn gì viết cho khoảng trống mà sau đó thì thấy sát nhau.
Hì hì bạn lại thêm vào cái điểm phụ cho Pro là Pro Cao Cấp và Pro Sơ Cấp. Nhưng tựu trung ý của bạn cũng nằm trong sự khác biệt giửa Ngiệp Dư và Chuyên Nghiệp về lợi tức phải không ?

Thân,

KGP

Tuy nhiên, em vẫn giữ quan điểm Pro, là chuyên nghiệp là: Tôi kiếm tiền từ chính nghề đó - tức là phân biệt theo lợi tức.

Đồng ý với bác chủ là 1 Pro cao cấp thì hơn hẳn 1 Pro khác ở chổ đầu óc, cách tổ chức và cả cách kinh doanh, nhưng các bác chụp ảnh dịch vụ vẫn có thể tự hào: Hôm qua tao chụp đám cưới, 10 cuộn phim (36) giao đủ 360 tấm. Chưa chắc các Pro cao cấp làm được điều này.

Hoạ sĩ vẫn là hoạ sĩ và thợ vẽ vẫn là thơ vẽ, nhưng thợ vẽ, vẽ nhanh hơn hoạ sĩ khá nhiều, và có thể vẽ hằng ngày, hàng giờ, vẽ để kiếm tiền mà chẳng cần hứng thứ - cảm xúc :9:


Cái cần phân biệt để chia nhóm là:
- Pro (chuyên nghiệp): Bao gồm những người chụp ảnh kiếm tiền chính từ công việc chụp ảnh kể cả anh thợ chụp ảnh dạo lẫn những anh thợ chụp ảnh cao cấp. Chỉ khác nhau duy nhất là anh Pro chụp ảnh cao cấp thì sẽ có nhiều ý tưởng và cách setup để thực hiện ý tưởng đó.
Trường hợp này giống như Hoạ Sĩ và Thợ Vẽ (bao gồm cả thợ sao chép)

- Amateur (Nghiệp dư): Bao gồm tất cả những người chụp ảnh còn lại, kể cả những người giảng dạy trong các trường dạy về nhiếp ảnh mà không thuộc thành phần Pro như ở trên

xichlo
29-06-2011, 10:39 PM
Lời giải thích của bác Nikonian2006 nên được lưu giữ trong mục FAQ của vnphoto.net, sau này thành viên mới đỡ phải hỏi đi hỏi lại câu này :)


1. Lâu lắm rồi mình không viết bài dài trong forum này như mọi khi. Người chủ viết topic này có hai điều làm mình chưa thấy topic này hấp dẫn để đọc chi tiết. Điểm đầu tiên là cách viết không rõ ràng ý muốn thể hiện điều gì khi viết dài làm cho mình đọc cả bốn trang mà vẫn chưa hiểu rõ ràng người viết muốn nói cái gì. Mình hiểu một vài ý nhưng chỉ không hiểu rõ ràng. Điểm thứ hai là người viết bài đưa ra những quan điểm mà nó mang tính khái quát hóa generalization mà lẽ ra không nên làm như vậy khi nói chuyện trên public. Ở điểm này mình sẽ ghi rõ ràng bên dưới tại sao mình nói như vậy (xem bên dưới).

Thế nào là professional?

2. Professional là một từ tiếng Anh có nghĩa là một người có nghề nghiệp chuyên về một lĩnh vực nào đó. Đơn giản là vậy thôi. Không nên diễn giải những cái gì đơn giản cho nó ra phức tạp.

3. Trong link đây http://www.dannysteyn.com/how-to-become-a-professional-photographer.htm, anh Danny Steyn đã giải thích cho chúng ra rõ ràng từ professional nghĩa là gì (sorry các bạn không đọc được tiếng Anh).

4. Nếu dịch ra tiếng Việt "I am a professional [tên nghề]" hãy dịch ra đơn giản thế này "tôi là một người có nghề chuyên môn là [tên nghề nghiệp]". Nó có nghĩa là tôi kiếm thu nhập chính của tôi để sống hàng ngày vào nghề này. Ví dụ, tôi là một người dọn toilet chuyên nghiệp và tôi là một bác sĩ chuyên nghiệp.

5. Hai câu nói đó, chỉ khác nhau ở mức độ phức tạp của nghề nghiệp, nhưng tính từ chuyên nghiệp chỉ ra hai người này kiếm tiền để sống từ hai nghề họ nêu. Là một con người có trí thức và biết tôn trọng mọi người, người này không nên vì chữ toilet mà coi thường công việc này. Không ai muốn dọn toilet cả và tất nhiên ai cũng muốn làm bác sĩ cả nhưng không phải muốn là được. Một con người cha mẹ sinh ra kém may mắn không đủ trí thông minh không thể học làm bác sĩ thì không nên bị xã hội của những con người làm bác si coi thường họ.

6. Vì những lý lẽ nói ở trên, chúng ta không nên coi nặng từ "professional". Nó không có nghĩa gì cả nhất là dùng nó để tạo ra một ý nghĩa phân biệt cao thấp trong xã hội. Đúng là bạn là một luât sư hay bác sĩ trong xã hội thì bạn có tay nghề cao nhưng không vì thế mà mình coi thường lao động tay nghề thấp hơn.

Không nên generalization mà phải dựa vào chất lượng từng sản phẩm một

7. Trong những bài viết của bạn chủ, bạn có hai ý này hoàn toàn không đúng:



7.1 Bạn nói để trở thành professional photgrapher phải có bằng cấp. Bạn nói câu này chỉ đúng khi nào bạn là bác sĩ hay nha sĩ vì nghề này không thể nào tự đào tạo. Trong nhiếp ảnh, điều này hoàn toàn sai. Hãy đọc lại link của Danny Steyn, anh ta tự học. Trong nhiếp ảnh bạn không cần bằng cấp chính quy. Photography cũng như đánh billiards, không cần phải có bằng cấp. Link của Danny giải thích lý do này.

7.2 Bạn nói sản phẩm sản xuất (made in) phương Tây xem trọng hơn ở châu Á. Đây là một nhận xét generalization không chính xác 100%. Không nên chỉ dựa vào made in ở đâu mà xét chất lượng sản phẩm mà phải dựa vào quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào và tên tuổi của hãng sản xuất ra sao. Hàng Iphone/Ipad toàn là made in China nhưng vẫn tốt. Áp dụng vào thợ chụp ảnh cũng vậy, đừng nghĩ là photographer bằng cấp ở nước lớn về vn sẽ ngon hơn local photographer ở vn. Ngon hơn hay không ngon hơn hãy xem ở chất lượng mà hai người đó tạo ra trên từng sản phẩm một.

meoluoi
29-06-2011, 10:57 PM
cám ơn bác Nikonian2006 nhiều. Really learn a lot from your sharing!

Nikonian2006
30-06-2011, 10:36 AM
Các bạn

1. Đầu tiên là cám ơn anh XL và bạn Meoluoi. Hôm nay mình tiếp tục viết một số vấn đề liên quan đến topic này. Vì là bài viết dài cho nên vào bất cứ lúc nào các bạn không thích đọc tiêu đề nào hãy bỏ qua và đọc tiêu đề khác vì nội dung trong các tiêu đề không liên quan với nhau.

Về cách dùng từ Nhiếp Ảnh Gia (NAG)

2. Trong những bài viết nói trên, các bạn không ủng hộ việc lạm dụng từ NAG và mình muốn nói về việc này.

3. Bản thân từ NAG không có gì là đáng lên án cả nếu người sử dụng nó không hàm ý mang theo ý nghĩa "to lớn" nào trong đó (trong khi thật sự khả năng của anh ta không "to lớn" như tên gọi. NAG là một từ Hán Việt, gia là người và theo khả năng giới hạn của mình (và không biết là đúng hai sai) NAG nếu dịch là theo từ bình dân là một người chụp ảnh. Tương tự như phi hành gia là một người bay lên vũ trụ.

4. Khi chúng ta sử dụng từ Hán Việt, chúng ta hàm ý đặt nó lên mức nghiêm trang trong văn nói hoặc viết. Chính vì sự nâng lên này làm cho từ sử dụng trở nên to lớn và làm mất đi ý nghĩa thông thường của nó. Mình ví dụ, nếu mình nói tôi là một người chụp ảnh thì người nghe sẽ thấy bình thường vì lời nói đó chỉ mang đi hàm ý là tôi là một người cầm máy ảnh và chụp (chưa biết là professional hay amateur) nhưng nếu "nâng" lên và hoa mỹ vào với từ Hán Việt tôi là NAG thì tự nhiên người nghe cảm thấy có cái gì lớn lao trong cái từ NAG. Vì vậy, muốn dùng từ lớn lao hãy tạo ra khả năng lớn lao tương ứng.

Cái hại của việc dùng từ lo lớn

5. Cái hại lớn nhất của là làm cho từ đó mất đi ý nghĩa thật sự của nó và làm cho những người thật sự có khả năng với danh xưng đó bị đánh đồng với những người tệ hại kia.

6. Một trong những điều mình thấy hay bị lạm dụng và việc sử dụng từ "chuyên gia" (expert) và sử dụng học vị tiến sĩ ở một số nước. Cái gì cũng gọi là chuyên gia. Hễ có một chút chuyên môn cũng tự nhận là chuyên gia.

7. Ở một số nước mà họ coi trọng ý nghĩa của từ chuyên gia, để làm được chuyên gia phải làm trong một lĩnh vực khá lâu 10-15 năm và phải thi tuyển qua một kỳ thi khó khăn thì sau đó mới mang danh xưng chuyên gia. Mình lấy ví dụ, bạn học xong bác sĩ, bạn muốn làm specialist bạn phải học lên cao nữa. Trong ngành luật ở nước phát triển, chuyên gia gọi là accredited specialist. Để được gọi tên chuyên gia này trong một lĩnh vực của luật pháp, thông thường bạn phải có ít nhất 5 năm full-time hành nghề và 3 năm full-time hành nghề trong lĩnh vực đó và phải qua kỳ thi sát hạch cực kỳ khó khăn. Như vậy mới xứng đáng gọi là chuyên gia. (Lưu ý chuyên gia lại cũng là một từ Hán Việt).

8. Vì vậy, mình mong các bạn đọc bài này nếu thấy mình nói là hợp lý thì hãy sử dụng danh xưng cho đúng nếu đã làm chưa đúng. Đừng lạm dụng những từ dao to búa lớn mà nó sẽ làm cho xã hội xem thường những người chuyên gia thật sự.

Học chính quy hay không học chính quy?

9. Đây là vấn đề đã nêu lên trong topic này nhưng mình muốn lý luận rộng ra hơn trong cuộc sống áp dụng cho bất cứ lĩnh vực nào.

10. Câu hỏi với một học sinh 12 là tôi sẽ phải học đại học hay không học đại học để có được nghề mà tôi muốn theo đuổi.

11. Mình là một người mang niềm tin rằng "nếu bạn muốn làm bất cứ điều gì có chuyên môn cao, bạn phải học trường lớp chính quy hẳn hòi". Tuy nhiên, niềm tin này chỉ cho bản thân mình cho nên cho dù mình chụp ảnh vì vui (hobbyist) nhưng mình vẫn học có bằng cấp từ các trường đào tạo tay nghề đàng hoàng. Trong hoàn cảnh cụ thể của mình, việc này đã tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho mình có khả năng chụp ảnh thể thao như hiện tại.

12. Tuy nhiên, mình không gửi đến các bạn lời nhắn là bạn phải học chính quy. Mình không nói vậy. Mình nói như tiêu đề tiếp theo.

Khi nào cần phải học chính quy

13. Vì giới hạn nội dung bài viết, mình tạm cho rằng đi học chính quy là bạn học đại học dạy thật tốt chứ không phải học đại học củ chuối xong tốn tiền ra kiến thức chẳng khác biệt gì.

14. Khi bạn đi trong chính quy, bạn học được hai điều quan trọng nhất:




14.1 Bạn học được cách làm việc nào đó một cách bài bản. Bạn hoàn toàn có thể học được điều này tự việc tự học nhưng thời gian sẽ kéo dài hơn vì khi học chính quy người đi trước (thầy của bạn) truyền lại kinh nghiệm cho bạn thay vì tự học bạn phải tìm ra kinh nghiệm đó và học lấy.

14.2 Cái quan trọng nhất (theo mình thấy mà không biết đúng sai) là bạn học đại học để tự biết cách tiếp tục học và rèn luyện tay nghề tiếp theo. Học để học nữa chứ không phải học xong chính quy là ta đây number one rồi. Đại học tốt sẽ dạy cho bạn cái này.


15. Chính vì lý do nêu ở điểm 14.2 mà nó giải thích cho bạn thấy tại sao có thể một người không học đại học vẫn giỏi hơn một người học đại học. Điều này chúng ta thấy rất nhiều trong nhiếp ảnh phải không ah?

16. Đó là vì người kia cho dù không học đại học chính quy nhưng, ngoài tài năng tự có, họ vẫn tiếp tục không ngừng tự học để nâng cao trình độ của họ và họ biết cách tự học thế nào (tương tự như điểm 14.2).

Kết luận

17. Kết luận của bài viết này mà mình muốn nói như sau:



17.1 Đừng bao giờ tự mãn với bằng cấp mình có. Bạn may mắn, có tiền học trường lớn này lớn nọ nhưng đừng vì thế mà nâng quan điểm mình lên cao quá và đặt những người tự học khác ở mức thấp hơn.

17.2 Cho dù bạn đang ở mức nào đi nữa, phải không ngừng tự học và tự rèn luyện. Mình cũng vậy. Mình không bao giờ tự mãn với ảnh thể thao mình đã chụp được. Mỗi năm mình vẫn tiếp tục cố gắng học.

17.3 Không nên đánh đồng generalisation bằng cấp là tất cả và không có bằng cấp là không là gì cả. Hãy xét đến kết quả làm việc của từng cá nhân một trong từng hoàn cảnh cụ thể.

18. Cuối cùng, mình thật sự không có ý giáo điều triết gia đâu, mình biết nói thế trước public là không hay. Nếu như mình đã có hoặc đang có, mình thành thật xin lỗi bạn nào mà bài viết của mình đã làm bạn nghĩ như vậy. Đây là kinh nghiệm sống của mình mà mình muốn đóng góp cho forum qua bài viết mà thôi.

Happy reading.

Colour-Blind
30-06-2011, 05:10 PM
Hehe theo dõi topic này từ đầu....đến đây ngồi viết 1 bài dài ngoằng xong thấy bài của bác Nikonian2006 up lên...là em del bài mình luôn. Bài em định viết thành thừa mất rồi, chỉ biết nói là đồng ý với bác Nikonian2006 2 tay 2 chân :).