PDA

View Full Version : Nhiệt độ màu là gì?



asus
01-03-2011, 07:44 AM
Các bác ơi cho em hỏi,nhiệt đồ màu của bức ảnh là gì ạ? Cái này có tiện lợi gì khi chụp trong điêu kiện ánh sáng yếu? EM thấy các bác hay nói vói nhau là Canon entry level như 500d,450d,550d thì ko chỉnh được nhiệt độ màu,thế bên Nikon như D5000,D3100 có chỉnh được nhiệt đồ màu không ạ?

freewill
01-03-2011, 08:49 AM
Em dùng xxxD nên cũng không chỉnh được cái này nhưng mà theo em hiểu chỉnh nhiệt độ màu là để cân bằng trắng.
Ảnh bị ám vàng thì chỉnh nhiệt độ cao lên còn ám xanh thì chọn cái thấp để máy chỉnh cho đúng màu

BillNguyen
01-03-2011, 09:45 AM
Theo mình biết, ngắn gọn, nhiệt độ màu là một (khái niệm???!) để nhận biết màu sắc của ánh sáng. Đơn vị tính của nhiệt độ màu là K

Đầy đủ hơn, Wikipedia cho thông tin nhu sau:
Nhiệt độ màu là một khái niệm được rút ra từ định luật bức xạ của Planck. Chúng ta đều biết rằng một vật khi nóng thì nó sẽ phát sáng, quang phổ liên tục mà nó phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, vì thế khi quan sát quang phổ của một vật nóng chúng ta có thể ước lượng được nhiệt độ của nó. Khi quan sát bức xạ của một vật đen tuyệt đối Planck đã phát hiện ra rằng ở một nhiệt độ T nhất định thì vật sẽ phát ra một quang phổ liên tục với cường độ sáng thay đổi theo tần số. Tần số ánh sáng được phát xạ mạnh nhất phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối của vật. (ví dụ một vật nếu có nhiệt độ là 1500K (khoảng hơn 1200 oC) thì sẽ phát ra ánh sáng có màu cam là mạnh nhất, vật có nhiệt độ là 3000K thì phát ra ánh sáng vàng mạnh nhất)
Bước sóng của các màu cơ bản:
Thông thường ở nhiệt độ càng cao thì bức xạ mạnh nhất mà vật phát ra có bước sóng càng ngắn (thiên về màu xanh hoặc tím). Trong điều kiện chụp dưới ánh sáng thiên về màu nào thì ảnh thường bị ám màu đó (ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn tròn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tunsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 3200K). Vì lí do này, người ta dùng khái niệm nhiệt độ màu để chỉ bức xạ (ánh sáng) mạnh nhất được phát ra trong một điều kiện chiếu sáng nào đó. Chúng ta cần lưu ý rằng những vật có nhiệt độ cao thường phát ra bức xạ mạnh nhất ở màu xanh (trong nhiếp ảnh gọi là màu lạnh) ngược lại những vật có nhiệt độ thấp hơn lại phát ra bức xạ thiên về vàng hoặc cam (trong nhiếp ảnh gọi là màu nóng).
Sau đây là bảng nhiệt độ màu với một số nguồn sáng khác nhau:
- 1000K Candles; oil lamps(Ánh nến, đèn dầu).
- 2000K Very early sunrise; low effect tungsten lamps (Rạng đông (sớm hơn Bình minh), đèn Wolfram).
- 2500K Household light bulbs (Bóng đèn sợi đốt).
- 3000K Studio lights, photo floods (Ánh đèn trong phòng rửa ảnh).
- 4000K Clear flashbulbs (Đèn huỳnh quang).
- 5000K Typical daylight; electronic flash (Ánh sáng ban ngày, đèn flash điện tử).
- 5500K The sun at noon (Trời trong, mặt trời trên đỉnh đầu).
- 6000K Bright sunshine with clear sky (Ánh nắng trong điều kiện không mây).
- 7000K Slightly overcast sky (Ánh nắng trong tình trạng trời mây).
- 8000K Hazy sky (Trời nhiều mây).
- 9000K Open shade on clear day (Bóng mát vào ngày trời trong).
- 10,000K Heavily overcast sky (Trời nhiều mây đen, chuyển mưa).
- 11,000K Sunless blue skies (Trời xanh không có mặt trời).
- 20,000+K Open shade in mountains on a really clear day (Xế chiều, mặt trời khuất sau núi trong ngày đẹp trời).
Thực ra trong điều kiện chụp ở ngoài trời việc thiết lập cân bằng trắng phụ thuộc nhiều vào vị trí của mặt trời (thời điểm trong ngày) bởi vì trong điều kiện này chủ thể được chiếu sáng bởi ánh sáng tán xạ của mặt trời trong khí quyển (loại tán xạ này gọi là tán xạ Rayleigh). Thông thường khi bầu trời trong thì ánh sáng được tán xạ có màu xanh ứng với nhiệt độ phát xạ của vật đen tuyệt đối là 6000K do vậy nhiệt độ màu lúc này chúng ta đặt là 6000K. Khi trời có nhiều mây thì tán xạ Rayleigh của màu xanh trên nền trời bị giảm bớt, lúc này ánh sáng có bước sóng ngắn (ngắn hơn bước sóng của ánh sáng xanh) sẽ được tán xạ mạnh hơn vì vậy nhiệt độ màu lúc này phải đặt lớn hơn trong trường hợp trời quang mây. Đến đây thì chúng ta có một lí giải khá hợp lí cho việc thiết lập nhiệt độ màu trong các điều kiện khác nhau.

Thông tin trên mình lấy từ Wiki để bạn tham khảo

buinewbie
01-03-2011, 12:39 PM
entry level vẫn chỉnh cân = trắng = nhiệt độ màu đc mà, bác chụp = định dạng RAW rồi vào DPP là chỉnh tuốt

yeongwon
01-03-2011, 07:52 PM
chắc cụ nghe thiếu rồi, theo ngu kiến của cháu thì ý của người ta là những máy canon dòng entry ko điều chỉnh chỉnh tùy ý được nhiệt độ Kenvil (K) (2500,2600,...10.000) mà trong máy chỉ cho chúng ta lựa chọn nhiệt độ màu có sẵn trong máy

buinewbie
01-03-2011, 10:29 PM
thì ý em vẫn là k chỉnh đc wb theo K trong máy nhưng nếu ta lưu ảnh ở dạng file raw, vào Digital Photo Pro vẫn chỉnh wb lại được mà, và trong fần chỉnh wb đó có chỉnh theo cả temperature nữa. hì hì

amazon3000
17-03-2011, 01:44 AM
Bài hướng dẫn chi tiết thanks..

long.june92
22-03-2012, 10:21 PM
thế có ai dùng d3100 cho em hỏi chỗ chỉnh nhiệt độ K với ạ..:(

vinhnho118
30-03-2012, 08:42 PM
Cài Magic WL vào chỉnh độ k tốt các bác ah, mình thử trên con 550D của mình nó cho chỉnh từ 1500k - 12000k thì phải, vì cũng chẳng dùng gì nên mình lại gỡ Plugin WL ra vì sợ để lâu nó làm sao cái FW gốc thì toi hị hị.... Bác nào thích cài để vọc thì để mail mình send bản mới nhất cho vọc thử. khá tiện dụng, cài vào nó hỗ trợ chả kém gì xxD.