VazeWare
21-01-2011, 01:37 AM
Chào các bác ạ...
Dạ vâng, sau thời gian chạy quanh quanh, bơi lặn, nửa đêm gõ cửa nhà các bác ở vnphoto để hỏi thăm cũng nhưng là lượn lờ. Ôi toàn cứ phải đọc, hỏi nhiều thì cũng chẳng có nhiều người trả. Tạo dáng thì với nhiều người mới băt đầu cứ có câu hỏi mù mịt...
Em quyết định up bài viết này lên, biết mình vô danh, bài viết còi cọc nhưng em quyết định up lên để được đóng góp để học, được các bác nhận xét, tặng gạch em thật ác liệt. Em thì kiến thức tạo dáng là học đôi phần cái này nên các bác ném viên gạch nào tức là giúp em nhận thức hơn và sửa cái sai của mình tốt hơn. Người ta có câu "Tỉnh sát khắc trị" mà :6:
Bài này em dựa theo cuốn Posing Techniques for Location Portrait Photography, cuốn này em thấy có vài phần khá hợp với hoàn cảnh chụp mẫu của các bác amateur VN mình nên em đã dịch và đồng thời thêm tí ý kiến bản thân minh vào, các bác ném nhiệt vào, em vui lắm!
Về ảnh minh họa, em không nghĩ nên dùng ảnh em vì chưa tạo ra tiếng nói gì cả mà đã dám lấy ảnh vênh đời thì thật quá gà. Nhắc lại là bài này em up lên với mục đích xem các bác sửa cái bộ này để em còn học và tiến bộ.
---------------------------------------------------
Giờ em xin vào bài.
---------------------------------------------------
Trong các bài viết đầu tôi sẽ giới thiệu về một số vấn đề cơ bản như:
+Các vấn đề, cách xử lí.
+ Khả năng quan sát.
+ Vấn dề phụ thuộc vào hậu kì.
Các vấn đề, cách xử lí. Bạn thấy đấy, các vấn đề tiềm tàng có thể được tìm ra ở đầu của buổi làm việc. Ví dụ như bạn thấy rằng người được chụp là một phụ nữ to lớn và bạn thấy cô ấy mang theo một chiếc áo không tay, nó sẽ không đẹp khi lên ảnh, hãy nhớ rằng một trong những vùng mà phụ nữ thường lo lắng chính là cánh tay. Vậy bạn hãy giải thích khéo léo với cô ấy chuyển qua một chiếc áo dài tay mà không gây tự ái rằng cánh tay của cô ấy quá to. Làm việc với các cá nhân khác, bạn có thể áp dụng cách giả quyết như trường hợp này để đối phó với các khó khăn có thể gặp phải.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới buổi chụp, quần áo, vật dụng, địa điểm, cảnh vật... có thể tránh được bằng cách chuẩn bị một cách hoàn hảo nhất cho buổi chụp, điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc mất thời gian trong buổi chụp với các vấn đề.
Quan sát các chi tiết. Chìa khóa để có được được một tư thế tốt, một bức ảnh đẹp đó chính là sự quan sát. Rất nhiều người quá nóng vội để bắt đầu chụp hình. Mỗi người chụp hãy bỏ thêm thời gian để chú ý vào việc tạo dáng, ánh sáng và biểu cảm, các vấn đề sẽ giảm dần đi.
Nhiều người nhận ra rằng họ không có con mắt tinh tường. Họ liên tục tìm ra rất nhiều lỗi khi đã hoàn thành, khi cho đối tượng xem ảnh. Các lỗi cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào ảnh. Nếu đây là thiếu sót của bạn, hãy tìm ai đó để giúp bạn trong công việc. Mắt của những người này sẽ tập chung vào những chi tiết giúp bạn có một tấm ảnh hoàn thiện hơn.
Lấy ví dụ: một tay phó nháy trẻ, giống hầu hết các gã khác về vấn đề phụ nữ hay thời trang, không có một chút ý tưởng nào về style của tóc cho tốt và những cách xắp sếp thì thật lộn xộn. Vậy nên, hắn ta lập nhóm với một trợ lí truyệt vời trong việc tạo dáng/chỉnh cách đi đứng, người mà đóng vai như một đầu gấu về thời trang. Cô ấy có thể nhận ra những vùng tóc rối hay là một bộ quần áo không phù hợp. Với sự phối hợp của, họ tạo ra những bức ảnh tuyệt vời.
Đừng phụ thuộc quá vào xử lí hậu kì. Bằng cách này, rất nhiều phó nháy khi nhìn thấy một lỗi và nghĩ rằng “Tôi chụp số, cái gì tôi chả fix được!” Nhưng không, chính xác hơn là không thể. Một khi chúng ta đã theo nhiếp ảnh số, chúng ta sẽ mất chừng vài tháng để ra khỏi chỗ dựa rằng “chúng tôi có thể sửa lại mọi thứ khi về nhà”. Một người nói rằng hắn ta có thể sửa được mọi thứ, hãy bảo anh ta ngồi xuống và sửa một bức ảnh lỗi chi chít. Hãy đợi và hỏi anh ta xem “sửa được mọi thứ” là như thế nào?
Nhiều người khi chụp ảnh chỉ mong nhờ tôi biến này biến nọ nhưng qua đoạn này tôi xin nhắc lại rằng không thể sửa theo kiểu biến bức ảnh vịt thành thiên nga, sai lỗi tùm lum thành chuẩn được, hậu kì chỉ có thể làm cho ảnh tạo thể hiện ra cái cảm xúc muốn nói và ưa nhìn hơn.
Thời gian là tiền bạc. kể cả khi bạn có thể sửa lỗi trong Photoshop, nó sẽ không dễ cho trường hợp chụp ảnh mang tính thương mại với số lượng khi mà khách hàng khó trả tiền với một thời gian chờ đợi quá lâu. Các vấn đề cần được xử lí ngay tại buổi chụp, ví dụ ánh sáng, lỗi dáng... không phải là sau này về mới up.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào các vấn đề trong tạo dánh của chủ thể. Trước nhất là cách tạo dáng với đầu của mẫu, các qui tắc, yêu cầu chính về mắt, hướng nhìn, bắt sáng (catchlights) để giúp cho bạn có một bức ảnh chân dung tốt hơn.
_________________
Các vấn đề chính:
ĐẦU
+ Hướng ngả đầu.
+ Đôi mắt.
- Đường dẫn của mắt.
Tạo dáng theo hướng cảm xúc (Reflective Poses)
- Catchlights (bắt sáng trên mắt)
_________________
ĐẦU
Hướng ngả của đầu, là một cái gì đó mờ mịt với một số người. Tôi nhận được được rất nhiều câu hỏi của các phó nháy, những người băn khoăn rằng hướng nào (hay từng nào) để “ngả”. Rất nhiều phó nháy mới làm thật tệ.
Trong tạo dáng cổ điển, phó nháy thường đưa đầu ngả đầu về phía ngiêng vai thấp hơn cho đàn ông và ngả về phía cao hơn với phụ nữ. Thực chất, ngả đầu về phía vai thấp hơn sẽ giúp cho chủ thể phô ra sức mạch, trong khi về phía cao cho thấy sự thụ động hơn. Vậy nên, phụ nữ nên ở trong một dáng pose theo kiểu thụ động—tôi đảm bảo rằng nó sẽ chẳng tác động gì tới người được chụp. Vậy nên, cái luật thực sự cho ngiêng ngả vặn đầu là chẳng có cái định nghĩa cụ thể nào cả. Bạn không phải luôn luôn theo mọi thứ quy phạm trong nhiếp ảnh, nhất là ngày nay. Nếu bạn chụp mà người mẫu là phụ nữ, bạn không phải ngả đầu mẫu về phía vai cao hay thấp, hãy điều chỉnh sao cho bạn thấy nó thật phù hợp và trông tốt nhất với cảm nhận của bạn.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Untitled-1.jpg
Đây là hai tư thế thông dụng về hướng ngả của đầu trong ảnh chân dung.
Cách dễ nhất để học về cách ngả đầu là hãy tạo dáng với cơ thể trước. Sau đó, chỉnh đầu ngả về phía có ánh sáng hoàn hảo và dùng cảm nhận. Sau đó thì ngừng lại. Nếu như chủ thể trông tuyệt vời (khoảng 80% số lần pose), hãy bấm máy. Nếu như mẫu cảm thấy không thoải mái và bắt đầu ngiêng ngả đầu họ về các hướng khác, hãy chỉnh lại nó.
*Chú ý: nếu như mẫu cảm thấy khó chịu, họ sẽ ngả đầu lung tung và trông tư thế sẽ thật thô vụng.
Khi chụp ảnh một người phụ nữ với mái tóc dài, tôi sẽ nhìn vào mái tóc để quyết định nên hướng mà đầu nên ngả và hướng của cơ thể. Tóc dài thì thật đẹp, có một khoảng trống để hớt tóc qua. Mái tóc dài của phụ nữ thường có một phía dày hơn. Hãy ngả về phía dày hơn của tóc mà bạn hớt qua..
Với đàn ông, ta thường thấy họ ngả đầu về phía vai thấp hoặc không. Nhưng một lần nữa, tư thế và hoàn cảnh ra lệnh cho hướng ngả của đâu hoặc là không.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Untitled-2.jpg
Với đàn ông, tốt nhất là cho đầu ngả về phía vai thấp hơn hoặc giữ nguyên.
Khi cần để hiểu biết xem ngả như thế nào, ít thì tốt hơn nhiều—đặc biệt khi bạn thiếu kinh nghiệm. Ngả đầu một chút về phía không đúng cũng không dìm chết được một bức hình chân dung, nhưng ngả một cách quá đáng (ngoại trừ bạn muốn một kết quả đặc biệt) sẽ phá hỏng mọi bức ảnh, dù kể cả ngiêng ngả theo đúng hướng.
Đôi mắt. Mắt là cửa sổ tâm hồn và là tâm điểm trong mỗi tấm ảnh chân dung. Bạn có thể tạo ra hầu hết các loại tư thế tuyệt vời trong hầu hết các cảnh, nhưng nếu không có ánh sáng chính xác và hướng mắt chuẩn, tấm ảnh sẽ không như mong muốn.
Vị trí của đôi mắt. Có hai cách để kiểm soát vị trí của đôi mắt trong ảnh chân dung. Đầu tiên, bạn có thể thay đổi tư thế pose của đôi mắt bằng cách quay mặt của chủ thể. Thứ hai, bạn thể chuyển hướng nhìn của đôi mắt về phía cao hơn, thấp hơn hoặc là một phía của máy ảnh.
Thông thường, bằng cách đánh mắt qua phía góc khóe mắt sẽ có cái nhìn thêm ấn tượng. Cái này được tạo ra bằng cách quay mặt nhìn hướng vào nguồn sáng chính trong khi mắt của chủ thể nhìn vào máy ảnh. Cách trên phù hợp với mọi dạng của mắt ngoại trừ mắt lồi. Khi thực hiện với đôi mắt lồi, có quá nhiều khoảng trắng của mắt phô ra gây ra sự chú ý.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Ex1fromgirltripped.jpg
Đánh mắt qua góc khóe giúp ảnh thêm ấn tượng (Nguồn: girltripped - deviantArt)
Đường dẫn của mắt. Các bạn hãy yêu cầu chủ thể nhìn tập trung vào những điểm giống như là việc tập trung vào ống kính, về tính chất, đó là tạo dáng cho mắt. Đầu tiên, chủ thể nên luôn luôn nhìn vào ai đó, không phải cái gì đó. Để làm việc này, tôi xuất hiện ở mọi nơi mà tôi muốn mắt nhìn tới. Sé có một cảm giác như một tia lửa từ mắt người được chụp khi họ nhìn vào ai đó chứ không phải nhìn vào điểm trên tường. Thông thường, tôi thường đặt khuôn mặt hơi thấp hơn so với máy ảnh. Cách này giúp cho mắt hơi hướng lên trên, nó giúp tăng cường thêm sự xuất hiện của catchlights (xem đoạn sau). Nếu như vị trí của máy ảnh quá cao để làm việc này, tôi sẽ đặt mặt của chủ thể ở phía của nguồn sáng từ phía bên của máy ảnh, không bao giờ đặt khuôn mặt dưới nguồn sáng hay tạo bóng tối trên mặt, cách này cũng sẽ tăng catchlights.
Với việc khuôn mặt của hướng tới phía bên của máy ảnh, đôi mắt cần hướng thằng về phía ống kính, kể cả khi tưởng rằng chủ thể đang nhìn vào tôi. Khi nhìn từ phía bên của máy ảnh, một trong những việc thường gặp ở các phó nháy đó chính là việc để khuôn mặt của mẫu quá xa về phía bên của máy ảnh. Việc này làm cho mắt mẫu trông như đang nhìn loạn xạ—nó được coi là ổn nếu như bạn cố tình muốn vậy.
Khi mà mắt của mẫu nhìn vào ống kính (hoặc gần như thế), chân dung người trong ảnh như tạo ra một sự liên hệ với người xem. Một lượng đa số những người đứng tuổi thích cảm giác thân mật của việc nhìn thẳng như là sự khắc đối với các kiểu tạo dáng cảm xúc, vốn không yêu cầu sự “nhìn thẳng”. Cái này phụ thuộc vào các trường hợp mà bạn chụp theo yêu cầu của người khác.
Tạo dáng theo hướng cảm xúc (Reflective Poses) – theo hướng này, bộ ảnh của bạn trở thành một bộ ảnh truyện, một cô dâu mở cửa để nhìn tới chủ rể, một cụ già tựa trên cuốn sách và nghĩ về một tương lai v.v..
Nếu như mắt của chủ thể không nhìn vào máy ảnh, có vài qui tắt mà bạn cần tuân theo. Đầu tiên là đường mũi. Trông khá hài hước nếu như mắt không nhìn vào hướng mà mũi trỏ đến, cái này cho tư thế chụp khi mẫu không nhìn vào ống kính. Dù vậy, cũng như bạn quay mắt ra khỏi máy, cầu nối giữa mắt và mũi bắt đàu trở nên mù mịt khi nhìn ra điểm xa.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Aviator_and_a_girl_by_p_p.jpg
Nhìn theo đường mũi là một giải pháp tốt. (Nguồn: p-p - deviantArt)
Catchlights(bắt sáng trên mắt): Khi chụp ngoài trời, một trong những lỗi lớn nhất có thể thấy được ở các phó nháy là thiếu đi catchlights trên mắt của người mẫu. Lỗi này thường sảy ra trong tình huống mà bạn chụp trong bối cảnh không có nguồn sáng chính. Tôi thường sử dụng một tấm hắt sáng nhỏ để tạo catchlights ở trên đôi mắt. Nếu bạn có thể ước lượng được catchlights trong mắt của chủ thể, thì bạn sẽ tránh được các lỗi về ánh sáng. Nếu như mỗi mắt cúa mẫu nhận được catchlights rõ ràng, đúng vị trí , điều đó chứng tó rằng nguồn sáng tốt. Trường hợp catchlights ở sai vị trí, thông thường đó là do sự sai lệch của nguồn sáng, nó chỉ ra rằng nguồn sáng quá lớn hoặc quá dịu.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Catchlights.jpg
Một số trường hợp của catchlighs
Còn tiếp...
Dạ vâng, sau thời gian chạy quanh quanh, bơi lặn, nửa đêm gõ cửa nhà các bác ở vnphoto để hỏi thăm cũng nhưng là lượn lờ. Ôi toàn cứ phải đọc, hỏi nhiều thì cũng chẳng có nhiều người trả. Tạo dáng thì với nhiều người mới băt đầu cứ có câu hỏi mù mịt...
Em quyết định up bài viết này lên, biết mình vô danh, bài viết còi cọc nhưng em quyết định up lên để được đóng góp để học, được các bác nhận xét, tặng gạch em thật ác liệt. Em thì kiến thức tạo dáng là học đôi phần cái này nên các bác ném viên gạch nào tức là giúp em nhận thức hơn và sửa cái sai của mình tốt hơn. Người ta có câu "Tỉnh sát khắc trị" mà :6:
Bài này em dựa theo cuốn Posing Techniques for Location Portrait Photography, cuốn này em thấy có vài phần khá hợp với hoàn cảnh chụp mẫu của các bác amateur VN mình nên em đã dịch và đồng thời thêm tí ý kiến bản thân minh vào, các bác ném nhiệt vào, em vui lắm!
Về ảnh minh họa, em không nghĩ nên dùng ảnh em vì chưa tạo ra tiếng nói gì cả mà đã dám lấy ảnh vênh đời thì thật quá gà. Nhắc lại là bài này em up lên với mục đích xem các bác sửa cái bộ này để em còn học và tiến bộ.
---------------------------------------------------
Giờ em xin vào bài.
---------------------------------------------------
Trong các bài viết đầu tôi sẽ giới thiệu về một số vấn đề cơ bản như:
+Các vấn đề, cách xử lí.
+ Khả năng quan sát.
+ Vấn dề phụ thuộc vào hậu kì.
Các vấn đề, cách xử lí. Bạn thấy đấy, các vấn đề tiềm tàng có thể được tìm ra ở đầu của buổi làm việc. Ví dụ như bạn thấy rằng người được chụp là một phụ nữ to lớn và bạn thấy cô ấy mang theo một chiếc áo không tay, nó sẽ không đẹp khi lên ảnh, hãy nhớ rằng một trong những vùng mà phụ nữ thường lo lắng chính là cánh tay. Vậy bạn hãy giải thích khéo léo với cô ấy chuyển qua một chiếc áo dài tay mà không gây tự ái rằng cánh tay của cô ấy quá to. Làm việc với các cá nhân khác, bạn có thể áp dụng cách giả quyết như trường hợp này để đối phó với các khó khăn có thể gặp phải.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới buổi chụp, quần áo, vật dụng, địa điểm, cảnh vật... có thể tránh được bằng cách chuẩn bị một cách hoàn hảo nhất cho buổi chụp, điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc mất thời gian trong buổi chụp với các vấn đề.
Quan sát các chi tiết. Chìa khóa để có được được một tư thế tốt, một bức ảnh đẹp đó chính là sự quan sát. Rất nhiều người quá nóng vội để bắt đầu chụp hình. Mỗi người chụp hãy bỏ thêm thời gian để chú ý vào việc tạo dáng, ánh sáng và biểu cảm, các vấn đề sẽ giảm dần đi.
Nhiều người nhận ra rằng họ không có con mắt tinh tường. Họ liên tục tìm ra rất nhiều lỗi khi đã hoàn thành, khi cho đối tượng xem ảnh. Các lỗi cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào ảnh. Nếu đây là thiếu sót của bạn, hãy tìm ai đó để giúp bạn trong công việc. Mắt của những người này sẽ tập chung vào những chi tiết giúp bạn có một tấm ảnh hoàn thiện hơn.
Lấy ví dụ: một tay phó nháy trẻ, giống hầu hết các gã khác về vấn đề phụ nữ hay thời trang, không có một chút ý tưởng nào về style của tóc cho tốt và những cách xắp sếp thì thật lộn xộn. Vậy nên, hắn ta lập nhóm với một trợ lí truyệt vời trong việc tạo dáng/chỉnh cách đi đứng, người mà đóng vai như một đầu gấu về thời trang. Cô ấy có thể nhận ra những vùng tóc rối hay là một bộ quần áo không phù hợp. Với sự phối hợp của, họ tạo ra những bức ảnh tuyệt vời.
Đừng phụ thuộc quá vào xử lí hậu kì. Bằng cách này, rất nhiều phó nháy khi nhìn thấy một lỗi và nghĩ rằng “Tôi chụp số, cái gì tôi chả fix được!” Nhưng không, chính xác hơn là không thể. Một khi chúng ta đã theo nhiếp ảnh số, chúng ta sẽ mất chừng vài tháng để ra khỏi chỗ dựa rằng “chúng tôi có thể sửa lại mọi thứ khi về nhà”. Một người nói rằng hắn ta có thể sửa được mọi thứ, hãy bảo anh ta ngồi xuống và sửa một bức ảnh lỗi chi chít. Hãy đợi và hỏi anh ta xem “sửa được mọi thứ” là như thế nào?
Nhiều người khi chụp ảnh chỉ mong nhờ tôi biến này biến nọ nhưng qua đoạn này tôi xin nhắc lại rằng không thể sửa theo kiểu biến bức ảnh vịt thành thiên nga, sai lỗi tùm lum thành chuẩn được, hậu kì chỉ có thể làm cho ảnh tạo thể hiện ra cái cảm xúc muốn nói và ưa nhìn hơn.
Thời gian là tiền bạc. kể cả khi bạn có thể sửa lỗi trong Photoshop, nó sẽ không dễ cho trường hợp chụp ảnh mang tính thương mại với số lượng khi mà khách hàng khó trả tiền với một thời gian chờ đợi quá lâu. Các vấn đề cần được xử lí ngay tại buổi chụp, ví dụ ánh sáng, lỗi dáng... không phải là sau này về mới up.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào các vấn đề trong tạo dánh của chủ thể. Trước nhất là cách tạo dáng với đầu của mẫu, các qui tắc, yêu cầu chính về mắt, hướng nhìn, bắt sáng (catchlights) để giúp cho bạn có một bức ảnh chân dung tốt hơn.
_________________
Các vấn đề chính:
ĐẦU
+ Hướng ngả đầu.
+ Đôi mắt.
- Đường dẫn của mắt.
Tạo dáng theo hướng cảm xúc (Reflective Poses)
- Catchlights (bắt sáng trên mắt)
_________________
ĐẦU
Hướng ngả của đầu, là một cái gì đó mờ mịt với một số người. Tôi nhận được được rất nhiều câu hỏi của các phó nháy, những người băn khoăn rằng hướng nào (hay từng nào) để “ngả”. Rất nhiều phó nháy mới làm thật tệ.
Trong tạo dáng cổ điển, phó nháy thường đưa đầu ngả đầu về phía ngiêng vai thấp hơn cho đàn ông và ngả về phía cao hơn với phụ nữ. Thực chất, ngả đầu về phía vai thấp hơn sẽ giúp cho chủ thể phô ra sức mạch, trong khi về phía cao cho thấy sự thụ động hơn. Vậy nên, phụ nữ nên ở trong một dáng pose theo kiểu thụ động—tôi đảm bảo rằng nó sẽ chẳng tác động gì tới người được chụp. Vậy nên, cái luật thực sự cho ngiêng ngả vặn đầu là chẳng có cái định nghĩa cụ thể nào cả. Bạn không phải luôn luôn theo mọi thứ quy phạm trong nhiếp ảnh, nhất là ngày nay. Nếu bạn chụp mà người mẫu là phụ nữ, bạn không phải ngả đầu mẫu về phía vai cao hay thấp, hãy điều chỉnh sao cho bạn thấy nó thật phù hợp và trông tốt nhất với cảm nhận của bạn.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Untitled-1.jpg
Đây là hai tư thế thông dụng về hướng ngả của đầu trong ảnh chân dung.
Cách dễ nhất để học về cách ngả đầu là hãy tạo dáng với cơ thể trước. Sau đó, chỉnh đầu ngả về phía có ánh sáng hoàn hảo và dùng cảm nhận. Sau đó thì ngừng lại. Nếu như chủ thể trông tuyệt vời (khoảng 80% số lần pose), hãy bấm máy. Nếu như mẫu cảm thấy không thoải mái và bắt đầu ngiêng ngả đầu họ về các hướng khác, hãy chỉnh lại nó.
*Chú ý: nếu như mẫu cảm thấy khó chịu, họ sẽ ngả đầu lung tung và trông tư thế sẽ thật thô vụng.
Khi chụp ảnh một người phụ nữ với mái tóc dài, tôi sẽ nhìn vào mái tóc để quyết định nên hướng mà đầu nên ngả và hướng của cơ thể. Tóc dài thì thật đẹp, có một khoảng trống để hớt tóc qua. Mái tóc dài của phụ nữ thường có một phía dày hơn. Hãy ngả về phía dày hơn của tóc mà bạn hớt qua..
Với đàn ông, ta thường thấy họ ngả đầu về phía vai thấp hoặc không. Nhưng một lần nữa, tư thế và hoàn cảnh ra lệnh cho hướng ngả của đâu hoặc là không.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Untitled-2.jpg
Với đàn ông, tốt nhất là cho đầu ngả về phía vai thấp hơn hoặc giữ nguyên.
Khi cần để hiểu biết xem ngả như thế nào, ít thì tốt hơn nhiều—đặc biệt khi bạn thiếu kinh nghiệm. Ngả đầu một chút về phía không đúng cũng không dìm chết được một bức hình chân dung, nhưng ngả một cách quá đáng (ngoại trừ bạn muốn một kết quả đặc biệt) sẽ phá hỏng mọi bức ảnh, dù kể cả ngiêng ngả theo đúng hướng.
Đôi mắt. Mắt là cửa sổ tâm hồn và là tâm điểm trong mỗi tấm ảnh chân dung. Bạn có thể tạo ra hầu hết các loại tư thế tuyệt vời trong hầu hết các cảnh, nhưng nếu không có ánh sáng chính xác và hướng mắt chuẩn, tấm ảnh sẽ không như mong muốn.
Vị trí của đôi mắt. Có hai cách để kiểm soát vị trí của đôi mắt trong ảnh chân dung. Đầu tiên, bạn có thể thay đổi tư thế pose của đôi mắt bằng cách quay mặt của chủ thể. Thứ hai, bạn thể chuyển hướng nhìn của đôi mắt về phía cao hơn, thấp hơn hoặc là một phía của máy ảnh.
Thông thường, bằng cách đánh mắt qua phía góc khóe mắt sẽ có cái nhìn thêm ấn tượng. Cái này được tạo ra bằng cách quay mặt nhìn hướng vào nguồn sáng chính trong khi mắt của chủ thể nhìn vào máy ảnh. Cách trên phù hợp với mọi dạng của mắt ngoại trừ mắt lồi. Khi thực hiện với đôi mắt lồi, có quá nhiều khoảng trắng của mắt phô ra gây ra sự chú ý.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Ex1fromgirltripped.jpg
Đánh mắt qua góc khóe giúp ảnh thêm ấn tượng (Nguồn: girltripped - deviantArt)
Đường dẫn của mắt. Các bạn hãy yêu cầu chủ thể nhìn tập trung vào những điểm giống như là việc tập trung vào ống kính, về tính chất, đó là tạo dáng cho mắt. Đầu tiên, chủ thể nên luôn luôn nhìn vào ai đó, không phải cái gì đó. Để làm việc này, tôi xuất hiện ở mọi nơi mà tôi muốn mắt nhìn tới. Sé có một cảm giác như một tia lửa từ mắt người được chụp khi họ nhìn vào ai đó chứ không phải nhìn vào điểm trên tường. Thông thường, tôi thường đặt khuôn mặt hơi thấp hơn so với máy ảnh. Cách này giúp cho mắt hơi hướng lên trên, nó giúp tăng cường thêm sự xuất hiện của catchlights (xem đoạn sau). Nếu như vị trí của máy ảnh quá cao để làm việc này, tôi sẽ đặt mặt của chủ thể ở phía của nguồn sáng từ phía bên của máy ảnh, không bao giờ đặt khuôn mặt dưới nguồn sáng hay tạo bóng tối trên mặt, cách này cũng sẽ tăng catchlights.
Với việc khuôn mặt của hướng tới phía bên của máy ảnh, đôi mắt cần hướng thằng về phía ống kính, kể cả khi tưởng rằng chủ thể đang nhìn vào tôi. Khi nhìn từ phía bên của máy ảnh, một trong những việc thường gặp ở các phó nháy đó chính là việc để khuôn mặt của mẫu quá xa về phía bên của máy ảnh. Việc này làm cho mắt mẫu trông như đang nhìn loạn xạ—nó được coi là ổn nếu như bạn cố tình muốn vậy.
Khi mà mắt của mẫu nhìn vào ống kính (hoặc gần như thế), chân dung người trong ảnh như tạo ra một sự liên hệ với người xem. Một lượng đa số những người đứng tuổi thích cảm giác thân mật của việc nhìn thẳng như là sự khắc đối với các kiểu tạo dáng cảm xúc, vốn không yêu cầu sự “nhìn thẳng”. Cái này phụ thuộc vào các trường hợp mà bạn chụp theo yêu cầu của người khác.
Tạo dáng theo hướng cảm xúc (Reflective Poses) – theo hướng này, bộ ảnh của bạn trở thành một bộ ảnh truyện, một cô dâu mở cửa để nhìn tới chủ rể, một cụ già tựa trên cuốn sách và nghĩ về một tương lai v.v..
Nếu như mắt của chủ thể không nhìn vào máy ảnh, có vài qui tắt mà bạn cần tuân theo. Đầu tiên là đường mũi. Trông khá hài hước nếu như mắt không nhìn vào hướng mà mũi trỏ đến, cái này cho tư thế chụp khi mẫu không nhìn vào ống kính. Dù vậy, cũng như bạn quay mắt ra khỏi máy, cầu nối giữa mắt và mũi bắt đàu trở nên mù mịt khi nhìn ra điểm xa.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Aviator_and_a_girl_by_p_p.jpg
Nhìn theo đường mũi là một giải pháp tốt. (Nguồn: p-p - deviantArt)
Catchlights(bắt sáng trên mắt): Khi chụp ngoài trời, một trong những lỗi lớn nhất có thể thấy được ở các phó nháy là thiếu đi catchlights trên mắt của người mẫu. Lỗi này thường sảy ra trong tình huống mà bạn chụp trong bối cảnh không có nguồn sáng chính. Tôi thường sử dụng một tấm hắt sáng nhỏ để tạo catchlights ở trên đôi mắt. Nếu bạn có thể ước lượng được catchlights trong mắt của chủ thể, thì bạn sẽ tránh được các lỗi về ánh sáng. Nếu như mỗi mắt cúa mẫu nhận được catchlights rõ ràng, đúng vị trí , điều đó chứng tó rằng nguồn sáng tốt. Trường hợp catchlights ở sai vị trí, thông thường đó là do sự sai lệch của nguồn sáng, nó chỉ ra rằng nguồn sáng quá lớn hoặc quá dịu.
http://i561.photobucket.com/albums/ss56/VazeWare/Catchlights.jpg
Một số trường hợp của catchlighs
Còn tiếp...