View Full Version : Cai này có đc gọi là đạo ảnh không ạ!??
LiemTranphoto
12-01-2011, 01:05 AM
Lang thang thấy cái poster Good luck chuck giống y chang hình của john lennon chụp từ khá lâu! Sao chưa thấy ai nói về cái này nhỉ?
http://ca2.upanh.com/19.0.23836557.UdQ0/untitled1.jpg
intotherainbow
12-01-2011, 01:43 AM
film hài nó cố tình bắt chước thôi, ai mà chả thấy thế hở bác, ko phải là đạo ảnh mà là humor.
lacthien81
12-01-2011, 09:34 AM
tư thế chụp thì làm sao mà đăng ký bản quyền được chứ bác ^_^
ngothanhson
12-01-2011, 09:38 AM
cover theo một tác phẩm táo bạo rất nổi tiếng trc đó cũng là 1 cách PR đấy Liêm :D
Nikonian2006
12-01-2011, 10:07 AM
1. Cũng lâu rồi mình không viết bài lên diễn đàn. Theo mình nghĩ, mà vốn hoàn toàn có thể sai, việc làm nói trên không bị xem là vi phạm bản quyền. Để mình giải thích điều mình suy diễn ở dưới để bạn xem có hợp lý hay không.
2. Để biết được một hành động nào đó (kể cả hành động bạn nêu trong việc trên) có phải là vi phạm bản quyền hay không bạn sẽ cần phải so sánh nó với định nghĩa về pháp lý thế nào là vi phạm bản quyền copyright infringement ("CI"). Mình không biết từ đạo ảnh tiếng Việt được định nghĩa pháp lý như thế nào nhưng mình biết từ copyright infringement được định nghĩa. Vì vậy, mình lấy cơ sở từ copyright infringement. Chúng ta còn có từ piracy mà mọi người hay dùng xen lẫn với copyright infringement.
3. CI được định nghĩa là bạn thực hiện môt hành động trên một sản phẫm trí tuệ mà hành động đó chỉ có người chủ sản phẩm trí tuệ đó được phép độc quyền sử dụng (nghĩa là chỉ có người đó được sử dụng trừ phi họ nhượng quyền licensing hoặc mất quyền theo luật pháp trong từng trường hợp cụ thể).
4. Dựa trên định nghĩa này, bạn hãy áp dụng nó vào bất cứ trường hợp nào mà bạn gọi là "đạo ảnh" thì bạn sẽ có câu trả lời.
5. Trong trường hợp cụ thể bạn nói ở trên:
5.1 Bức ảnh poster của phim lấy ý tưởng về bố cục ảnh trong một tác phẩm trí tuệ. Như vậy là ở điểm này nó đã nằm trong một yếu tố element trong định nghĩa về vi phạm bản quyền là bạn thực hiện một hành động trên môt sản phẩm có bản quyền (bạn lấy bố cục).
5.2 Câu hỏi tiếp theo sẽ là liệu hành động bắt chước ý tưởng đó có phải được độc quyền chỉ dành cho người thợ chụp ảnh John Lennon hay không? Exclusive right. Bạn sẽ thấy là ý tưởng này không thể nào độc quyền được. Đây là kiến thức học từ đời này sang đời khác và bản thân người chụp ảnh JL cũng đi học từ những người thầy đi trước. Vì vậy ở điểm này, nó không thỏa mãn yếu tố độc quyền trong định nghĩa CI. Bản thân của mỗi chúng ta muốn chụp hình đẹp cũng đi xem sách vở và học hỏi bố cục từ những người đi trước (trong đó có cả bản thân mình mà mình đã có nói trên forum trong bài viết về việc tự tìm tòi và học hỏi cách chụp mới để phát triển kỹ năng).
6. Nếu như hành động nói trên bị tòa án kết luận là vi phạm bản quyền thì phán quyết đó sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều người đang đi tự học nhiếp ảnh hiện nay từ các bậc tiền bối. Lúc đó, luật pháp sẽ trì kéo sự phát triển của con người.
implosion
12-01-2011, 10:57 AM
Mỗi lần có vụ việc gì liên quan đến pháp luật là em chờ bác Nikonian2006, rất thích những phân tích chuyên môn của bác !
bishop1213
12-01-2011, 11:06 AM
điều quan trọng nhất trong quyền tác giả là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo hộ cho cách thể hiện ý tưởng
vikhoa
12-01-2011, 11:54 AM
Em xin không nói về chuyện bản quyền ở đây. Em thấy tấm số 1 đẹp và ấn tượng hơn nhiều so với tấm số 2 mặc dù diễn viên ở tấm số 2 đẹp hơn ^^
apham
12-01-2011, 11:57 AM
Tấm 1 tình cảm hơn nhiều vì họ ôm nhau thật, hehe
Với lại bìa báo 1 xịn hơn 2
JonnyWalker
12-01-2011, 12:01 PM
Vote cho rolling stone chủ tóp chọn bức nào?
thekids66
12-01-2011, 01:12 PM
Đọc bài của bác Nikon2006 lúc nào cũng thích ):o>
rong_choi
12-01-2011, 01:37 PM
1. Cũng lâu rồi mình không viết bài lên diễn đàn. Theo mình nghĩ, mà vốn hoàn toàn có thể sai, việc làm nói trên không bị xem là vi phạm bản quyền. Để mình giải thích điều mình suy diễn ở dưới để bạn xem có hợp lý hay không.
2. Để biết được một hành động nào đó (kể cả hành động bạn nêu trong việc trên) có phải là vi phạm bản quyền hay không bạn sẽ cần phải so sánh nó với định nghĩa về pháp lý thế nào là vi phạm bản quyền copyright infringement ("CI"). Mình không biết từ đạo ảnh tiếng Việt được định nghĩa pháp lý như thế nào nhưng mình biết từ copyright infringement được định nghĩa. Vì vậy, mình lấy cơ sở từ copyright infringement. Chúng ta còn có từ piracy mà mọi người hay dùng xen lẫn với copyright infringement.
3. CI được định nghĩa là bạn thực hiện môt hành động trên một sản phẫm trí tuệ mà hành động đó chỉ có người chủ sản phẩm trí tuệ đó được phép độc quyền sử dụng (nghĩa là chỉ có người đó được sử dụng trừ phi họ nhượng quyền licensing hoặc mất quyền theo luật pháp trong từng trường hợp cụ thể).
4. Dựa trên định nghĩa này, bạn hãy áp dụng nó vào bất cứ trường hợp nào mà bạn gọi là "đạo ảnh" thì bạn sẽ có câu trả lời.
5. Trong trường hợp cụ thể bạn nói ở trên:
5.1 Bức ảnh poster của phim lấy ý tưởng về bố cục ảnh trong một tác phẩm trí tuệ. Như vậy là ở điểm này nó đã nằm trong một yếu tố element trong định nghĩa về vi phạm bản quyền là bạn thực hiện một hành động trên môt sản phẩm có bản quyền (bạn lấy bố cục).
5.2 Câu hỏi tiếp theo sẽ là liệu hành động bắt chước ý tưởng đó có phải được độc quyền chỉ dành cho người thợ chụp ảnh John Lennon hay không? Exclusive right. Bạn sẽ thấy là ý tưởng này không thể nào độc quyền được. Đây là kiến thức học từ đời này sang đời khác và bản thân người chụp ảnh JL cũng đi học từ những người thầy đi trước. Vì vậy ở điểm này, nó không thỏa mãn yếu tố độc quyền trong định nghĩa CI. Bản thân của mỗi chúng ta muốn chụp hình đẹp cũng đi xem sách vở và học hỏi bố cục từ những người đi trước (trong đó có cả bản thân mình mà mình đã có nói trên forum trong bài viết về việc tự tìm tòi và học hỏi cách chụp mới để phát triển kỹ năng).
6. Nếu như hành động nói trên bị tòa án kết luận là vi phạm bản quyền thì phán quyết đó sẽ làm ảnh hưởng đến rất nhiều người đang đi tự học nhiếp ảnh hiện nay từ các bậc tiền bối. Lúc đó, luật pháp sẽ trì kéo sự phát triển của con người.
Em có thêm mấy điểm muốn trao đổi với bác Nikonian:
Về cái gọi là "bản quyền", theo em nghĩ không hề có định nghĩa thống nhất cho mọi trường hợp. Theo những gì thông thường, khi một người tạo ra một bức ảnh, một bài thơ, bản nhạc... thì chúng ta nghĩ đến một điều hiển nhiên và rất đơn giản: Bản quyền thuộc về người ấy (Em nhớ là bác có nói đến việc này khá chi tiết trong một chủ đề về vi phạm bản quyền). Tuy nhiên không cứ phải là một tác phẩm hoàn chỉnh mới được bảo hộ bản quyền, và không phải chỉ khi copy y nguyên tác phẩm ấy mới gọi là vi phạm bản quyền. Bản quyền có thể được đăng ký cho một phương thức hay một khâu nhỏ trong quá trình tạo ra tác phẩm ấy.
Lấy ví dụ, bản quyền sáng chế (patent) gồm rất nhiều các claims. Khi nào một người khác vi phạm một claim nào đó thì đã tính như vi phạm bản quyền. Theo em biết, ví dụ như trong phim Kill Bill, đạo diễn Tarantino đã đăng ký bản quyền cho một số cảnh quay, ví dụ như cảnh quay ở nhà thờ khi camera lia từ ngoài vào trong. Trong trường hợp này, nếu một người khác muốn thực hiện lại cảnh quay tương tự với một kỹ thuật tương tự thì đã tính là vi phạm bản quyền. Tất nhiên việc xác định thế nào là "tương tự" sẽ rất phức tạp, phụ thuộc vào tòa án, luật pháp và các claims trong patent.
Chính vì vậy trong trường hợp 2 bức ảnh này, em thấy không thể đơn giản kết luận là có/không có vi phạm bản quyền chỉ khi nhìn 2 bức ảnh được. Phải tìm hiểu thêm rất cụ thể về các đăng ký bản quyền liên quan đến 2 bức ảnh, kỹ thuật chụp, bố cục, posing... Hoàn toàn có thể pose này đã được tác giả đăng ký bản quyền. Nhưng trong trường hợp ấy, cũng không thể nghĩ tiêu cực là "pháp luật kéo trì sự phát triển của con người được". Việc đăng ký bản quyền trong những trường hợp cụ thể này không hề dễ dàng và cũng không hề rẻ. Tuy nhiên nó là cần thiết để bảo vệ sáng tạo trí tuệ của tác giả và càng là động lực để thúc đẩy sự sáng tạo. Còn nếu ai không có khả năng làm ra một cái gì mới hơn mà vẫn muốn "tái sử dụng" thì có thể lựa chọn một cách thức đơn giản là trả tiền để mua bản quyền.
LiemTranphoto
12-01-2011, 04:21 PM
Vâng em chọn số 1 là tất nhiên rồi! Với dân nghiền Rock như em! Có thể nói John lennon và kurt coban là 2 tượng đài em tôn thờ!
Nikonian2006
13-01-2011, 09:50 AM
1. Đầu tiên trước khi mình trả lời câu hỏi của rong_choi thì cám ơn hai bạn implosion và thekids66 ủng hộ nhe. Trong tình hình hiện tại thì cả năm hầu như mình không đi chụp ảnh thể thao được. Lý do là việc làm này không mang lại tiền bạc cho mình trong khi có những việc khác mình phải ưu tiên hơn. Tuần sau nếu ham thích mời các bạn vào room ảnh thể thao thể xem mình chụp các thay vợt tennis nam nữ hàng đầu của thế giới. Mình hy vọng là lần này Maria Sharapova không bị loại từ vòng một để mình có nhiều dịp chụp hơn để phục vụ cho bạn nào ham thích tay vợt này.
2. Trước khi trả lời bạn rong_choi mình chỉ nói ngắn thêm một ý liên quan đến chủ để bạn chủ topic đã hỏi. Nếu bạn đã đồng ý với mình là người chụp ảnh poster lấy ý tưởng từ một bức ảnh nổi tiếng thì:
- Nếu đây là bản quyền (hay quyền tác giả copyright) thì vấn đế này không vi phạm, nhưng
- Nếu chỉ lấy ý tưởng trong một sản phẩm thiết kế (design) và thiết kế này đã đăng ký bản quyền (bắt buộc phải đăng ký design) để được bảo vệ thì là không được. Mình ví dụ như bạn không thể nào chờ Apple sản xuất Iphone 5 rồi bạn sản xuất ra một sản phẩm giống và bán ít hơn 1/2 giá. Chuyện này là chuyện không thể chấp nhận trong lĩnh vực design của sản phẩm trí tuệ được. Nếu có bạn thắc mắc thêm về việc này tại sao lại có sự khác biệt về bảo vệ ý tưởng trong copyright và design thì cho biết nhe. Mình sẽ nói thêm.
3. Nay mình trả lời một số ý của bạn rong_choi ngay ở trên. Vì một số việc bạn rong_choi nêu lên nếu mình trả lời đầy đủ sẽ làm loãng chủ đề cho nên mình chỉ giới hạn nói một hai ý nhỏ trong bài viết của bạn. Nếu sau này bạn có dịp mở topic ra riêng cho bạn liên quan đến nhiếp ảnh thì chúng ta sẽ nói chi tiết hơn.
4. Về việc từ "bản quyền", theo mình hiểu tiếng Anh của từ này là copyright. Một bạn trong trang trước dùng tiếng Việt đúng hơn là "quyền tác giả". Nếu bạn đồng ý từ này có nghĩa là copyright thì hoàn toàn có định nghĩa chính xác thế nào là vi phạm bản quyền copyright infringement, không như bạn nói.
5. Bạn có nêu lên có thể đăng ký một phương thức trong tác phẩm. Bạn sẽ thấy copyright không bảo vệ phương thức (mình nghĩ tiếng Anh là method) và ý tưởng idea. Nó bảo vệ một sản phẩm khi đã thành hình (formed). Điều bạn nói đúng là nếu sản phẩm có 3 phần mà bạn đã thành hình được một phần thì một phần đó sau khi formed sẽ được bảo vệ mà không cần đăng ký.
6. Mình cảm thấy đọc lên hơi khó hiểu (sorry bạn mình không có ý nói thấp bạn chỉ muốn nói là ngạc nhiên) khi bạn đưa patent vào trong copyright. Khi bạn đang nói đến nhiếp ảnh hay điện ảnh bạn nói đến copyright chứ bạn không nói đến patent. Trong luật pháp hai thẳng này rất khác nhau chỉ có chung là nó thuộc vào sản phẩm trí tuệ intellectual property.
7. Khi bạn nói đến patent, nó liên quan đến sản xuất manufacturing trong khi bạn lại trích dẫn về cách làm phim. Nếu bạn có link bạn đưa mình xem ông đạo diễn đã đăng ký patent nào. Tiếng Anh đó sẽ giúp mình hiểu ý bạn tốt hơn.
8. Về đoạn cuối cùng của bạn, bạn hãy nhớ là nếu ở quốc gia có quy định luật pháp đăng ký copyright (ví dụ như Việt Nam và Mỹ trong khi Úc không có yêu cầu phải đăng ký này) thì khi bạn đăng ký bạn không đăng ký phương pháp bạn thực hiện. Mình đã nói với bạn ở trên là copyright không bảo vệ method hoặc cách bạn thực hiện nó. Nó bảo vệ sản phẩm đã định hình. Vì vậy, không có việc trong tranh chấp copyright phải để ý đến kỹ thuật chụp. Đó là thuộc về method.
9. Liên quan đến việc mình nói đăng ký, chỉ để thông tin thêm, các bạn lưu ý là Điều 5(2) của Công ước Berne (Berne Convention) là copyright được bảo về mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên Berne vẫn có quy định luật pháp trong vùng tài phán của họ là phải đăng ký:
- Ví dụ như vn là bạn có thể đăng ký dù không bắt buộc.
- Ở Mỹ bạn phải đăng ký trước khi bạn nộp hồ sơ kiện tụng lên tòa án tiến hành tố tụng tranh chấp. Tất nhiên, Mỹ có lý do rất hợp lý trong việc này tại sao phải làm vậy cho dù đi hơi khác điều 5(2).
- Trong khi ở Úc bạn không cần phải đăng ký.
10. Nếu bạn rong_choi thấy có ý nào chưa ổn thì vui lòng trao đổi hữu nghị nhe. Chúc bạn khỏe.
maingoc
13-01-2011, 12:03 PM
Tấm 1 tình cảm hơn nhiều vì họ ôm nhau thật, hehe
Với lại bìa báo 1 xịn hơn 2
em đồng quan điểm với bác Apham nhá
samuelphilong
13-01-2011, 01:05 PM
Kính các Bác,
Mình chân quê nên chưa có kiến thức về tấm ảnh 1, hỏi thật tình bác nào biết tiểu sử hình thành của nó thì chia xẽ cho mình tí với ạ.
Cảm ơn các Bác
http://ca2.upanh.com/19.0.23836557.UdQ0/untitled1.jpg[/QUOTE]
rong_choi
13-01-2011, 01:24 PM
(Em vừa gõ một bài khá dài, đến lúc post lại mất, đành hì hục ngồi gõ lại).
Đầu tiên em xin thừa nhận là các hiểu biết của em về những khái niệm này còn khá lơ mơ, vì thế bài viết rất khó hiểu, mong bác Nikonian thông cảm.
Nói về chủ đề của topic là "đạo ảnh hay không". Nếu xét theo đúng nghĩa đen trong trường hợp này, em nghĩ đơn giản chỉ cần chồng 2 bức ảnh lên mà thấy khác nhau thì đã không là đạo ảnh. Tuy nhiên theo em hiểu những gì mọi người muốn trao đổi ở đây nhiều hơn là điều đơn giản ấy, ví dụ như có đạo ý tưởng, bố cục hay không? Trong trường hợp này, cái mà chúng ta thấy (được post lên đây) là 2 bức ảnh. Tuy nhiên em thấy rõ ràng cần xem xét nó dưới góc độ là 2 sản phẩm thương mại vì một tấm là bìa tạp chí, một tấm là poster phim. Và khi là sản phẩm thì dĩ nhiên liên quan đến quá trình sản xuất.
Em tìm lại một số thông tin về Tarantino nhưng đã nói ở bài trước. Đúng là em có nhầm, cái mà ông này đăng ký là trademark chứ không phải patent:
http://www.tarantino.info/wiki/index.php/Quentin_Tarantino's_Trademarks
Lý do em nhắc đến các patent cũng chỉ tại vì em có phải làm một chút đến cái này nên hiểu biết đỡ lờ mờ hơn. Theo những gì em biết, trong phim, ảnh, có rất nhiều patents được đăng ký. Ví dụ như những patents sau liên quan đến phương pháp chụp ảnh 3D, hiệu ứng bullet-time (phim Matrix):
http://www.digitalair.com/patents.html
Vì thế điều em muốn trao đổi ở đây liên quan đến phần post trước của bác:
5.2 Câu hỏi tiếp theo sẽ là liệu hành động bắt chước ý tưởng đó có phải được độc quyền chỉ dành cho người thợ chụp ảnh John Lennon hay không? Exclusive right. Bạn sẽ thấy là ý tưởng này không thể nào độc quyền được. Đây là kiến thức học từ đời này sang đời khác và bản thân người chụp ảnh JL cũng đi học từ những người thầy đi trước. Vì vậy ở điểm này, nó không thỏa mãn yếu tố độc quyền trong định nghĩa CI. Bản thân của mỗi chúng ta muốn chụp hình đẹp cũng đi xem sách vở và học hỏi bố cục từ những người đi trước (trong đó có cả bản thân mình mà mình đã có nói trên forum trong bài viết về việc tự tìm tòi và học hỏi cách chụp mới để phát triển kỹ năng).
Theo đó thì việc học hỏi hay bắt chước để cho ra một tác phẩm (như bức ảnh) thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên sản xuất ra một sản phẩm thương mại (như 2 bức ảnh nói đến ở đây) thì lại là vấn đề rất khác.
Thienlang
13-01-2011, 02:22 PM
Kính các Bác,
Mình chân quê nên chưa có kiến thức về tấm ảnh 1, hỏi thật tình bác nào biết tiểu sử hình thành của nó thì chia xẽ cho mình tí với ạ.
Cảm ơn các Bác
Em đã biết về bức tranh này khá lâu, nhờ nhớ được cái tên Leibovitz và John Lennon nên google lại được. Annie Leibovitz là phóng viên cho tạp chí Rollingstone đã cùng hai vợ chồng John Lennon ghi lại bức hình này. Bức này nổi tiếng vì nhiều lẽ. Một trong lý do là chỉ sau đó vài tiếng thì John bị bắn chết, ngày 8 tháng 1 năm 1980.
Đáng chú ý là sự nổi tiếng không chỉ nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh, ở đây là cách pose của hai vợ chồng John, Yoko và tay máy của Leibovitz, mà còn dựa trên sự nổi tiếng của The Beatles cũng như sự sự độc đáo của bức ảnh cuối cùng trong cuộc đời John.
http://brownstate.typepad.com/ken_burns_hates_mexicans/wet_burrito_award/
@Nikonian, Rongchoi
Hai bác đang tranh luận trên khía cạnh pháp lý của từ "đạo ảnh". Theo hướng này em thấy bác Nikonian giải thích rất dễ hiểu các khái niệm về quyền tác giả, phát minh và việc đăng kí khi tranh tụng. Theo em thì nếu có thưa kiện thì khả năng một tòa án (dù ở đâu) kết luận là vi phạm (theo bất cứ luật bảo vệ nào) là rất thấp.
Nhưng còn một khía cạnh nữa mà cũng hay được nhắc tới, đó là xét theo lương tâm đạo đức của người làm nhiếp ảnh thì có là "đạo ảnh" hay không. Luật là do con người làm ra. Trước khi ra luật và hoàn thiện nó thì chủ yếu là người ta nói đến lương tâm, đạo đức về lẽ phải và sự công bằng. Dù biết tranh cãi về khía cạnh này thì thường không rõ ràng và chẳng dễ có hồi kết nhưng em mạo muội đưa ra vài ý kiến.
Ta gọi trường hợp trên là Good Luck Chuck bắt chước Annie Leibovitz, chính từ bắt chước thường được thành kiến là một hành động xấu nên dễ dẫn đến cho rằng Good Luck Chuck đã làm một việc xấu và từ đó tạo thiên kiến cho rằng "đạo ảnh". Nếu thay vì "bắt chước" bằng từ "lặp lại" hay từ "học tập" thì có lẽ sẽ không dẫn đến suy diễn xấu nữa. Thực ra có điều rất quan trọng là ý đồ của tác giả là gì? Có phải tác giả của poster mới muốn tạo ra một bức ảnh đẹp, không tìm ra cách mới đến nỗi phải đi bắt chước. Theo em tác giả cố tình lặp lại hình ảnh này không phải tạo ra một bức hình đẹp theo nghĩa độc lập của nó, mà rõ ràng nó cố tình lặp lại một bức hình nổi tiếng để làm người xem gợi lại các hình tượng đã đi vào lịch sử. Chính sự liên hệ, sự so sánh mới là nội dung chủ yếu mà tác giả muốn nói đến. Phân tích những ý tứ này sẽ thấy tác giả hoàn toàn sáng tạo ra những ý nghĩa mới cho một bức poster chứ không hề lặp lại.
sun_nau
13-01-2011, 09:04 PM
tấm ảnh 1 ấn tượng quá...
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.