PDA

View Full Version : hỏi về kính Polarize



khanhkaka
19-12-2006, 02:19 PM
cho mình hỏi, kính polarize dùng trong những trường hợp nào, giá cả khoảng bao nhiêu? cảm ơn.

BienDong
19-12-2006, 02:50 PM
thường dùng cho chụp phong cảnh, nói đại loại là lọc màu, lọc ánh sáng, cho màu sắc ra đẹp hơn.
Dùng để chụp những vật có bề mặt phản chiếu như hồ cá, mặt kiếng. Trên cái filter Pola có 1 cái vòng giống như vòng manual focus, cứ xoay xoay một hồi cho tới khi nào được thì thôi
http://photo.vn/Forums/viewtopic/t=1356.html
Nói chung, đeo Pola cho máy ảnh thì hình sẽ ra với màu sắc đậm hơn, đẹp hơn, nhưng ảnh sẽ sậm hơn bình thường 1 tí. Giá cả thì cũng muôn vàn hạ cám, $10 cũng có, vài chục $ cũng có, hơn $100 cũng có luôn, tùy theo túi tiền cũa bác nữa.
Nói đại loại là vậy, bác cứ kiếm mượn ai đó về chụp thử là biết liền hà :D

bonita
19-12-2006, 03:23 PM
Link BienDong cung cấp ở trên nói rất rõ về các loại filters trong đó có polarizing filter. Bạn cũng có thể tham khảo thêm tại http://www.kenrockwell.com/tech/filters.htm.

Bạn lưu ý nên để dành tiền mua loại polar kha khá chứ loại $10 gắn vào sẽ làm giảm chất lượng của ống kính đáng kể đấy.

coolpix8700
19-12-2006, 04:00 PM
Nguyên lý cơ bản nhất của nó (nhớ hồi còn học phổ thông các thầy dạy):
- Ánh sáng tự nhiên có dao động cả 4 hướng. Nhưng khi bị phản xạ từ 1 bề mặt nào đó thì chỉ những hạt photon nào có dao động song song với bề mặt đó mới được phản xạ, còn không sẽ bị hấp thụ vào trong bề mặt ấy, mà ta chỉ nhin thấy được ánh sáng phản xạ, nếu không phải chỉ nhìn "bóng"-chụp tương phản cao-ngược sáng!
- Kính phân cực có đặc tính chỉ cho ánh sáng dao động theo 1 mặt phẳng đi qua, dao động theo các mặt phẳng khác bị hấp thụ hết. Kính Polar (Polarizer filter-PL) được chế tạo bởi loại kính phân cực này.
- Nhưng có sensors hỗ trợ lấy tiêu cự tự động trong 1 số loại máy ảnh lại không thể làm "nhiệm vụ của mình" - tức là lấy được tiêu cự khi ánh sáng cung cấp cho nó bị phân cực, vì vậy, sau lớp kính phân cực người ta cho thêm 1 lớp chất làm cho 1 phần ánh sáng quay cực (như kiểu đường dextril làm quay cực ánh sáng phân cực và người ta lợi dụng tính chất này để đo hàm lượng đường ấy), và tùy số lớp mà có nhiều lần quay cực, hỗ trợ cho mấy con sensors khó tính kia và cái filter lúc ấy gọi là CPL->circular Polarizer filter (hiểu đơn giản là phân cực tròn). Cái CPL này đắt hơn hẳn nhưng cái PL, khi mua cứ thử nếu body mà chấp nhận PL thì không việc gì phải mua CPL cả, đở được nhiều tiền đấy!
- Ngoài chụp phong cảnh, tránh sương mù (chỉ 1 phần thôi chứ mặt này mấy anh Digi thua phim hẳn rồi), còn có các lớn tán lá cây (làm mất lớp phản xạ bề mặt, cây cối trông xanh hơn), mặt nước nhìn rõ sóng hơn, hạt mù do mây, hơi nước làm vòm trời cũng xanh hơn.
- Nhưng PL đặc biệt hữu hiệu chống phản xạ do mặt nước, mặt kính, mặt tường bóng loáng... Nhất là nếu phải chụp các mẫu vật trong tủ kính, chụp ảnh qua cửa kính ô tô đang chạy rất nhanh không tiện mở...trong ảnh lại không muốn thấy người bên cạnh hay đứng đằng sau mình!